Xây dựng thang đánh giá

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở (Trang 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.Xây dựng thang đánh giá

Cách tính toán điểm số của các phần trong mỗi bảng hỏi như sau:

Phiếu điều tra giáo sinh, giảng viên trường CĐSPNA, giáo viên THCS, học sinh THCS (cán bộ lớp), phiếu quan sát khi dự giờ:

Ở mức độ vận dụng thường xuyên: Không bao giờ: 1 điểm; thỉnh thoảng: 2 điểm; thường xuyên: 3 điểm.

Ở mức độ vận dụng thành thạo: Hoàn toàn chưa thành thạo: 1 điểm; chưa thành thạo hoàn toàn: 2 điểm; Hoàn toàn thành thạo: 3 điểm.

Như vậy, ở mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo điểm tối đa là 3 và điểm tối thiểu là 1. Với thang điểm trên, dựa theo công thức tính giá trị khoảng cách ((Maximum - Minimum) / n) chúng tôi tính điểm chênh lệch giữa các mức độ của thang đo là 0,67. Từ đó chúng tôi đề ra thang đánh giá như sau:

Ở mức độ thường xuyên của thang đo:

- Điểm trung bình từ 1 đến 1,67: mức không bao giờ tương ứng với việc giáo sinh chưa vận dụng thường xuyên tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp cho bản thân khi thực tập giảng dạy tại trường THCS.

- Điểm trung bình từ 1,68 đến 2,34: mức độ thỉnh thoảng tương ứng với việc giáo sinh thỉnh thoảng vận dụng tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp cho bản thân khi thực tập giảng dạy tại trường THCS.

- Điểm trung bình từ 2,35 đến 3: Mức độ thường xuyên tương ứng với việc giáo sinh thường xuyên vận dụng tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp cho bản thân khi thực tập giảng dạy tại trường THCS.

Ở mức độ vận dụng thành thạo của thang đo:

- Điểm trung bình từ 1 đến 1,67: Mức độ hoàn toàn chưa thành thạo, tương ứng với KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh được hình thành ở mức độ thấp.

- Điểm trung bình từ 1,68 đến 2,34: Mức độ chưa thành thạo hoàn toàn tương ứng với KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh được hình thành ở mức độ trung bình.

- Điểm trung bình từ 2,35 đến 3: Mức độ hoàn toàn thành thạo tương ứng với KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh được hình thành ở mức độ cao.

Các yếu tố ảnh hưởng đến KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh được xem xét ở 3 mức độ:

- Không ảnh hưởng: 1 điểm. - Phân vân : 2 điểm.

- Có ảnh hưởng: 3 điểm .

Tính điểm trung bình cho các yếu tố ảnh hưởng:

- Mức điểm từ 1 đến 1,67: Tương ứng với mức ảnh hưởng thấp.

- Mức điểm từ 1,68 đến 2,34: Tương ứng với mức ảnh hưởng trung bình. - Mức điểm từ 2,35 đến 3: Tương ứng với mức ảnh hưởng cao.

Động cơ nghề dạy học của giáo sinh được xem xét ở 3 mức độ: - Đồng tình: 3 điểm.

- Đồng tình một phần: 2 điểm. - Không đồng tình: 1 điểm.

Tính điểm trung bình cho động cơ nghề dạy học của giáo sinh:

- Mức điểm từ 1 đến 1,67: Tương ứng với mức giáo sinh có động cơ nghề nghiệp ở mức thấp.

- Mức điểm từ 1,68 đến 2,34: Tương ứng với mức giáo sinh có động cơ nghề nghiệp ở mức trung bình.

- Mức điểm từ 2,35 đến 3: Tương ứng với mức giáo sinh có động cơ nghề nghiệp ở mức cao.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.1. Nhận thức của giáo sinh trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An về kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp

Chúng tôi đã sử dụng câu 1 trong phiếu trưng cầu ý kiến giáo sinh (phụ lục 1): "Theo Anh (Chị) thế nào là KNGTSP trong giờ lên lớp?" để tìm hiểu nhận thức của giáo sinh trường CĐSPNA về khái niệm KNGTSP trong giờ lên lớp. Kết quả chúng tôi nhận được như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1: Nhận thức của giáo sinh trường CĐSPNA về khái niệm KNGTSP trong giờ lên lớp.

STT

Khoa

Phương án Tự nhiên Xã hội Tổng

SL % SL % SL %

1 a 54 41,22 13 17,81 67 32,8

2 b 31 23,66 34 46,58 65 31,9

3 c 46 35,12 26 35,61 72 35,3

Tổng 131 100 73 100 204 100

Theo định nghĩa chúng tôi đưa ra ở mục 1.4.2.2 chương 1, phương án b là đúng. Nhìn vào bảng 3.1, chúng ta thấy khái niệm KNGTSP trong giờ lên lớp chưa được tuyệt đại đa số giáo sinh nhận thức đúng (mới chỉ có 1/3 (31,9%) số giáo sinh nhận thức đúng). Tỷ lệ nhận thức đúng của giáo sinh khoa Xã hội gần gấp đôi khoa Tự nhiên.

Để có kết luận chính xác mức độ nhận thức về KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh chúng tôi sử dụng câu hỏi mở: Anh (chị) hãy kể tên các KNGTSP cơ bản nhất trong giờ lên lớp cần có ở một giáo viên mà anh (chị) biết để đảm bảo giờ dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao? Kết quả chúng tôi nhận được là:

Bảng 3.2: Số lượng tên các KNGTSP cơ bản trong giờ lên lớp giáo sinh liệt kê đúng. STT Khoa SL tên kĩ năng Tự nhiên Xã hội Tổng SL % SL % SL % 1 0 Kĩ năng 129 98,5 71 97,2 200 98 2 1 kỹ năng 2 1,5 1 1,4 3 1,5 3 2 kĩ năng 0 0 1 1,4 1 0,5 4 3 đến 5 kĩ năng 0 0 0 0 0 0 Tổng 131 100 73 100 204 100

Kết quả thống kê cho thấy không có giáo sinh nào kể được đúng cả 5 tên KNGTSP cơ bản trong giờ lên lớp mà chúng tôi đã đưa ra trong phần nghiên cứu lý luận.

Như vậy, từ việc giáo sinh chưa kể được tên các KNGTSP cơ bản trong giờ lên lớp để đảm bảo giờ dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao, chúng ta có thể thấy giáo sinh chưa có nhận thức đúng về kỹ năng này. Điều này cho thấy 31,9% giáo sinh lựa chọn phương án đúng về khái niệm KNGTSP trong giờ lên lớp và 100% giáo sinh khẳng định kỹ năng này có vai trò rất quan trọng hoặc quan trọng đối với chất lượng dạy học là còn cảm tính. Thực tế này cũng hoàn toàn hợp lý vì lý do thứ nhất, theo quy định trong chương trình mới ở trường Cao đẳng Sư phạm, các học phần của môn Tâm lý – Giáo dục, RLNVSPTX chỉ đề cập rất ít đến KNGTSP nói chung (trong học phần tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm có 1/2 tiết và trong học phần RLNVSPTX có 1 tiết học về giao tiếp sư phạm) và chưa có học phần nào nói kĩ về lý thuyết KNGTSP trong giờ lên lớp. Lý do thứ hai, thái độ quan tâm tới việc rèn luyện KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh chưa cao, chưa chủ động và tích cực (có tới 48% giáo sinh không quan tâm, 50,5% giáo sinh thỉnh thoảng rèn luyện và chỉ có 1,5% giáo sinh thường xuyên rèn luyện).

Thực trạng nhận thức đúng về khái niệm KNGTSP trong giờ lên lớp còn thấp và thái độ chưa quan tâm nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng này của giáo sinh trường CĐSPNA là một hạn chế khá lớn khiến cho kỹ năng này của họ khó có được mức thành thạo cao.

3.2. Thực trạng về mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo những tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh trường thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh trường CĐSPNA và học sinh THCS trong giờ lên lớp của giáo sinh

Ở đây chúng tôi lần lượt tìm hiểu mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo những tri thức về phương thức thực hiện giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh ở cả 5 KNGTSP trong giờ lên lớp cơ bản đã nêu lên trong chương 1.

3.2.1. Mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp của giáo sinh

3.2.1.1.Ở mức độ vận dụng thường xuyên

Kết quả nghiên cứu về vấn đề này được chúng tôi trình bày trong bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.3. Mức độ vận dụng thường xuyên tri thức về phương thức tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp của giáo sinh

STT Những biểu hiện

GS GVTHCS HSTHCS

ĐTB ĐLC Thứ

bậc ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Biết lựa chọn trang phục phù hợp

với công việc giảng dạy trên lớp. 2,23 0,62 5 2,10 5 2,20 5

2 Biết cách đi đứng với tư thế đĩnh đạc, đường hoàng, tự tin, tạo cho HS cảm giác an tâm, gần gũi và kính trọng tôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2,32 0,55 2 2,27 3 2,31 2

3 Luôn tươi cười, niềm nở, nhẹ nhàng thể hiện sự gần gũi, thân thiện, quan tâm thực sự đến HS.

2,31 0,55 3 2,29 2 2,29 3

4 Nghiêm túc chào HS khi vào lớp để làm cho các em cảm thấy được tôn trọng.

2,44 0,51 1 2,43 1 2,36 1

5 Biết thực hiện mở đầu quá trình giao tiếp tự nhiên, vui vẻ với nội dung giới thiệu rõ ràng, gọn, mạch lạc (về bản thân, tiết dạy).

2,29 0,53 4 2,14 4 2,25 4

ĐTB nhóm 2,32 0,48 2,25 2,28

Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy giáo sinh vận dụng các tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa mình và HSTHCS để hình thành kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp chỉ ở mức thỉnh thoảng (ĐTB =2,32). Trong đó, chỉ có 36,36% giáo sinh thường xuyên vận dụng, có trên một nửa (59,02%) giáo sinh thỉnh thoảng vận dụng và vẫn còn 4,6% giáo sinh không vận dụng. GV và HSTHCS cũng đánh giá giáo sinh vận dụng nội dung này chỉ ở mức thỉnh thoảng với ĐTB thấp hơn (ĐTB lần lượt là là 2,25; 2,28) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa so với điểm trung bình giáo sinh tự đánh giá (kết quả kiểm định ở phụ lục 10). Đây là kỹ năng quan trọng để tạo nên bầu không khí tâm lí tốt, tạo sự hứng thú, thoải mái cho GV và HS. Giáo sinh P.T.T, K30 Văn - Nhạc, khoa Xã hội cho rằng: “Ấn tượng ban đầu rất quan trọng trong việc tạo sự thân thiện, hứng thú cho GV và HS trong việc dạy và học vì vậy sẽ làm cho giờ dạy đạt hiệu quả cao”. Suy nghĩ này của giáo sinh cũng phù hợp với suy nghĩ của giảng viên trường CĐSPNA (Cô T.T.H, bộ môn Tâm lý – Giáo dục cho rằng: “Ấn tượng ban đầu tốt sẽ tạo được bầu không khí tốt, tạo được hứng thú dạy và học cho HS và GV”) và suy nghĩ của GVTHCS (Thầy N.D.T, trường THCS Liên Lí

nói: “Nếu GV tạo được ấn tượng ban đầu tốt sẽ gây sự hứng thú, sự cộng tác, tạo tâm thế tiếp thu và xây dựng bài một cách tích cực cho HS”).

Mặc dù trong khi phỏng vấn chúng tôi thấy nhiều giáo sinh nhận thức đúng tầm quan trọng của kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp nhưng hầu hết giáo sinh chưa thường xuyên rèn luyện. Giải thích cho sự mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động nhiều giáo sinh khi được phỏng vấn sâu đều nói rằng vì các em chưa được học cách để tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng và cũng chưa được luyện tập nhiều và chưa được giảng viên cao đẳng cũng như GVTHCS nhắc nhở và sửa chữa nhiều về kỹ năng này trong quá trình RLNVSP.

Biểu hiện nghiêm túc chào HS khi vào lớp để làm cho các em cảm thấy được tôn trọng được giáo sinh vận dụng thường xuyên và có ĐTB cao nhất (ĐTB = 2,44 xếp thứ nhất). Đánh giá này của giáo sinh cũng trùng với đánh giá của GV và HSTHCS đối với giáo sinh (ĐTB lần lượt là 2,43 và 2,36, đều xếp thứ nhất). Sở dĩ biểu hiện nghiêm túc chào HS được giáo sinh vận dụng thường xuyên vì đây là yêu cầu bắt buộc người GV phải thực hiện khi bước vào lớp học. Giáo sinh N.T.H, K 30 Văn - Nhạc, khoa Xã hội cho rằng: “ Khi bước vào lớp học, việc trước tiên cần phải thực hiện là nghiêm túc chào HS, điều này như là quy định đương nhiên”. Biểu hiện biết lựa chọn trang phục, cũng được giáo sinh vận dụng ở mức thỉnh thoảng nhưng có ĐTB thấp nhất (ĐTB = 2,23, xếp thứ 5). Để giải thích cho việc tại sao nội dung này lại có ĐTB không cao, nhiều giáo sinh đều có cùng ý kiến cho rằng các em thường lựa chọn trang phục theo thói quen, sở thích, cảm tính cho nên nhiều khi chưa dám khẳng định chắc chắn rằng cách ăn mặc của bản thân là phù hợp cao với công việc giảng dạy.

Kết quả kiểm định điểm trung bình của mức độ thường xuyên vận dụng tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp giữa giáo sinh khoa Tự nhiên và khoa Xã hội với p = 0,28>α=0,05, (Phụ lục 9) đã cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình giữa hai khoa nhưng điểm của khoa Xã hội phân tán hơn khoa Tự nhiên (σ(XH)=0,53> σ(TN)=0,45). Riêng biểu hiện biết lựa chọn trang phục phù hợp với công việc giảng dạy với p = 0,02 < α = 0,05 khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình giữa khoa Tự nhiên và khoa Xã hội (Khoa Xã hội (ĐTB = 2,10) có ĐTB thấp hơn khoa Tự nhiên (ĐTB = 2,31)). Sở dĩ có sự khác biệt này, là do trong quá trình quan sát chúng tôi thấy giáo sinh Tự nhiên thường lựa chọn

cách ăn mặc đơn giản, còn khoa Xã hội thường lựa chọn ăn mặc theo mốt và thích kiểu cách cho nên nhiều khi không thực sự phù hợp với trang phục GV. Biểu hiện nghiêm túc chào HS khi vào lớp để các em cảm thấy được tôn trọng với p = 0,02 < α=0,05 khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình giữa khoa Tự nhiên và khoa Xã hội (Khoa Xã hội (ĐTB = 2,55) có ĐTB cao hơn khoa Tự nhiên (ĐTB = 2,37)). Điều này khẳng định giáo sinh khoa Xã hội thường xuyên chú ý tới hành động chào hỏi học sinh khi bước vào lớp hơn giáo sinh khoa Tự nhiên.

Từ kết quả trên có thể thấy rằng, về cơ bản giáo sinh trường CĐSPNA trong khi thực tập giảng dạy chỉ thỉnh thoảng vận dụng các tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp.

3.2.1.2.Ở mức độ vận dụng thành thạo

Bảng 3.4. Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng của giáo sinh

STT Những biểu hiện GS GVTHCS HSTHCS quan sát Kết quả

ĐTB Thứ

bậc ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Biết lựa chọn trang phục phù

hợp việc giảng dạy trên lớp. 2,23 5 2,04 3 2,17 5 2,03 4

2 Biết đi đứng với tư thế đĩnh đạc, đường hoàng, tự tin, tạo cho HS cảm giác an tâm, tin tưởng và kính trọng.

2,27 3 1,82 5 2,21 4 2,09 2

3 Luôn tươi cười, niềm nở, nhẹ nhàng thể hiện sự gần gũi, thân thiện, quan tâm thực sự đến HS.

2,31 2 2,18 2 2,31 2 1,97 3

4 Nghiêm túc chào HS khi vào lớp để làm cho các em cảm thấy được tôn trọng.

2,45 1 2,36 1 2,37 1 2,66 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Biết thực hiện mở đầu quá trình giao tiếp tự nhiên, vui vẻ với nội dung giới thiệu rõ ràng, gọn, mạch lạc.

2,26 4 1,96 4 2,25 3 1,91 5

2.3 2.07 2.25 2.13 1.95 2 2.05 2.1 2.15 2.2 2.25 2.3 ĐTB 1 2 3 4 1. GS tự đánh giá 2. GV đánh giá 3. HS đánh giá 4. Kết quả quan sát

Biểu đồ 3.4. Mức độ vận dụng thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành kỹ năng tạo

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở (Trang 60)