Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở (Trang 50)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Động cơ nghề dạy học của giáo sinh

Động cơ là sức mạnh tinh thần, được nảy sinh từ một nhu cầu mà đối tượng thoả mãn nó đã được làm xuất hiện một cách rõ ràng trong đầu óc con người, dưới

hình thức biểu tưởng, thúc đẩy một hành động có hướng nhằm thoả mãn nhu cầu của chủ thể [25,tr.154]. Động cơ quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn các thái độ của nó. Đối với giáo sinh trường CĐSP, có được động cơ tích cực đối nghề dạy học phát triển mạnh sẽ thúc đẩy các em chăm chỉ học tập, vượt qua mọi khó khăn trở ngại, rèn luyện cho mình những phẩm chất, năng lực của người GV trong đó bao hàm cả KNGTSP trong giờ lên lớp. Giáo sinh có động cơ tích cực đối với nghề dạy học được đánh giá là phát triển mạnh khi họ tự nguyện học để được làm nghề dạy học không vì bất cứ một áp lực nào khác; họ thường hay trò chuyện với những người xung quanh về những cái hay, thú vị nhưng cũng không ít những thách thức trong nghề dạy học; họ luôn hành động quyết liệt nhằm tự chống lại những thói hư tật xấu có ở mình không phù hợp với nhân cách tốt đẹp của người làm nghề dạy học; họ luôn vượt qua mọi khó khăn về vật chất và tinh thần để có thể toàn tâm toàn ý cho việc học tập và tu dưỡng để sau này trở thành GV giỏi về mọi mặt; họ luôn cảm thấy học ở trường CĐSP năm sau càng thấy yêu nghề hơn năm trước; họ sẽ chung thuỷ với nghề, không chọn lại nghề khác vì bất cứ lý do gì. Với một động cơ nghề dạy học phát triển mạnh thì chắc chắn sẽ tác động tích cực tới quá trình học tập rèn luyện tay nghề và điều đó đương nhiên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành phát triển KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh. Ngược lại nếu giáo sinh có động cơ nghề dạy học phát triển ở mức độ yếu thì sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình rèn luyện tay nghề của giáo sinh, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự hình thành, phát triển KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh.

1.5.2.2. Ý thức tự khẳng định mình trước đồng nghiệp và trước học sinh của giáo sinh.

Theo Nguyễn Quang Uẩn ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà con người đã tiếp thu được. Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới. Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới, thể hiện năng lực tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người và khả

năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh và tự hoàn thiện mình [46]. Ý thức đảm bảo cho hoạt động của con người có mục đích và thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi con người nhằm đạt mục đích đề ra. Ý thức còn là sự tích luỹ và sử dụng thông tin xung quanh về bản thân con người để giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Ý thức tự khẳng định mình là mức độ phát triển cao của ý thức. Ý thức tự khẳng định mình trước đồng nghiệp và trước HS ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất năng lực của người GV nói chung và KNGTSP nói riêng của giáo sinh. Bởi vì, muốn tự khẳng định mình, muốn được đồng nghiệp và HS công nhận là người GV giỏi, mẫu mực thì bản thân giáo sinh phải có phẩm chất và năng lực sư phạm tốt. Điều này, đồng nghĩa với việc giáo sinh phải có thái độ học tập, rèn luyện tích cực và không ngừng phấn đấu để khi đứng trước đồng nghiệp và HS họ được công nhận là người có phẩm chất và năng lực sư phạm tốt trong đó bao gồm cả KNGTSP trong giờ lên lớp. Như vậy, nếu giáo sinh có ý thức tự khẳng định mình trước đồng nghiệp và HS thì sẽ có ảnh hưởng tích cực tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của người GV nói chung và KNGTSP trong giờ lên lớp của họ nói riêng. Ngược lại nếu giáo sinh không có ý thức tự khẳng định mình trước đồng nghiệp và HS thì điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hình thành, phát triển nhân cách người GV trong đó có KNGTSP trong giờ lên lớp của họ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

- Kết quả nghiên cứu lý luận chỉ ra rằng đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề giao tiếp và KNGTSP nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách độc lập về vấn đề KNGTSP trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy tại trường THCS của giáo sinh trường Cao đẳng Sư phạm.

- Trong chương một chúng tôi đã tìm hiểu, tham khảo và xây dựng hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài đó là : Khái niệm giao tiếp, khái niệm giao tiếp sư

phạm, khái niệm kỹ năng, khái niệm kỹ năng giao tiếp, khái niệm KNGTSP và khái niệm KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh trường Cao đẳng Sư phạm.

- Trong chương một chúng tôi cũng đã chỉ ra một số KNGTSP trong giờ lên lớp cơ bản của giáo sinh khi thực tập giảng dạy ở trường THCS đó là: kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng trên lớp; kỹ năng lắng nghe tích cực trong giờ lên lớp; kỹ năng tự chủ, cảm xúc, hành vi trong giờ lên lớp; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giờ lên lớp; kỹ năng đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận trong giờ lên lớp. KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh chủ yếu được hình thành và phát triển thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong quá trình đào tạo ở trường THCS.

- KNGTSP trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy của giáo sinh ở trường THCS chịu tác động từ nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố chủ quan như động cơ nghề dạy học, ý thức tự khẳng định mình trước đồng nghiệp và học sinh, các yếu tố khách quan như yếu tố RLNVSP cho giáo sinh của trường Cao đẳng Sư phạm, yếu tố KNGTSP trong giờ lên lớp của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm và của giáo viên THCS.

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về dịa bàn và khách thể nghiên cứu

- Sơ lược vài nét về trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

Trường CĐSPNA là trường công lập, tiền thân là các trường Trung cấp Sư phạm của tỉnh Nghệ An. Hiện nay trường có mục đích đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực trong đó có đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ các

trường học và đào tạo một số ngành nghề ngoài sư phạm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trường CĐSPNA gồm có các khoa: Khoa Tự nhiên, khoa Xã hội, khoa Ngoại ngữ, khoa Tiểu học, khoa Mầm non, khoa Tin học, khoa Thể dục và các bộ môn trực thuộc khác.

Trường nằm trong hệ thống giáo dục Đại học, trực thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển, tiêu chuẩn giảng viên, mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng, về thanh tra giáo dục đồng thời chịu sự quản lý hành chính về lãnh thổ của UBND Thành phố Vinh.

Giáo sinh của trường chủ yếu là người Nghệ An (hệ sư phạm) và một số tỉnh khác (hệ ngoài sư phạm) thuộc nhiều dân tộc khác nhau như: Kinh, Thái, Thổ, Thanh, Khơ mú, Dao, Tày mường, Tày hãy, Đan lai… Bên cạnh những đặc điểm của giáo sinh nói chung như: sự hoàn thiện về mặt thể chất, sự phát triển mạnh mẽ của tư duy lý luận, của thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, khả năng tự ý thức, tự giáo dục, về định hướng giá trị, về đời sống tình cảm… thì giáo sinh trường CĐSPNA còn mang một số đặc điểm đặc trưng của người dân xứ Nghệ như tình cảm, mộc mạc, chân chất, chịu khó…

- Cơ cấu khách thể nghiên cứu :

Trong đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát nghiên cứu các khách thể với số lượng như sau:

Bảng cơ cấu số lượng khách thể nghiên cứu KT nghiên cứu

Phương pháp

SL giáo sinh SL giảngviên

CĐSPNA SL GVTHCS SL HSTHCS TN XH Điều tra 131 73 120 102 104 Quan sát 21 11 5 Phỏng vấn sâu 10 10 10 10 5

- Bước 1: Xây dựng đề cương nghiên cứu. - Bước 2: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. - Bước 3: Xây dựng phiếu điều tra.

- Bước 4: Tiến hành điều tra thử .

- Bước 5: Tiến hành điều tra nghiên cứu kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường THCS (nghiên cứu điểm tại trường CĐSPNA).

- Bước 6: Xử lý số liệu, đánh giá kết quả. - Bước 7 : Kết luận và kiến nghị.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu và văn bản

Phân tích, khái quát hoá một số tài liệu và văn bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận định hướng cho nghiên cứu thực tiễn.

2.2.2. Phương pháp quan sát

- Khách thể quan sát: Với thời gian có hạn chúng tôi tiến hành quan sát 32 giáo sinh trường CĐSPNA đang thực tập giảng dạy (mỗi giáo sinh quan sát 2 tiết dạy) và quan sát 5 giáo viên THCS (mỗi giáo viên quan sát 1 tiết) dạy cho giáo sinh dự giờ.

- Mục đích quan sát

Quan sát mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và HSTHCS để hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh trường CĐSPNA khi thực tập giảng dạy từ đó làm rõ thực trạng KNGTSP trong giờ lên lớp của họ khi thực tập giảng dạy. Chúng tôi so sánh giữa kết quả giáo sinh tự đánh giá về mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức thực hiện giao tiếp sư phạm của bản thân với kết quả nhà nghiên cứu đánh giá nội dung này của giáo sinh do nhà nghiên cứu quan sát được trong lúc giáo sinh thực tập giảng dạy trên lớp để có kết luận chính xác hơn.

Quan sát giờ dạy mẫu của giáo viên THCS để đánh giá mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức thực hiện giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của họ

như thế nào từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo viên hướng dẫn tới giáo sinh thực tập.

- Cách thức tiến hành quan sát.

+ Dự giờ và ghi biên bản quan sát từng tiết dạy của giáo sinh trên lớp khi thực tập giảng dạy. Xử lý kết quả dự giờ (phụ lục 11).

+ Chúng tôi tiến hành quay video (7 giáo sinh) ghi lại toàn bộ hình ảnh, ngôn ngữ của giáo sinh và học sinh diễn ra trong giờ giảng dạy. Xử lý kết quả quan sát bằng biện pháp quay video (phụ lục 12).

2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp trong đó người nghiên cứu dùng một số câu hỏi đặt ra cho giáo sinh để tìm hiểu về thực trạng KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh trường CĐSPNA. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một trong những phương pháp chính của đề tài. Ngoài điều tra giáo sinh chúng tôi còn tiến hành điều tra các giảng viên của trường CĐSPNA, GVTHCS hướng dẫn giáo sinh thực tập giảng dạy, HSTHCS (cán bộ lớp) ở các lớp có giáo sinh thực tập nhằm làm cho kết quả nghiên cứu mang tính sâu sắc và khách quan hơn.

Dựa vào cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành xây dựng bốn bảng hỏi dành cho giáo sinh và giảng viên trường CĐSPNA, giáo viên và học sinh trường Trung học cơ sở.

- Bảng hỏi dành cho giáo sinh gồm 3 phần:

Phần A : Đánh giá chung. Trong phần này chúng tôi tìm hiểu nhận thức của giáo sinh về KNGTSP trong giờ lên lớp, tầm quan trọng của KNGTSP trong giờ lên lớp đối với chất lượng bài giảng, thái độ tích cực rèn luyện KNGTSP trong giờ lên lớp và nhận thức của giáo sinh về các KNGTSP trong giờ lên lớp cần có ở một giáo viên để giờ dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao (từ câu 1 đến câu 4).

Phần B: Chúng tôi tìm hiểu thực trạng về mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo các tri thức về phương thức thực hiện 5 kỹ năng thành phần cơ bản thuộc KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh thực tập (câu 5): kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trước khi diễn ra bài giảng (gồm các item từ 1 đến 5), kỹ năng lắng nghe tích

cực trong giờ lên lớp (gồm các item từ 6 đến 11) kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi trong giờ lên lớp (gồm các item từ 12 đến 15), kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giờ lên lớp (gồm các item từ 16 đến 20), kỹ năng đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận trong giờ lên lớp (gồm các item từ 21 đến 25).

Phần C: Tìm hiểu một số khó khăn của giáo sinh khi thực hiện giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp vào thời gian thực tập giảng dạy (câu 6); một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến KNGTSP trong giờ lên lớp khi thực tập giảng dạy của giáo sinh (câu 7); mức độ phát triển động cơ nghề dạy học của giáo sinh (câu 8); yêu cầu và một số thông tin cá nhân của khách thể nghiên cứu (câu 9) (phụ lục 1).

- Bảng hỏi dành cho giảng viên dạy tại trường CĐSPNA: Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra giảng viên (dạy các môn Tâm lý học – Giáo dục, môn phương pháp, môn chuyên ngành và môn khoa học cơ bản) trường CĐSPNA nhằm thu thập ý kiến đánh giá của họ về các vấn đề sau: tầm quan trọng của KNGTSP trong giờ giảng dạy trên lớp của một giáo viên đối với chất lượng giảng dạy (câu 1); mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giảng viên và giáo sinh để hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp (mà chúng tôi nghiên cứu trong đề tài) của các giảng viên (câu 2); đánh giá của giảng viên đối với mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến sự hình thành, phát triển KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh (câu 3) ; đánh giá mức độ phát triển động cơ nghề dạy học của giáo sinh (câu 4) và thu thập ý kiến đóng góp của giảng viên để nâng cao KNGTSP trong giờ lên lớp cho giáo sinh trường CĐSPNA (câu 5) (phụ lục 2).

- Bảng hỏi dành cho giáo viên trường THCS nơi giáo sinh thực tập. Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra giáo viên trường THCS (những người trực tiếp hướng dẫn và đánh giá kết quả thực tập giảng dạy của giáo sinh) nhằm thu thập ý kiến đánh giá của họ về các vấn đề sau: tầm quan trọng của KNGTSP trong giờ lên lớp đối với chất lượng giảng dạy (câu 1); mức độ vận dụng thường xuyên và thành thạo tri thức về phương thức thực hiện sự tác động qua lại giữa giáo sinh và học sinh THCS để

hình thành KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh thực tập (câu 2); mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến sự hình thành, phát triển KNGTSP trong giờ lên lớp của giáo sinh (câu 3), một số khó khăn của giáo sinh khi thực hiện giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp vào thời gian thực tập giảng dạy, nguyên nhân (câu 4) và thu thập ý kiến đóng góp của giáo viên THCS để nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp cho giáo sinh (câu 5) (Phụ lục 3).

- Bảng hỏi dành cho học sinh THCS (cán bộ lớp) ở những lớp có giáo sinh thực tập.

Chúng tôi thiết kế bảng hỏi này để thu thập ý kiến đánh giá của học sinh (cán bộ

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp sư phạm trong giờ lên lớp của giáo sinh khi thực tập giảng dạy tại trường trung học cơ sở (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)