Các biện pháp quản lý thu nhập, kê khai tài sản của cán bộ, công

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm hối lộ ở Việt Nam (Trang 101)

công chức.

Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách xã hội đặc biệt là chính sách tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, y tế... . Vì trong thực tế thu nhập giữa những người làm công ăn lương ở Bộ máy hành chính nhà nước với các cơ sở kinh tế, đơn vị sản xuất kinh doanh rất chênh lệch. Thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa (theo quy định trong bảng lương, trợ

cấp...của nhà nước đối với cán bộ công chức) rất khác xa nhau dẫn đến Nhà

nước không quản lý được thu nhập thực tế của họ. Điều này đã tạo điều kiện cho một số cán bộ, công chức đòi hối lộ và dễ dàng che đậy hành vi nhận hối lộ của mình. Do vậy, Đảng và nhà nước cần phải điều chỉnh, phân bổ tiền lương, tiền trợ cấp và một số chính sách xã hội cho cán bộ công chức nhà nước sao cho hợp lý. Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật nhà nước nên dành cho họ một số những ưu đãi, đãi ngộ hơn, tạo cơ sở hạ tầng vững chắc và trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, tăng tiền công tác phí cho họ. Đối với những người điều tra, khám phá ra một số vụ án tham nhũng lớn thì nên trích một tỷ lệ tài sản bị tham nhũng nhất định để làm phần thưởng cho họ, khuyến khích họ làm tốt hơn công tác bảo vệ pháp luật như ở bang Pahang ở miền trung Malaysia đã thực hiện chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ bằng cách sẽ thưởng tiền cho những cảnh sát nào từ chối tiền hối lộ. Theo tuyên bố của cảnh sát trưởng R.yusoff đăng trên tờ New Straits Times ngày 02/01/2005, thì số tiền thưởng cho cảnh sát sẽ cao gấp đôi số tiền hối lộ và

cảnh sát phải bắt giữ người hối lộ thì mới được nhận tiền thưởng. Thủ tướng Malaysia A. Badawi đã đề ra chiến dịch chống tham nhũng vốn làm hoen ố hình ảnh của nước này trong các nhà đầu tư ngoại quốc. Hối lộ được dùng để bôi trơn nạn quan liêu cửa quyền cũng như giúp thuyết phục cảnh sát với mức lương ít ỏi làm những điều sai trái [23].

3.2.5. Tăng cƣờng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Tình hình tội phạm hối lộ ngày càng có chiều hướng phức tạp với quy mô, tính chất, mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng; tiến hành đồng bộ các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh và tăng c ường hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm hối lộ. Để chủ động phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm hối lộ, chúng ta đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn để kịp thời, thường xuyên nắm chắc tình hình ở các cơ sở kinh tế quan trọng, các khâu trọng điểm thường xảy ra tội phạm hối lộ, phát hiện những người có biểu hiện thu nhập bất minh, sa đoạ trong sinh hoạt đời sống. Trên cơ sở đó, Chúng ta phát hiện các hành vi hối lộ để kiên quyết khởi tố điều tra, đề xuất xử lý theo pháp luật hình sự đối với các hành vi hối lộ. Cần đấu tranh kiên quyết với khuynh hướng bao che muốn xử lý nội bộ đối với người phạm tội hối lộ vì lý do chiếu cố quá trình công lao của người phạm tội hoặc lý do bảo vệ uy tín của cơ quan.

Thực tiễn việc truy tố, xét xử tội phạm hối lộ những năm gần đây, cho thấy việc quyết định hình phạt đối với đối tượng phạm tội hối lộ còn chưa nghiêm. Theo nghiên cứu của tác giả PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm thì trong 1.730 đối tượng phạm tội hối lộ đã bị xét xử đầu những năm 1990 thì thấy có 85% đối tượng bị xử phạt dưới 5 năm tù, trong đó 35% lại được hưởng án treo [27, tr.560]. Qua đây chúng ta thấy thực sự chưa có sự thống nhất nhận thức về tính nguy hiểm của tội phạm hối lộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, tội phạm hối lộ cũng diễn ra nghiêm trọng và chiếm tỷ lệ 25% tổng số vụ phạm tội hối lộ trong tất cả lĩnh vực quản lý kinh tế, hành chính, xã hội. Như vậy để ngăn chặn tệ hối lộ chúng ta phải

ngăn chặn ngay từ trong lĩnh vực hoạt động tư pháp và các cơ quan pháp luật cần có sự thống nhất nhận thức quan điểm về tính nguy hiểm của các loại tội hối lộ, đặc biệt là đối với đối tượng môi giới và đưa hối lộ. Hiện nay còn tồn tại khuynh hướng xử lý nhẹ đối với người môi giới và người đưa hối lộ do chưa nhận thức đầy đủ về tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này. Cho nên việc xử lý, trừng trị nghiêm khắc cả 3 loại tội phạm hối lộ là tội nhận hối lộ; tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ không thể chỉ chĩa mũi nhọn đấu tranh duy nhất, chỉ xử phạt nặng đối với người phạm tội nhận hối lộ. Đối với các trường hợp đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ có tính chất thủ đoạn xảo quyệt, của hối lộ có giá trị lớn, việc đưa hối lộ đã gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước, tổ chức xã hội, tài sản nhà nước, tài sản công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhưng có sự phân hoá triệt để các đối tượng phạm tội. Trong công tác phát hiện, khám phá tội phạm hối lộ thì khó khăn nhất vẫn là phát hiện đối tượng phạm tội, kẻ nhận hối lộ thì tất nhiên không nói ra, kẻ đưa hối lộ vì muốn được việc nên cũng phải giữ kín, còn những người bị cưỡng ép thì sợ bị trả thù hoặc bị xử phạt nên cũng không dám tố cáo vì tố cáo họ cũng chẳng được gì mà còn bị vạ lây, bị trả thù " Đấu tranh thì tránh đâu". Do đó, trong cuộc đấu tranh cần phải biết phân hoá triệt

để nhằm khuyến khích việc tố giác tội phạm; từ đó mà có thể giúp cho cơ quan có trách nhiệm phát hiện và đấu tranh có hiệu quả chống tệ hối lộ, xử phạt nặng những trường hợp phạm tội hối lộ có tổ chức, phạm tội nhiều lần, dùng thủ đoạn xảo quyệt, của hối lộ có giá trị lớn, lợi dụng chức quyền cao để nhận hối lộ; có hành vi trả thù người tố giác, đặc biệt những trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng. Nếu hối lộ để dẫn đến một tội phạm khác như cố ý làm trái, lừa đảo, buôn lậu... thì ngoài tội phạm hối lộ phải trừng trị thêm các tội trên. Mặt khác, cũng cần giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt đối với những người phạm tội mà trước khi bị bắt giam đã chủ động khai báo rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, đồng thời khen thưởng người tố giác tội phạm hoặc giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm trừng trị tội hối lộ.

Chúng ta cần phải tăng cường hoạt động thanh tra thường xuyên, nghiêm ngặt việc chấp hành các chính sách, chế độ nguyên tắc thể lệ quản lý kinh tế tài chính, quản lý vốn, đất đai. Thanh tra đột xuất và tập trung kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời vào những nơi, lĩnh vực có điều kiện tham nhũng, hối lộ lớn như cấp phát vốn đầu tư, xây dựng cơ bản, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu. Kiên quyết xử lý nghiêm minh từ kỷ luật hành chính đến truy tố, xét xử theo pháp luật, mọi hành vi đưa, nhận, làm môi giới hối lộ. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ Đảng viên, rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân. Cải tiến phong cách, lề lối làm việc và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ các cơ quan Nhà nước nhằm loại trừ tệ quan liêu hành chính cũng như tăng cường hoạt động thanh tra của các ngành quản lý kinh tế là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong đấu tranh chống các tệ tham ô, trộm cắp, cố ý làm trái và hối lộ.

Kinh nghiệm một số nước cho thấy để đấu tranh chống tội phạm tham nhũng, hối lộ thì cần phải thành lập ra những cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng như: Uỷ ban chống tham nhũng Malaysia trực thuộc thủ tướng chính phủ, do Tổng giám đốc đứng đầu. Tổng giám đốc do vua bổ nhiệm theo đề nghị của thủ tướng chính phủ. Thủ tướng chính phủ cũng như các Bộ trưởng không có chức năng trong điều hành công việc hàng ngày của uỷ ban. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành Uỷ ban và có một phó tổng giám đốc giúp việc.

Ở Trung Quốc ngoài uỷ ban kiểm tra kỷ luật của Đảng và cơ quan giám sát ở các cấp chính quyền còn có Tổng cục chống tham nhũng trong Viện kiểm sát tối cao và các Cục chống tham nhũng ở các viện kiểm sát địa phương nhưng hoạt động độc lập. Tổng cục và các Cục điều tra này hoạt động rất hiệu quả, đã phanh phui được rất nhiều vụ án có các bị cáo giữ, đã giữ những chức vụ, quyền hạn đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước, đưa họ ra truy tố trước toà án như cựu Bộ trưởng Bộ công an, Bộ trưởng, thứ trưởng Bộ công an, Tỉnh trưởng...

Theo dự thảo số 04 luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, chúng ta không có cơ quan chuyên trách chống tham nhũng mà chỉ có ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên về cơ cấu, tổ chức, thành phần của ban chỉ đạo không khác nhiều so với ban chỉ đạo của Chính phủ đấu tranh chống ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng (gọi tắt là Ban chỉ đạo 79 của Chính phủ do đồng chí Đỗ Mười làm trưởng ban) được thành lập theo theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ số 134 - CP ngày 2 tháng 5 năm 1980 chúng ta đã thành lập trước đây. Mà thực tế đã chứng minh, hoạt động của ban chỉ đạo 79

không đạt hiệu quả, kém năng nổ và không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tệ tham nhũng, hối lộ ở nước ta. Cho nên,

để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm hối lộ, chúng ta cần thành lập, xây dựng một cơ quan chuyên trách đủ mạnh, đủ sức phòng, chống tham nhũng. Trong một số trường hợp chúng ta có thể thành lập ban thanh tra đặc biệt và Toà án đặc biệt lên chính quyền như Sắc lệnh số 64 ngày 23/11/1945 của chủ tịch Hồ Chí Minh để điều tra, truy tố và xử lý những kẻ tham nhũng có chức vụ, quyền hạn rất lớn trong Bộ máy nhà nước, tổ chức xã hội. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng phải có đầy đủ, quyền hạn, trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, không bị tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ các cơ quan, có tính độc lập cao và đủ điều kiện vật chất, tinh thần, nhân sự trong cuộc chiến chống tham nhũng, và như vậy cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng nên trực thuộc Quốc hội - Cơ quan đại diện quyền lực cao nhất.

3.2.6. Các biện pháp giám sát, giáo dục.

Chúng ta cũng cần phải xây dựng một loạt cơ chế giám sát và chế ước để ngăn ngừa việc lạm dụng quyền lực. Phải giám sát từ trung ương đến cơ sở, giám sát cả trong cơ quan đảng, tổ chức xã hội. Tăng cường quyền lực kiểm tra, kỷ luật của đảng và đảm bảo tính độc lập tương đối của sự vận hành quyền lực, tránh tình trạng quyền lực mà chủ thể giám sát có không đủ chế ước người bị giám sát họ có quyền lực đầy đủ làm hậu thuẫn. Thậm chí, các quyền lực về miễn nhiệm, thuyên chuyển, điều động người giám sát đều nằm

trong tay người bị giám sát làm cho biện pháp giám sát mất tác dụng. Cần tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân, của dư luận vì kẻ phạm tội rất sợ dư luận: "Không sợ thông báo nội bộ mà sợ đăng báo công khai" [52, tr.154].

Bản thân pháp luật không phải chỉ là công cụ để răn đe, ngăn ngừa kẻ phạm tội mà cao hơn nó là một hình thái ý thức có tác động xây dựng lối sống và nhân cách văn hoá cho con người. Qua phân tích thực trạng, nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hối lộ cho thấy ý thức pháp luật, sự hiểu biết và thi hành pháp luật của nhân dân và cán bộ công chức còn nhiều yếu kém; các quy định của pháp luật chưa thực sự được phổ biến sâu rộng trong nhân dân nên người dân không biết, không hiểu pháp luật để giám sát, theo dõi hoạt động của cán bộ công chức. Nên chúng ta phải tuyên truyền, đào tạo, giáo dục pháp luật "phát động tư tưởng quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham

ô, lãng phí, quan liêu, biến hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu có chỗ ẩn nấp" [17, tr.44].

Bên cạnh đó, chúng ta tăng cường công tác giáo dục đạo đức công chức, có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức những kiến thức về Chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết Mác - Lênin và sự vận dụng của Đảng trong việc xây dựng nhà nước ta là nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng lập trường kiên định để cán bộ, công chức không bị dao động, hoài nghi về đường lối của đảng để họ có khả năng, bản lĩnh vững vàng đấu tranh trước sự cám dỗ của tiền bạc, cuộc sống xa hoa, không rơi vào tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu đòi hối lộ, yên tâm thực hiện nhiệm vụ được giao, có ý thức trách nhiệm đối với chức vụ, quyền hạn, nghĩa vụ được giao, tự giác tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tôn trọng pháp luật, có tinh thần đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, quan liêu.

Tóm lại, để phòng ngừa tội phạm hối lộ có hiệu quả ở những khâu trọng điểm cũng như toàn bộ lĩnh vực kinh tế, chúng ta phải đặt cuộc đấu tranh

phòng, chống hối lộ trong toàn bộ cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Các giải pháp phòng ngừa phải phát huy được sức mạnh tổng hợp, sự đồng tình nhất chí của các cấp, các ngành, của toàn Đảng, toàn dân cũng như cộng đồng thế giới. Chúng ta phải tiến hành đồng bộ tất cả các biện pháp, tạo ra một phong trào quần chúng, một dư luận xã hội lên án và đấu tranh mạnh mẽ với tệ hối lộ, làm cho quần chúng nhân dân thấy được tính chất, hậu quả nguy hiểm của tội phạm hối lộ. Như Hồ Chủ tịch đã dạy: "Quan tham vì dân dại - Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót thì dù quan không liêm cũng phải hoá ra liêm".

Vì vậy, việc nâng cao trình độ dân trí hiểu biết pháp luật cho nhân dân là rất cần thiết. "Dân cần phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm". Chúng ta phải tuyên truyền giáo dục cho nhân dân quán triệt sâu sắc về mục đích ý nghĩa của cuộc đấu tranh chống tệ lót tay, hối lộ hiện nay và tính chất nguy hiểm của tệ hối lộ để làm nhân dân tự giác và tích cực đấu tranh chống hối lộ. Mặt khác phải xây dựng, củng cố các chế độ bảo vệ tài sản Nhà nước, quy chế công tác giữa các ngành, các cơ quan Nhà nước, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh kiên quyết, triệt để với tội phạm hối lộ.

KẾT LUẬN

Tội phạm hối lộ là tội phạm đặc biệt nguy hiểm, chúng trực tiếp, gián tiếp xâm phạm vào hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm hối lộ ở Việt Nam (Trang 101)