Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở (Trang 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp trong đó người nghiên cứu dùng một số câu hỏi đặt ra cho giáo sinh để tìm hiểu về thực trạng KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh trường CĐSPNA. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một trong những phương pháp chính của đề tài. Ngoài điều tra giáo sinh chúng tôi còn tiến hành điều tra các giảng viên của trường CĐSPNA, GVTHCS hướng dẫn giáo sinh thực tập giảng dạy, HSTHCS (cán bộ lớp) ở các lớp có giáo sinh thực tập nhằm làm cho kết quả nghiên cứu mang tính sâu sắc và khách quan hơn.

Dựa vào cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành xây dựng bốn bảng hỏi dành cho giáo sinh và giảng viên trường CĐSPNA, giáo viên và học sinh trường Trung học cơ sở.

- Bảng hỏi dành cho giáo sinh gồm 3 phần:

Phần A : Đánh giá chung. Trong phần này chúng tôi tìm hiểu nhận thức của giáo sinh về KNGTSP trong giờ lên lớp, tầm quan trọng của KNGTSP trong giờ lên lớp đối với chất lượng bài giảng, thái độ tích cực rèn luyện KNGTSP trong giờ lên lớp và nhận thức của giáo sinh về các KNGTSP trong giờ lên lớp cần có ở một giáo viên để giờ dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao (từ câu 1 đến câu 4).

Phần B: Chúng tôi tìm hiểu thực trạng về mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện 5 kỹ năng thành phần cơ bản thuộc KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh thực tập (câu 5): kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng (gồm các item từ 1 đến 5), kỹ năng lắng nghe tích

cực trong giờ lên lớp (gồm các item từ 6 đến 11) kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi trong giờ lên lớp (gồm các item từ 12 đến 15), kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giờ lên lớp (gồm các item từ 16 đến 20), kỹ năng đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận trong giờ lên lớp (gồm các item từ 21 đến 25).

Phần C: Tìm hiểu một số khó khăn của giáo sinh khi thực hiện giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp vào thời gian thực tập giảng dạy (câu 6); một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến KNGTSP trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy của giáo sinh (câu 7); mức độ phát triển động cơ nghề dạy học của giáo sinh (câu 8); yêu cầu và một số thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu (câu 9) (phụ lục 1).

- Bảng hỏi dành cho giảng viên dạy tại trường CĐSPNA: Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra giảng viên (dạy các môn Tâm lý học – Giáo dục, môn phương pháp, môn chuyên ngành và môn khoa học cơ bản) trường CĐSPNA nhằm thu thập ý kiến đánh giá của họ về các vấn đề sau: tầm quan trọng của KNGTSP trong giờ giảng dạy trên lớp của một giáo viên đối với chất lượng giảng dạy (câu 1); mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giảng viên và giáo sinh để hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp (mà chúng tôi nghiên cứu trong đề tài) của các giảng viên (câu 2); đánh giá của giảng viên đối với mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến sự hình thành, phát triển KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh (câu 3) ; đánh giá mức độ phát triển động cơ nghề dạy học của giáo sinh (câu 4) và thu thập ý kiến đóng góp của giảng viên để nâng cao KNGTSP trong giờ lên lớp cho giáo sinh trường CĐSPNA (câu 5) (phụ lục 2).

- Bảng hỏi dành cho giáo viên trường THCS nơi giáo sinh thực tập. Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra giáo viên trường THCS (những người trực tiếp hướng dẫn và đánh giá kết quả thực tập giảng dạy của giáo sinh) nhằm thu thập ý kiến đánh giá của họ về các vấn đề sau: tầm quan trọng của KNGTSP trong giờ lên lớp đối với chất lượng giảng dạy (câu 1); mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và học sinh THCS để

hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh thực tập (câu 2); mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến sự hình thành, phát triển KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh (câu 3), một số khó khăn của giáo sinh khi thực hiện giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp vào thời gian thực tập giảng dạy, nguyên nhân (câu 4) và thu thập ý kiến đóng góp của giáo viên THCS để nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp cho giáo sinh (câu 5) (Phụ lục 3).

- Bảng hỏi dành cho học sinh THCS (cán bộ lớp) ở những lớp có giáo sinh thực tập.

Chúng tôi thiết kế bảng hỏi này để thu thập ý kiến đánh giá của học sinh (cán bộ lớp) về mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và học sinh THCS để hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh thực tập (Phụ lục 4).

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở (Trang 56)