1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông

114 2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG ROÃN TUẤN TÌM HIỂU VẺ ĐẸP VÀ GIÁ TRỊ TRIẾT LÝ TRONG DẠY HỌC BÀI THƠ NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỂ BỒI DƯỠNG THÁI ĐỘ VÀ LÍ TƯỞNG

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG ROÃN TUẤN

TÌM HIỂU VẺ ĐẸP VÀ GIÁ TRỊ TRIẾT LÝ TRONG DẠY HỌC

BÀI THƠ NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỂ BỒI DƯỠNG

THÁI ĐỘ VÀ LÍ TƯỞNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG ROÃN TUẤN

TÌM HIỂU VẺ ĐẸP VÀ GIÁ TRỊ TRIẾT LÝ TRONG DẠY HỌC

BÀI THƠ NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỂ BỒI DƯỠNG

THÁI ĐỘ VÀ LÍ TƯỞNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN NGỮ VĂN)

Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: GS TS NGUYỄN THANH HÙNG

HÀ NỘI - 2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Bằng tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin được trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học giáo dục, Khoa sau đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo của tổ phương pháp thuộc Khoa văn - Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới

GS TS Nguyễn Thanh Hùng đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Sở GD&ĐT Hải Phòng, Ban giám hiệu, các đồng chí giáo viên và học sinh của trường THPT Nguyễn Khuyến, các đồng chí giáo viên tổ Ngữ văn của các trường trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập nghiên cứu để hoàn thành luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tác giả trong toàn bộ thời gian học tập và hoàn thành luận văn

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu xót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, để luận văn được hoàn thiện hơn

Một lần nữa tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2010

Tác giả

Hoàng Roãn Tuấn

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5

5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Cấu trúc của luận văn 6

Chương : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Triết lý là một nội dung sâu sắc trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm 7

1.1.2 Quan niệm chung về sống “ Nhàn” 11

1.1.3 Quan niệm sống “Nhàn”của Nguyễn Bỉnh Khiêm là triết lý về cuộc sống 15

1.1.4 Mục tiêu dạy học bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm 20

1.1.5 Mối quan hệ giữa nội dung triết lý nhàn trong dạy học bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm với giáo dục thái độ, lí tưởng sống cho học sinh 22

1.2 Cơ sở thực tiễn 23

1.2.1.Quan niệm sống của thanh niên và tình trạng sa sút đạo đức, lối sống 23

1.2.2 Những ảnh hưởng của nội dung triết lý Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm tới học sinh THPT 28

1.2.3 Sự cần thiết phải khai thác vẻ đẹp và giá trị triết lý “Nhàn”của Nguyễn Bỉnh Khiêm 29

Trang 6

Chương 2: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TRIẾT LÝ VÀ VẺ ĐẸP TRONG

BÀI THƠ NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 32

2.1 Khái lược về nguồn gốc nội dung triết lý trong thơ của NBK 32

2.2 Triết lý “Nhàn” trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm 36

2.3 Giá trị triết lý trong bài thơ “Nhàn”- NBK 42

2.4 Vẻ đẹp của bài thơ “Nhàn”- NBK 45

2.5 Mối quan hệ giữa giá trị triết lý và vẻ đẹp của bài thơ “Nhàn” 48

2.6 Gắn nội dung bài thơ Nhàn – NBK với mục tiêu bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh là một quy trình khép kín 51

2.7 Khảo sát thực trạng dạy và học dưới góc độ tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy và học bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm 52

2.7.1 Về phía học sinh 52

2.7.2 Về phía giáo viên 57

2.8 Tài liệu tham khảo 61

Chương 3: THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM DẠY HỌC BÀI THƠ NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 65

3.1 Mục đích thể nghiệm 65

3.2 Điều kiện thể nghiệm 65

3.2.1 Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học 65

3.2.2 Điều kiện về con người 66

3.3 Thiết kế thể nghiệm 66

3.3.1 Phương hướng thiết kế giáo án thể nghiệm 66

3.3.2 Nội dung hướng dẫn học sinh chuẩn bị 67

3.3.3 Các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp 68

3.3.4 Cách thức kiểm tra đánh giá 71

3.3.5 Danh mục tài liệu cho bài học 80

3.3.6 Thiết kế giáo án thể nghiệm sư phạm dạy bài thơ “Nhàn”của Nguyễn Bỉnh Khiêm 81

3.4 Giải thích điểm mới 97

Trang 7

3.4.1 Điểm mới về nội dung 97

3.4.2 Điểm mới về phương pháp 97

3.5 Hướng dẫn thực hiện thiết kế 98

3.5.1 Đặc điểm của thiết kế 98

3.5.2 Hướng dẫn thực hiên 98

3.6 Đánh giá thiết kế 99

3.6.1 Tự đánh giá 99

3.6.2 Tổ chuyên môn đánh giá 100

KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Mười thế kỷ văn học trung đại Việt Nam - từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, là một thời kỳ văn học to lớn Với sự đóng góp của hàng nghìn tác giả, hàng vạn tác phẩm, nền văn học ấy đã để lại rất nhiều giá trị về tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân đạo và triết lý nhân sinh cao cả Những tác giả lỗi lạc đã góp phần tạo lên tầm vóc lớn lao của nền văn hoá Việt

Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, phân môn văn học phần văn học trung đại có 21 văn bản được giảng dạy chính, 7 văn bản đọc thêm Chừng ấy văn bản để hiểu được toàn bộ thời kỳ văn học trung đại với bao tâm tư tình cảm, những biến đổi thăng trầm của lịch sử dân tộc, những thay đổi của xã hội, con người trong suốt mười thế kỷ là một việc rất khó…Tuy nhiên những nhà biên soạn sách giáo khoa đã cố gắng hết sức để khắc phục hạn chế trên bằng cách tuyển chọn những bài những tác giả được xếp vào hàng tiêu biểu nhất của mỗi một giai đoạn, để trong một thời lượng ngắn học sinh vẫn có đủ nhận thức về mười thế kỷ văn học trung đại Việt Nam một cách chắc chắn Tuy nhiên với cách dạy học truyền thống coi trọng việc truyền đạt của thầy, nhấn mạnh yếu tố thầy vì lý do trình độ nhận thức của trò còn nhiều hạn chế, tài liệu học tập không đủ…và cơ bản là chúng ta duy trì một nền giáo dục bao cấp thì điều đó không còn phù hợp nữa Trong thời đại ngày nay hoạt động dạy học hướng vào người học đã trở thành một

xu hướng tất yếu của giáo dục Dạy học nhằm phát huy tính tích cực tự giác của người học, hay dạy học lấy người học làm trung tâm Thực chất của hoạt động dạy học là làm cho đối tượng học thay đổi về mọi mặt cả thể chất và tâm hồn, đảm bảo đủ các điều kiện của một con người hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu của xã hội

Trong cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông bộ môn Ngữ văn chiếm một vị trí quan trọng, điều đó được khẳng định ở hai khía cạnh: thứ nhất là tỉ lệ thời gian dành cho môn Ngữ văn nói chung và phân môn văn học

Trang 9

nói riêng; thứ hai mức độ tác động của nội dung môn học tới đời sống tâm tư tình cảm của học sinh rất lớn Theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng : “Văn học

nghệ thuật là một „vũ khí vô song‟ ” Như vậy có thể nói, văn học nghệ thuật

ngoài việc đảm bảo chức năng là một môn học trong nhà trường, nó còn là một môn nghệ thuật Vì vậy, nó có những tính chất riêng biệt mà không một môn học nào có được Việc xác định vị trí của môn Ngữ văn trong nhà trường giúp cho giáo viên có ý thức hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy Việc ý thức rõ về vị trí của phân môn văn học trong môn Ngữ văn và việc xác định vị trí của văn học trung đại cũng có một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động giảng dạy của mỗi giáo viên

Trong những năm gần đây trước luồng gió đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục nước ta đã và đang đem lại những thuận lợi mới cho hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò Tuy nhiên với các văn bản văn học trung đại được phân phối trong chương trình Ngữ văn phổ thông vẫn chưa tìm được hướng đi phù hợp, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của xã hội

Thực tế giảng dạy ở một số trường trên địa bàn người viết có dịp tiếp xúc trao đổi với cả giáo viên và học sinh, phần lớn họ cho rằng dạy văn bản văn học trung đại vừa khó vừa khô, ít hứng thú Thiết nghĩ đây là một thực tế không thể phủ định vì con đường đến với những giá trị đích thực của các văn bản văn học trung đại có nhiều khoảng cách khó lấp đầy: thứ nhất là bức tường ngôn ngữ; thứ hai là tâm lý của thời đại; thứ ba hệ thống thi pháp trung đại Những điều này không phải giáo viên và học sinh nào cũng hiểu biết cặn

kẽ Vì vậy, vấn đề tìm một hướng khai thác mới nhằm rút ngắn khoảng cách giữa văn bản văn học trung đại với giáo viên và học sinh trong thời đại ngày nay là một việc làm cần thiết

Khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì mặt trái của nó là những tệ nạn xã hội như tình trạng vi phạm đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh trung học, tình trạng học sinh sống buông thả, mải chơi, lêu lổng

Trang 10

ngày càng nhiều Những hiện tượng này đã và đang trở thành những vấn đề nan giải trong quá trình giáo dục học sinh, đáp ứng được sự phát triển của đất nước

Xuất phát từ những thực tế đáng lo ngại này, ngành GD&ĐT đã có nhiều cuộc vận động nhằm hướng học sinh vào những hoạt động tích cực

trong học tập như “Trường học thân thiện học sinh tích cực; mỗi thầy cô giáo

là một tấm gương tự học, sáng tạo”…Tuy nhiên những hoạt động này cũng

chỉ mang tính tình thế mà chưa giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề Vậy cái gốc của vấn đề tình trạng học sinh xuống cấp về đạo đức, lối sống bắt nguồn từ đâu và gải pháp nào là hiệu quả cho thực trạng trên đang là những câu hỏi thực tế đang đặt ra cho chúng ta

Từ vị trí của môn học trong hệ thống các môn học trong nhà trường chúng tôi nhận thấy rằng môn Ngữ văn và cụ thể là phân môn văn học có vai trò to lớn trong việc giáo dục thái độ và lí tưởng sống cho học sinh Qua những tác phẩm cụ thể, người dạy hoàn toàn có thể hướng nội dung vào việc bồi dưỡng thái độ sống tích cực, bồi dưỡng năng lực trí tuệ cho học sinh Đặc biệt

có những tác phẩm có nội dung giáo dục đạo đức lí tưởng sống một cách thiết thực và phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh Qua đó chúng ta hoàn toàn

có thể xây dựng trong nhận thức của học sinh những chuẩn mực về đạo đức, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội

Qua việc tìm hiểu hoạt động giảng dạy ở một số trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng, qua việc trao đổi thảo luận, thăm dò một số ý kiến của đồng nghiệp về cách dạy, hướng khai thác những tác phẩm văn học trung đại, chúng tôi nhận thấy cần phải có cách nhìn đúng đắn về vai trò và vị trí của những tác phẩm văn học trung đại đối với việc giáo dục học sinh hiện nay Có nhiều tác phẩm giáo viên dạy chưa khai thác được những giá trị đích thực, chưa gắn được nội dung tác phẩm vào cuộc sống hiện tại, chưa phát huy được tính giáo dục của nó Cụ thể, chúng tôi trao đổi với đồng nghiệp về bài thơ

“Nhàn” – NBK Điều làm chúng tôi băn khoăn là ngay chính người dạy cũng

Trang 11

không thể cắt nghĩa được một cách đầy đủ giá trị của bài thơ Phần lớn giáo viên chỉ dừng lại ở nội dung triết lý hoặc đơn thuần chỉ tìm hiểu vẻ đẹp của cuộc sống, nhân cách và trí tuệ của con người NBK mà chưa khái quát nên thành những nội dung có giá trị cụ thể là vẻ đẹp và giá trị triết lý của bài thơ Đây là một hạn chế khá phổ biến trong việc giảng dạy bài thơ này và nó còn là hiện tượng phổ biến trong giảng dạy những tác phẩm văn học trung đại nói chung

Qua tìm hiểu sách hướng dẫn giảng dạy bài thơ “Nhàn”- NBK chúng tôi nhận thấy một số điểm cần phải nhìn nhận một cách chuẩn xác: thứ nhất từ mục tiêu cần đạt của bài học tác giả sách giáo khoa cho rằng học sinh cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của NBK, trong khi đó đặc điểm bài học trong phần nội dung lại cho rằng Nhàn là triết lý, là thái độ sống, là tâm trạng của tác giả Trong phần trọng tâm kiến thức tác giả SGK đã chỉ ra bản chất của chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, là vẻ đẹp chân dung NBK Từ vấn đề trên người viết nhận thấy sự chưa thống nhất từ việc xác định mục tiêu cần đạt đến đặc điểm bài học và trọng tâm kiến thức Suy cho cùng, bài thơ

“Nhàn” phải thể hiện được nội dung nhàn trong quan niệm của NBKvà đó chính nội dung triết lý của bài thơ Điều chúng ta đặc biệt quan tâm ở đây là định hướng của sách giáo viên chưa triệt để, dễ dẫn đến những cách hiểu đại khái, qua loa và như vậy vô tình đã làm mất đi giá trị đích thực của tác phẩm Cho đến nay đã có nhiều người nghiên cứu nội dung triết lý nhàn trong thơ của NBK như Nguyễn Sĩ Cần “ Triết lý chữ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm”; Phạm Luận “Thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm”; Trần Đình Hượu “Triết lý

và thơ ở Nguyễn Bỉnh Khiêm”; Lê Trọng Khánh “ Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lý” và cả những nghiên cứu về thơ văn của NBK trong sách giáo khoa phổ thông như: Đoàn Minh Ngọc “ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sách giáo khoa phổ thông trung học”; Nguyễn Đức Phùng “ Giảng dạy thơ NBK trên quê hương Bạch Vân cư sĩ” nhưng việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng một cách có hệ thống những thành tựu nghiên cứu ấy vào hoạt động giảng dạy những tác phẩm cụ thể của NBK trong chương trình Ngữ văn

Trang 12

THPT thì chưa có công trình khoa học nào Từ những lập luận trên chúng tôi

chọn đề tài: “ Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ

"Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ, lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông”, để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả

trong hoạt động dạy học bài thơ

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy bài thơ "Nhàn" – (NBK),

để đóng góp thêm một cách nhìn, một hướng khai thác mới nhằm bổ sung thêm giá trị cho bài thơ Qua đó, giáo viên có thể hướng nội dung vào việc bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Tìm hiểu giá trị triết lý và vẻ đẹp của bài thơ “Nhàn”- (NBK)

3.2 Mối quan hệ giữa giá trị triết lý nhàn, vẻ đẹp của bài thơ “Nhàn” và mục tiêu bồi dưỡng thái độ, lí tưởng sống cho học sinh THPT hiện nay 3.3 Đề xuất cách dạy khai thác triệt để giá trị của bài thơ hướng vào bồi dưỡng thái độ, lí tưởng sống cho học sinh

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Thực trạng việc dạy học bài thơ Nhàn- (NBK) theo hướng khai thác vẻ

đẹp và giá trị triết lý

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Bài thơ “Nhàn”- NBK và việc dạy học bài thơ này trong chương trình

Ngữ văn THPT

5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý của bài thơ”Nhàn”- NBK và phương pháp dạy học bài thơ này nhằm phát huy giá trị và vẻ đẹp triết lý đối với việc bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh lớp 10 THPT

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng 2 nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây

Trang 13

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Đọc và nghiên cứu tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu về nội dung triết lý trong thơ văn của NBK

6.2 Nhóm phương pháp thực nghiệm

Tìm hiểu, trao đổi, thể nghiệm, khảo sát thu thập các dữ liệu thực tiễn, phân tích tổng hợp

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở dầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 2:Tìm hiểu giá trị triết lý và vẻ đẹp của bài thơ "Nhàn" của (NBK) Chương 3: Thiết kế thể nghiệm dạy học bài thơ “Nhàn”- (NBK)

Trang 14

1/ Tâm lý học: nghiên cứu tâm lý của con người

2/ Luận lý học: nghiên cứu về các phương pháp tư duy để giúp con người đạt đến chân lý Toán học cũng là 1 bộ phận trong luận lý học

3/ Đạo đức học: nghiên cứu và đưa ra chuẩn đạo đức để con người sống hòa bình với nhau trong cuộc đời, để xã hội có trật tự

4/ Siêu hình học: còn gọi là triết lý tổng hợp, nghiên cứu về bản ngã con người , nguồn góc con người, nguồn gốc vũ trụ

Từ khái niệm trên chúng ta có thể hiểu triết lý được thể hiện rõ nét qua những quan niệm của con người về cuộc sống xã hội và về chính bản thân con người Đây không phải là những quan niệm thông thường, nó là kết quả của những trải nghiệm của con người có được trong cuộc sống Nó tồn tại trong ý thức của con người và chi phối hành động của con người

1.1.1.2 Nội dung triết lý trong thơ văn

Nội dung triết lý là một phạm trù rộng, nó thể hiện trong toàn bộ tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc Việt Nam Từ văn học dân gian, triết

lý của nhân dân lao động đã được thể hiện một cách sâu sắc và rất cụ thể Triết lý ấy bao gồm toàn bộ quá trình nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và về chính bản thân con người Triết lý được phản ánh qua những kinh nghiệm sống hết sức có giá trị như những kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết, nông vụ, kinh nghiệm trong làm ăn, trong ứng xử giữa con người với nhau…Những kinh nghiệm này dần được khái quát lại thành những quan niệm sống

Trang 15

- Ai giàu ba họ, ai khó ba đời

- Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão

- Chớp đông nháy nháy, gà gáy thì mưa

- Vv…

Hay là những hiện tượng mang tính tương tác song hành, ràng buộc với nhau

- Lội bùn lấm chân, vọc sơn phù mặt

- Rau nào thì sâu ấy

- Già néo đứt dây

- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

Và cả những quan niệm trong quan hệ ứng xử:

- Bán anh em xa, mua láng giềng gần

- Một giọt máu đào hơn ao nước lã

- Vv…

Kho tàng triết lý vô cùng phong phú và có giá trị của nhân dân được lưu truyền từ đời này sang đời khác và trở thành những chuẩn mực trong đời sống hàng ngày Cứ thế giá trị tâm hồn của dân tộc ngày càng được bồi đắp và lớn mạnh

Khi văn học viết xuất hiện, một mặt kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian, mặt khác nó không ngừng tiếp thu những tinh hoa của những nền văn khác trong khu vực để tự làm phong phú thêm tinh hoa của dân tộc Triết lý dân gian cũng từ đó mà phát triển mạnh mẽ hơn

Trong thời kỳ văn học trung đại, các nhà nho của chúng ta tiếp thu những tư tưởng của Khổng, Lão, Phật… tạo nên sự giao thoa về tư tưởng và

ý thức hệ trong khu vực Đây cũng là tiền đề ảnh hưởng đến nội dung triết lý trong thời kỳ này Quan niệm của Nho gia về các hạng người trong xã hội như một ranh giới phân định về đẳng cấp Người quân tử thì có đạo của người quân tử, kẻ tiểu nhân thì có đạo của tiểu nhân Những quan niệm tưởng như

vô lý này lại là một hệ thống tư tưởng tồn tại hàng nghìn năm trong đời sống

xã hội Người quân tử phải có Tam cương, Ngũ thường, xuất thế hay nhập

Trang 16

thế, hành hay tàng đều đã được thể hiện khá rõ nét trong cách xử thế nhà nho Quan niệm về chí làm trai, về thành, cùng là những chuẩn mực được xã hội dựng lên như những tiêu chuần để đánh giá giá trị của con người Nhìn chung những quan niệm này vừa có phần tích cực, vừa có phần tiêu cực Tuy nhiên

ở mỗi thời đại, ở mỗi vĩ nhân lại có những cách, những quan niệm khác nhau

về triết lý Tính kế thừa của nội dung triết lý được thể hiện rõ nét qua tiến trình lịch sử văn học Điều giống nhau là tuỳ thời và hoàn cảnh sống có những biến đổi cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xã hội hiện tại Mục tiêu cuối cùng là giữ được bản thân cho trọn đạo, không bị chê bai, bài bác

1.1.1.3 Triết lý trong thơ của NBK

Triết lý trong thơ NBK là hệ thống tư tưởng của ông được khái quát thành những quan niệm về đời sống xã hội, con người, vũ trụ Triết lý đó có được là do những kiến thức ông đã hiểu được kết hợp với sự trải nghiệm đời

mà nhà thơ đã đúc rút lên thành những kinh nghiệm sống mang tính phổ biến,

có giá trị ổn định, lâu dài Đặc biệt triết lý ấy không chỉ bó hẹp trong quan niệm của cá nhân mà nó có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội của một thời đại

Ông là một nhà triết học Với ông, thơ trước hết để bộc lộ tư tưởng, mang tính giáo huấn rõ rệt Toàn bộ cảnh vật phản ánh trong thơ ông được nhìn bằng con mắt của nhà thơ triết lý, dù là cảnh thiên nhiên như sông núi, ao hồ, vườn tược, cầu đường… (cảnh xã hội như chợ búa, chùa chiền, học hành, hiếu hỉ…) các vật quen dùng như mâm bát, chày cối, giấy mực, lọng dù…

Mỗi bài thơ là một cách nhận biết thế giới của ông, thấm đượm tư tưởng triết học của ông, phục vụ cho một ý tưởng hoặc mục đích nhận thức của ông Đọc thơ ông, tôi chợt nghĩ rằng, có lẽ ông là người đầu tiên nhận ra chức năng công cụ của thơ, để lý giải, để nhận biết và để giáo dục tuyên truyền cho cái đạo của mình

Nói như thế, không phải là ông hạ thấp giá trị của thơ mà là tăng tính hữu ích của một thể loại nghệ thuật, nhạy cảm và tinh tế, thường gặp với trăng

Trang 17

gió và cái hư huyền của cõi thế gian, trả nó về với đời sống thường nhật Và như thế, trong thơ Việt Nam, có lẽ ông là người sáng lập ra loại thơ diễn giải minh họa và tuyên truyền, mà sau này ta thấy càng ngày càng phổ biến trong nền thơ hiện đại, chảy thành một dòng lớn trong thơ Việt Nam thế kỷ thứ 20, với nhiều tác phẩm xuất sắc của những tên tuổi lớn Đặc biệt, lẽ đời, nhân tình, thế thái, được ông trình bày vô cùng đa dạng, phong phú, có đủ các mùi

vị, sắc thái

Đây là những đóng góp đặc sắc và có thể nói là độc đáo của ông trong thơ trung đại Việt Nam tạo thành một từ trường, khiến ông trở thành một trong những ngọn núi lớn của thi ca dân tộc Ở đây, màu sắc triết học đã tan vào cảnh vật và tâm trạng, làm cho nó có sức lan tỏa xa rộng, bền vững lâu dài

Nhiều câu thơ của ông ở loại này trở thành danh ngôn, thành ngạn ngữ,

có cuộc sống riêng, độc lập với chính người sinh ra nó Không phải nhà thơ nào cũng có diễm phúc như vậy

Hãy nghe, ông nói về thời thế :

Có thuở được thời mèo đuổi chuột,

Đến khi thất thế kiến tha bò

(Thơ chữ Nôm: bài 81)

Và thế thái nhân tình :

Thớt có thanh tao ruồi đậu đến,

Gang không mật mỡ kiếm bò chi

(Thơ chữ Nôm: bài 58) Hoặc tương tự :

Thuở khó dẫu chào, chào cũng lảng

Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen

(Thơ chữ Nôm: bài 5)

Những vấn đề về đạo lý, lớn thì là trung quân, ái quốc, tiết nghĩa, nhỏ thì là tình thày trò, cha con, anh em…đều được ông viết thành thơ, với ý thức tuyên truyền không hề giấu giếm Ông có ý thức phục hồi những giá trị của

Trang 18

đạo lý và dùng văn chương để giáo dục mọi người, hy vọng nhờ thế mà xã hội trở nên tốt đẹp hơn

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa xứng đáng tryền thống thơ Lê Thánh Tông, đặc biệt là thơ Nguyễn Trãi và bổ sung vào đó, đậm đặc hơn, chất triết

lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng sâu sắc lẽ đời, với cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải của cá nhân ông Giầu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hướng sâu sắc tới tận ngày hôm nay, cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ

Đặc điểm nổi bật trong triết lý của NBK là sự mềm mại uyển chuyển trong nhận thức về vũ trụ quan và nhân sinh quan Ông không quá câu lệ vào những quan niệm mang tính công thức về cuộc sống, con người, mà luôn luôn biến đổi linh hoạt cho phù hợp với điều kiện hiện tại Cái mục đích cuối cùng trong triết lý của NBK là là để hiểu được cuộc sống, hiểu được thế cuộc, để từ

đó có những tác động tích cực nhằm hướng đến những lợi ích cao cả - lợi ích dân tộc

Nội dung triết lý trong thơ của NBK là một nội dung có giá trị sâu sắc

Nó cho thấy được thái độ, quan điểm của nhà thơ trước thời cuộc Qua đó, nhà thơ còn bộc lộ rõ những quan niệm sống tích cực của mình

1.1.2 Quan niệm chung về sống “ Nhàn”

1.1.2.1 Sống nhàn theo quan niệm đời thường

Trong đời sống dân gian, chúng ta vẫn thường nghe nói tới sống nhàn

Có những từ đi kèm với nhàn như là: nông nhàn, thư nhàn, nhàn cư, nhàn tâm, nhàn sự …Theo cách quan niệm này, nhàn ở đây được hiểu là sự rỗi rãi, thảnh thơi không phải làm gì và không phải lo nghĩ gì Nông nhàn là thời điểm những công việc nhà nông đã tạm hết như cấy xong, gặt xong…; thư

Trang 19

nhàn là thư thái, khoan khoái nhàn rỗi; nhàn cư chỉ chung cho cuộc sống nhàn nhã; nhàn tâm là trong lòng vô sự; nhàn sự là không có việc gì

Trong quan niệm đời sống nhàn được coi là sống sung sướng, không phải lo toan gì nhiều, nhàn nhã thong dong Họ thường cho rằng cuộc sống no

đủ về vật chất thì dễ sống nhàn hơn Vì thế mà người đời thường cho rằng, thiếu thốn về vật chất thì lúc nào cũng phải lo toan, tất tả ngược xuôi cho nên không thể nhàn được

Nhàn còn xuất hiện trong thuật bói toán, mê tín như tướng nhàn, số nhàn…

Như vậy có thể thấy quan niệm về Nhàn trong đời sống dân gian hết sức phong phú và đa dạng, không có chuẩn mực nào có thể đo được mức độ Nhàn Tuy nhiên những quan niệm tưởng như vụn vặt này, đôi khi lại trở thành cơ sở vững chắc cho một quan niệm, một lối sống Trong lich sử phong kiến Việt nam không ít những nhà nho có lối sống nhàn ảnh hưởng từ dân gian này

1.1.2.2 Nhàn trong quan niệm của nhà Nho

Khi chiết tự chữ Nhàn về mặt chữ Hán "nhàn" có thể viết theo hai cách: một là chữ môn là cửa ở ngoài, trong là chữ nguyệt là mặt trăng.( ) Hai cũng là chữ môn ở ngoài, và chữ mộc là gỗ ở trong.( ) Cả hai chữ đều đọc

là nhàn, với nghĩa nhàn rỗi, nhàn hạ Tuy nhiên, trong mỗi thời đại, ở mỗi nhà nho thì quan niệm về Nhàn lại có những điểm riêng biệt

Trần Nhân Tông, vị vua kiêm thiền sư đời Trần, trong bài ca "Đắc Thú Lâm Tuyền Thánh Đạo Ca" viết các câu như:

"Công danh chẳng chuộng, Phú quý chẳng màng, Tần Hán xưa nay, Xem đà nhàn hạ"

Ý của Trần Nhân Tông là người Phật tử không ham muốn gì công danh phú quý Vì vậy Trần Nhân Tông định nghĩa, nhàn là không màng công danh phú

Trang 20

quý, nhàn là hơn tất cả, cho nên trong bài thơ chữ Hán kết thúc bài ca này, ông viết:

"Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn kim"

Vạn kim là vạn lượng vàng, là giàu sang phú quý Hai chữ thanh nhàn còn giá trị hơn nhiều so với chữ ngàn lạng vàng Thú nhàn là thú thanh cao, là đối lập với vật chất tầm thường Vì vậy, nhàn là một lối sống cao đẹp

Quan niệm Nhàn thường xuất hiện trong lẽ xuất xử của Nho gia “Thành

kiêm tế thiên hạ, cùng độc thiện kỳ thân” (Thành đạt đem tài kinh bang tế thế,

giúp đời Vào thời thế suy giữ mình trong sạch, khí tiết thanh cao của nhà Nho) Nhàn ở đây chính là sự chối bỏ thực tại xã hội, sống ẩn dật, lánh đời theo kiểu “Lánh đục, tìm trong” giữ cho mình được thanh sạch, sống một cuộc sống thanh cao Nơi họ thường tìm đến là “thâm sơn, cùng cốc” , tự tách mình ra khỏi những phiền tạp của cuộc đời, sống hoà mình vào thiên nhiên, vạn vật Với quan niệm này phần lớn trong số nhà Nho là thoát ly thực tại, sống cô lập và thường không có mối quan hệ với đời Những nhà Nho này thường là những bậc đại quan trong triều, họ có ý thức dân tộc Họ có lí tưởng

và hoài bão lớn lao, muốn đem tài trí của mình ra để giúp nước cứu đời, tạo nên sự nghiệp “Kinh bang tế thế” nhưng thế cuộc xoay vần nhiều giá trị bị đảo lộn, họ lâm vào tình trạng bị cô lập Nguyễn Trãi từng có công lớn trong việc phò giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, rửa nhục cho nước, đem lại sự nghiệp trị bình cho nhà Lê Sau khi đất nước hoà bình nhà vua quen nghe lời nịnh thần ngon ngọt mà quên đi quốc lão, công thần, bất đắc chí ông đành về

ở ẩn tại Côn Sơn đề giữ mình Ông đã xa lánh cuộc sống bon chen nơi đô thành để tìm về cuộc sống an nhàn nơi ông ngoại Trần Nguyên Đán đã từng lui về ẩn dật Những điều tưởng như vô lý đó lại là một quy luật, quy luật cay nghiệt của cuộc đời “Khi con chim cuối cùng bị bắn hạ thì cây cung bị chẻ, con thú cuối cùng bị bắt thì chó săn bị thịt”, Lí Bạch làm quan dưới thời Đường Huyền Tông – Trung Quốc, cũng phải thốt lên “ Công thành thì thân thoái” Nhàn trong quan niệm của Nguyễn Trãi là “Nhàn thân không nhàn

Trang 21

tâm”, mặc dầu sống ẩn dật tại một ngọn núi tại Chí Linh - Hải Dương, mặc dầu đã thoát khỏi cuộc sống bon chen danh lợi nơi triều chính nhưng tấm lòng của ông vẫn canh cánh một nỗi niềm “Ưu thời mẫn thế” Những ngày ở ẩn tại

Côn Sơn ông đã thừa nhận là “Công danh đã được hợp về nhàn” “Hợp” nghĩa

là “nên”, là “đáng” Ông là người anh hùng dân tộc văn võ song toàn, đúng là

“công danh đã được” Về sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép “Lưng khôn uốn, lộc nên từ”, ông đã vứt bỏ mọi công danh, tự răn lòng mình: “hợp về nhàn”, nên về Côn Sơn ở ẩn, sống cuộc đời thanh nhàn chan hoà với tạo vật Trong bài thơ “Cuối xuân tức sự”, ông có viết:

“Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn,

Khách tục không ai bén mảng gần”

(Cuối xuân tức sự)

Qua câu thơ chúng ta hoàn toàn có thể thấy, ông sống thoát li cuộc sống đời thường, khép mình trong bốn bức tường của “phòng văn”, không một ai “bén mảng gần” , sống cô lập một mình Vậy nhưng tấm lòng của ông thể hiện qua đôi tai vẫn hướng ra cuộc sống đời thường:

“Nghe tiếng quốc kêu xuân đã muộn

Đầy sân mưa bụi, nở hoa xoan”

(Cuối xuân tức sự)

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng giỏi cầm ve lầu tịch dương”

(Thuật hứng số 43)

Có thể thấy rất rõ, sống Nhàn trong quan niệm của Nho gia trước NBK tiêu biểu nhất là Nguyễn Trãi Qua thơ văn của ông, chúng ta hiểu được sống Nhàn là sống không hoàn toàn quay lưng lại với trật tự xã hội đương thời Họ chỉ không trực tiếp bàn chính sự, không can thiệp vào công việc triều chính, còn với cuộc sống của lê dân trăm họ thì vẫn canh cánh trong lòng Có thể nói, nét đẹp trong tâm hồn của Ức Trai cũng như của một số nhà Nho chân chính khác là họ đã dành trọn cả tâm hồn của mình cho non sông đất nước và

Trang 22

con người Việt Nam Mặc dầu trong lẽ xuất xử có phần bất đắc chí, xa lánh thực tại, bỏ mặc thế cuộc nhưng xét cho đến cùng thì lui về nhàn, cũng là một hành động tích cực

1.1.3 Quan niệm sống “ Nhàn” NBK là triết lý về cuộc sống

Với NBK quan niệm về chữ Nhàn vừa có phần giống với Nguyễn Trãi

ở chỗ tránh xa danh lợi, tránh xa triều chính nhưng trong chữ Nhàn” của NBK

thì không hoàn toàn như vậy Trong bài "Nhẹ Nhàng Danh Lợi", ông viết:

"Để rễ công danh đổi lấy nhàn,

Am Bạch Vân rồi nhàn hứng, Dặm hồng trần vắng ngại chen"

Rõ ràng, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thức chữ nhàn, đối lập với công danh, với hồng trần Trần là bụi Hồng trần là bụi hồng, là tất cả những gì ở thế gian làm

ô nhiễm thân tâm con người Từ hồng trần, biểu trưng cho bụi đời, cũng được ông dùng lại trong một bài thơ khác, với câu:

"Xóm tự nhiên, lều một căn, Quyết không thay thẩy bụi hồng trần"

Đó là chữ nhàn theo nhận thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm Tuy nhiên trong lẽ xuất xử của ông, ông không hoàn toàn thoát li bụi trần Ông vẫn tham gia những hoạt động bình thường của cuộc sống Vẫn mở trường dạy học, làm quán, làm cầu…Chữ Nhàn trong quan niệm của NBK mang nhiều nội dung phong phú và mới mẻ Nó vừa có tính kế cận vừa có sự phát huy

Nhàn là sự cân bằng hài hoà của vạn vật thì Nhàn được coi là cái thú cao đạo, còn Nhàn mà vẫn vướng víu sự đời, vẫn thấp thỏm không yên thì Nhàn chỉ là một cái cớ để không sa vào vòng danh lợi tầm thường Nhàn còn

có yếu tố tiêu cực, vì nhàn nghĩa là quay lưng lại với hiện thực, chối bỏ hiện thực, hay nói chính xác Nhàn là một thái độ phản kháng mà các nhà Nho dùng để thể hiện sự bất mãn của mình với thời đại một cách có văn hoá

Nguyễn Sĩ Cần - Đại học sư phạm Vinh “ Triết lý chữ Nhàn của

Nguyễn Bỉnh Khiêm”, cho rằng: “Chữ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự

Trang 23

vận dụng hai chữ xuất xử của nhà nho vào thời đại của ông Một phương

châm xử thế trước thời cuộc được nhà nho coi trọng là phương châm “tuỳ thời” 12, tr.127 “Tuỳ thời chi nghĩa đại hỹ tai!” (Cái nghĩa tuỳ thời lớn lắm thay!) Nguyễn Sĩ Cần còn cho rằng: “Cần phải phân biệt quan niệm nhàn tản của Nho gia với chủ nghĩa xuất thế của Phật gia và Đạo gia Giữa kẻ tăng đồ quy y thoát tục, kẻ đạo sĩ sống ẩn dật phiêu diêu với nhà nho không đạt vận về

ở ẩn có sự khác nhau về xuất phát điểm Nho giáo là học thuyết chủ trương nhập thế, khác với Phật giáo chủ trường xuất thế và Đạo giáo chủ trương vô

vi Ba học thuyết khác nhau căn bản về vũ trụ quan và nhân sinh quan Nhưng trong thực tế, khi nhà nho bất mãn với hiện thực thì tư tưởng thường bi quan chán nản, họ tìm đến tư tưởng bi quan tiêu cực của Lão và Phật phù hợp với tâm trạng mình để tự an ủi

Chữ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự vận dung hai chữ xuất xử vào hoàn cảnh lịch sử thời đại ông theo tư tưởng triết học và lý tưởng hành đạo của ông về các phương diện chính trị tư tưởng và đạo đức…Thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thường nói đến thú nhàn, đến sống “an nhiên tự tại”, sống “vô sự”, đến “tiên trong cõi đời”…và cả tư tưởng hư vô siêu thoát của Lão Trang.” 12, tr 128

Trong quá trình chứng minh triết lý “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm tác giả Nguyễn Sĩ Cần đưa ra những minh chứng cho rằng: “thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có tư tưởng phiêu diêu thoát tục nhưng đi vào chiều sâu

ta lại gặp cái ưu ái, lo đời của nhà nho 12, tr 128 “Về hành động thực tế trong những ngày ẩn dật, Nguyễn Bỉnh Khiêm lập chợ, dựng quán làm cho đời sống nhân dân địa phương thêm phong phú; ông mở trường dạy học đào tạo nhân tài cho đất nước Học trò ông có nhiều người giỏi đã ra hoạt động với lý tưởng “phù nghiêng đỡ lệch” Những hành động thực tế như vậy chứng

tỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy ở nhà nhưng không sống thờ ơ với đời” Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà triết học am hiểu lẽ biến dịch tuần hoàn Từ vũ trụ

Trang 24

quan biến dịch tuần hoàn ứng dụng vào hoàn cảnh thời cuộc, ông chủ trương sống theo lẽ tự nhiên Nhưng sống theo lẽ tự nhiên, sống “an nhiên tự tại” của ông là sống ngoài vòng đua chen danh lợi, sống ngoài vòng ràng buộc của cuộc sống quyền quí ngựa xe, chứ không phải sống quay lưng với đời, sống

vô trách nhiệm với dân với nước Thực chất cuộc sống nhàn của ông luôn luôn hướng về đời, thơ văn của ông vẫn dành cho đời những tình cảm sâu sắc, kín đáo nhất của lòng mình.” 12, tr 129

Phạm Luận - Đại học sư phạm Việt Bắc cho rằng “NBK ca ngợi cuộc sống thanh nhàn là ca ngợi thật “An nhàn ngã thị địa trung tiên” 12, tr 314 Với Nguyễn Bỉnh Khiêm sống “Nhàn” là sống có hạnh phúc Cao hơn nữa,

ông còn xem sống “Nhàn” là lối sống của bậc hiền nhân.”

Nguyễn Huệ Chi - “ Nguyễn Bỉnh Khiêm-Một nhân cách lịch sử, một

ngòi bút tư duy thế sự” nhận định “chữ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

chính là một hình thức biểu hiện của ung dung tự tại, của một phong thái sống cởi mở, hồ hởi với tạo vật, biết gắn mình với thiên nhiên, hiểu được đến cội nguồn cái đẹp hồn nhiên của sự sống, của chuyển vần, của thay đổi luôn luôn diễn ra xung quanh mình.” 12, tr 255-256

Không chỉ dừng lại ở mối quan hệ về lối sống “Nhàn” giáo sư còn chỉ

ra cái bản chất “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Nhàn” là triệt bỏ cái “tôi” như một trung gian xúc tiếp, cái “tôi” hưng phấn của những tình cảm yêu ghét quá mạnh mẽ, nó cứ muốn xen vào, muốn được khách thể hoá, trong khi nhà nghệ sĩ lại đang rất cần thật bình tâm để nhận diện tinh xác cái khách thể thẩm

mỹ, đối tượng nhận thức nghệ thuật của mình 12, tr 256

Lê Trọng Khánh và Lê Anh Trà - “ Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhà thơ triết

lý”, lại cho rằng: “ Cái “Nhàn” của NBK cũng có những khía cạnh giống như

cái nhàn của các bậc tiền bối, (như tình yêu thiên nhiên, khinh thường công danh phú quý…) nhưng ở đây tư tưởng nhàn của NBK là một triết lý nhân sinh, dựa trên một vũ trụ quan có hệ thống, trở thành như một cái đạo sống,

Trang 25

phù hợp với hoàn cảnh tâm lý sĩ phu lúc mà xã hội phong kiến đã ở trên con đường suy biến.” 23, tr 244

Đinh Gia Khánh - “Nguyễn Bỉnh Khiêm và tấm lòng lo trước thiên hạ

đến già chưa nguôi” lại cho rằng: “Chữ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể

hiện sự an nhiên thích thảng của một người tin rằng mình đang đậu ở bến giữa, ở Trung Tân

Ái ưu vằng vặc trăng in nước, Danh lợi lâng lâng: gió thổi hoa

(Thơ Nôm, bài 1)

Thấy dặm thanh vân, bước ngại chen, Được nhàn, ta sá dưỡng thân nhàn

(Thơ Nôm, bài 8)

“Lòng vô sự” tức là không để cho danh lợi làm vẩn đục tấm lòng thản nhiên

và trong sáng, “thân nhàn” tức là có phẩm chất cao khiết Nhàn là nhàn tâm, chứ không phải không làm gì cả Nhàn là không bon chen danh lợi, chứ không phải là trốn tránh trách nhiệm đối với đời.” 23, tr 288

Qua những nghiên cứu, tìm hiểu về chữ “Nhàn” trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta nhận thấy các nhà nghiên cứu đều có một điểm thống nhất “ Nhàn” là một nội dung tư tưởng mang tính triết lý rất sâu sắc Đó chỉ là hình thức biểu hiện của lẽ xuất xử như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định Tuy nghiên đi sâu vào tìm hiểu triết lý "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm chúng ta mới thấy được sự phong phú trong nội dung “Nhàn” của ông Điều mà các nhà nghiên cứu đều thống nhất về chữ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm nữa

là “thân nhàn nhưng tâm không nhàn” Trong thời kỳ cáo quan về ở ẩn tại quê hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm không sống nhàn rỗi như một số nhà nho khác

mà hoà mình vào cuộc sống nơi thôn dã, tìm niềm vui và ý nghĩa cuộc đời trong những việc làm cụ thể Ông đã quyên tiền và tự mình bỏ tiền bạc công sức ra để xây cống, làm cầu, mục đích cũng là vì dân, để nhân dân đỡ khốn khó Ông cũng quan tâm đến cả việc giáo hoá nhân tâm, mở trường dạy học,

Trang 26

dựng Am Bạch Vân, dựng quán Trung Tân Những việc Nguyễn Bỉnh Khiêm làm trên vì quốc gia dân tộc, vì sự hưng thịnh của triều đại, dưới vì trăm họ lê dân Như vậy có thể thấy, tư tưởng "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một lẽ xuất xử hiếm thấy trong xã hội phong kiến Tấm lòng ưu ái của Nguyễn Bỉnh Khiêm không tách rời khỏi cái đạo của người quân tử Khi tại triều thì ông hết sức phụng sự cơ nghiệp của nhà Mạc, phát hiện ra những vấn nạn của đất nước là do vua quen nghe lời xu nịnh, thiếu tính chân thực làm ảnh hưởng đến

sự tôn nghiêm của một bậc quân vương Nguyễn Bỉnh Khiêm đã quên thân can gián nhưng sở nguyện của ông không đạt, ông đành tìm con đường khác

để thể hiện chí khí của người quân tử Nhìn bề ngoài rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn tại triều thì chí lớn của ông được coi là dang dở nhưng thực ra xét ở mỗi góc độ, mỗi quan điểm ta lại thấy những ưu điểm và nhược điểm khác nhau Tuy nhiên với Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông vừa rất đỗi bình thường mà cũng rất phi thường Mục tiêu mà Nguyễn Bỉnh Khiêm hướng tới trong cuộc sống không đơn thuần là theo triết

lý “vinh thân, phì gia”, ông coi thường danh lợi và có chí nguyện hướng con người đến cái bản thiên của mình, nghĩa là lưu giữ cái gốc lương thiện vốn có

Từ điểm tiếp cận này chúng ta hoàn toàn có thể thấy xuyên xuốt trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ lúc còn là thư sinh đến khi thi đỗ làm quan

và cả khi đã về ở ẩn tại quê nhà Đó là một tấm lòng luôn hướng tới sự nghiệp của nhân dân Quan điểm “dĩ dân vi bản” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chi phối hầu hết quá trình hành xử của ông và chi phối luôn cả lẽ xuất xử sau này Ông cáo quan về ở ẩn xét đến cùng cũng là vì dân Cho nên khi vừa về quê hương ông đã đón nhận được những tình cảm thân mật trìu mến của nhân dân

Là người học rộng, uyên bác trong mọi việc Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi lên như một đỉnh cao về trí tuệ mẫn tiệp, ngay khi đương triều vua Mạc cũng phải trọng vọng ông Nay ông về quê hương, ông không khoác lên mình cái vỏ của

hư danh mà là một con người với những phẩm chất nhân bản vốn có Ông sống cuộc sống của một con người thực thụ, vừa có nỗi ưu tư của thời cuộc

Trang 27

nhưng đổi lại ông có cái an nhàn của chốn quê mùa - nơi ấm áp tình người Đây là cơ hội để ông đem những ấp ủ của mình truyền dạy lại cho đời Cuộc sống an nhiên tự tại nơi thôn dã là một cái thú, cái thú “Nhàn” Nhàn đã trở thành một quan niệm sống tích cực của Nguyễn Bỉnh Khiêm Trong thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có một phong thái tự nhiên của một con người nắm được lẽ huyền bí của vũ trụ Ông hiểu được tính bản chất của cuộc đời, thấu được quy luật tuần hoàn của tạo hoá Trong mối quan hệ Thiên - Địa – Nhân, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhìn thấy và nắm chắc được quy luật tương tác của các hiện tượng Ông luôn xác định con người là yếu tố quan trọng của bản thể

tự nhiên Ông cho rằng “ Xưa nay nhân giả là vô địch” Sự biến đổi của con người là có thể kiểm soát và tác động Vì vậy, ông chủ trương sống “ Nhàn”

là để thức tỉnh nhân quần Ông để cao lối sống “Nhàn” coi đó là lẽ sống lớn của cuộc đời Nhàn có giá trị hơn tất cả mọi thứ của cải vật chất Nhàn đối chọi với dục vọng vật chất tầm thường và đối chọi cả với quyền thế và địa vị Con người chỉ có “Nhàn” tâm thì mọi sự việc mới đâu vào đó, con người mới được sống với chính mình mà không có bon chen, tranh lợi…

1.1.4 Mục tiêu dạy học bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Mục tiêu giáo dục phổ thông trong Điều 2 chương I, Luật GD năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,

có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Mục tiêu của môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông quy định rất rõ: “Môn ngữ văn bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác

Trang 28

quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.”3, tr 5

Mục tiêu yêu cầu của bài dạy là bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng Đây

là những nội dung cơ bản của mỗi bài học Tuy nhiên trong những bài học cụ thể, người giáo viên cần nêu rõ nội dung giáo dục thái độ cho học sinh qua bài học là gì Trong bài thơ Nhàn – NBK chúng ta cần xác định rõ mục tiêu thái

độ là bồi dưỡng thái độ sống và lí tưởng sống cho học sinh Ở đây cũng cần phải làm rõ giữa thái độ và lí tưởng là hai vấn đề khác nhau: thái độ là cách để

lộ ý nghĩ và tình cảm trước một sự việc, trong một hoàn cảnh, bằng nét mặt,

cử chỉ, lời nói, hành động: Có thái độ lạnh nhạt trước những thành công của đồng chí; Thái độ hoài nghi; Thái độ hung hăng Mặt khác thái độ còn chỉ ý thức đối với việc làm thường xuyên: Thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh Như vậy thái độ sống trước hết phải là ý thức tích cực của cá nhân trong cuộc sống Từ thái độ sống cá nhân hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như tính chuẩn mực trong lời nói cũng như việc làm, tinh thần vượt khó, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm, sự kiên trì…

Lí tưởng sống là lẽ sống, là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được

“Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.” 6, tr 35 

“Khi lí tưởng của mỗi người hoà vào lí tưởng chung của dân tộc, của Đảng thì hành động của họ sẽ góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ chung và chính

họ sẽ được xã hội, Nhà nước tạo điều kiện để phát triển những khả năng của mình Người sống có lí tưởng luôn được mọi người tôn trọng.” 6, tr 35

Đây cũng là nội dung bắt buộc trong việc xây dựng mục tiêu bài học

Để thực hiện tốt được yêu cầu này, ngay từ khâu soạn giáo án chúng ta phải

Trang 29

chỉ rõ giáo dục thái độ gì và trong quá trình thể hiện nội dung giảng dạy phải làm rõ trên mỗi nội dung kiến thức

1.1.5 Mối quan hệ giữa nội dung triết lý nhàn trong dạy học bài thơ

"Nhàn" - NBK với giáo dục thái độ, lí tưởng sống cho học sinh

Như phần trên đã trình bày, triết lý Nhàn của NBK mang những nội dung phong phú và đa dạng Ở mỗi khía cạnh của cuộc sống, nội dung nhàn lại có những biểu hiện cụ thể Khi quan niệm Nhàn được bộc lộ trong tư tưởng, thì đó là thú nhàn mà NBK đã từng tốn không ít lời để ca tụng Khi Nhàn được thể hiện qua hành động, thì chúng ta thấy cái nhàn của ông thật

giản dị, quen thuộc biết bao - một mai, một cuốc, một cần câu… Bản chất con

người NBK luôn coi trọng và đề cao đạo đức, tiết nghĩa Do đó, dù nhàn trong suy nghĩ hay nhàn trong hành động thì mục đích nhàn ấy vẫn sáng lên ánh hào quang của đạo đức nhà Nho chân chính Qua cách xuất xử của NBK chúng ta thấy rất rõ một điều, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ tình huống nào NBK vẫn luôn là người chủ động Có lẽ do sự uyên thâm về dịch lý nên ông nắm chắc được cái quy luật vận động và lẽ biến thiên của tạo vật Vì vậy, ông hành xử không hề có biểu hiện băn khoăn, do dự Dù làm quan hay khi đã

về ở ẩn thái độ và tinh thần của NBK vẫn đạt những chuẩn mực mà người đương thời phải nể phục ngưỡng mộ Trong bài thơ Nhàn, nội dung triết lý của NBK thể hiện qua vẻ đẹp về cuộc sống nơi thôn dã, với những công việc quen thuộc của người nông dân Những công việc nhà nông đối với người nông dân thì không có gì đáng nói, những đối với một ông quan thì là một điều lạ Theo thói thường, có mấy ai trên đời lại không muốn cuộc sống phong lưu, quyền cao chức trọng Trong nội dung triết lý của NBK chúng ta thấy một quan niệm tích cực về cuộc sống đó là quan niệm giá trị đích thực của con người Liệu con người có nên coi trọng cuộc sống đầy đủ về vật chất hơn đời sống tinh thần phong phú Trong bài thơ Nhàn NBK đã trả lời câu hỏi lớn của cuộc đời Cái triết lý nhân sinh mà NBK muốn thể hiện đó là sống thuận theo quy luật của tự nhiên, sống hoà mình vào trong vạn vật để tìm thấy

Trang 30

sự tĩnh tại, trong ngần Sự tỉnh táo của NBK trước những cám dỗ của cuộc đời

đã bộc lộ rõ nét chất trí tuệ uyên thâm, sáng suốt của ông Thực sự vẻ đẹp và giá trị triết lý của bài thơ Nhàn NBK có tác động mạnh mẽ tới thái độ và lí tưởng sống của học sinh THPT, giá trị của bài thơ có tác động bồi dưỡng thái

độ sống có giá trị, sống không nên quá coi trọng về vật chất, danh vọng và tiền bạc, sống hoà hợp với thiên nhiên, sống trong một môi trường văn hoá lành mạnh Lí tưởng mà NBK thể hiện qua bài thơ là lí tưởng sống cao cả, sống phải vì một mục đích lớn hơn mục đích của cá nhân Đó là mục đích vì cộng đồng, vì xu thế chung của đồng loại

UNESCO đã đề xướng mục đích học tập cho mỗi con người: “ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” Như vậy chúng ta có thể thấy mục đích cao cả nhất của sự học là khẳng định được vai trò của cá nhân trong cuộc sống Đó là khả năng tự lập của con người Muốn khẳng định được vai trò của cá nhân thì mỗi cá nhân cần phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao cả Lí tưởng đó rất có giá trị trong đời sống xã hội hiện nay Xác định được lí tưởng sống là xác định được mục đích của hành động Con người sống có lí tưởng cao đẹp là con người có giá trị

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1.Quan niệm sống của thanh niên và tình trạng sa sút đạo đức, lối sống

Xu hướng quốc tế hoá đã tạo ra diện mạo mới cho nền kinh tế Việt Nam Nó tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội Bên cạnh những thành tựu của nó, chúng ta đang phải đối mặt với những vấn nạn của quốc gia Xã hội càng phát triển đời sống kinh tế càng được nâng cao, con người bị cuốn vào vòng xoáy của công việc Cha mẹ ít quan tâm chăm sóc đến con cái hơn Mọi việc đều giải quyết bằng tiền… Học sinh sớm tiếp xúc với đồng tiền, tất yếu sẽ nảy sinh những nhu cầu cá nhân vượt xa tầm kiểm soát của bố mẹ và thầy cô Học sinh ngày nay suy nghĩ rất đơn giản, chỉ cần

có tiền là có tất cả, học hành cố gắng cũng chẳng để làm gì Các em sẵn sàng

bỏ qua sự nhắc nhở của bố mẹ và thầy cô để chạy theo sự cám dỗ Khi có tiền

Trang 31

các em thường sống tự do buông thả cho nhu cầu của cá nhân Ý thức đạo đức của một bộ phận học sinh trong nhà trường ngày càng đi xuống do ảnh hưởng của mặt trái xã hội tới quan điểm, lối sống của một bộ phận không nhỏ học sinh Những biểu hiện như đề cao giá trị vật chất, thích lối sống hưởng thụ, coi việc sử dụng điện thoại, xe máy đắt tiền là sự khẳng định đẳng cấp, giá trị bản thân Chính từ những quan niệm chưa chuẩn mực trong lối sống và cách suy nghĩ mà một số học sinh đua đòi quá mức kinh tế cho phép nên đã trực tiếp tham gia những hành vi phạm tội nghiêm trọng Từ đó hình thành nên một thói quen chỉ biết hưởng thụ mà không hề quan tâm đến xung quanh, thậm chí ngay cả người thân của mình Mặt khác chúng sống lệ thuộc vào sự nuôi dưỡng, chu phụ của bố mẹ nên không phải lo lắng điều gì Điều đặc biệt chú ý ở đây là những gia đình ít quan tâm đến con cái hoặc quan tâm chưa đúng cách đã tạo nên những ấn tượng không tốt trong tâm lí của con cái Bố

mẹ do mải công việc nên cho rằng chu phụ đủ cho con cái đời sống vật chất là

đủ, mọi vấn đề đều dồn cho nhà trường Các em lớn lên sẽ khiếm khuyết về đời sống tâm hồn, thiếu đi những phẩm chất cần thiết cho cuộc sống tự lập sau này Hơn nữa, các em lớn lên trong sự khiếm khuyết về tình cảm rất dễ bị lôi kéo, sa ngã Những quan niệm của lớp trẻ (HS THPT) thật đáng lo ngại

Nó đang tạo ra những áp lực lớn cho mỗi gia đình, mỗi nhà trường và cho toàn xã hội Ngày nay khi lên mạng chúng ta không khó khăn để tìm những thông tin về tình trạng học sinh đánh nhau, nghiện game, nghiện chat…Những hạn chế này của các em là do thiếu sự quan tâm giúp đỡ từ phía gia đình, xã hội mà ngay cả trong mỗi nhà trường

Xã hội ngày nay đang phải gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp nghiêm trọng đạo đức học đường Những thông tin trên báo hàng ngày, trên báo điện tử về tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, tình trạng học sinh thiếu lí tưởng sống dẫn đến sa ngã, nghiện ngập, bỏ học…Theo thống kê trong báo cáo của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 28-7-2010

Trang 32

Từ đầu năm học 2009- 2010 đến nay có 1.598 vụ học sinh đánh nhau, có

881 học sinh bị khiển trách, có 1.558 học sinh bị cảnh cáo, có 735 học sinh bị buộc thôi học có thời hạn Cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau; cứ 9 trường thì có một vụ học sinh đánh nhau Cứ 10.000 học sinh thì có một em bị

kỷ luật khiển trách; cứ 5.555 học sinh thì có một em bị kỷ luật cảnh cáo; cứ 11.111 học sinh thì có một em bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau Năm học 2009- 2010, có 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người

Những con số cho thấy một thực tế, giáo dục Việt Nam đang thiếu sự đồng bộ và mất cân đối nghiêm trọng Nhiều trường, nhiều địa phương đặc biệt chú trọng đến tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, đỗ đại học mà chưa quan tâm đúng mức đến tỷ lệ học sinh chăm ngoan, giáo viên chủ nhiệm giỏi…Tất cả những điều này cho thấy, thực trạng ngành giáo dục đang thiên nhiều về trí dục mà coi nhẹ về đức dục Nhà trường chưa dạy cho HS biết cách đương đầu với những thử thách của cuộc đời và nắm bắt những cơ hội trong cuộc sống Nhà trường và nền văn hoá của chúng ta cứ lơ lửng trên cao và bỏ quên trí tuệ cảm xúc, nói cách khác là bỏ quên toàn bộ những nét tính cách có ảnh hưởng rất lớn đến số phận HS của chúng ta Năng lực xúc cảm quyết định việc chúng

ta khai thác những lợi thế của mình, kể cả trí tuệ của mình với niềm hạnh phúc như thế nào Những năng lực mà chúng ta đã có trong thời thơ ấu cũng như khả năng chịu đựng những nỗi đắng cay, làm chủ các xúc cảm và thông cảm với người khác là những phẩm chất cần được phát huy

Hiện nay, một bộ phận học sinh thích dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn đã trở nên phổ biến trong đời sống học đường Trong thời gian gần đây, các cơ quan báo chí có nhiều bài phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật, vô

lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém, học sinh đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội Tuy nhà trường đã có những hình thức kỷ luật, giáo dục đạo đức cho các em nhưng hiện tượng trên dường như vẫn không hề giảm sút mà đang là vấn đề nan giải

Trang 33

Nguyên nhân dẫn đến các vụ bạo lực trong học đường thực ra chẳng có

gì to tát: Không ưa cái nhìn của bạn, không có thiện cảm với bạn, đố kỵ, bị mách tội, không cho nhau “cóp” bài khi kiểm tra, ghen tuông, bạn vô tình đụng phải… vậy là chúng rủ “đồng minh” đến gây sự Ngoài mức độ tàn nhẫn trong hành vi bạo lực, điều khiến dư luận lo ngại hơn cả chính là thái độ thờ ơ của những người đứng xem hầu hết là học sinh và người đi đường Thứ trưởng

Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Khi xem clip nữ học sinh đánh nhau trên báo Dân Trí tôi thực sự rất choáng và thấy quá ghê sợ với hình ảnh phản giáo dục này Phản cảm hơn nữa, bên cạnh hành động đánh nhau của 2

nữ sinh là thái độ vô cảm ngồi nhìn của nhiều học sinh và người đi đường” Nhiều người lo ngại cho sự xuống dốc của đạo đức xã hội, trong đó có

sự băng hoại về giá trị đạo đức của giới trẻ Rõ ràng ở gia đình các em không được cha mẹ dạy kỹ năng sống đầy đủ, lúc đến trường, các thầy cô giáo chỉ lo truyền đạt kiến thức các môn khoa học cơ bản chứ chưa chú tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức, kỹ năng sống cho các em

GS Nguyễn Lộc đã lên tiếng cảnh báo giáo dục đạo đức đang đứng trước khủng hoảng Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường, nơi giáo dục đạo đức con người từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời Còn GS Chu Phạm Ngọc Sơn thì cho rằng: Giáo dục đạo đức không chỉ là những lời nói suông theo kiểu “đao to búa lớn” mà thấm vào từng trang sách, bài học qua những việc làm cụ thể và những hành động thiết thực Cha mẹ làm gương cho con cái, thầy cô mẫu mực trước học trò, người lớn tạo niềm tin cho lớp trẻ…

Xác định rõ vị thế, vai trò của thanh niên, sinh thời Bác Hồ yêu cầu:

“Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó” Bác coi trọng đến việc học tập, vấn đề cốt lõi để các thế hệ thanh niên trang bị cho mình sự hiểu biết, vốn kiến thức, một trong những điều kiện tiên

Trang 34

quyết để đảm bảo cho các thế hệ thanh niên có thể tham gia hoạt động cách mạng, phấn đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Bà Trish Summerfield (Giám đốc Chương trình giáo dục các giá trị sống) đã nhận xét: "Biết yêu, biết chia sẻ, quan tâm không phải là thứ chúng

ta có thể áp đặt cho trẻ em từ bên ngoài Đó là những sắc thái tình cảm nảy nở

từ bên trong tâm hồn mà chúng ta phải giúp các em nuôi dưỡng và thể hiện"

Chúng ta biết rằng một nền giáo dục tốt thì sẽ mang lại một loạt hiệu quả, nâng cao bản lĩnh và nghị lực của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn”, (nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau) Mục tiêu của giáo dục là dạy làm người, nghĩa là rèn luyện đạo đức và nhân cách con người Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh Sống trong môi trường giáo dục tốt tất nhiên con người sẽ được hoàn thiện hơn

Hơn lúc nào hết những người làm công tác giáo dục phải gánh lấy trách nhiệm về mình Cần có biện pháp khắc phụ tình trạng sa sút đạo đức, lối sống cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, đặc biết là đối tường học sinh THPT - đối tượng có nhiều biến động về tâm lí Trong cấu trúc môn học trong

hệ thống giáo dục quốc dân, môn văn có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với việc bồi dưỡng thái độ sống và lí tưởng sống cho học sinh Chúng ta đều biết rằng truyền thống tương thân tương ái, ý chí tự lực, tự cường là lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam từ xa xưa được thể hiện trong mỗi một tác phẩm văn học Khát vọng của cha ông như một mạnh ngầm đã hun đúc nên bao thế hệ con người Việt Nam Qua những tác phẩm văn chương chúng ta hướng vào việc giáo dục thái độ đúng đắn trong cuộc sống, đạo đức lối sống lành mạnh và lí tưởng sống cao đẹp cho học sinh Có thực hiện được điều này mới thể hiện được đúng đắn nhất tinh thần của môn Văn trong nhà trường THPT

Trang 35

1.2.2 Những ảnh hưởng của nội dung triết lý Nhàn – NBK tới học sinh THPT

Triết lý sống của NBK thể hiện trong bài thơ Nhàn thực giản dị mà thanh cao, nhẹ nhàng mà thâm thuý Từ hình ảnh đến ý tứ của bài thơ đều mang đậm vẻ đẹp của cuộc sống thuần hậu chốn quê mùa Cái triết lý mà NBK ca ngợi là triết lý về cuộc sống mang tính bản chất và vĩnh cửu Cuộc sống của con người dù phát triển đến đâu chăng nữa thì cùng phải gắn bó chặt chẽ với tự nhiên Con người sống phải thuận theo quy luật phát triển của tự nhiên Sở dĩ NBK ca ngợi cuộc sống Nhàn là bởi vì, ông tìm được trong cuộc sống ấy cái vẻ đẹp thuần phác đôn hậu và rất gần gũi, gắn bó với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi

Với quan niệm này học sinh hoàn toàn có thể học được từ triết lý của NBK thái độ sống tích cực, sống trong mối liên hệ chặt chẽ giữa con người môi trường sống, con người với con người và con người với xã hội

Quan niệm sống Nhàn của NBK là quan niệm coi trọng yếu tố bản nhiên của con người Quan niệm này có sự ảnh hưởng của thời đại ông sống Theo sử sách ghi chép lại, thời đại nhà Mạc đẩy mạnh việc phát triển giao thương kinh tế nên xã hội bắt đầu có sự thao túng của đồng tiền và quyền lực

Sự tác quai, tác quái của đồng tiền đã trở nên đáng sợ “ Tại triều thì tranh danh, tại chợ thì tranh lợi” NBK hiểu rõ được những nguy cơ của xã hội nên ông đã chủ động đề nghị vua Mạc có những biện pháp cứng rắn để chấn hưng đất nước Không được như ý muốn, ông đã chủ động từ quan về ở ẩn tại quê nhà NBK sống xa rời vòng danh lợi, hay chính là ông không để cho cái danh, cái lợi đeo bám vào mình Quan niệm của NBK thể hiện rõ nét trong việc khẳng định giá trị đích thực của cuộc sống Cái dại và cái khôn trong quan niệm của NBK khiến chúng ta phải suy ngẫm Dại mà khôn, khôn mà dại, ông

đã nhắc nhở khéo con người không nên chìm đắm trong bả vinh hoa, phú quý Bởi vì theo ông danh lợi chỉ là phù vân, không đáng phải bận tâm Điều sung sướng nhất của con người là khi ngộ ra được triết lý về cuộc sống Khi con người tư duy và suy nghĩ thông suốt, tự con người sẽ có đủ sức mạnh vượt qua những cám dỗ đời thường Đây là triết lý rất sâu sắc, rất cần cho thế hệ trẻ

Trang 36

trong thời đại ngày nay Mọi sai lầm của thế hệ trẻ đều xuất phát từ những ngộ nhận và lầm tưởng Bài thơ Nhàn đã cung cấp cho học sinh một cách nhìn, một cách tư duy mạch lạc về cuộc sống

Quan niệm sống hoà hợp với tự nhiên được NBK coi như một cái thú Ông rất thoả mãn với cuộc sống thanh đạm, mùa nào thức ấy Tất cả thế giới vật chất của NBK đều là những thứ sẵn có từ tự nhiên” Thu - măng, Đông - giá”; “Xuân - hồ sen, Hạ - ao” thật vô tư không hề bận tâm, lo lắng Cuộc sống hiện tại con người rất cần những giây phút thảnh thơi không phải lo nghĩ điều gì Đó là một sự cân bằng cần thiết để con người có thể tồn tại một cách bình thường Thật thú vị khi chúng ta thấy ở triết lý Nhàn của NBK một tư tưởng rất đời thường Nhàn là gắn mình vào vạn vật để cùng tồn tại

Sự tỉnh táo và một trí tuệ mẫn tiệp cũng là một nội dung của triết lý Nhàn – NBK NBK không bị mê hoặc bởi những cám dỗ đời thường Rượu chỉ là thú tiêu khiển của người đời Nó cũng giống như công danh dễ làm cho con người mê đắm mà nảy sinh tư dục NBK rất tỉnh táo nhìn thấu triệt được vấn đề Cho nên ông chủ động tiếp cận nó một cách có chừng mực, vừa đủ để cảm nhận được nó nhưng cũng vừa đủ để nó không mê hoặc mình Đối với NBK công danh, phú quý, lợi lộc chỉ như một giấc chiêm bao, thoáng qua rồi vụt tắt, Cái ý nghĩa còn lại với đời là nhân nghĩa Do tỉnh táo NBK đã tránh được những tác động tiêu cực của vật chất tầm thường, nên ông không bị vướng vào bi kịch Ông sống thọ tới 95 tuổi, thời gian làm quan không nhiều nhưng ông vẫn được người đời nhắc đến như một nhân vật kiệt xuất của dân tộc Triết lý của NBK không chỉ được phát biểu qua những áng thơ mà quan trọng hơn, nó được thể hiện ngay trong chính cuộc sống của ông

1.2.3 Sự cần thiết phải khai thác vẻ đẹp và giá trị triết lý “Nhàn” - (NBK)

Trạng Trình NBK là một người có ảnh hưởng lớn tới lịch sử phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI Ngoài những thành tựu về thơ văn, chúng ta phải thừa nhận vai trò lịch sử quan trọng của ông trong việc phân định lại vị trí của các tập đoàn phong kiến đương thời Từ lúc đương triều cho đến khi về quê sống ẩn dật cuộc đời và con người NBK đều có tư tưởng cận dân, lấy nhân

Trang 37

dân, đất nước là mục đích của mọi suy nghĩ và hành động Con người NBK là con người của nhân dân, là một công dân có tinh thần trách nhiệm cao cả Khi thi đỗ làm quan, ông đem tài năng và trí tuệ ra giúp nước cứu đời Ông hăm

hở, mong ước sẽ đem lại thời thế thái bình, muôn dân no đủ Khi từ quan về quê, ông tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội Với các tập đoàn phong kiến, ông đều đưa ra những kế sách có lợi cho nhân dân, tránh cho nhân dân khỏi cảnh “nồi da nấu thịt” Với dân, ông mở trường dạy học, lập quán, xây cầu, làm đình, lập bia…những mong giáo hoá nhân tâm Với bản thân, ông luôn đề cao một triết lý sống hoà hợp với thiên nhiên, hoà mình vào trong cuộc sống đời thường Sống tỉnh táo nhận ra quy luật của tự nhiên, xã hội và thuận theo quy luận ấy Trong thơ văn ông đề cao triết lý "Nhàn" Đó là một triết lý nhân sinh Ông đã vận dụng linh hoạt quan niệm của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo trong lẽ xuất xử của mình Vì vậy, quan niệm Nhàn của ông

có những mặt tích cực khác hẳn so với những nhà Nho trước đây trong lịch

sử Cách ứng xử của ông với xã hội đương thời có phần tiêu cực những suy cho cùng đó cũng là con đường duy nhất để ông bảo về danh tiết và nhân phẩm của một nhà Nho chân chính Cách ứng xử của ông đã trở thành bài học cho thời loạn Vẻ đẹp trong bài thơ “Nhàn” thể hiện qua con mắt quan sát và tâm hồn của thi nhân Triết lý sống Nhàn của NBK thể hiện ở chiều sâu về mặt trí tuệ của ông Là một người mẫn tiệp, ông không thể tuỳ tiện hành xử Mỗi quyết định của ông đều là kết quả của một trí tuệ siêu việt Ông hiểu thấu được lẽ biên thiên của trời đất, xã hội, con người Ông hành hay tàng cùng đều tuân theo quy luật Tình yêu cuộc sống nơi thôn dã, mộc mạc, bình dị chính là biểu hiện sâu sắc của một tâm hồn phong phú Vẻ đẹp trong tâm hồn ông có nguồn gốc từ vẻ đẹp trong cuộc sống Tìm hiểu bài thơ Nhàn – NBK chúng ta ít thấy tính chất giáo điều, sách vở mà ngồn ngộn trong đó là vẻ đẹp của hiện thực cuộc sống đời thường - điều chúng ta dễ quên trong cuộc sống Quan niệm về cuộc sống, về danh lợi trong bài thơ Nhàn – NBK được thể hiện một cách cụ thể, rõ nét Nhàn thì không màng danh lợi và không hề bị danh lợi ràng buộc Cái ước mơ của NBK không phải mơ về cuộc sống no đủ

Trang 38

vật chất như Nguyễn Trãi: “Dân giàu đủ khắp đòi phen” mà mơ ước con người sẽ tỉnh táo mà nhìn rõ được đâu là giá trị đích thực của cuộc sống con người Đề cập đến điều này chắc hẳn NBK đã nhìn thấy cái bản chất vấn đề của cuộc sống nẩy sinh từ chính con người Trong bài văn bia quán Trung Tân, ông đã khẳng định; “ Phù nhân tính bản thiện, tự câu ư khí bẩm, tế ư vật dục, phi bất vi dĩ, tại triều tắc tranh danh, tại thị tắc tranh lợi”(Con người ta sinh ra tính vốn thiện Đó là phẩm chất thiên bẩm nhưng vì ham muốn quá nhiều mà che lấp

đi nên không việc xấu gì là không làm Tại triều đình thì tranh nhau về danh, tại chợ thì tất tranh nhau về lợi) Như vậy xã hội xấu tốt hay lại không do chính bản thân con người tạo ra Con người tốt thì xã hội sẽ tốt đẹp

Xu hướng trọng vật chất trong xã hội hiện nay đã tạo ra những thói xấu làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội Chúng ta đang phải đối mặt với hiện trạng học sinh mất dần những thái độ sống tích cực Sống không có mục đích, lí tưởng Qua việc tìm hiểu những bài thơ có tính chất giáo huấn, những bài thơ đề cao phẩm chất đạo đức, lối sống …của NBK có tác dụng tích cực trong hoạt động giáo dục học sinh Hướng học sinh vào những mục đích cao

cả Chúng ta phải thừa nhận rằng, NBK là một đỉnh cao của nền học vấn dân tộc, là một nhà Nho mẫu mực của thời đại phong kiến Tài năng và đức độ của NBK có ảnh hướng lớn tới thế hệ trẻ ngày nay Tên tuổi của ông đã trở thành tấm gương tốt cho học sinh trên con đường tu dưỡng, học tập của mình

Thực tế thế giáo dục thái độ sống có mục đích có lí tưởng đang bị coi nhẹ trong các nhà trường THPT Nguyên nhân của hiện tượng này có rất nhiều, từ nguyên nhân chủ quan người dạy, người học đến khách quan do mục tiêu chương trình, do nhu cầu và áp lực thi cử , do xã hội Tuy nhiên điều chúng ta cần bàn là làm như thế nào khắc phục được tình trạng này Vấn đề đặt ra ở đây là không ngững đẩy mạnh nội dung giáo dục đạo đức, lối sống mà cao hơn là kĩ năng sống cho học sinh Đảm bảo tốt cho các em không chỉ có kiến thức mà còn

có cả niềm say mê, lòng nhiệt huyết và một khát vọng sống tốt đẹp

Trang 39

CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TRIẾT LÝ VÀ VẺ ĐẸP TRONG

BÀI THƠ NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

2.1 Khái lược về nguồn gốc nội dung triết lý trong thơ của (NBK)

Xã hội Đại Việt từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII có nhiều biến động, kéo theo sự biến đổi lớn trong xu hướng phát triển của văn học Nội dung văn học thiên về mặt phê phán những tệ lậu của chế độ phong kiến Những tác phẩm tích cực chủ yếu sáng tác ở ngoài cung đình, ít hoặc nhiều tách rời quan điểm chính thống Văn học hình tượng phát triển với vai trò ngày càng lớn của các thể loại tự sự Văn thơ Nôm nở rộ dưới ảnh hưởng ngày càng nhiều của văn hoá, văn nghệ dân gian Đó là những đặc điểm chính của tình hình văn học trong thế kỷ này “Ngay từ thế kỷ thứ XVI văn học viết

đã nhanh chóng chuyển từ âm hưởng ca tụng sang âm hưởng tố cáo Và sự rạn nứt về mặt ý thức hệ trong tư tưởng trí thức phong kiến đã mở cửa cho sự thâm nhập ngày càng nhiều của những tư tưởng phi Nho giáo vào tác phẩm văn học.” 14, tr 365

Lực lượng sáng tác trong giai đoạn này có sự thay đổi, họ đều là trí thức phong kiến nhưng trong đó có phần nhiều là nho sĩ ẩn dật và nho sĩ bình dân Xu hướng ẩn dật phổ biến trong hàng ngũ trí thức phong kiến lôi cuốn cả những nhà nho có danh vọng Một số nho sĩ sau một thời gian tham gia chính quyền, chủ động bỏ quan chức, xa rời nơi quyền quý, rút lui về ở ẩn trong thôn dã 14, tr 366

Với Nguyễn Bỉnh Khiêm một con người luôn có ý thức dân tộc, ông đặt lợi ích của nhân dân, dân tộc lên hàng đầu Ông đã nhìn ra những hạn chế của thời đại nhà Mạc phần nhiều là do bọn tham quan ô lại gây ra, bản thân ông đã nhiều lần can gián vua và cụ thể ông đã dâng sớ đòi vua xử tội 18 lộng thần nhưng ông đã thất vọng Sự anh minh của vị hoàng đế mà ông phò tá đã

Trang 40

không còn, ông từ quan về quê sống ẩn dật những mong giáo hoá nhân tâm, ông mở trường dạy học, giúp dân xây cầu, mở đường, lập quán Trung tân…đều là những việc làm vì dân vì nước Như vậy có thể khẳng định, hành động ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm là bất đắc dĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà lí học rất nổi tiếng về sự thông tuệ lẽ biến thiên của trời đất của xã hội con người Do thời thế mà mãi đến năm 45 tuổi ông mới đi thi và hi vọng gặp hội gió mây, vua sáng tôi hiền những thực tế lịch sử đổi thay khôn lường, ông chọn con đường nhàn dật, lánh đục tìm trong là để bảo toàn khí tiết của nhà nho Thực tế những nhà nho có lòng tự trọng như Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử không phải hiếm Họ cũng chọn con dường nhàn dật để lánh đời nhưng phần nhiều trong số họ vẫn nặng nỗi ưu tư về thời cuộc, về đất nước,

về nhân dân Chúng ta biết đến một Nguyễn Trãi - một bậc tài hoa trong thiên

hạ, đồng thời còn là một con người trung hiếu vẹn toàn Khi về ở ẩn tại Côn Sơn, ông vẫn canh cánh một nỗi lòng vì dân, vì nước Khát vọng lớn nhất của

ông là sự ấm no của muôn dân (Thuật hứng số 43- NguyễnTrãi)

“Quan niệm vũ trụ và nhân sinh trong tác phẩm của NBK một mặt chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang và Phật giáo Nhưng là của một nhà nh,

tư tưởng triết học ấy chủ yếu bắt nguồn từ kinh Dịch và Lý học Mặt khác, vì

ẩn dật ở nơi thôn dã, tiếp xúc với nhân dân, ít nhiều Nguyễn Bỉnh Khiêmcũng

ít nhiều tiếp thu được triết lý thực tiễn và kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn luôn muốn tìm hiểu sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội Đề tài phong phú và đa dạng trong thơ ông đã chứng minh điều ấy.”14, tr 423

Văn học dân gian cũng có những ảnh hưởng sâu sắc đến những sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt là mảng thơ Nôm Quan hệ giữa sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm và sáng tác dân gian là quan hệ hai chiều Do ông có điều kiện gần gũi, gắn bó với nhân dân, nên ông hiểu nhân dân sâu sắc Vì vậy, một mặt ông tiếp thu ảnh hưởng của sáng tác dân gian, mặt khác ông cũng ảnh hưởng đến sáng tác dân gian Những bài thơ Nôm và sấm ngữ có

Ngày đăng: 17/03/2015, 08:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A, Nguyễn Khắc Đàm, Lê Xuân Giang, Bùi Xuân Tân, Phan Hồng Xuân. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì, môn Ngữ văn 10, tập I, NXB Giáo dục năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì, môn Ngữ văn 10, tập I
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 2008
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án Việt - Bỉ, Dạy và Học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học sư phạm năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và Học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm năm 2010
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo dục công dân 9. NXB Giáo dục, năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục công dân 9
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam 2009
7. Nguyễn Thuý Hồng, Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học 6inh THCS, THPT, NXB Giáo dục năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học 6inh THCS, THPT
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 2008
8. Đỗ Kim Hảo, Nguyễn Thị Mỹ Thoan, Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10. NXB Đại học sư phạm năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm năm 2006
9. Lưu Đức Hạnh, Lê Như Bình, Lưu Thị Tuyết Hiên, Hoàng Thị Mai, Trắc nghiệm Ngữ văn 10. NXB Thanh Hoá năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trắc nghiệm Ngữ văn 10
Nhà XB: NXB Thanh Hoá năm 2006
10. Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn, dạy văn. NXB Giáo dục năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu văn, dạy văn
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 2005
11. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 2008
14. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương. Văn học Việt nam (Thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII). NXB Giáo dục năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt nam (Thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII)
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 2000
15. Phan Trọng Luận. Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập I, năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập I
16. Phan Trọng Luận. Phương pháp dạy học văn, Tập 1, 2. NXB Sư phạm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn, Tập 1, 2
Nhà XB: NXB Sư phạm 2008
17. Vũ Đình Liên, Đỗ Đức Hiểu, Lê Trí Viễn, Huỳnh Lý, Trương Chính, Lê Thước. Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, NXB Xây dựng, H., 1975, tr.25 – 34. Phần viết của Lê Trí Viễn: Nguyễn Bỉnh Khiêm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam", tập 2, NXB Xây dựng, H., 1975, tr.25 – 34. Phần viết của Lê Trí Viễn
Nhà XB: NXB Xây dựng
18. Vũ Khâm Lân, Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký, trong Công dư tiệp ký (của Vũ Phương Đề, Tô Nam Nguyễn Đình Diệm dịch), tập 3, Bộ quốc gia giáoc dục xuất bản, S., 1962, tr. 139 – 160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký", trong "Công dư tiệp ký
19. Lê Đức Ngọc, Đo lường và đánh giá thành quả học tập, CAMEEQ, 8-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và đánh giá thành quả học tập
20. Lê Lưu Oanh. Văn học và các loại hình nghệ thuật. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và các loại hình nghệ thuật
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội
21. Nguyễn Kim Phong, Đặng Tương Như, Đào Công Vĩnh, Kỹ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 10, NXB Giáo dục năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 10
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 2006
22. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thế giới nghệ thuật thơ
Nhà XB: NXB Giáo dục 1997
23. Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh, Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục năm 2007 (Tái bản lần thứ2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 2007 (Tái bản lần thứ2)
24. Lã Nhâm Thìn. Phân tích tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại
Nhà XB: NXB Giáo dục năm 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w