Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở (Trang 59)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.5.Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Phương pháp này được sử dụng để xử lý, phân tích, đánh giá kết qủa nghiên cứu về mặt định tính và định lượng, từ đó rút ra được những kết luận mang tính khoa học, chuẩn xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.

Các số liệu thu được sau quá trình điều tra thực tiễn được xử lý bằng chương trình SPSS phiên bản 16.0.

- Phương pháp phân tích thống kê mô tả.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các đại lượng thống kê mô tả sau: + Giá trị trung bình được dùng để tính điểm của KNGTSP trong giờ lên lớp được nghiên cứu trong đề tài, các yếu tố ảnh hưởng.

+ Độ lệch chuẩn được dùng để mô tả mức độ tập trung hay phân tán của các câu trả lời được lựa chọn.

+ Tần suất là chỉ số phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

- Phương pháp phân tích thống kê suy luận.

+ Chúng tôi dựa trên giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để so sánh kết quả đánh giá về mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo những tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và học sinh THCS để hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh khoa Tự nhiên và khoa Xã hội (xem xét giáo sinh khoa nào có điểm trung bình cao hơn và điểm trung bình có sự phân tán hay tập trung), của các nhóm khách thể nghiên cứu.

+ Chúng tôi sử dụng lệnh Analyze/Compare Means/ Independent - Sample T – Test so sánh điểm trung bình và kiểm định giá trị so sánh điểm trung bình về mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy giữa giáo sinh khoa Tự nhiên và Xã hội, giữa giáo sinh tự đánh giá với giáo viên THCS đánh giá, giữa giáo sinh tự đánh giá với cán bộ lớp học sinh THCS đánh giá, giữa giáo sinh tự đánh giá với người nghiên cứu đánh giá. Trong quá trình phân tích so sánh chúng tôi sử dụng hệ số tương quan pearson (r) chỉ rõ mức độ có liên hệ hay không có liên hệ của hai nhóm đại lượng nào đó. Trong đề tài này chúng tôi xem xét mối quan hệ của mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và học sinh THCS để hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh, mối quan hệ giữa mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh với các yếu tố ảnh hưởng bằng lệnh Analyze/correlate/Bivariate Correlations.

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở (Trang 59)