Phương pháp quan sát

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở (Trang 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Phương pháp quan sát

- Khách thể quan sát: Với thời gian có hạn chúng tôi tiến hành quan sát 32 giáo sinh trường CĐSPNA đang thực tập giảng dạy (mỗi giáo sinh quan sát 2 tiết dạy) và quan sát 5 giáo viên THCS (mỗi giáo viên quan sát 1 tiết) dạy cho giáo sinh dự giờ.

- Mục đích quan sát

Quan sát mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh trường CĐSPNA khi thực tập giảng dạy từ đó làm rõ thực trạng KNGTSP trong giờ lên lớp của họ khi thực tập giảng dạy. Chúng tôi so sánh giữa kết quả giáo sinh tự đánh giá về mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức thực hiện giao tiếp sư phạm của bản thân với kết quả nhà nghiên cứu đánh giá nội dung này của giáo sinh do nhà nghiên cứu quan sát được trong lúc giáo sinh thực tập giảng dạy trên lớp để có kết luận chính xác hơn.

Quan sát giờ dạy mẫu của giáo viên THCS để đánh giá mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức thực hiện giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của họ

như thế nào từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo viên hướng dẫn tới giáo sinh thực tập.

- Cách thức tiến hành quan sát.

+ Dự giờ và ghi biên bản quan sát từng tiết dạy của giáo sinh trên lớp khi thực tập giảng dạy. Xử lý kết quả dự giờ (phụ lục 11).

+ Chúng tôi tiến hành quay video (7 giáo sinh) ghi lại toàn bộ hình ảnh, ngôn ngữ của giáo sinh và học sinh diễn ra trong giờ giảng dạy. Xử lý kết quả quan sát bằng biện pháp quay video (phụ lục 12).

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở (Trang 55)