1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở

145 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

3.2.2 Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực đối tượng gia

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ………

1 Lý do chọn đề tài………

2.Đối tượng và khách thể nghiên cứu………

2.1 Đối tượng nghiên cứu: ………

2.2 Khách thể nghiên cứu………

3 Giới hạn nghiên cứu………

4 Mục đích nghiên cứu………

5 Nhiệm vụ nghiên cứu………

6 Giả thuyết nghiên cứu………

7 Phương pháp nghiên cứu………

8 Cấu trúc luận văn………

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI………

1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề………

1.1.1 Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sư phạm………

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở trong nước về vấn đề giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sư phạm………

1.2 Một số vấn đề lý luận về giao tiếp và giao tiếp sư phạm………

1.2.1 Khái niệm giao tiếp trong tâm lý học ………

1.2.2 Một số đặc điểm cơ bản của giao tiếp giữa người với người……….……

1.2.3 Giao tiếp người – người trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định là điều kiện không thể thiếu để hình thành và phát triển nhân cách………

1.2.4 Khái niệm giao tiếp sư phạm………

1.3.Một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp sư phạm………

1.3.1 Khái niệm kỹ năng trong tâm lý học………

1.3.2 Khái niệm kỹ năng giao tiếp………

1.4 Một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy ở trường trung học cơ sở………

7

7

8

8

8

8

9

9

9

9

9

10

10

10

13

14

14

16

17

18

21

21

26

28

Trang 2

1.4.1 Khái niệm giáo sinh trong trường sư phạm………

1.4.2 Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy ở trường Trung học cơ sở………

1.4.3 Một số kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp cơ bản của giáo sinh khi thực tập giảng dạy ở trường Trung học cơ sở………

1.4.4 Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy chủ yếu được hình thành và phát triển thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm………

1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy của giáo sinh ở trường THCS……….………

1.5.1.Yếu tố khách quan………

1.5.2 Yếu tố chủ quan………

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………

2.1 Tổ chức nghiên cứu………

2.2 Các phương pháp nghiên cứu………

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu và văn bản………

2.2.2 Phương pháp quan sát………

2.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi………

2.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu………

2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học………

2.3 Xây dựng thang đánh giá………

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ……… ………

3.1 Nhận thức của giáo sinh trường CĐSPNA về KNGTSP trong giờ lên lớp

3.2 Thực trạng về mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo những tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS trong giờ lên lớp của giáo sinh

3.2.1 Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp của giáo sinh ………

28

28

30

44

48

48

50

53

53

54

54

54

55

57

58

60

62

62

63

63

Trang 3

3.2.2 Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức thực

hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng lắng nghe

tích cực đối tượng giao tiếp trong giờ lên lớp của giáo sinh ………

3.2.3 Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức

thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng tự

chủ cảm xúc, hành vi, trong giờ lên lớp của giáo sinh

3.2.4 Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức

thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng sử

dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giờ lên lớp của giáo sinh

3.2.5 Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức

thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng đặt

câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận trong giờ lên lớp của giáo sinh

3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của

giáo sinh trường CĐSPNA

3.3.1.Yếu tố RLNVSPTX

3.3.2 Yếu tố động cơ nghề dạy học………

3.3.3 Ý thức tự khẳng định mình trước đồng nghiệp và trước học sinh trường THCS

của giáo sinh

3.3.4 Yếu tố KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo viên trường THCS đang trực tiếp

Trang 4

HSTHCS Học sinh Trung học cơ sở

KNGTSP Kĩ năng giao tiếp sư phạm

RLNVSP Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

RLNVSPTX Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

RLNVSPTT Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tập trung

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU ĐỒ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Nhận thức của giáo sinh trường CĐSPNA về khái niệm KNGTSP trong

giờ lên lớp………

Bảng 3.2: Số lượng tên các KNGTSP trong giờ lên lớp cơ bản giáo sinh liệt kê đúng

Bảng 3.3: Mức độ vận dụng thường xuyên các tri thức về phương thức thực hiện sự

tác động qua lại giữa giáo sinh và học sinh THCS để hình thành kỹ năng tạo ấn

tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp của giáo sinh ………

Bảng 3.4: Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện sự tác

động qua lại giữa giáo sinh và học sinh THCS để hình thành kỹ năng tạo ấn tượng

ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp của giáo sinh………

Bảng 3.5 Mức độ vận dụng thường xuyên các tri thức về phương thức thực hiện sự

tác động qua lại giữa giáo sinh và học sinh THCS để hình thành kỹ năng lắng nghe

tích cực đối tượng giao tiếp trong giờ lên lớp của giáo sinh………

Bảng 3.6: Mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức thực hiện sự tác động

qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực đối

tượng giao tiếp trong giờ lên lớp của giáo sinh ………

Bảng 3.7: Mức độ vận dụng thường xuyên các tri thức về phương thức thực hiện sự

tác động qua lại giữa giáo sinh và học sinh để hình thành kỹ năng tự chủ cảm xúc,

hành vi trong giờ lên lớp của giáo sinh ………

Bảng 3.8: Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện sự tác

động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành

vi trong giờ lên lớp của giáo sinh ………

Bảng 3.9: Mức độ vận dụng thường xuyên các tri thức về phương thức thực hiện sự

tác động qua lại giữa giáo sinh và học sinh THCS để hình thành kỹ năng sử dụng

phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giờ lên lớp của giáo sinh ………

Trang 6

Bảng 3.10: Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện sự tác

động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng sử dụng phương tiện

ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giờ lên lớp của giáo sinh………

Bảng 3.11: Mức độ vận dụng thường xuyên các tri thức về phương thức thực hiện sự

tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng đặt câu hỏi dẫn

dắt học sinh thảo luận trong giờ lên lớp của giáo sinh ………

Bảng 3.12: Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thực thực hiện sự tác

động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng đặt câu hỏi dẫn dắt

học sinh thảo luận trong giờ lên lớp của giáo sinh………

Bảng 3.13: Giáo sinh tự đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng giao

tiếp sư phạm trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy của họ ………

Bảng 3.14 : Động cơ nghề dạy học của giáo sinh trường CĐSPNA ………

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.4: Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện sự

tác động qua lại giữa giáo sinh và học sinh THCS để hình thành kỹ năng tạo ấn

tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp của giáo sinh………

Biểu đồ 3.6: Mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức thực hiện sự tác

động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực

đối tượng giao tiếp trong giờ lên lớp của giáo sinh ………

Biểu đồ 3.8: Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện sự

tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng tự chủ cảm xúc,

hành vi trong giờ lên lớp của giáo sinh ………

Biểu đồ 3.10: Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện sự

tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng sử dụng phương

tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giờ lên lớp của giáo sinh………

Biểu đồ 3.12: Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thực thực hiện sự

tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng đặt câu hỏi dẫn

dắt học sinh thảo luận trong giờ lên lớp của giáo sinh………

Biểu đồ 3.13: Giáo sinh tự đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng

Trang 7

giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy của họ ……… 97

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhân cách con người hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động

và trong mối quan hệ giao tiếp với người khác Nhu cầu giao tiếp được xem như là

một nhu cầu bẩm sinh của con người, con người sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu

giao tiếp với người khác Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ

xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội Đồng thời cũng

qua giao tiếp mà con người thể hiện mình, được đánh giá và tự đánh giá theo các

chuẩn mực xã hội Giao tiếp giúp con người thu thập thông tin, tác động đến đối tác

trong quá trình giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ của cuộc sống cũng như hoạt

động nghề nghiệp Như vậy, giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống

và trong mọi hoạt động của con người Giao tiếp là mặt đặc trưng nhất trong đời

sống tâm lí của con người, nó không những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự

hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con người

đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động

Trong nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong sự hình

thành và phát triển nhân cách người GV mà còn là bộ phận cấu thành chủ yếu trong

cấu trúc năng lực sư phạm của người GV Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản

nhất để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục Nếu không có giao tiếp thì không

thể hướng hoạt động sư phạm của thầy và trò vào việc đạt được mục đích giáo dục

Do đó, ở trường sư phạm, mỗi giáo sinh phải được đào tạo và chủ động tự đào tạo

cho mình về KNGTSP KNGTSP là một trong những kỹ năng quan trọng giúp GV

thực hiện được mục tiêu chính của quá trình dạy học và giáo dục là truyền thụ

những kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy cho thế hệ trẻ Đào tạo giáo sinh trở

thành những GV có KNGTSP ở trình độ cao là việc làm vô cùng quan trọng để

nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 8

Tuy nhiên, việc đào tạo kỹ năng nói chung, KNGTSP nói riêng hiện nay chưa

được nhiều trường sư phạm, trong đó có trường CĐSPNA, quan tâm một cách đầy

đủ Chính vì vậy, giáo sinh đi thực tập sư phạm hoặc khi đã tốt nghiệp ra trường đi

dạy học họ còn thiếu rất nhiều kỹ năng đảm bảo cho sự thành công trong nghề

nghiệp của mình, dẫn đến xuất hiện những hiện tượng thô bạo trong cách ứng xử

với HS Chẳng hạn, ở Hà Tĩnh có trường hợp GV bắt HS liếm ghế vì HS đó đã

phạm lỗi viết lên ghế ngồi của GV Ở Nghệ An có GV xử phạt HS bằng cách cho

lớp trưởng dùng roi đánh 100 cái vào mông những HS bị phạt dẫn đến hậu quả các

em phải vào trạm y tế với những vết tím bầm trên cơ thể Ở thành phố Hồ Chí Minh

một thầy giáo đã dùng roi quất 90 roi vào 5 em HS lớp 8 do các em làm thiếu bài

tập toán, v.v…

Vì vậy, việc đào tạo KNGTSP cho giáo sinh là vô cùng cần thiết để góp phần

nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên trong tương lai Tiếc rằng do trình độ và

thời gian nghiên cứu đều còn hạn hẹp nên chúng tôi không thể tiến hành nghiên cứu

vấn đề này một cách toàn diện, chỉ có thể tập trung nghiên cứu: “Kỹ năng giao tiếp

sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường THCS”

2 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu: Mức độ kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp

khi thực tập giảng dạy của giáo sinh

2.2 Khách thể nghiên cứu

- Giáo sinh năm thứ ba tại các khoa Xã hội và khoa Tự nhiên: 204 người

- Các giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An: 120 người

- Các giáo viên THCS trực tiếp hướng dẫn giáo sinh thực tập giảng dạy tại

trường của mình: 102 người

- Học sinh THCS là lớp trưởng và lớp phó phụ trách học tập tại các lớp có giáo

sinh thực tập giảng dạy: 104 người

Tổng cộng số lượng khách thể là 530 người

3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trang 9

Chúng tôi chỉ nghiên cứu KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh khoa Tự

nhiên và khoa Xã hội trường CĐSPNA khi thực tập giảng dạy ở trường THCS

4 Mục đích nghiên cứu

Chỉ ra thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo

sinh trường CĐSPNA khi thực tập giảng dạy ở trường THCS (cao, trung bình hay

thấp) Từ đó đề ra một số kiến nghị nhằm giúp giáo sinh nâng cao, phát triển kỹ

năng này

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Khái quát một số văn bản và tài liệu lý luận về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp

nói chung và KNGTSP nói riêng liên quan đến đề tài Trên nền tảng đó xây dựng cơ

sở lý luận định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn KNGTSP trong giờ lên lớp khi

thực tập giảng dạy tại trường THCS của giáo sinh nhằm hiện thực hoá mục tiêu mà

đề tài đề ra

5.2 Chỉ ra thực trạng mức độ KNGTSP trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy

của giáo sinh khoa Xã hội, khoa Tự nhiên trường CĐSPNA Phân tích nguyên nhân

của thực trạng này

5.3 Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao KNGTSP trong giờ

lên lớp khi thực tập giảng dạy của giáo sinh trường CĐSPNA

6 Giả thuyết nghiên cứu

KNGTSP trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy của đa số giáo sinh trường

CĐSPNA mới chỉ đạt mức độ trung bình Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng

này, song theo chúng tôi có hai nguyên nhân chính: thứ nhất, do việc tổ chức hoạt

động RLNVSPTX cho giáo sinh của trường CĐSPNA còn có nhiều điều bất cập;

thứ hai, do động cơ nghề nghiệp của giáo sinh còn chưa phát triển mạnh

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Trang 10

Luận văn gồm có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung (gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài; chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu;

chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn) và phần kết luận, kiến nghị

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay việc nghiên cứu vấn đề giao tiếp và KNGTSP đã được đề cập

đến trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước

thuộc các lĩnh vực như: tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, sư phạm học…

1.1.1 Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề giao tiếp và kĩ

năng giao tiếp sư phạm

Ngay từ thời cổ đại hai nhà triết học Xôcrat và Platon đã nhấn mạnh tầm quan

trọng của giao tiếp trong đời sống con người Theo hai ông đối thoại được coi là

một sự giao tiếp có trí tuệ phản ánh mối quan hệ xã hội của con người, là nơi bộc lộ

đời sống tâm hồn của con người

Sang thế kỷ XIX, giao tiếp đã được đánh giá như một vấn đề quan trọng đặc biệt

trong sự hình thành, phát triển về mặt xã hội của con người Mác và Ăng ghen đã

đề cập đến giao tiếp với tư cách là một trong những phạm trù quan trọng nhất của

chủ nghĩa duy vật lịch sử Lần đầu tiên, phạm trù này xuất hiện trong các bản thảo

kinh tế - triết học của Mác vào năm 1844 và trong tác phẩm “tình hình giai cấp công

nhân ở Anh” của Ănghen Ở đây giao tiếp được hiểu như “một quá trình thống nhất,

hợp tác, tác động qua lại giữa người và người”, trích theo [29, tr 366]

Trong tác phẩm “Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học”, tác

giả B.Ph.Lomov đã bàn đến khá nhiều về vấn đề giao tiếp Ông đã chỉ rõ giao tiếp

Trang 11

là phạm trù cơ bản của tâm lý học, chức năng và cấu trúc của giao tiếp, đặc điểm

của các quá trình tâm lý trong điều kiện giao tiếp

Ở Liên Xô nhiều tác giả nổi tiếng đã nghiên cứu về vấn đề giao tiếp

X.L.Rubinstein đã khảo sát giao tiếp dưới góc độ hiểu biết lẫn nhau giữa người và

người [38] B.G.Ananhev khi nghiên cứu về giao tiếp đã thừa nhận giao tiếp là một

trong ba dạng hoạt động của con người, ngang với lao động và nhận thức [1,

tr.322] A.N.Leonchiev cho rằng giao tiếp và lao động là hai dạng cơ bản của hoạt

động của con người [28, tr.370, 414]

Nhà triết học tâm lý học người Đức Cac Giatxpe (1883 - 1969) đã đưa ra lý

thuyết giao tiếp hiện sinh, thuyết này cho rằng con người cần phải giao tiếp với

nhau một cách sống động, liên tục qua các cuộc tranh luận về các vấn đề xã hội, đó

là điều kiện cho sự tồn tại của con người Giao tiếp hiện sinh là cuộc trò chuyện

giữa những người gần gũi về các vấn đề quan trọng đối với họ

Các tác giả Maes, Jeanne D.; Weldy, Teresa G and Icenogle, Majorie L khi

nghiên cứu kĩ năng giao tiếp cần thiết nhất đối với sinh viên khi mới tốt nghiệp bắt

đầu làm việc đã cho rằng kĩ năng giao tiếp bằng lời là quan trọng nhất đối với họ

Nó được biểu hiện ở những hành động: Biết làm theo chỉ dẫn; lắng nghe; chuyển tải

thông điệp và phản hồi Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, các tác giả kết luận những

sinh viên mới đi làm ở họ có 3 kỹ năng phổ biến nhất: Giao tiếp bằng lời, giải quyết

vấn đề và năng động Không tìm thấy sự khác biệt giữa các ngành nghề khác nhau

[59]

D.J.Mc Nerney (1994) đưa ra lời khuyên khi phát triển nguồn nhân lực cần đặc

biệt quan tâm đến rèn luyện kỹ năng giao tiếp nhất là kỹ năng nghe, đọc và viết

[60]

J.Sean.McCleneghan (2006) nghiên cứu vai trò của kỹ năng giao tiếp trong quan

hệ của con người Tác giả chia kỹ năng giao tiếp thành một số kỹ năng như: Kỹ

năng nghe, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng quan sát, nhận thức các

vấn đề xã hội, kỹ năng nói; kỹ năng quản lý thời gian [51, tr.43] Tác giả nhấn mạnh

Trang 12

tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp trên trong việc thiết lập các mối quan hệ

của con người

Owen Hargie đã đánh giá toàn vẹn các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân và

trình bày những quan điểm lý thuyết quan trọng nhất trong cuốn Skilled

Interpersonal Communication: Research, Theory and Practice [54]

Geoffrey Beattie đã nghiên cứu về vấn đề giao tiếp không lời trong cuốn Visible

thought: The New Psychology of Body Language [50]

Mathew Mckay, Ph.D.Martha Davis, Ph.D.Patrick Fanning trong nghiên cứu

của mình các tác giả đã cho rằng kỹ năng giao tiếp được phát triển từ từ với sự nỗ

lực thực hành và học tập để hiểu người khác và truyền đạt ý tưởng của bản thân

Các ông đã đề cập đến các kỹ năng giao tiếp: nghe tích cực, đọc ngôn ngữ cơ thể,

phát triển kỹ năng giải quyết xung đột, nói chuyện với trẻ em, giao tiếp với các

thành viên gia đình, nói trước công chúng, xử lí các tương tác nhóm, được phỏng

vấn cho công việc và đươc người phỏng vấn [57]

Tác giả V.A.Cruchetxki, trong tác phẩm “Những cơ sở của tâm lý học sư phạm -

tập 2” đã đề cập đến giao tiếp sư phạm là một trong những năng lực mà giáo viên

phải có Theo ông năng lực giao tiếp là những năng lực tiếp xúc với trẻ em, kĩ năng

tìm được cách đối xử đúng đắn đối với học sinh, thiết lập được với trẻ em những

mối liên hệ qua lại hợp lý theo quan điểm sư phạm, biết cách đối xử khéo léo về

mặt sư phạm [8, tr.234]

Tác giả V.P.Dakharov trong quá trình nghiên cứu giao tiếp sư phạm, đã chỉ ra

rằng để có kỹ năng giao tiếp cần có các kỹ năng sau: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ

trong giao tiếp, kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp,

kỹ năng nghe và biết lắng nghe, kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi, kỹ năng tự

kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp, kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch

lạc, kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ năng thuyết phục trong giao

tiếp, kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp Ông đã xây dựng trắc nghiệm thăm dò

những kỹ năng giao tiếp nhằm phát hiện những khả năng tiềm tàng về giao tiếp của

mỗi người Trong phần rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm, mỗi sinh viên sẽ được

Trang 13

tiến hành trắc nghiệm này để biết được chỗ mạnh, chỗ yếu của bản thân trong quan

hệ giao tiếp

Tác giả A.Cubanova và M.Rakhmatulina đã chỉ ra một quá trình giao tiếp sư

phạm bao gồm ba thành phần lớn: Nhóm các kỹ năng định hướng trước khi giao

tiếp sư phạm, nhóm các kỹ năng tiếp xúc xảy ra trong quá trình giao tiếp sư phạm,

nhóm các kỹ năng độc đáo hướng quá trình giao tiếp sư phạm đến các định hướng

giá trị khác nhau mà giáo viên cần hướng đến

Nhìn chung vấn đề lý luận và thực tiễn về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp sư

phạm đã được nhiều nhà khoa học ở nước ngoài đề cập đến với nhiều nội dung khác

nhau, bổ sung cho nhau, làm cho vấn đề nghiên cứu ngày càng đi vào chiều sâu

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở trong nước về vấn đề giao tiếp và kỹ

năng giao tiếp sư phạm

Giao tiếp là một vấn đề được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam, bao gồm cả những

công trình nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn Có thể kể tên một số công

trình bàn đến vấn đề giao tiếp như: “Tâm lý học xã hội” của Trần Hiệp, “Tâm lý

học đại cương” của Nguyễn Quang Uẩn, “Kỹ năng giao tiếp ” của Trịnh Xuân

Dũng, “Ứng xử sư phạm” của Nguyễn Văn Hộ, Trịnh Trúc Lâm, “Giao tiếp sư

phạm” của Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh v.v…

Tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh đã nghiên cứu KNGTSP và chia

KNGTSP gồm có 5 nhóm sau: Kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, kỹ năng điều

khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bề ngoài của học sinh

và kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp [22, tr.91- 108]

Trong cuốn “Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”của tác giả

Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kế Hào và cuốn “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học

sư phạm” của Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng đã đề cập đến năng

lực giao tiếp sư phạm được biểu hiện dưới dạng các kỹ năng: Kỹ năng định hướng

giao tiếp, kỹ năng định vị, kỹ năng làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân, kỹ

năng sử dụng phương tiện giao tiếp

Trang 14

Tác giả Trịnh Trúc Lâm và Nguyễn Văn Hộ trong cuốn “Ứng xử sư phạm” đã

chỉ ra rằng, để đảm bảo cho hoạt động giáo dục của người GV có hiệu quả thì người

GV phải có nhiều kỹ năng, trong đó KNGTSP là quan trọng nhất KNGTSP giúp

GV biết cách giao tiếp với đối tượng giáo dục của mình và những lực lượng xã hội

có liên quan đến quá trình giáo dục [27, tr.34]

Tác giả Hoàng Anh: “Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên”, (luận án TS

tâm lý) đã nêu ra ba nhóm kỹ năng giao tiếp sư phạm bao gồm: Nhóm kỹ năng định

hướng giao tiếp, nhóm kỹ năng điều khiển bản thân, nhóm kỹ năng điều chỉnh đối

phương [3, tr.38]

Nguyễn Thanh Bình “Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp sư phạm” (1997),

(luận án PTS tâm lý học) đã đưa ra thực trạng một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp

sư phạm của sinh viên với HS phổ thông trung học khi đi thực tập

Từ những công trình trên có thể thấy rằng vấn đề giao tiếp và KNGTSP đã được

nhiều tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu, bàn luận đến Tuy nhiên

nghiên cứu sâu vấn đề KNGTSP trong trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập

giảng dạy như một vấn đề độc lập thì chúng tôi chưa thấy có công trình nào nghiên

cứu Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Kỹ năng giao tiếp sư phạm

trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường THCS” (nghiên

cứu điểm tại trường CĐSPNA) nhằm góp phần nâng cao, bồi dưỡng kỹ năng này

cho giáo sinh ngay trong quá trình đào tạo ở trường

1.2 Một số vấn đề lý luận về giao tiếp và giao tiếp sư phạm 1.2.1 Khái niệm giao tiếp trong tâm lý học

Giao tiếp là một phạm trù nền tảng của khoa học tâm lý, chiếm một vị trí rất

quan trọng trong toàn bộ các vấn đề của tâm lý học Giao tiếp đóng vai trò quan

trọng trong việc hình thành và biểu hiện tâm lý người Giao tiếp không chỉ là đối

tượng nghiên cứu của tâm lý học mà nó còn được nhiều ngành khoa học xã hội

nghiên cứu

Trong cuốn bản thảo kinh tế - triết học của Mác vào năm 1844 và trong tác

phẩm “Tình hình giai cấp công nhân ở Anh ” của Ănghen, giao tiếp được hiểu như

Trang 15

“một quá trình thống nhất, hợp tác, tác động qua lại giữa người và người” [31,

tr.136]

Theo B.Ph.Lomov trong cuốn “Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm

lý học”, giao tiếp được xem là hình thái đặc trưng của sự tác động qua lại giữa

người này và người khác như là tác động qua lại của các chủ thể Ở đây, không đơn

giản nói về hành động, về tác động của một chủ thể lên một chủ thể khác (mặc dù

khía cạnh này không bị loại trừ), mà cụ thể về sự tác động qua lại [30, tr.317]

A.A.Leonchiev đưa ra định nghĩa: Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có

mục đích và động cơ, bảo đảm sự tương tác giữa người này và người khác trong

hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội của nhân cách, các quan hệ tâm lý

và sử dụng phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ, trích theo [22, tr.6]

G.M Andreeva định nghĩa giao tiếp là quá trình bao gồm ba mặt có quan hệ hữu

cơ với nhau, đó là mặt thông tin, mặt tri giác của con người đối với con người, mặt

tác động qua lại của con người với nhau [2]

Theo Từ điển tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện, giao tiếp là truyền đi, phát đi

một thông tin từ một người hay một nhóm cho một người hay một nhóm khác, trong

mối quan hệ tác động lẫn nhau (tương tác) Thông tin hay thông điệp được nguồn

phát mà người nhận phải giải mã, cả hai bên đều vận dụng một mã chung [48,

tr.130]

Theo Từ điển tâm lý học của Vũ Dũng, giao tiếp là quá trình thiết lập và phát

triển tiếp xúc giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động Giao tiếp

bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động

thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác Giao tiếp có ba khía cạnh chính: Giao

lưu, tác động tương hỗ và tri giác [11, tr.83]

Tác giả Trần Hiệp, trong cuốn “Tâm lý học xã hội” đã định nghĩa giao tiếp là

một trong những dạng thức cơ bản của hoạt động của con người Nó làm tăng

cường hay giảm bớt khả năng thích ứng hành vi lẫn nhau trong quá trình tác động

qua lại [18, tr.170]

Trang 16

Tác giả Trần Thị Minh Đức, trong cuốn “Giáo trình Tâm lý học xã hội” đã định

nghĩa giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ,

cử chỉ, tư thế, trang phục v.v…[10, tr.140]

Trong cuốn “Giao tiếp sư phạm”, tác giả Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh đã định

nghĩa giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con

người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở các quá trình trao

đổi thông tin, nhận biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau [22,

tr.6]

Theo Nguyễn Quang Uẩn, trong cuốn “Tâm lý học đại cương”, giao tiếp là sự

tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về

thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Hay

nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hóa

các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác [46, tr.49]

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp Mỗi định nghĩa đều

được dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó Tuy nhiên các

định nghĩa đều nêu ra những dấu hiệu cơ bản của giao tiếp đó là:

- Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý đặc thù của con người, nghĩa là chỉ riêng

con người mới có sự giao tiếp thật sự khi họ biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ

(nói, viết, hình ảnh nghệ thuật…) và được thực hiện chỉ trong xã hội loài người

- Giao tiếp diễn ra giữa chủ thể này và chủ thể khác (chủ thể - chủ thể) với

những đặc điểm tâm lý, sinh lý, xã hội…tham gia vào quá trình giao tiếp Tất cả các

đặc điểm của chủ thể giao tiếp đều ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp

- Mục đích của quá trình giao tiếp là nhằm để thỏa mãn nhu cầu nào đó - nhu

cầu trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc và tri giác lẫn nhau…

- Phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ và hệ thống phi ngôn ngữ

Trên cơ sở tìm hiểu các định nghĩa của nhiều tác giả khác nhau, chúng tôi hiểu:

Giao tiếp là sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa người và người, thông

qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau

nhằm đạt tới những mục tiêu đề ra từ trước

Trang 17

1.2.2 Một số đặc điểm cơ bản của giao tiếp giữa người và người

- Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa chủ thể và chủ thể

Trong giao tiếp, cá nhân vừa là chủ thể vừa là khách thể B Ph.Lomov cho rằng

nét đặc thù của giao tiếp so với hoạt động có đối tượng vì nó là hoạt động chủ thể -

chủ thể Bởi vì các cá nhân trong giao tiếp là các cặp “chủ thể - đối tượng” luôn đổi

chỗ cho nhau, cùng chịu sự chi phối và tác động lẫn nhau một cách tích cực, sống

động, phức tạp, tinh tế, tạo thành “các chủ thể giao tiếp”

- Ngôn ngữ (các dạng khác nhau) là công cụ không thể thiếu trong giao tiếp

giữa người và người

Trong quá trình giao tiếp, con người muốn trao đổi thông tin, tình cảm… với

nhau thì phải sử dụng phương tiện, công cụ Công cụ cơ bản nhất, không thể thiếu

trong giao tiếp giữa người và người là ngôn ngữ Giao tiếp ngôn ngữ thể hiện qua

ngôn ngữ nói và viết Có thể nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng bởi vì:

trước hết, ngôn ngữ mang tính phổ thông và phổ biến (ngôn ngữ là tín hiệu chung

cho một cộng đồng cùng nói chung một thứ tiếng chứ không phải của từng cá

nhân); thứ hai, ngôn ngữ có thể chuyển tải được tất cả các nội dung thông tin khác

nhau mà người nói có nhu cầu (từ nhu cầu trao đổi tình cảm đến những nhu cầu trao

đổi tri thức, kinh nghiệm…) từ đó thúc đẩy, điều chỉnh hành động của con người

- Giao tiếp giữa người và người là điều kiện không thể thiếu để tiến hành

hoạt động

Nét đặc trưng của hoạt động của con người là hoạt động cùng nhau, trong đó

con người luôn phải trao đổi thông tin, phối hợp để thống nhất mục đích, thống nhất

cách thức đạt được mục đích chung Giao tiếp giúp con người thu thập thông tin, tác

động đến đối tác trong quá trình giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ của cuộc sống

cũng như hoạt động nghề nghiệp Vì vậy quá trình hoạt động của con người không

thể thiếu giao tiếp

- Giao tiếp mang tính lịch sử- xã hội, chịu sự chi phối của các điều kiện do xã

hội tạo ra, các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội

Trang 18

Con người luôn luôn sống và làm việc trong các nhóm, các cộng đồng xã hội

nhất định (bản chất xã hội của con người) Chính đời sống xã hội, chính sự lao động

phối hợp cùng nhau đó đã dẫn đến sự tất yếu phải thường xuyên có sự giao lưu, sự

thiết lập những mối quan hệ với nhau, sự tác động lẫn nhau của con người Giao

tiếp của con người được điều chỉnh bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá

và phụ thuộc vào tập quán của từng địa phương, từng dân tộc theo các chuẩn mực

đạo đức Bởi vì con người vừa là thành viên tích cực của các quan hệ xã hội với tư

cách tự tạo lập nên các quan hệ xã hội như chính trị, kinh tế, văn hoá vừa phải

hoạt động tích cực cho sự tồn tại, phát triển của các mối quan hệ xã hội và đồng thời

vừa chịu sự chi phối, tác động của chính các mối quan hệ xã hội đó

1.2.3 Giao tiếp giữa người và người trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất

định là điều kiện không thể thiếu để hình thành và phát triển nhân cách

Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại trong sự giao tiếp với những

nhân cách khác Bởi vì, cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lí, nhân cách con

người là cơ chế lĩnh hội nền văn hoá xã hội Chỉ có qua giao tiếp thì cá nhân mới có

thể lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị của xã hội, đồng thời

cũng qua giao tiếp mà mỗi cá nhân được đánh giá, được nhìn nhận theo quan điểm

của xã hội Giao tiếp giữa con người và con người được diễn ra trong các hoat động

thực tiễn khác nhau (vui chơi, học tập, giải trí, lao động nghề nghiệp ) của con

người Cuộc sống của con người là dòng chảy các hoạt động Ở mỗi giai đoạn phát

triển của đời mỗi người có nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có hoạt động được

coi là hoạt động chủ đạo- hoạt động chi phối, quyết định tới việc tạo ra những nét

mới trong tâm lý của chủ thể hoạt động Đối với độ tuổi trưởng thành hoạt động

nghề nghiệp (lao động) là hoạt động chủ đạo chi phối đến sự hình thành phát triển

tâm lý, nhân cách của con người Vì vậy có thể nói giao tiếp giữa con người và con

người trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định là điều kiện không thể thiếu để

hình thành và phát triển nhân cách Trong nghiên cứu này của mình, chúng tôi quan

tâm tới sự hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách người thầy giáo thông qua giao

tiếp sư phạm giữa các chủ thể trong công tác giáo dục

Trang 19

1.2.4 Khái niệm giao tiếp sư phạm

1.2.4.1 Định nghĩa giao tiếp sư phạm

Tác giả A.A Lêônchiev đã khẳng định: Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính

nghề nghiệp của giáo viên với học sinh ở trên lớp và ngoài giờ lên lớp, dẫn theo

[22, tr.14]

Tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh định nghĩa: Giao tiếp sư phạm là giao

tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa GV với HS trong quá trình giảng dạy (giáo

dưỡng) và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây

dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi cùng với các quá trình tâm lý khác (chú ý, tư

duy …) tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò trong nội bộ tập thể HS và trong

hoạt động dạy cũng như hoạt động học [22, tr.14]

Trong cuốn giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, tác giả

Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn quan niệm rằng: Giao tiếp sư phạm được hiểu

là sự tiếp xúc giữa người thầy giáo và học sinh, là sự tiếp xúc giữa nhà giáo và

những người khác có mối quan hệ hợp tác trong việc giáo dục học sinh Đây cũng

chính là hoạt động hình thành, phát triển và vận hành các quan hệ người người [47,

tr.121]

Tác giả Ngô Công Hoàn quan niệm “Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo

viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, vốn sống, kinh nghiệm,

kỹ năng, kỹ xảo hành động nghề, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học

sinh”[21, tr.28]

Quan niệm của tác giả Nguyễn Thanh Bình cho rằng giao tiếp sư phạm là quá

trình tiếp xúc tâm lý, trong đó diễn ra sự trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và

tác động qua lại lẫn nhau, nhằm thiết lập mối quan hệ giáo dục giữa nhà giáo dục

với đối tượng giáo dục [6, tr.26]

Trong cuốn Tâm lý học sư phạm đại học, tác giả Nguyễn Thạc và Phạm Thành

Nghị quan niệm giao tiếp sư phạm là những nguyên tắc, những biện pháp và kỹ xảo

tác động lẫn nhau giữa nhà giáo dục với tập thể sinh viên mà nội dung của nó là trao

đổi thông tin, chỉ ra các tác động giáo dục- học tập, tổ chức mối quan hệ lẫn nhau

Trang 20

và cũng là sự “truyền lại nhân cách” nhà giáo dục cho người học Quá trình đó diễn

ra nhờ vào việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ [41, tr.150]

Tóm lại, các tác giả đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp sư phạm

nhưng tất cả đều có điểm chung là khẳng định giao tiếp sư phạm đó là quá trình tiếp

xúc trao đổi thông tin, cảm xúc giữa những người có quan hệ hợp tác trong công tác

giáo dục học sinh nhằm đạt mục tiêu giáo dục

Tiếp thu có chọn lọc những quan điểm khác nhau này trên cơ sở lí luận về giao

tiếp vừa trình bày trên chúng tôi hiểu: Giao tiếp sư phạm là quá trình tác động qua

lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa nhà giáo dục và người được giáo dục (đối tượng

giáo dục), giữa các nhà giáo dục với nhau (có mối quan hệ hợp tác trong hoạt

động giáo dục) qua đó tri giác lẫn nhau, trao đổi thông tin, tình cảm, ý nghĩ…

nhằm thực hiện tốt, có hiệu quả mục tiêu giáo dục là phát triển toàn diện nhân

cách cho người được giáo dục

1.2.4.2 Một số đặc điểm của giao tiếp sư phạm

- Các chủ thể trong giao tiếp sư phạm

Trong hoạt động giáo dục, để đạt được mục tiêu đề ra, ta thấy nổi lên các hình

thức giao tiếp sư phạm sau: giao tiếp giữa GV và HS; giữa GV và GV; giữa GV,

HS với những người khác có quan hệ hợp tác trong hoạt động giáo dục (là những

thành viên trong gia đình, xã hội); giữa HS với HS Tất cả những nhân vật nói tới

trong các hình thức giao tiếp sư phạm vừa nói ở trên đều là chủ thể trong giao tiếp

sư phạm, đều có mục tiêu chung là phấn đấu vì sự phát triển toàn diện nhân cách tốt

đẹp của HS Trong phạm vi nội dung nghiên cứu đã được giới hạn, trong đề tài của

mình, chúng tôi chủ yếu quan tâm nghiên cứu KNGTSP của giáo sinh trong giờ

thực tập giảng dạy trên lớp tại trường THCS

- Học sinh, sinh viên vừa là chủ thể vừa là đối tượng trong giao tiếp sư phạm

Giao tiếp sư phạm là hoạt động diễn ra nhằm thực hiện tốt, có hiệu quả mục tiêu

phát triển nhân cách người được giáo dục Vì vậy, trong hoạt động giao tiếp sư

phạm, người được giáo dục (HS, sinh viên) là đối tượng còn người giáo dục sẽ đóng

vai trò là chủ thể (người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển) Đồng thời giao tiếp sư

Trang 21

phạm là quá trình tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục Bởi vì

HS, sinh viên không chỉ đóng vai trò là người bị tác động, bị giáo dục mà bản thân

họ còn là những con người chủ động, có ý thức, có chủ kiến, có ảnh hưởng trực

tiếp, quyết định tới kết quả của quá trình giao tiếp này Nói cụ thể HS, sinh viên

cũng chính là chủ thể trong giao tiếp sư phạm Tóm lại, trong giao tiếp sư phạm,

HS, sinh viên vừa là chủ thể đồng thời vừa là đối tượng

- Tri thức khoa học cơ bản, tri thức khoa học nghiệp vụ, những phẩm chất

nhân cách của các chủ thể trong quá trình giao tiếp đều là những công cụ,

phương tiện không thể thiếu trong quá trình giao tiếp sư phạm

Như vừa nói ở trên, trong giao tiếp sư phạm, các chủ thể giao tiếp (nhà giáo dục)

đều phấn đấu cho một mục đích chung là phát triển toàn diện nhân cách học sinh

Trong giao tiếp sư phạm, về nguyên tắc nhà giáo dục đặc biệt là giáo viên (nhà giáo

dục được đào tạo một cách chuyên nghiệp và có ảnh hưởng lớn tới mục tiêu giáo

dục) phải dùng nhân cách của chính mình như một công cụ, phương tiện tác động

vào học sinh, giáo dục nhân cách cho các em Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác

ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, là lòng yêu mến trẻ, là lối sống, đạo đức Đây

chính là lí do mà K.D.Uxinki đã khẳng định: "dùng nhân cách để giáo dục nhân

cách" Trong quá trình giao tiếp với học sinh, ngoài nhân cách của chính mình, tri

thức khoa học cơ bản và tri thức khoa học nghiệp vụ cũng là công cụ, phương tiện

cực kì quan trọng của nhà giáo dục Bởi có tri thức khoa học cơ bản thì nhà giáo

dục mới có thể tổ chức, hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

để phát triển nhân cách Và có tri thức khoa học nghiệp vụ sư phạm thì nhà giáo dục

mới có phương pháp, cách thức giao tiếp sư phạm có hiệu quả, phù hợp với từng

đối tượng học sinh, sinh viên để đạt được mục tiêu giáo dục

- Giao tiếp sư phạm diễn ra trong và ngoài giờ lên lớp

Giao tiếp sư phạm giữa GV và HS có thể diễn ra trong giờ lên lớp hoặc ngoài

giờ lên lớp Giao tiếp sư phạm giữa GV và HS trong giờ lên lớp có chức năng chủ

yếu là dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh của GV, HS tích cực, chủ

động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ mà loài người đã phát hiện ra

Trang 22

Đây là một trong những hình thức giao tiếp cơ bản nhất, quan trọng nhất giữa GV

và HS nhằm tạo dựng cơ sở cho sự phát triển nhân cách của cả trò lẫn thầy Giao

tiếp sư phạm giữa GV và HS ngoài giờ lên lớp có chức năng chủ yếu nhằm mở

rộng, khắc sâu, vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ HS đã tiếp thu

được trong giờ lên lớp thông qua việc tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng

khác nhau nhằm biến chúng (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ HS đã tiếp thu

được trong giờ lên lớp) thành tài sản riêng, thành nhân cách của các em Để hoạt

động giáo dục đạt được chất lượng và hiệu quả cao, hai hình thức giao tiếp sư phạm

giữa GV và HS vừa nói tới ở trên, phải được phối hợp tổ chức một cách nhịp nhàng

với các hình thức giao tiếp sư phạm khác giữa GV, HS với các chủ thể khác có liên

quan đến việc thực hiện mục tiêu giáo dục

1.3 Một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp

1.3.1 Khái niệm kỹ năng trong tâm lý học

1.3.1.1 Định nghĩa kỹ năng

Có nhiều tác giả nước ngoài và tác giả trong nước đã nghiên cứu và đưa ra

những quan điểm khác nhau về “kỹ năng” Hiện nay có hai loại quan niệm về kỹ

năng:

- Hướng quan niệm kỹ năng như mặt biểu hiện của năng lực:

Theo tài liệu trên trang web http://dethanhcong.com kỹ năng là năng lực hay

khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử

dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống [44]

A.V.Petropxki quan niệm “Kỹ năng là năng lực sử dụng các tri thức hay khái

niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của

các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực tiễn nhất

định”, trích theo [24, tr 78]

Các tác giả K.K.Platonov và G.G.Golubev cho rằng kỹ năng là năng lực của con

người khi thực hiện một công việc có kết quả trong những điều kiện mới, trong một

khoảng thời gian tương ứng và trong cấu trúc của kỹ năng không chỉ có tri thức, kỹ

xảo mà còn có cả tư duy sáng tạo nữa, trích theo [33, tr.38]

Trang 23

Theo Từ điển tâm lý học của tác giả Vũ Dũng, kỹ năng là năng lực vận dụng có

kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực

hiện những nhiệm vụ tương ứng Ở mức độ kỹ năng, công việc hoàn thành trong

điều kiện hoàn cảnh không thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục

và còn phải tập trung chú ý căng thẳng Kỹ năng được hình thành qua luyện tập [11,

tr 131-132]

- Hướng quan niệm kỹ năng như là kỹ thuật thực hiện hành động

Trong cuốn "Những cơ sở của tâm lý học sư phạm" A.V.Cruchetxki cho rằng:

"Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động - những cái con người đã nắm

vững"[8]

Trong cuốn “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”, các tác giả

A.V.Petropxki và V.A.Cruchetxki cho rằng: Kỹ năng là phương thức thực hiện

hành động đã được con người nắm vững không cần tính đến kết quả hành động, cơ

sở hình thành kỹ năng là tri thức Kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện

tập Kỹ năng tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong

những điều kiện quen thuộc mà cả cho những điều kiện đã thay đổi [36]

Theo Từ điển tiếng việt, kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào

thực tiễn [37]

Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kế Hào [47, tr.67] và Lê Văn Hồng,

Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng [23, tr.131] cùng quan niệm kỹ năng là khả năng

vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương thức) để giải quyết một nhiệm vụ

mới

Các tác giả Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn cho rằng:

Kỹ năng là một hệ thống các hành động thể lực và trí tuệ, các biện pháp và cách

thức mà nhờ đó, một dạng hoạt động nào đó được thực hiện và đạt tới mục đích đề

ra [9]

Tóm lại, các tác giả xem xét kỹ năng dù theo quan điểm nào cũng đều đề cập

đến vấn đề khả năng vận dụng tri thức đã biết thông qua rèn luyện để giải quyết có

hiệu quả một hành động nào đó theo mục đích đã đề ra

Trang 24

Từ những tìm hiểu về các khái niệm kỹ năng của nhiều tác giả như đã trình bày

trên, chúng tôi cho rằng: Kỹ năng là khả năng vận dụng có kết quả những tri thức

về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội thông qua rèn luyện để thực

hiện những nhiệm vụ tương ứng đã đặt ra từ trước

1.3.1.2 Các mức độ của kỹ năng

Theo quan niệm của Bloom mà tác giả Nguyễn Thiện Thắng đã mô tả lại thì kỹ

năng có 4 mức độ [43, tr.14]

- Bắt chước: Quan sát và lặp lại hành động (lặp lại mẫu)

- Thao tác: Ở mức độ cao hơn, chủ thể thực hiện hành động theo sự hướng dẫn

bằng lời chứ không còn bằng hành động mẫu nữa

- Hành động chuẩn xác: Mức độ thực hiện đúng, chuẩn xác hành động, thao tác

mà không cần quan sát mẫu hoặc nghe người khác chỉ dẫn, tất nhiên đòi hỏi sự nỗ

lực cố gắng cao của chủ thể hành động

- Hành động tự nhiên: Mức độ thuần thục, thành thạo của hành động, thao tác

mà không cần sự cố gắng nhiều về thể lực cũng như trí lực

Theo quan niệm của K.K.Platonov và G.G.Golubev mà tác giả Trần Quốc

Thành (1992) có đề cập trong bản tóm tắt luận án tiến sỹ “Kỹ năng tổ chức trò chơi

của Liên đội trưởng liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh” thì kỹ năng giải

quyết tình huống sư phạm có 5 mức độ:

- Kỹ năng sơ đẳng: Con người ý thức được mục đích hành động và tìm cách

thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết và kỹ xảo sinh hoạt đời thường, hành

động thực hiện bằng cách “thử” và “sai”

- Biết cách làm nhưng không đầy đủ: có hiểu biết về phương thức thực hiện

hành động, sử dụng được các kỹ xảo chuyên biệt

- Có kỹ năng chung: Có hàng loạt kỹ năng phát triển cao nhưng còn mang tính

chất đơn lẻ Chúng cần thiết cho các hoạt động khác nhau

- Có kỹ năng phát triển cao: Sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết các kỹ xảo đã có, ý

thức được không chỉ mục đích hành động mà còn có cả động cơ lựa chọn cách thức

đạt mục đích

Trang 25

- Các kỹ năng liên kết với nhau thành hệ thống, một số trở thành kỹ xảo cho

phép chủ thể thực hiện hành động rút gọn, tiết kiệm thao tác, vừa giải quyết các

hành động tương tự có sự sáng tạo cao

Từ nghiên cứu các mức độ kỹ năng chúng tôi cho rằng kỹ năng có hai mức độ:

Kỹ năng sơ cấp và kỹ năng cấp cao

- Kỹ năng sơ cấp: Là chỉ trình độ thực hiện các thao tác hành động của chủ thể

còn ở mức thấp, chưa thành thạo Ở mức độ này chủ thể thực hiện thao tác hành

động cần có sự quan sát, bắt chước theo hành động mẫu hoặc hành động dưới sự

hướng dẫn trực tiếp bằng lời và chủ thể muốn thực hiện đúng, chuẩn xác hành động

thì cần phải có sự nỗ lực, tập trung, cố gắng cao Loại kỹ năng này diễn ra trong

trường hợp hoàn cảnh và điều kiện thực hiện luôn cố định

- Kỹ năng cấp cao: Là chỉ trình độ thực hiện các thao tác hành động của chủ thể

ở mức cao, thành thạo Ở mức độ này chủ thể thực hiện đúng các hành động, thao

tác một cách thuần thục, thành thạo và sáng tạo mà không cần sự cố gắng nhiều về

thể lực cũng như trí lực Loại kỹ năng này diễn ra cả khi hoàn cảnh và điều kiện

thực hiện có sự thay đổi

1.3.1.3 Quá trình hình thành kỹ năng

Sự hình thành kỹ năng được nhiều nhà tâm lý học trong và ngoài nước quan

tâm

X.I.Kixegov đã phân chia quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho sinh viên

thành 5 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Người sinh viên phải được giới thiệu cho biết hành động sẽ được

thực hiện như thế nào?

Giai đoạn 2: Diễn đạt các quy tắc lĩnh hội hoặc tái hiện lại những hiểu biết mà

dựa vào đó các kỹ năng, kỹ xảo được tạo ra

Giai đoạn 3: Trình bày mẫu hành động,

Giai đoạn 4: Người sinh viên tiếp thu hành động một cách thực tiễn, nghĩa là

người sinh viên bắt đầu vận dụng các quy tắc một cách có ý thức

Trang 26

Giai đoạn 5: Đưa ra các bài tập độc lập và có hệ thống [39,tr.55] Quan niệm này

bắt đầu từ việc nắm vững cách thức, quy tắc về hành động, sau đó quan sát mẫu rồi

tập và luyện tập

K.K.Platonov và G.G.Golubev đưa ra 5 giai đoạn phát triển kỹ năng như sau:

Giai đoạn 1: Kỹ năng còn rất sơ đẳng khi chủ thể mới ý thức được mục đích và

tìm kiếm cách thức hành động dưới dạng "thử - sai"

Giai đoạn 2: Kỹ năng đã có nhưng chưa đầy đủ

Giai đoạn 3: Kỹ năng chung nhưng còn mang tính riêng lẻ

Giai đoạn 4: Kỹ năng ở trình độ cao, lúc này cá nhân sử dụng thành thạo các

thao tác kỹ thuật, cách thức thực hiện để đạt được mục đích

Giai đoạn 5: Kỹ năng tay nghề cao Giai đoạn này cá nhân vừa thành thạo vừa

sáng tạo trong sử dụng các kỹ năng ở những điều kiện khác nhau [32, tr.28]

Các tác giả A.V.Petropxki, N.D.Lêvitov, V.A.Cruchetxki, Phạm Minh Hạc

cho rằng quá trình hình thành kỹ năng hành động gồm 3 bước [14]:

Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động Từ

đó xác định cách thực hiện Đây là bước nhằm hình thành khả năng định hướng

hành động, thường được thực hiện trước khi triển khai thực hiện hành động

Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu để giúp giảm nguy cơ sai lầm và

thúc đẩy quá trình tư duy trực quan hành động

Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu và điều kiện

hành động nhằm đạt được mục đích đặt ra

Tóm lại, có nhiều quan điểm về sự phân chia các giai đoạn hình thành kỹ năng

Tuy mỗi tác giả, mỗi trường phái có những ý kiến khác nhau song có nhiều tác giả

đều thống nhất ở điểm kỹ năng được hình thành theo một quá trình gồm nhiều giai

đoạn trong đó có giai đoạn nắm bắt tri thức về phương thức hành động, giai đoạn

quan sát mẫu và giai đoạn luyện tập Con người càng luyện tập nhiều khả năng vận

dụng tri thức về phương thức hành động để giải quyết nhiệm vụ (trong lĩnh vực cụ

thể) thì càng có kỹ năng thành thục cao (trong lĩnh vực cụ thể đó)

1.3.2 Khái niệm kỹ năng giao tiếp

Trang 27

Trong bài viết “văn hoá giao tiếp” trên trang web http://www.dncot.edu.vn định

nghĩa kỹ năng giao tiếp là sự thành thục, điêu luyện những vấn đề kỹ thuật, hành vi

giao tiếp Kỹ năng giao tiếp được coi là thành phần cơ bản nhất trong nghệ thuật

giao tiếp Kỹ năng giao tiếp thể hiện ở hai khía cạnh, đó là sự thành thục trong việc

sử dụng các phương tiện giao tiếp và là sự hiểu biết sâu sắc những vấn đề tâm lý

trong giao tiếp để sử dụng các phương tiện giao tiếp một cách hợp lý [26]

Theo tài liệu tập huấn kinh doanh Mega VNN, kỹ năng giao tiếp là khả năng

phân biệt mau lẹ những biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến bên trong của

con người (với tư cách là đối tượng giao tiếp) Đồng thời biết sử dụng phương tiện

ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá

trình giao tiếp đạt một mục đích đã định [40, tr.13]

Tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Kỹ năng giao tiếp là năng lực vận dụng có hiệu quả

những tri thức, hiểu biết về quá trình giao tiếp, các yếu tố tham gia và ảnh hưởng tới

quá trình giao tiếp cũng như sử dụng có hiệu quả các phương tiện giao tiếp, phối

hợp hài hoà toàn bộ hành vi, ứng xử, cử chỉ… để giúp chủ thể đạt được mục đích

nhất định của hoạt động giao tiếp”[11, tr.74]

Trong luận án “Kỹ năng giao tiếp với dân của cảnh sát khu vực quận Thanh

Xuân”, Nguyễn Thị Hiền đưa ra khái niệm: “Kỹ năng giao tiếp là sự vận dụng

những tri thức, kinh nghiệm giao tiếp đã có để thực hiện có hiệu quả những tình

huống giao tiếp cụ thể nhằm đạt được các mục đích giao tiếp của chủ thể” [17,

tr.29]

Mỗi tác giả đều có cách diễn đạt riêng của mình về khái niệm kỹ năng giao tiếp,

nhưng đều có những điểm chung khi nhìn nhận về khái niệm này đó là các tác giả

đều khẳng định kỹ năng giao tiếp là khả năng (hoặc là quá trình) vận dụng những tri

thức, hiểu biết về lĩnh vực giao tiếp vào trong hoạt động giao tiếp một cách có hiệu

quả nhằm đạt được mục đích giao tiếp

Từ việc tham khảo các khái niệm được nhiều tác giả đưa ra về kỹ năng giao tiếp,

chúng tôi cho rằng: Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng có kết quả các tri

thức (hiểu biết) về phương thức thực hiện quá trình tác động qua lại, ảnh hưởng

Trang 28

lẫn nhau giữa con người và con người trong một lĩnh vực hoạt động nào đó, qua

đó tri giác lẫn nhau, trao đổi thông tin, tình cảm, ý nghĩ… để đạt được mục đích

đã định trước

Kỹ năng giao tiếp có một số đặc điểm sau:

- Việc nắm vững và thường xuyên vận dụng những tri thức (hiểu biết) về cách

thức (phương thức) thực hiện quá trình tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa

người và người trong một lĩnh vực nào đó là điều kiện tiên quyết để hình thành và

phát triển kỹ năng giao tiếp trong lĩnh vực đó Bất kỳ kỹ năng nào cũng phải dựa

trên cơ sở lý thuyết là những tri thức, đặc biệt là tri thức về phương thức hành động

Tuy nhiên muốn có kỹ năng thì không thể chỉ dừng lại ở sự hiểu biết những tri thức

về phương thức hành động, mà những tri thức đó phải được thường xuyên vận dụng

vào việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, hàng ngày, thông qua đó việc luyện tập

thường xuyên được diễn ra một cách chủ động và tích cực

- Mức độ hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp quyết định kết quả của quá

trình giao tiếp (quy định mức độ đạt tới của mục đích giao tiếp đã đặt ra từ đầu)

Nhiều nhà tâm lý cho rằng giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động Bất cứ một

hoạt động nào cũng cần phải có kĩ thuật để thực hiện có kết quả các thao tác, hành

động cụ thể Kỹ năng là mặt kĩ thuật của hành động, qua đó mục đích mà hành động

hướng tới được hiện thực hoá Điều này cũng có nghĩa là sự thành thạo về kỹ năng

giao tiếp cũng sẽ quyết định việc thực hiện có kết quả quá trình giao tiếp

1.4 Một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp

của giáo sinh khi thực tập giảng dạy ở trường Trung học cơ sở

1.4.1 Khái niệm giáo sinh trong trường sư phạm

Theo Từ điển tiếng việt trên trang web http://www inFormatik: "Giáo sinh là

những học sinh trường sư phạm đi thực tập ở các trường phổ thông"

Trong cuốn Từ điển tiếng việt, tác giả Hoàng Phê định nghĩa: "Giáo sinh là học

sinh trường sư phạm (thường chỉ học sinh đang kiến tập hoặc thực tập giảng dạy ở

một trường nào đó)"[37, tr.394]

Trang 29

Từ những định nghĩa trên chúng tôi hiểu giáo sinh là những người học tại các

trường sư phạm (từ trung cấp đến đại học) đang đi thực tập ở các trường phổ

thông Từ "giáo sinh" được dùng để chỉ những người đang trong thời gian học ở các

trường sư phạm nhưng nó thường được dùng nhiều hơn để chỉ những người đang

học ở các trường sư phạm đi kiến tập hoặc thực tập giảng dạy ở một trường phổ

thông nào đó

1.4.2 Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh

khi thực tập giảng dạy ở trường Trung học cơ sở

1.4.2.1 Định nghĩa kỹ năng giao tiếp sư phạm

Trong cuốn Giao tiếp sư phạm, tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh quan

niệm KNGTSP là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi (kể cả hành vi

ngôn ngữ) được giáo viên phối hợp hài hòa, hợp lý nhằm bảo đảm kết quả cao trong

hoạt động dạy học và giáo dục, với sự tiêu hao năng lượng tinh thần và cơ bắp ít

nhất, trong những điều kiện thay đổi [22, tr.88]

Theo tác giả Hoàng Anh trong cuốn luận án TS tâm lý mang tên “Kỹ năng giao

tiếp sư phạm của sinh viên” đã định nghĩa: “KNGTSP là kỹ năng giao tiếp được vận

dụng vào quá trình tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh trong hoạt động giảng dạy và

giáo dục Đó là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và diễn

biến tâm lý bên trong của học sinh và bản thân giáo viên, là khả năng sử dụng các

phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều chỉnh, điều khiển

quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giáo dục” [3, tr.38]

Trong định nghĩa này tác giả Hoàng Anh mới đề cập đến hai loại chủ thể (GV và

HS) trong giao tiếp sư phạm, chưa nhìn thấy giao tiếp sư phạm còn thường xuyên

diễn ra giữa GV và GV, giữa GV và phụ huynh HS, giữa GV và đại diện các đoàn

thể, cơ quan xí nghiệp có quan hệ phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục

HS

Trong luận văn của mình, chúng tôi quan niệm: Kỹ năng giao tiếp sư phạm là

khả năng vận dụng tri thức (hiểu biết) về phương thức thực hiện quá trình tác

động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa nhà giáo dục và người được giáo dục,

Trang 30

giữa các nhà giáo dục với nhau (có mối quan hệ hợp tác trong hoạt động giáo

dục) qua đó tri giác lẫn nhau, trao đổi thông tin, tình cảm, ý nghĩ… nhằm thực

hiện tốt, có hiệu quả hoạt động giáo dục là phát triển toàn diện nhân cách cho

người được giáo dục

1.4.2.2 Định nghĩa kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp khi thực tập

giảng dạy của giáo sinh

Như đã trình bày ở phần trên, giao tiếp sư phạm giữa GV và HS diễn ra trong

giờ lên lớp là một trong những hình thức giao tiếp sư phạm cơ bản nhất, quan trọng

nhất trong hoạt động giáo dục Cần nhấn mạnh rằng, ở hình thức giao tiếp sư phạm

này (giao tiếp sư phạm diễn ra trong giờ giảng dạy ở trên lớp) chỉ có hai chủ thể

giao tiếp (GV và HS) tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau Trên cơ sở các khái

niệm: giao tiếp, giao tiếp sư phạm, kỹ năng, KNGTSP vừa trình bày trên chúng tôi

hiểu KNGTSP trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy của giáo sinh như sau: Đó là

khả năng vận dụng tri thức (hiểu biết) về phương thức thực hiện quá trình tác

động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau trong giờ lên lớp, giữa giáo sinh và HSTHCS

qua đó tri giác lẫn nhau, trao đổi thông tin, tình cảm, ý nghĩ… nhằm làm cho

giờ giảng đạt tới chất lượng và hiệu quả cao nhất

1.4.2.3 Vai trò của kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp

Giao tiếp là một thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm Những hình thức

chủ yếu của công tác giáo dục và dạy học diễn ra trong điều kiện giao tiếp giữa các

chủ thể liên quan đến công tác giáo dục Không có giao tiếp giữa các chủ thể liên

quan tới công tác giáo dục thì hoạt động sư phạm không thể diễn ra Vì vậy, người

GV phải có năng lực, KNGTSP

KNGTSP trong giờ lên lớp là một thành phần không thể thiếu trong kỹ năng

giao tiếp sư phạm nói chung của người giáo viên Kỹ năng này có một vai trò quan

trọng giúp GV thực hiện một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là hình

thành, phát triển tri thức, phẩm chất, đạo đức, niềm tin…cho học sinh:

- KNGTSP trong giờ lên lớp góp phần giúp GV tạo được bầu không khí tâm lý

tốt, thân thiện, thoải mái, kích thích sự hứng thú học tập của HS

Trang 31

- KNGTSP trong giờ lên lớp là phương tiện quan trọng giúp người GV truyền tải

và tiếp nhận thông tin, tình cảm, cảm xúc từ HS một cách có hiệu quả

- KNGTSP trong giờ lên lớp có vai trò giúp người GV điều chỉnh, điều khiển

hành vi của mình và của HS đảm bảo cho giờ học diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu

quả cao nhất

1.4.3 Một số kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp cơ bản của giáo

sinh khi thực tập giảng dạy ở trường THCS

Kỹ năng giao tiếp sư phạm nói chung bao gồm nhiều nhóm kỹ năng Theo

V.P.Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành của một pha giao tiếp cho rằng để

có năng lực giao tiếp, cần có các kỹ năng sau:

+ Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp

+ Kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp

+ Kỹ năng nghe và biết lắng nghe

+ Kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi

+ Kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng giao tiếp

+ Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc

+ Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp

+ Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp

+ Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp

V.P.Dakharov đã xây dựng trắc nghiệm thăm dò những kỹ năng trên nhằm phát

hiện những khả năng tiềm tàng về giao tiếp của mỗi người Trong phần rèn luyện

KNGTSP, mỗi sinh viên sẽ được tiến hành trắc nghiệm này để biết được chỗ mạnh,

chỗ yếu của bản thân trong quan hệ giao tiếp

- Theo A.Cubanova và M.Rakhmatulina, một quá trình giao tiếp sư phạm bao

gồm ba thành phần lớn:

+ Nhóm các kỹ năng định hướng trước khi giao tiếp sư phạm

+ Nhóm các kỹ năng tiếp xúc xảy ra trong quá trình giao tiếp sư phạm

+ Nhóm các kỹ năng độc đáo hướng quá trình giao tiếp sư phạm đến các định

hướng giá trị khác nhau mà giáo viên cần hướng đến

Trang 32

Theo hai tác giả này thì các kỹ năng trong thành phần trên bao gồm: Kỹ năng

nhìn thấy, nghe được các trạng thái của học sinh, kỹ năng tiếp xúc, hiểu biết lẫn

nhau, kỹ năng tổ chức điều khiển quá trình giao tiếp

- Theo các nhà tâm lý học xô viết (cũ) A.A.Bôđalov, V.A.Cancalích,

N.V.Cudơnia, A.A.Leonchiev thì giao tiếp sư phạm có thể được chia thành một số

giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn điều khiển, điều chỉnh và phát triển quá trình giao tiếp

+ Giai đoạn tiếp theo là phân tích hệ thống giao tiếp đã thực hiện và cuối cùng là

xây dựng mô hình giao tiếp cho hoạt động tiếp theo

- Theo hai tác giả tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh giao tiếp sư phạm

gồm có những nhóm kỹ năng sau:

+ Kỹ năng định hướng giao tiếp

+ Kỹ năng định vị giao tiếp

+ Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp

+ Kỹ năng nhận biết các dấu hiệu bề ngoài của học sinh

+ Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp

- Theo tác giả Nguyễn Kế Hào và Nguyễn Quang Uẩn, giao tiếp sư phạm gồm

có những kỹ năng sau:

+ Kỹ năng định hướng giao tiếp

+ Kỹ năng định vị giao tiếp

Trên cơ sở ý kiến của các nhà nghiên cứu vừa trình bày ở trên, phù hợp với

phạm vi nghiên cứu đã giới hạn, trong đề tài của mình, chúng tôi chỉ quan tâm tới

một số KNGTSP trong giờ lên lớp (một loại kỹ năng thành phần của giao tiếp sư

phạm nói chung) cơ bản nhất của giáo sinh (người đang tập làm giáo viên) và xem

đó là những kỹ năng không thể thiếu của một giáo sinh khi thực tập giảng dạy ở

trường THCS Đó là những kỹ năng:

- Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp

- Kỹ năng lắng nghe tích cực đối tượng giao tiếp trong giờ lên lớp

- Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi trong giờ lên lớp

Trang 33

- Kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giờ lên lớp

- Kỹ năng đặt câu hỏi dẫn dắt học sinhthảo luận trong giờ lên lớp

1.4.3.1 Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp

Ấn tượng ban đầu là hình ảnh tâm lý tổng thể các đặc điểm diện mạo, lời nói, cử

chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ…mà một người ghi nhận được về người

khác khi bắt đầu tiếp xúc Ấn tượng ban đầu thường để lại những dấu ấn sâu sắc

(tích cực hoặc tiêu cực) cho chủ thể giao tiếp

Ấn tượng ban đầu là cửa ngõ quan trọng của quá trình giao tiếp; nó chỉ đạo, định

hướng suốt quá trình giao tiếp giữa GV và HS Một GV cần phải biết cách tạo ấn

tượng ban đầu tốt khi tiếp xúc với HS Bởi vì nếu GV có kỹ năng tạo ấn tượng ban

đầu tốt với HS thì sẽ làm cho HS tìm thấy sự hoà hợp, tin tưởng, có thiện cảm, có

niềm tin ở GV nhiều hơn Điều đó sẽ làm cho HS nẩy sinh tâm lý chờ đón giờ học

và tích cực học tập

Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng là khả năng giáo

viên vận dụng tri thức về phương thức tạo hình ảnh tâm lý tổng thể các đặc điểm

diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ… của mình với

học sinh

Muốn có kỹ năng này trước hết GV phải có những tri thức về phương thức tạo

ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng với HS sau đây và có ý thức thường

xuyên vận dụng chúng trước khi bắt đầu bài giảng ở trên lớp:

- Giáo viên lựa chọn trang phục (kiểu cách, màu sắc) phù hợp với công việc

giảng dạy

Trang phục bao gồm cách ăn mặc, khăn, mũ, trang điểm, kiểu tóc Trang phục

biểu hiện trạng thái cảm xúc, tính cách của chủ thể giao tiếp Các trang phục của

con người thường cần phải phù hợp với nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính hoặc địa vị

xã hội Tục ngữ ta có câu: “Quen nhau tin dạ, lạ tin quần áo” Trang phục, bản thân

nó không có ý nghĩa tâm lý, nhưng khi được thầy cô sử dụng thì nó phản ánh nội

dung tâm lý như: tính cách chu đáo, cẩn thận hay cẩu thả, luộm thuộm; ngăn nắp,

gọn gàng hay tuỳ tiện; cầu kì hay đơn giản; tế nhị, kín đáo hay phô trương, hình

Trang 34

thức… Vì vậy, thầy cô phải lựa chọn trang phục đúng kiểu cách lịch sự, văn minh,

màu sắc trang nhã, thể hiện được chuẩn mực của người GV, được xã hội thừa nhận,

tạo được những nhận xét thiện cảm ở HS để các em noi theo và học tập

- Giáo viên biết cần đi đứng với tư thế đĩnh đạc, đường hoàng, tự tin, tạo cho

học sinh cảm giác an tâm, gần gũi và kính trọng thầy cô

Tư thế, dáng đi, phong cách của GV tác động trực tiếp vào nhận thức cảm tính

của HS- giai đoạn nhận thức quan trọng tạo nên ấn tượng ban đầu Tư thế, dáng đi,

phong cách thể hiện những nội dung tâm lý của người GV: tự tin, điềm đạm, bĩnh

tĩnh, mẫu mực hay tuỳ tiện…Vì vậy GV cần rèn luyện cho mình một tư thế, dáng

đi, phong cách phù hợp chuẩn mực của người GV đó là đĩnh đạc, đường hoàng, tự

tin nhưng phải làm cho HS cảm nhận được sự gần gũi

- GV biết thể hiện sự gần gũi, thân thiện, quan tâm thực sự đến HS

GV khi bước vào lớp học cần phải biết thể hiện sự quan tâm, gần gũi, thân thiện

ngay từ những giây phút đầu tiên tiếp xúc với HS Đó là GV cần phải luôn tươi

cười, niềm nở với HS GV cần quan tâm thực sự, biết đặt mình vào vị trí và vai trò

của HS GV biết thừa nhận những quan điểm và cảm xúc của HS, thấu hiểu tâm

trạng, biết đồng cảm, xác định đúng mong đợi của họ, chia sẻ thông tin và giúp họ

vượt qua trạng thái cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, thiếu tự tin, ngại tiếp xúc với

GV

- GV nghiêm túc chào HS khi vào lớp để các em cảm thấy được tôn trọng

Mỗi con người, trong đó có HS là những chủ thể có ý thức luôn có lòng tự trọng,

biết tôn trọng người khác và đồng thời họ cũng có nhu cầu được người khác tôn

trọng mình Khi người GV bước vào lớp nghiêm túc chào các em tức là với động

tác chào đúng cách (nghiêm trang) và thái độ chân tình là thể hiện sự tôn trọng nhân

cách HS (tôn trọng nhân phẩm), qua đó các em sẽ cảm nhận được sự tin tưởng của

GV về mình, như vậy sẽ làm cho các em yêu mến thầy cô hơn và có thêm sức mạnh

để cố gắng nhiều hơn

- Giáo viên mở đầu quá trình giao tiếp tự nhiên, vui vẻ với nội dung giới thiệu

rõ ràng, gọn, mạch lạc

Trang 35

Trong quá trình giao tiếp sư phạm, giai đoạn mở đầu ảnh hưởng rất lớn tới việc

tạo ấn tượng ban đầu với học sinh Ấn tượng ban đầu xuất hiện khi thầy cô giáo tiếp

nhận lớp mới, học trò mới, trong lần tiếp xúc đầu tiên hoặc khi xảy ra những sự kiện

mới như giảng viên mới, tiết học mới, nhận nhiệm vụ mới Vì vậy thời điểm này,

giáo viên cần vui vẻ giới thiệu vài nét về bản thân để làm quen với các em và sau đó

giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc nội dung, nhiệm vụ công việc sẽ thực hiện

1.4.3.2 Kỹ năng lắng nghe tích cực đối tượng giao tiếp trong giờ lên lớp

Theo Vũ Dũng lắng nghe tích cực là quá trình nghe thể hiện ở sự tăng cường

tính tích cực có chủ định của tri giác bằng nhiều giác quan tham gia vào tình huống

giao tiếp Lắng nghe tích cực bao gồm: Tri giác thông báo bằng ngôn ngữ nói –

mức độ cảm xúc; ghi nhận các âm thanh tín hiệu trong thành phần của từ - mức độ

nhận biết; xác định ý tưởng của câu và của toàn bộ thông báo nói chung – mức độ

nhận thức Có thể nói kĩ năng lắng nghe tích cực là biết lắng nghe với cả con tim và

khối

óc

Tác giả E.D Neukrug (1999) chỉ ra những biểu hiện của lắng nghe tích cực là:

- Nói tối thiểu

- Chú ý tập trung tối đa vào những gì đối tượng nói và thể hiện

- Không ngắt lời

- Không đưa ra lời khuyên

- Nghe chính xác nội dung điều họ nói

- Cảm nhận chính xác những cảm xúc họ đang trải nghiệm

- Phản hồi cho họ biết là họ đang được nghe và được hiểu

- Hỏi làm rõ ý

Như vậy lắng nghe tích cực là hoạt động tâm lý có hướng đích, có ý thức, có sự

tập trung chú ý cao độ để thu thập được hết thông tin và cảm xúc trong lời nói của

đối tượng giao tiếp Do đó, lắng nghe tích cực là biểu hiện sự tôn trọng đối với đối

tác Với người thầy giáo, nếu không biết lắng nghe ý kiến của học sinh thì không

thể có được những biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng giáo dục (phù

Trang 36

hợp với từng học sinh), làm cho tính có hiệu quả của từng biện pháp giáo dục được

nâng cao

Kỹ năng lắng nghe tích cực trong giờ lên lớp là khả năng giáo viên vận dụng

những tri thức về phương thức lắng nghe có mục đích, có ý thức, có sự tập trung

chú ý cao độ để thu thập được hết thông tin và cảm xúc trong lời nói của học

sinh để làm cho giờ dạy đạt hiệu quả cao

GV muốn có kỹ năng lắng nghe tích cực trong giờ lên lớp, trước hết phải có

những tri thức về phương thức tiến hành lắng nghe tích cực HS trong giờ lên lớp

sau đây và có ý thức thường xuyên vận dụng chúng trong giờ lên lớp

- GV biết tập trung chú ý cao độ vào ý kiến HS đang phát biểu

GV biết tập trung chú ý cao độ vào ý kiến HS đang phát biểu thể hiện ở chỗ: Khi

HS phát biểu ý kiến, GV luôn hướng về phía HS, luôn nhìn vào mắt HS một cách

thân thiện, biết mỉm cười đúng lúc, đúng chỗ và gật đầu biểu lộ mình đang

nghe…Sự tập trung chú ý nghe không chỉ để nghe lời nói rõ nghĩa của HS mà còn

nghe được cả những lời nói ngập ngừng, cảm nhận được những băn khoăn thoáng

trên nét mặt của họ GV tập trung chú ý lắng nghe HS đang diễn đạt những suy nghĩ

của mình, làm cho họ hiểu thầy (cô) đang muốn nghe mình nói Có như vậy mới

khơi dậy được tính tích cực của HS trong giờ học, làm cho HS tự tin hơn khi trả lời

câu hỏi của GV cũng như khi trình bày hiểu biết, suy nghĩ của họ về bài học

- Giáo viên cố gắng để hiểu được đúng ý học sinh trả lời qua ngôn ngữ, cử

chỉ và cảm xúc của học sinh

Việc hiểu được đúng ý trong ngôn ngữ, cử chỉ, cảm xúc của HS đòi hỏi phải

thực sự chuyên tâm vào công việc khi tiếp nhận thông tin từ HS Lắng nghe để hiểu

được ý của HS trong từng câu trả lời, trong từng lời nói, cử chỉ, cảm xúc khi trao

đổi thông tin về bài học, khi tiếp xúc, hạn chế những sai sót có thể xảy ra khi thực

hiện giao tiếp GV cần nhạy cảm tinh tế để cảm nhận được “ngôn ngữ cơ thể” của

HS khi giao tiếp

- Giáo viên biết im lặng, kiên nhẫn chờ đợi để học sinh nói hết những điều

các em đang suy nghĩ khi thảo luận trên lớp

Trang 37

GV biết im lặng, kiên nhẫn chờ đợi cho HS trình bày suy nghĩ là để nghe và cảm

nhận được những gì HS nói, để hiểu được cặn kẽ từng câu trả lời, từng suy nghĩ,

băn khoăn, mong muốn chia sẻ của HS Biết im lặng thể hiện sự tôn trọng của GV

đối với HS đó là một trong những nguyên tắc quan trọng trong giáo dục, điều đó tạo

cho HS có sự tự tin, mạnh dạn trình bày những suy nghĩ của bản thân đối với GV

Người GV biết im lặng, kiên nhẫn chờ đợi để HS trình bày suy nghĩ thể hiện ở chỗ

GV ngừng nói, chăm chú nghe HS với một thái độ thật lòng, vui vẻ, không bao giờ

ngắt lời, nói tranh lời HS khi họ đang trình bày suy nghĩ của bản thân Sự ngắt lời

giữa chừng của GV đối với HS làm cho họ cảm thấy không được tôn trọng và mất

tự tin không dám trình bày suy nghĩ, thắc mắc của mình đối với GV

- Giáo viên biết xác nhận và nhắc lại đúng ý của học sinh đã phát biểu bằng

ngôn ngữ của mình

Đây là yếu tố rất quan trọng trong kỹ năng lắng nghe tích cực Kỹ năng này có

vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học, giáo dục Việc xác nhận và nhắc lại

đúng ý HS trình bày sẽ giúp GV nắm được một cách chính xác thông tin từ phía

HS, GV sẽ biết được HS hiểu bài đến mức độ nào từ đó điều chỉnh, điều khiển hoạt

động dạy học, giáo dục cho có hiệu quả; đồng thời một lần nữa giúp HS xác nhận

lại mức độ hiểu bài của họ đến đâu từ đó giúp HS điều chỉnh hoạt động học của

mình cho có hiệu quả

- Giáo viên biết hỏi lại học sinh để làm rõ ý họ muốn nói

Trong quá trình giao tiếp sư phạm có những lúc HS trả lời và trình bày thông tin

nhưng chưa rõ ràng Lúc này GV không chỉ lắng nghe mà cần phải biết cách đặt câu

hỏi để khai thác, gợi ý và làm rõ ý những gì HS muốn trả lời, muốn trình bày Qua

đó GV phát huy được tính tích cực học tập của HS đồng thời GV có thể đánh giá

đúng khả năng tiếp thu và hiểu bài học đến đâu từ đó kịp thời điều chỉnh quá trình

dạy học cho phù hợp

- Giáo viên biết sử dụng nhiều giác quan (nghe, nhìn, ) khi nghe học sinh

trình bày để hiểu hết và đúng ý học sinh phát biểu

Trang 38

Tập trung các giác quan khi nghe thực chất là GV không chỉ nghe bằng tai mà

còn biết cảm nhận thông tin, cảm xúc của HS qua thị giác, khứu giác và xúc giác

Sự tinh tế trong nghệ thuật giao tiếp đòi hỏi GV biết nghe bằng các giác quan để

hiểu thông tin đầy đủ và trọn vẹn Đặc biệt trong dạy học việc hiểu thông tin đầy đủ

và trọn vẹn từ phía HS có vai trò quan trọng giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy học

để có được chất lượng tốt nhất GV không chỉ cần nắm bắt được những thông tin

HS trình bày một cách rõ ràng là đã đủ mà cần phải hiểu được những suy nghĩ, năng

lực nhận thức của HS đằng sau những câu trả lời ấp úng, chưa rõ ý (nguyên nhân do

chưa hiểu vấn đề hay do đã hiểu vấn đề nhưng mất bình tĩnh.v.v ) Muốn vậy GV

cần phối hợp tất cả các giác quan để cảm nhận được thông tin, cảm xúc của HS,

hiểu hết và đúng ý của HS từ đó đánh giá đúng được HS hiểu vấn đề trình bày đến

đâu và điều chỉnh kịp thời

Tóm lại, lắng nghe tích cực là một trong những kỹ năng quan trọng ảnh thưởng

tới hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục Lắng nghe tích cực không phải là

công việc dễ dàng, đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết thường xuyên rèn luyện nhằm

phát triển kỹ năng nghe và hiểu nội dung của câu trả lời và thông tin mà học sinh

đưa ra

1.4.3.3 Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi trong giờ lên lớp

Kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi trong giờ lên lớp là khả năng giáo viên

vận dụng những tri thức về phương thức tự chủ, tự điều khiển, điều chỉnh, tự

kiềm chế cảm xúc, hành vi của bản thân (không thể hiện buồn quá trớn, vui quá

trớn, trong mọi trường hợp phải giữ được sự bình tĩnh), nhận thức được giới hạn

của phản ứng hành vi của bản thân mình trước học sinh để làm cho giờ dạy đạt

hiệu quả cao Khi kỹ năng này phát triển ở trình độ cao giáo sinh dễ làm chủ được

bản thân, không để xẩy ra những sự cố đáng tiếc trong mối quan hệ với học sinh

trong khi đang diễn ra bài giảng Muốn có kỹ năng này giáo viên phải có những tri

thức về phương thức thực hiện tự chủ cảm xúc, hành vi trước học sinh trong giờ lên

lớp sau đây và có ý thức thường xuyên vận dụng chúng trong giờ lên lớp:

Trang 39

- Giáo viên biết tự điều khiển, điều chỉnh diễn biến tâm trạng, cảm xúc, hành

vi của bản thân cho phù hợp với mục đích giao tiếp

Trong giao tiếp sư phạm đòi hỏi GV luôn luôn làm chủ sự thay đổi cảm xúc

trong suy nghĩ, trong từng hành động, trong từng cử chỉ, hành vi của mình ở mỗi

tình huống giao tiếp khác nhau Khả năng biết tự điều khiển, điều chỉnh diễn biến

tâm trạng, cảm xúc, hành vi của GV biểu hiện ở chỗ họ biết lựa chọn và thể hiện

cảm xúc hành vi phù hợp với từng mục đích, tình huống giao tiếp sư phạm (khi

giảng bài, lúc khen thưởng, lúc trách phạt HS…) Muốn vậy GV phải biết: tránh

biểu hiện nét mặt u buồn, mệt mỏi khi giao tiếp với HS trong giờ lên lớp; lựa chọn,

thể hiện tâm trạng, cảm xúc phù hợp nội dung bài dạy; khi khen thưởng HS cần

phải có thái độ chân thành, vui vẻ; khi trách phạt HS cần phải có thái độ nghiêm

khắc nhưng không được miệt thị, ghét bỏ HS; đặc biệt không ứng xử theo kiểu

“giận cá chém thớt" mang sự bực tức cá nhân trong quan hệ với người khác trút lên

đầu HS Đây là thói quen xấu ảnh hưởng lớn đến kết quả giao tiếp cũng như uy tín

của GV đối với HS.v.v… Làm được điều đó sẽ giúp GV điều khiển quá trình giao

tiếp đi đúng mục đích, hạn chế những điều phản sư phạm khi tiếp xúc với HS

- Giáo viên biết ứng xử bình tĩnh, biết kiềm chế trạng thái xúc động mạnh có

thể ảnh hưởng xấu đến kết quả giao tiếp với học sinh

Trong nghề dạy học, người GV tác động đến HS không chỉ bằng khối lượng tri

thức GV có mà còn bằng cả chính nhân cách của mình đó là sự mẫu mực trong

hành vi và thái độ của chính GV đối với thế giới xung quanh Đối tượng tiếp xúc

của GV là HS ở độ tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách, có những em còn

có những thái độ, hành vi không phù hợp với chuẩn mực Gặp những HS chưa

ngoan thì GV phải bình tĩnh, kiềm chế sự tức giận, có sự lựa chọn sáng suốt để giáo

dục các em, tránh được những hành vi đáng tiếc xảy ra làm ảnh hưởng hình ảnh của

GV trước

học sinh

- GV biết tạo ra cảm xúc tích cực khi giao tiếp với HS trong giờ lên lớp

Trang 40

Bầu không khí tâm lý trong giao tiếp sư phạm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả

học tập và giảng dạy Nếu như mối quan hệ giữa GV và HS tạo được nhiều cảm xúc

tích cực thì sẽ làm cho tình cảm của GV và HS tốt hơn và làm cho cho GV cảm

thấy yêu nghề hơn và HS cũng cảm thấy thích học hơn GV biết tạo ra cảm xúc tích

cực khi giao tiếp với HS trong giờ lên lớp là GV luôn điều chỉnh được xúc cảm của

mình ở trạng thái vui vẻ, thân thiện và làm cho bản thân HS cũng cảm thấy vui vẻ,

thoải mái, không căng thẳng

- GV biết đón nhận tích cực, vui vẻ những lời phàn nàn, lời chê từ HS

Để đáp ứng yêu cầu của nghề dạy học, mỗi GV phải không ngừng tự học tập, tự

đào tạo, tự tu dưỡng phẩm chất, nhân cách trong suốt cuộc đời của mình Muốn

hoàn thiện bản thân người GV phải biết đón nhận những lời phàn nàn, lời chê từ

mọi người, đặc biệt là HS của mình, một cách tích cực, vui vẻ, không có ác cảm đối

với HS chê mình mà trái lại còn phải biết cảm ơn sự thẳng thắn của HS Có như vậy

người GV mới tự mình sửa đổi những điểm chưa phù hợp với nghề dạy học của bản

thân

Tóm lại, GV là những con người mẫu mực, là tấm gương cho HS noi theo Nhân

cách của người GV là công cụ hành nghề chính trong quá trình thực hiện mục tiêu

giáo dục đó là hình thành, phát triển toàn diện nhân cách cho người học Vì vậy

người GV phải có kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi trong quá trình giao tiếp sư

phạm Kỹ năng này giúp người GV điều chỉnh điều khiển cảm xúc, hành vi bản

thân phù hợp với môi trường sư phạm, tránh được những sai lầm mang tính phản sư

phạm

1.4.3.4 Kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giờ

lên lớp

Đây là loại công cụ phương tiện có tầm quan trọng số một trong quá trình hành

nghề của người GV Trong quá trình giao tiếp sư phạm, GV phải có kỹ năng sử

dụng thành thục, làm chủ được phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

trong giờ lên lớp Kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong

giờ lên lớp là khả năng giáo viên vận dụng tri thức về phương thức sử dụng

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w