1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội

79 1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Con người phải chịu nhiều áp lực từ công việc, gia đình, các mối quan hệ v.v…chính những áp lực cuộc sống là những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của chúng ta, nó làm nảy sinh cá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN

Mã số: Thí điểm Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Ngọc Khanh

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ giảng viên trường Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong chương trình đào tạo thạc sĩ Tâm lý học Lâm sàng trẻ em và vị thành niên - Trường Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu và những đóng góp chân thành trong quá trình tôi làm luận văn tốt nghiệp

Xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu và các em học sinh trường THPT Chương Mỹ A, THPT Chúc Động, THPT Dân lập Ngô Sỹ Liên, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội đã gúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực tế tại địa bàn nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đỗ Ngọc Khanh - người đã đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, đóng góp những ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ và gúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013

Tác giả

Ngô Thị Liên

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1 CBCL : Bản kiểm kê hành vi dành cho cha mẹ

2 DSM IV : Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần

3 GDTX : Giáo dục thường xuyên

4 HS : Học sinh

5 ICD : Bảng phân loại bệnh tật quốc tế

6 RLLA : Rối loạn lo âu

7 THCS : Trung học cơ sở

8 THPT : Trung học phổ thông

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Bảng so sánh lo âu bình thường và rối lọan lo âu 14

Bảng 2.1: Tổng số học sinh tham gia điều tra 30

Bảng 2.2: Độ tin cậy của thang Zung 32 Bảng 3.1: Tương quan giữa mức độ lo âu ở học sinh và khả năng

phân loại được bệnh

Trang 5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 3.1: phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính,lớp và trường học 37

Biểu đồ 3.2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân của bố mẹ 38

Biểu đồ 3.3: Phân bố mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn của bố mẹ 39

Biểu đồ 3.4: Phân bố mẫu nghiên cứu theo nghề nghiệp của bố mẹ 40

Biểu đồ 3.5: Phân bố mẫu nghiên cứu theo hoàn cảnh kinh tế 40

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ học sinh THPT có rối loạn lo âu 43

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ học sinh có RLLA phân bố theo các dạng 45

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ học sinh mắc các RLLA đồng thời 48

Biểu đồ 3.9: Các biểu hiện cơ thể của HS có RLLA 52

Biểu đồ 3.10: Tương quan mức độ lo âu với khối lớp 56

Biểu đồ 3.11: Tương quan của mức độ lo âu với yếu tố trường 57

Biểu đồ 3.12: Tương quan của mức độ lo âu với yếu tố học lực 57

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn i

Danh mục viết tắt ii

Danh mục các bảng iii

Danh mục các biểu đồ iv

Mục lục……… v

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu lo âu trên thế giới và ở Việt Nam 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Ở Việt Nam 7

1.2 Các khái niệm công cụ 10

1.2.1 Khái niệm lo âu 10

1.2.2 Khái niệm rối loạn lo âu 12

1.2.3 Khái niệm học sinh trung học phổ thông 15

1.2.4 Những vấn đề liên quan đến rối loạn lo âu ở học sinh THPT huyện Chương Mỹ

16 Tiểu kết chương 1 24

Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Tổ chức nghiên cứu 25

Trang 7

2.1.1 Kế hoạch nghiên cứu 25

2.1.2 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu 25

2.1.3 Triển khai nghiên cứu 26

2.2 Phương pháp nghiên cứu 27

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 27

2.2.2 Phương pháp quan sát 28

2.2.3 Phương pháp trò chuyện, tọa đàm 29

2.2.4 Phương pháp trắc nghiệm (sử dụng thang đo) 29

2.2.5 Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi 32

2.2.6 Phương pháp phỏng vấn sâu 34

2.2.7 Phương pháp thống kê toán học 34

2.3 Đạo đức nghiên cứu 35

Tiểu kết chương 2 35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 37

3.2 Thực trạng lo âu của học sinh trung học phổ thông tham gia nghiên cứu

41 3.2.1 Tỉ lệ học sinh lo âu và các mức độ 41

3.2.2 Tỉ lệ các loại lo âu học sinh THPT gặp phải 44

3.3 Các biểu hiện của lo âu ở học sinh 49

Trang 8

3.3.1 Các biểu hiện trong thang Zung 49

3.3.2 Các biểu hiện cơ thể 52

3.4 Tương quan của mức độ lo âu với các biến độc lập: 54

3.4.1 Yếu tố lớp 56

3.4.2 Yếu tố trường 57

3.4.3 Yếu tố học lực 57

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 59

1 Kết luận 59

2 Khuyến nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xã hội phát triển làm cho đời sống của con người ngày một tốt đẹp hơn,

nhưng cũng phức tạp hơn Con người phải chịu nhiều áp lực từ công việc, gia đình, các mối quan hệ v.v…chính những áp lực cuộc sống là những yếu tố tác động đến sức khỏe tinh thần của chúng ta, nó làm nảy sinh các vấn đề có liên quan đến căn nguyên tâm lý, trong đó có rối loạn lo âu

Lo âu là hiện tượng tự nhiên, hết sức bình thường của con người khi họ gặp những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống Các nhà khoa học cho rằng có một chút (10%) lo âu là cần thiết cho một người bình thường Nhưng vấn đề lại ở chỗ, không phải lúc nào người ta cũng có một chút lo âu, rất nhiều người lo âu đã trở nên thái quá và thành bệnh lí Người mắc rối loạn lo âu có khó khăn trong việc thực hiện chức năng của mình, cuộc sống cá nhân của

họ bị đảo lộn, họ mất ăn, mất ngủ, hay ăn không ngon, ngủ không yên, tâm thần bất an Nghiên cứu thực nghiệm tác động cho thấy, có thể làm giảm mức độ rối loạn lo âu bằng những biện pháp hỗ trợ tâm lý thích hợp (biện pháp trị liệu hành vi - nhận thức của tác giả Huỳnh Hồ Ngọc Anh, trong luận văn “Tác động của trị liệu hành vi - nhận thức đến học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp” Kết quả cho thấy các

em đều giảm lo âu rõ rệt và có được công cụ để đương đầu với lo âu trong tương lai)

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu ở trẻ em từ 4 đến 18 tuổi tương đối cao Theo một báo cáo của Hoàng Cẩm Tú, ở hai phường Kim Liên

và Trung Tự (Hà Nội) rối loạn lo âu - trầm cảm ở lứa tuổi 4 đến 18 chiếm 2,22% [10, tr.106] Tỉ lệ rối loạn lo âu ở trẻ em tại khoa Tâm thần Viện Nhi chiếm 30% các rối loạn tâm thần, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất ở lứa tuổi vị thành niên (75,29%) [17] Khi nghiên cứu trên 600 học sinh trung học phổ

Trang 10

thông chuyên Quảng Bình, Nguyễn Hằng Phương cho biết có 130 học sinh có RLLA chiếm 21,66 % [16, tr.59]

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh

lí Những thay đổi cơ thể ở lứa tuổi dậy thì gây ra cho các em không ít những vướng mắc, bận tâm Các em quan tâm và lo lắng nhiều hơn đến các việc lớn trong gia đình, về các mối quan hệ bạn bè cùng giới, khác giới, các mối quan

hệ xã hội khác Hơn nữa, sự lo lắng của các em về học tập, về trường thi, khối thi, về tương lai đều có ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm và suy nghĩ của các em

Việc nghiên cứu về lo âu nhất là các biểu hiện lo âu ở học sinh THPT là

vô cùng cần thiết Qua các nghiên cứu, các tác giả sẽ chỉ ra các biểu hiện đặc trưng ở học sinh có rối loạn lo âu từ đó các bậc phụ huynh dễ dàng nhận thấy rối loạn lo âu ở con em mình để hỗ trợ các em kịp thời Song việc nghiên cứu theo hướng này lại chưa nhiều, chưa có các nghiên cứu điển hình

Huyện Chương Mỹ nằm ở phía tây nam của thành phố Hà Nội Đây là khu vực tập trung nhiều trường THPT với số lượng học sinh rất lớn Tuy nhiên việc nghiên cứu vấn đề lo âu của học sinh THPT tại khu vực này còn

khá mới mẻ Vì thế tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng biểu hiện lo âu của học

sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội” để tìm

hiểu thực trạng các biểu hiện lo âu của lứa tuổi học sinh THPT Đồng thời, qua đây, chúng tôi có thể đưa ra được một vài khuyến nghị cho các ngành, các cấp và đặc biệt là với các bậc phụ huynh trong cách quan tâm, dạy dỗ con cái mình nhằm giảm thiểu nguy cơ rối loạn lo âu ở các em học sinh trong lứa tuổi trung học phổ thông

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh THPT huyện chương

Mỹ - thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó chỉ ra một vài biểu hiện điển hình khi

Trang 11

các em có lo âu nhằm giúp phụ huynh sớm nhận biết dấu hiệu rối loạn lo âu

ở con em mình từ đó phòng tránh và can thiệp kịp thời

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

240 học sinh THPT tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện lo âu của học sinh THPT

4 Giả thuyết khoa học

- Tỉ lệ lo âu ở học sinh THPT huyện Chương Mỹ là rất đáng kể Tuy nhiên mức độ lo âu nghiêm trọng sẽ không chiếm phần nhiều

- Một số yếu tố như lớp học, giới tính, gia đình, nhà trường có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ học sinh mắc lo âu

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu các vấn đề lý luận về lo âu

- Tìm hiểu về khái niệm học sinh THPT và đặc điểm tâm lý của học sinh THPT có liên quan đến rối loạn lo âu

- Khảo sát thực trạng các biểu hiện lo âu của học sinh 4 trường THPT tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội

- Chỉ ra một vài biểu hiện điển hình khi các em có lo âu nhằm giúp phụ huynh sớm nhận biết dấu hiệu rối loạn lo âu ở con em mình từ đó phòng tránh và can thiệp kịp thời

- Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng rối loạn lo

âu của học sinh THPT huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội

Trang 12

- Khách thể nghiên cứu: học sinh của 4 trường THPT trong huyện Chương Mỹ (60 học sinh ở mỗi trường Tổng cộng là 240 em)

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sưu tập, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng nền tảng lý luận của đề tài

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi xây dựng bảng hỏi để tìm hiểu về các dạng lo âu, biểu hiện lo âu ở học sinh THPT

- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ xin ý kiến của các chuyên gia tâm lý học, giáo dục học, xã hội học về những vấn đề có liên quan đến luận văn

- Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh trong một số tiết học ngoài giờ lên lớp, thể dục… để tìm hiểu rõ hơn các biểu hiện lo âu ở các em

- Phương pháp làm trắc nghiệm tâm lý: Sử dụng trắc nghiệm đánh giá lo âu Zung để chẩn đoán biểu hiện RLLA của học sinh THPT huyện Chương Mỹ

- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0

và Excel để xử lý những kết quả thu được

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 13

Hướng nghiên cứu về khái niệm Lo âu

Khái niệm lo âu được biết đến rất sớm từ thời Hy Lạp cổ đại, người

Hy Lạp cổ dùng từ “melancholia” (sự u sầu) để mô tả lo âu Người La Mã thuộc thời Cicero dùng từ “anxietas” để biểu lộ sự sợ hãi, e ngại và kèm

theo là cảm giác đè ép ở ngực Trong suốt thời gian này lo âu được nói

nhiều nhưng chủ yếu trong lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, văn học Lo âu

được hiểu là sự sầu muộn, sự tương tư, và người ta tìm đến nhà thờ để giải quyết tâm trạng này [26]

Năm 1671, Richard Younge cho rằng lo âu chính là trạng thái phiền muộn khổ sở với mọi điều trong cuộc sống, lo âu là sự không bình thường của tâm thần [23]

Trang 14

Đến năm 1844, Kerkgard (Đan Mạch) lần đầu tên dùng thuật ngữ Angest để chỉ trạng thái lo âu, [12; tr.123]

Hướng nghiên cứu về biểu hiện của rối loạn lo âu, phải kể đến công

trình của ông Robert Burton năm 1621, trong cuốn sách The Anatomy of

Melancholy đã cho rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa cảm giác lo lắng, sợ

hãi với các biểu hiện cơ thể như khó thở, mạch nhanh, đau tức ngực, chóng

mặt [23Error! Reference source not found.]

Tiếp đó, vào năm 1871 Jacob DaCosta đã mô tả các triệu chứng tim mạch mạn tính mà không có tổn thương thực thể và có liên quan đến những than phiền về mệt mỏi, lo lắng và buồn phiền DaCosta đã mô tả các triệu chứng lo âu gọi là trạng thái tim bị kích thích [12,tr.123]

Vào nửa sau của thế kỷ 19, các nhà tâm thần học Pháp và Đức bắt đầu quan tâm đến yếu tố sinh học trong các rối loạn tâm thần Khi nghiên cứu về các biểu hiện của lo âu, Benedict Morel (1809 –1873) đã khẳng định rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa lo âu với các triệu chứng cơ thể và sự thay đổi ở

hệ thần kinh tự trị [26]

Đến năm 1894, trong học thuyết của Freud về chứng suy nhược thần kinh lần đầu tiên khái niệm lo âu được tiếp cận và được làm sáng tỏ về mặt bản chất Freud đã tách ra 1 hội chứng riêng biệt gọi là “tâm căn lo âu” (anxiety neurosis) từ suy nhược thần kinh Vào thời điểm đó, rối loạn phân ly

và rối loạn nghi bệnh được xếp vào suy nhược thần kinh và được cho là bệnh

lý tâm thần, còn tình trạng hoảng sợ có kèm lo âu - theo Freud có liên quan đến những yếu tố sinh học cơ thể [26]

Tuy không có bằng chứng khoa học xác đáng, nhưng học thuyết này cũng làm sáng tỏ thêm về bản chất bên trong của lo âu và thể hiện một cách nhìn mới về lâm sàng Quan điểm về bệnh học này đã để lại ảnh hưởng trong một thời gian dài những năm đầu thế kỷ XXI

Trang 15

Hướng nghiên cứu về phân loại rối loạn lo âu được nhiều nhà tâm lý quan tâm và đưa ra các cách phân loại khác nhau:

Năm 1960, khi bàn về lo âu và rối loạn lo âu, Donald Klein đề nghị chia ra hai thực thể khác nhau là rối loạn hoảng loạn và lo âu lan tỏa mãn tính [12; 125]

Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 8 (ICD8, 1968) tổ chức Y tế thế giới cho rằng, lo âu được xếp vào lo âu tâm căn (tức là bệnh do căn nguyên tâm lí)

Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 9, (ICD9, 1978), mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhiều thay đổi trong bảng phân loại, nhưng họ vẫn xếp các trạng thái lo âu vào các rối loạn tâm căn, tuy nhiên bắt đầu theo hướng mô tả các triệu chứng thuần túy về các mức độ khác nhau của các rối loạn lo âu

Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 [32,tr.116] đã ghi nhận sự kết hợp quan trọng của các rối loạn này với các nguyên nhân tâm lí Rối loạn lo

âu được xếp vào các rối loạn tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể Nhìn chung các nghiên cứu kể trên đã đề cập đến một số cách phân loại rối loạn lo âu Tuy nhiên việc phân loại đó chưa thực sự cụ thể Bởi lẽ RLLA còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như: Biểu hiện cơ thể, nhận thức, cảm xúc, các nguyên nhân

1.1.2 Ở Việt Nam

Trước những năm 90, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu

về rối loạn lo âu một cách độc lập, chuyên biệt Từ sau năm 1987 đến nay đã

có một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam Tuy nhiên các nghiên cứu đó mới chỉ diễn ra trên phạm vi hẹp mà chưa diễn ra với quy mô toàn quốc [9, tr.47] Các nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu tỷ lệ rối loạn lo âu

ở các nhóm đối tượng khác nhau Theo bác sĩ Hoàng Cẩm Tú, đáng kể nhất là cuộc nghiên cứu của ngành tâm thần về rối nhiễu hành vi ở trẻ em Từ đó đến

Trang 16

nay, con số trung bình 3,4% trẻ em có biểu hiện rối nhiễu hành vi trở thành con số độc nhất mà ngành tâm thần vẫn công bố trong một số hội thảo

Nghiên cứu những biểu hiện rối loạn tâm lí trẻ em chỉ diễn ra lẻ tẻ ở một vài địa phương trong một thời điểm nhất định Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã thu được những số liệu như sau ở Việt Nam:

- Nghiên cứu của Trần Viết Nghị (1994) cho thấy 75% bệnh nhân tâm căn nghi bệnh có lo âu sợ hãi [13]

- Trong nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh sử dụng thang đánh giá lo âu Spiebeger trên 503 học sinh cấp II thấy có 17,65% - 19,2% học sinh có trải qua biểu hiện của RLLA [7]

- Theo Bác sĩ Ngô Thanh Hồi - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương trong một cuộc khảo sát gần đây đưa ra con số, gần 20% trẻ dưới 16 tuổi có vấn đề sức khỏe tâm thần [4]

- Còn theo một số tài liệu của Bệnh viện tâm thần trung ương, năm 2005,trong số gần 5000 người có biểu hiện “bất bình thường” đến khám thì có 30% là học sinh, sinh viên Tỉ lệ này ở một số trường học là 20% học sinh lo lắng và có biểu hiện rối loạn tâm trí

Như vậy, với những số liệu nhỏ lẻ mà chúng tôi tìm hiểu được thì hiện nay, tỷ lệ rối loạn lo âu ở lứa tuổi học sinh là khá cao

Gần đây, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng hay một số biện pháp trị liệu rối loạn lo âu ở trẻ em như:

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy trong luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý đến rối loạn lo âu của trẻ em”, đã chẩn đoán và trị liệu cho

42 trẻ em từ 7 – 15 tuổi có RLLA đến khám tại khoa Tâm bệnh - viện nhi Quốc Gia từ tháng 8/2001 đến tháng 8/2002 Tác giả đã đưa ra rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến RLLA của các em như: RLLA có liên quan đến gia đình, RLLA có liên quan đến học tập, RLLA có liên quan đến môi trường xã hội [19]

Trang 17

Trong luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông”, tác giả Nguyễn Hằng Phương cho biết: trong số 600 khách thể nghiên cứu thì có 130 em RLLA, chiếm 21,66% Và cũng đưa ra bốn nhóm nguyên nhân chính gây ra RLLA của học sinh là nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập, nhóm nguyên nhân liên quan tới gia đình, nhóm nguyên nhân liên quan đến quan hệ xã hội, nhóm nguyên nhân liên quan tới bản thân học sinh [16]

Nghiên cứu về trị liệu lo âu ở trẻ em, phải kể đến nhóm tác giả: Trần Thành Nam, Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Thị Hồng Thúy, Cao Vũ Hùng với đề tài: “Bước đầu áp dụng mô hình trị liệu nhận thức hành cho trẻ

em có rối loạn lo âu‟‟ Nghiên cứu đã lựa chọn 20 trẻ được chẩn đoán là rối loạn lo âu để điều trị bằng xây dựng mô hình hành vi - nhận thức Sau 8 buổi làm việc nhóm tác giả công bố: có 11 trẻ cùng gia đình tuân thủ đầy đủ cam kết, 9 trẻ cùng gia đình không tuân thủ đầy đủ cam kết

và kết quả là thang điểm CBCL của trẻ đã giảm hẳn, trẻ hết rối loạn lo âu theo chuẩn đoán của DSM IV [20]

Trong đề tài: “Tác động của trị liệu hành vi - nhận thức đến học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp” tác giả Huỳnh Hồ Ngọc Anh đã lựa chọn 2 trong số 15 học sinh có điểm lo âu từ 40 đến 55 để định hình trường hợp và trị liệu hành vi - nhận thức Kết quả cho thấy các em đều giảm lo âu rõ rệt và có được công cụ để đương đầu với lo

âu trong tương lai Đề tài của tác giả Huỳnh Hồ Ngọc Anh là công trình đầu tiên nghiên cứu về tác động của trị liệu hành vi - nhận thức đến học sinh trung học phổ thông có rối loạn lo âu một cách bài bản đối với từng trường hợp cụ thể dựa trên phương pháp định hình trường hợp tại Việt Nam [1]

Tóm lại: Có nhiều hướng nghiên cứu về rối loạn lo âu (nghiên cứu tỷ

lệ lo âu, nhiên cứu nguyên nhân lo âu, trị liệu lo âu…) nhưng trên phương diện tiếp cận chúng tôi nhận thấy có khá ít những nghiên cứu về các biểu

Trang 18

hiện cụ thể của lo âu ở học sinh THPT Vì thế trong luận văn này chúng tôi

đi sâu tìm hiểu các biểu hiện cụ thể của lo âu mà học sinh THPT mắc phải

1.2 Các khái niệm công cụ

1.2.1 Khái niệm lo âu

Có nhiều định nghĩa khác nhau về lo âu:

Theo Mike Nichols trong bài viết về “Lo âu bình thường và Rối loạn lo

âu lan tỏa”, cho rằng: Lo âu thường gặp là một cảm giác sợ hãi mơ hồ, khó chịu, lan tỏa cùng với rối loạn cơ thể ở bất cứ bộ phận nào, ít nhất trong thể nhẹ

và nhất thời, chúng ta thường thấy mang tính chu kỳ Lo âu có thể là hoạt động thích nghi như là một tín hiệu báo động và báo trước sự đe dọa bên ngoài hoặc bên trong và hậu quả là tạo ra hoạt động thích hợp [29]

Theo Kazdin [22, tr.47], lo âu về bản chất là đáp ứng với một đe dọa không được biết trước từ bên trong, mơ hồ hay có nguồn gốc xung đột

Theo tác giả Đinh Đăng Hòe: Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội, mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, hướng tới [3,37]

Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn: Lo âu là một rối loạn có cấu trúc đơn sơ thể hiện ra ngoài bằng một mối lo âu không đối tượng, lan tỏa và dai dẳng [18,11]

Còn theo Nguyễn Khắc Viện trong từ điển tâm lý: Lo âu là việc đón chờ và suy nghĩ về một điều gì đó có thể để mà không chắc có thể đối phó được là lo Nếu sự việc cụ thể mà đã từng gây nguy hiểm thì là lo sợ Trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi tâm lý bị rối loạn, một triệu chứng thường gặp

là mối lo nhưng cụ thể không thật rõ là lo về cái gì, sợ về cái gì, đó là hãi [21,tr 190]

Theo Nguyễn Viết Thêm, Lã Thị Bưởi, Trần Viết Nghị [11, tr.41] “Lo

âu là trạng thái cảm xúc thông thường của con người trước những sự kiện của cuộc sống ( thi cử, xung đột trong các mối quan hệ, bệnh tật, tai nạn…) là tín

Trang 19

hiệu báo trước một sự trở ngại sắp xảy ra, kèm theo sự suy diễn tính toán sắp đặt của quá trình tư duy trước sự thay đổi của cuộc sống hàng ngày và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để giải quyết, đương đầu với đe dọa

Lo âu bình thường sẽ hết khi mọi chuyện đã giải quyết xong Khi vượt qua được lo âu và sợ hãi thông thường trong cuộc sống hàng ngày, con người sẽ

có thêm kinh nghiệm và thích nghi với cuộc sống để phát triển các chức năng tâm lý”

Từ những cách hiểu khác nhau về lo âu vừa trình bày trên, chúng ta có thể xem xét thuật ngữ lo âu qua những điểm sau:

- Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua để tồn tại

- Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xẩy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa

- Lo âu là một đáp ứng với một sự đe dọa nào đó mà cá nhân không biết được rõ ràng, mơ hồ, thường phát sinh từ bên trong và mang tính xung đột, mâu thuẫn

Trong đề tài này chúng tôi thống nhất hiểu khái niệm lo âu theo khái niệm lo âu của Nguyễn Viết Thêm, Lã Thị Bưởi, Trần Viết Nghị [11,tr.41]

“Lo âu là trạng thái cảm xúc thông thường của con người trước những sự

kiện của cuộc sống (thi cử, xung đột trong các mối quan hệ, bệnh tật, tai nạn…) là tín hiệu báo trước một sự trở ngại sắp xảy ra, kèm theo sự suy diễn tính toán sắp đặt của quá trình tư duy trước sự thay đổi của cuộc sống hàng ngày và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để giải quyết, đương đầu với đe dọa Lo âu bình thường sẽ hết khi mọi chuyện đã giải quyết xong Khi vượt qua được lo âu và sợ hãi thông thường trong cuộc sống hàng ngày, con người sẽ có thêm kinh nghiệm và thích nghi với cuộc sống để phát triển các chức năng tâm lý”

Trang 20

Như vậy, đối với mỗi con người, trạng thái lo âu xuất hiện trong cuộc

sống của họ là chuyện bình thường, phải lo lắng về điều gì đó cũng giống như những việc làm hàng ngày khác của họ: lo cái ăn, cái mặc, lo học hành,

tu dưỡng, lo nghĩ về các mối quan hệ Và lo âu là điều kiện tiên quyết để mỗi người hoàn thiện bản thân mình, làm tốt mọi việc được giao, tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính mình và những người xung quanh

Nhưng nếu những lo âu đó kéo dài, lo âu với những nguyên nhân không rõ ràng sẽ có những hậu quả không lường trước được, ví dụ như lo âu mang tính bệnh lí hay trầm cảm

1.2.2 Khái niệm rối loạn lo âu

Chúng ta đã biết lo âu là điều bình thường và cần thiết đối với cuộc sống con người Nhưng nếu người ta không kiểm soát nổi những cảm giác

lo âu ở mức bình thường, để nó vượt quá ngưỡng của mức bình thường, diễn biến trong thời gian dài, kèm theo những rối loạn về mặt thực thể, rối loạn hệ thần kinh thực vật thì lo âu trở nên có tính bệnh lí hay còn gọi là rối loạn lo âu

Theo Đặng Hoàng Hải [2, tr.82]: Rối loạn lo âu thường biểu hiện sau một yếu tố gây stress, chủ thể có cảm giác sợ hãi mơ hồ, sự bất an, bối rối khó chịu, dễ bị kích thích lo nghĩ về những sự việc vụn vặt kéo theo cảm giác đau thắt ngực, đánh trống ngực, cảm giác trống rỗng thượng vị, có mồ hôi Những người bị rối loạn lo âu, trầm cảm, stress dai dẳng thường có biểu hiện mất ngủ, bực bội, bất an, trí nhớ và khả năng lao động giảm sút

Jitender [26], Julie Schulz [27] , Peter Tyrer [30] đã khái quát một số đặc điểm của rối loạn lo âu như sau:

+ Đó là một trạng thái cảm xúc với tính chất trải nghiệm chủ quan về

sợ hoặc cảm xúc có liên quan gần như thế (kinh hãi, tổn hại, hoảng hốt khiếp

sợ, hoảng sợ, bối rối, kinh sợ, kinh hoàng)

+ Cảm xúc xấu: Có thể là cảm giác cái chết đe dọa hoặc là suy sụp

Trang 21

+ Đó là sợ trực tiếp cho tương lai, trong đó có cảm giác đe dọa của nguy hiểm đang đến

+ Có những đe dọa hoặc là không thể nhận ra được, hoặc theo tiêu chuẩn hợp lí, đe dọa ấy không cân xứng với cảm xúc đó gây nên

+ Có những khó chịu chủ quan về cơ thể như là cảm giác thắt lại trong ngực, cảm giác thít chặt trong cổ họng và khó thở

+ Có các rối loạn cơ thể bao gồm các hoạt động tự ý (thí dụ, kêu thét lên, chạy trong khi hoảng sợ) hoặc các hoạt động không hoàn toàn hoặc hoàn toàn tự ý (thí dụ: khô mồm, ra mồ hôi, nôn và đánh trống ngực)

Theo DSM-IV, rối loạn lo âu là những lo sợ thái quá về một số sự kiện hoặc các hành vi kéo dài trong nhiều ngày, xẩy ra lặp đi lặp lại ít nhất trong 6 tháng Cá nhân thường có khó khăn trong sự kiểm soát những lo lắng

và thường có những dấu hiệu thực thể chẳng hạn như là sự căng cơ, cáu bẳn, khó ngủ và cảm giác bất an…

Theo Kazdin [22,tr.48] sự phân biệt giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh

lý chính là mức độ khó khăn trong việc kiểm soát loại bỏ hoặc lo âu

Lo âu bệnh lý là lo âu không phù hợp với hoàn cảnh, không có chủ đề rõ ràng, mang tính chất vô lý, mơ hồ, thời gian thường kéo dài Mức độ lo âu gây trở ngại rõ rệt đến các hoạt động của bệnh nhân Lo âu lặp đi lặp lại với nhiều triệu chứng cơ thể như: mạch nhanh, chóng mặt, khô miệng, vã mồ hôi, lạnh chân tay, run rẩy, bất an [11]

Chúng ta có thể căn cứ vào bảng sau để phân biệt rõ hơn về lo âu bình thường và rối loạn lo âu Trong luận văn này, chúng tôi cũng dựa vào những tiêu chí này để xem xét những biểu hiệu rối loạn lo âu ở học sinh THPT huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội:

Trang 22

Bảng 1.1: Bảng so sánh lo âu bình thường và rối lọan lo âu

Lo âu bình thường Rối loạn lo âu

Từ các cách hiểu về RLLA như trên, chúng tôi thống nhất hiểu khái

niệm rối loạn lo âu theo DSM-IV như sau: „„Rối loạn lo âu là những lo sợ

thái quá về một số sự kiện hoặc các hành vi kéo dài trong nhiều ngày, xẩy

ra lặp đi lặp lại ít nhất trong 6 tháng Cá nhân thường có khó khăn trong

sự kiểm soát những lo lắng và thường có những dấu hiệu thực thể chẳng hạn như là sự căng cơ, cáu bẳn, khó ngủ và cảm giác bất an

Theo khái niệm này, những người có RLLA phải đảm bảo một số yếu tố: bệnh nhân không thể kiểm soát cảm xúc, hành vi, suy nghĩ cũng như trạng thái cơ thể ít nhất 6 tháng Bệnh nhân có những sợ hãi, lo lắng thái quá

về một vấn đề nào đó Và bệnh nhân có những triệu chứng cơ thể như tim đập nhanh, vã mồ hôi, bất an, đứng ngồi không yên, mất ngủ, ăn không ngon Những nghi thức, cảm xúc sợ hãi thái quá này phải duy trì liên tục ít

Trang 23

nhất 6 tháng thì mới đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh

1.2.3 Khái niệm học sinh trung học phổ thông

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: Bậc trung học phổ thông là một trong số các bậc học của hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, nó sau tiểu học, trung học cơ sở và trước cao đẳng, đại học Trung học phổ thông là bậc học kéo dài 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12) Để tốt nghiệp bậc học này, học sinh phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vào cuối năm học lớp 12

(trước đây thường gọi là thi tú tài) [33]

Như vậy, học sinh THPT là những em học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 ở các trường THPT, tuổi đi học chuẩn là từ 15,16 đến 18 (tuy nhiên, có những em

đi học sớm hơn và cũng có những em đi học muộn hơn)

Đây là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời bởi từ đây, các em xác định cuộc sống tương lai cho chính mình, là thời điểm các em tập trung học tập và phát triển trí tuệ cao độ Hoạt động chủ đạo của học sinh THPT là học tập, vì thế, nội dung và tính chất học tập có những nét khác biệt hơn hẳn so với các giai đoạn trước và sau này [5]

Đặc điểm nổi bật nhất của lứa tuổi là sự phát triển các năng lực trí tuệ [14, 123] Các quá trình nhận thức được phát triển mạnh, từ tri giác, trí nhớ, đến chú ý, tư duy [5,tr.35-36] Thông qua các quá trình nhận thức này mà học sinh THPT nhận thức tốt hơn về chính mình và những người xung quanh Nhưng không hoàn toàn tất cả các em đều có tính trách nhiệm với những gì mình nhận thức được, ngược lại, cũng có nhiều em vì quá lo lắng với những

gì các em cho là trách nhiệm của bản thân, đến nỗi sinh ra những rối loạn về mặt tâm lí

Việc các em có những thay đổi mạnh mẽ về mặt tâm lí cũng chứng tỏ được rằng nhận thức của các em tốt hơn các giai đoạn trước, các em tự ý thức được việc mình làm và cũng đánh giá được những gì đang xảy ra xung quanh mình Trên cơ sở đó, các em hình thành thế giới quan cho mình, những gì các

Trang 24

em thu nhặt được sẽ là hành trang cho các em trong suốt cuộc sống về sau Ngoài hoạt động chủ đạo là học tập, các em cũng có những mối quan hệ rất quan trọng đối với đời sống của các em, đó là quan hệ gia đình, bạn bè, thầy

cô, trường lớp [8] những mối quan hệ này có những ảnh hưởng rất sâu sắc đến các em

1.2.4 Những vấn đề liên quan đến rối loạn lo âu ở học sinh THPT huyện Chương Mỹ

1.2.4.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT

Học sinh THPT là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên (còn gọi là thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh) Đây cũng là giai đoạn nối tiếp thời kỳ dậy thì, thời gian quan trọng của một đời người Chính vì có sự thay đổi lớn như thế nên tâm sinh lí của các em cũng có những đặc điểm rất khác biệt và đặc biệt hơn hẳn những giai đoạn trước

- Đặc điểm sinh lý:

Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương

và các giác quan nên có sự thay đổi trong chiều cao, cơ thể phát triển Ở các

em nam thì cao vọt lên, râu cằm, ria mép, cơ bắp nổi lên, hoàn thiện dần chức năng làm cha…còn ở các em gái thì cơ thể duyên dáng, mềm mại hơn, hoàn thiện chức năng làm mẹ… nói chung là ở thời gian này, các em đã có sự chín muồi về mặt sinh lí, cơ thể

- Đặc điểm tâm lý:

+ Sự phát triển tự ý thức:

Ở lứa tuổi này các em có sự nhìn nhận về bản thân khá nghiêm túc và sâu sắc hơn lứa tuổi học sinh trung học cơ sở Các em không chỉ đánh giá, nhìn nhận cái tôi trong hiện tại mà còn so sánh với quá khứ và nhận thức vị trí của mình trong tương lai Các em đánh giá cao vai trò của mình trong gia đình

và xã hội do vậy các em thường chủ động tham gia vào các hoạt động để khẳng định hơn nữa vị trí, vai trò của mình Việc khẳng định bản thân là một

Trang 25

nhu cầu tương đối cao của các em vì thế các em phải tự hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu của gia đình và xã hội Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không phải lúc nào cũng suôn sẻ vì thế khi mong ước của các em không thực hiện được sẽ gây cho các em sự lo lắng, chán nản và thất vọng

+ Lý tưởng sống và tính tích cực xã hội của học sinh THPT

Lứa tuổi này các em thể hiện lý tưởng sống khá rõ, các em tạo lên áp lực cố gắng hết sức trong học tập để có thể khẳng định bản thân Đồng thời thiên hướng lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai là một trong những yếu tố khiến học sinh THPT căng thẳng và mệt mỏi

Xã hội ngày cảng phát triển đặt ra yêu cầu với mỗi công dân phải có một nền tảng kiến thức nhất định để đáp ứng với nền kinh tế tri thức Việc lựa chọn nghề nghiệp ảnh hưởng rất nhiều từ mong đợi của cha mẹ và những đòi hỏi của xã hội Cha mẹ mong muốn con mình lập thân bằng con đưởng học vấn do đó thường đặt nhiều hy vọng ở các con Những yếu tố này tạo lên áp lực quá lớn đối với các em Xu hướng chọn trường, những mong đợi từ cha

mẹ và sự kỳ vọng của bản thân vô hình chung đã tạo lên một áp lực khiến không ít học sinh THPT cảm thấy mệt mỏi căng thẳng chán nản thậm chí mất phương hướng

+ Lĩnh vực tình cảm của học sinh THPT

Tình bạn: Ở lứa tuổi này tình bạn đi vào chiều sâu hơn so với lứa tuổi trước Tiêu chí kết bạn của các em thiên về sự đồng cảm, tâm tình, thân mật, cùng chí hướng phấn đấu Các em đặt ra cho mình những tiêu chí để cùng nhau cố gắng và phấn đấu Đây cũng là giai đoạn mà sự tự ý thức của các em phát triển mạnh mẽ do đó các em luôn có nhu cầu tìm kiếm „„cái tôi‟‟ khác bên ngoài cái tôi bản thân Các em thường tham gia vào một nhóm bạn thân Nhờ việc tham gia nhóm bạn này mà các em có cơ hội được thể hiện và khẳng định bản thân trong nhóm Tuy nhiên các em cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều của tâm lý nhóm và thái độ của bạn bè trong nhóm Bởi thế, khi các em gặp

Trang 26

phải vấn đề trục trặc, rắc rối vì bất đồng quan điểm với các thành viên nhóm, các em sẽ rối bời, hoang mang và không biết phải giải quyết như thế nào Đây chính là nguyên nhân khiến các em thấy bế tắc, cô đơn, hụt hẫng lâu dần dẫn đến lo âu

Tình yêu: Đây là một đặc trưng điển hình ở độ tuổi này mà người ta thường gán cho thuật ngữ tình yêu học trò Ở giai đoạn này các em bắt đầu xuất hiện những rung cảm với bạn khác giới Khác với tình yêu ở người trưởng thành là mang tính ổn định và chấp nhận thực tế nhiều hơn thì tình yêu của các em lại có phần mơ hồ và không ổn định Các em mong muốn

có một tình yêu lãng mạn, đẹp và mơ mộng như trong phim ảnh nên nhiều khi không được như ý muốn làm các em thấy chán nản, thất vọng Ở lứa tuổi này nhiệm vụ chính của các em vẫn là học tập nên có nhiều bạn khi gia đình biết chuyện tình cảm thì thường ngăn cấm, thậm chí mắng mỏ, dọa nạt Điều này gây cho các em sự sợ hãi, lo lắng và cảm giác bất an Có nhiều em do quá chú tâm đến thứ tình cảm „„mới lạ, hấp dẫn‟‟ này đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập

Có thể nói, do đặc điểm sinh lý của các em ở thời kỳ này bước vào sự chín muồi (sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương, hoàn thiện chức năng làm cha, làm mẹ) cho nên kéo theo nhiều thay đổi

về mặt cảm xúc, tâm lý ở các em Các em có cảm xúc thất thường, dễ căng thẳng, lo âu

1.2.4.2 Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu

Có nhiều cách chẩn đoán RLLA, ở đây, chúng tôi giới thiệu các tiêu chuẩn chẩn đoán, dựa vào các biểu hiện của rối loạn lo âu, theo bảng phân loại quốc tế và hiệp hội Tâm thần Mỹ Đó là:

Dựa theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán RLLA như sau:

Trang 27

Bệnh nhân phải có các triệu chứng lo âu nguyên phát trong đa số các ngày, trong ít nhất nhiều tuần hoặc là nhiều tháng

Các triệu chứng gồm nhiều yếu tố sau:

+ sợ hãi (lo lắng về bất hạnh tương lai, cảm giác dễ cáu kỉnh, khó tập trung tư tưởng )

+ căng thẳng vận động (bồn chồn đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run rẩy, không có khả năng thư giãn)

+ hoạt động quá mức thần kinh thực thể (đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh hoặc thở gấp, khó chịu ở vùng thượng vị, chóng mặt khô mồm )

Dựa theo bảng phân loại các rối loạn tâm lí và các bệnh tâm thần của hiệp hội tâm thần Mỹ, DSM-IV, rối loạn lo âu được chẩn đoán bởi các tiêu chuẩn sau [25]

Chủ thể lo lắng quá mức về một số sự kiện xảy ra hàng ngày, kéo dài ít nhất trong sáu tháng Chủ thể khó kiểm soát dược sự lo lắng của mình

Cụ thể là đối với thanh thiếu niên, biểu hiện của rối loạn lo âu chỉ cần liên quan ít nhất 3 trong 6 dấu hiệu sau (ở trẻ em chỉ cần một dấu hiệu)

+ Rối loạn giấc ngủ (cảm giác khó ngủ, ngủ không ngon giấc)

Đối với học sinh trong diện điều tra, chúng tôi đã sử dụng thang đo để

đánh giá thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu của các em Đồng thời, chúng tôi

sử dụng bảng hỏi nhằm tìm hiểu các mối liên hệ giữa biểu hiện rối loạn lo âu

ở các em với các mặt của cuộc sống: gia đình, học tập, các mối quan hệ ban bè

Trang 28

1.2.4.3 Biểu hiện của rối loạn lo âu

Đối với những người có RLLA thì đều có biểu hiện ra ngoài bằng các triệu chứng thực thể, ở học sinh THPT thì có thể có những biểu hiện như là:

- Sự lo lắng thái quá về những vấn đề mà cá nhân gặp phải, ví dụ như các em học sinh lo lắng quá mức về kỳ thi, điểm thi, đến mức các em ăn không ngon, ngủ không yên Các em trở nên suy diễn trong mọi việc, sợ hãi quá mức về những gì có thể xẩy ra mà các em không chắc chắn được điều gì

sẽ đến

- Sự căng cứng các cơ: trong cơn lo âu, có những biểu hiện thực thể thường được biểu hiện ra bên ngoài như đau đầu, bồn chồn, bất an, sự run chân tay

- Sự hoạt động thái quá của thần kinh tự chủ biểu hiện như: hơi thở nhanh, tiết mồ hôi thái quá, tim đập nhanh, các triệu chứng khó tiêu đầy bụng

- Sự cảnh giác thái quá của nhận thức biểu hiện như: dễ bực dọc, cáu gắt, bồn chồn, bất an…

Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu nói chung là rất đa dạng và với mỗi người mỗi khác Trước hết chứng lo âu có thể là sự khó chịu tinh thần, ví dụ: nỗi day dứt không nguôi hoặc một sự hốt hoảng không có nguyên nhân rõ ràng Có thể gặp ở một số người là chứng lo âu khủng khiếp, làm cho chủ thể phải chìm trong trạng thái sửng sốt, hốt hoảng, lo lắng thái quá về những gì xẩy ra, họ suy diễn quá mức về những vấn đề, những mối quan hệ của họ

Triệu chứng của chứng rối loạn lo âu cũng có thể bao gồm một trong các dấu hiệu sau: đau ngực, hồi hộp, cảm giác nghẹt thở, căng cơ, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ Rối loạn lo âu cũng có thể khởi phát bởi caffein, rượu, đường, thiếu hụt vitamin nhóm B, thiếu Mg hay Ca, dị ứng thức ăn, một vài thuốc khác và sự truyền lactate vào máu, nhưng đây là dạng rối loạn thực thể, mặc dù có biểu hiện giống như rối loạn lo âu về tâm lí

Trang 29

Ở người bệnh có rối loạn lo âu, có khi họ phải chịu đựng một cảm xúc

vô cùng khó chịu, được kèm theo bởi một hay nhiều biểu hiện thể chất: xanh xao, run rẩy, cơn khủng hoảng thần kinh, tim đập nhanh, toát mồ hôi, co thắt nội tạng (đôi khi đau đớn đến mức chủ thể phải cong người lại), cảm giác nghẹt thở, miệng khô, đau thắt ngực giả tạo… chứng lo âu và ám ảnh thường nối kết nhau

Trong nhân cách bệnh, rối loạn lo âu xuất hiện trên những người có nét nhân cách bệnh lí, tồn tại dai dẳng thường có từ thời thơ ấu, được xem như là một thuộc tính của nhân cách thường mang tố chất bẩm sinh Do tồn tại dai dẳng nên rối loạn lo âu ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của người bệnh, những người bệnh thường có hiện tượng né tránh tiếp xúc chỗ người đông, xa lánh những nơi ồn ào Tình trạng rối loạn lo âu thường được tìm thấy trong sự trầm uất, suy nhược tâm thần, và phần lớn các rối loạn tinh thần Đẩy cao thêm một bậc rối loạn lo âu sẽ trở thành sự sợ hãi, với vô số triệu chứng mang tính chất đau khổ cho chủ thể

Lo âu nói chung là hiện tượng phổ biến ở tất cả mọi người, trong mọi hoàn cảnh để thúc đẩy con người hoạt động, đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho cuộc sống Ngược lại, một khi lo âu chuyển sang mức rối loạn, thì nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và nó có những biểu hiện đặc trưng Đối với trẻ em

và thanh thiếu niên thì rối loạn lo âu có những biểu hiện khác biệt hơn so với người lớn Trong đề tài này, khách thể của chúng tôi là học sinh trung học phổ thông, vì thế, một số phần lý thuyết chúng tôi trình bày chỉ mang tính chất giới thiệu về hệ thống lí luận của đề tài Còn khi phân tích, chúng tôi chỉ tập trung vào những yếu tố liên quan đến lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

1.2.4.4 Nguyên nhân gây ra những biểu hiện của rối loạn lo âu ở học sinh THPT huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy trong luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý đến rối loạn lo âu của trẻ em”, tác giả đã đưa ra

Trang 30

rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến RLLA của các em như: RLLA có liên quan đến gia đình, RLLA có liên quan đến học tập, RLLA có liên quan đến môi trường xã hội

Tác giả Nguyễn Hằng Phương trong luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông”, đưa ra bốn nhóm nguyên nhân chính gây ra RLLA của học sinh là nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập, nhóm nguyên nhân liên quan tới gia đình, nhóm nguyên nhân liên quan đến quan hệ xã hội, nhóm nguyên nhân liên quan tới bản thân học sinh

Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân gây ra biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh THPT huyện Chương Mỹ Chúng tôi cho rằng

ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có nhiều thay đổi đặc biệt về sinh lí cũng như tâm lí, đó là gian đoạn có nhiều biến đổi nhất trong cuộc đời (các

em buộc phải chọn ngành nghề cho tương lai, các em có những tình cảm mới ), hơn nữa bên cạnh những tác động từ chính trong nội tâm của các em cộng thêm những tác động từ bên ngoài vào ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí các em,

ví dụ như các mối quan hệ không thuận lợi, những yêu cầu cao của gia đình, thầy cô, nhà trường, xã hội Đó là những nguyên nhân gây ra nhiều thay đổi trong tâm tư, tình cảm của các em, nếu những sự thay đổi đó không kiểm soát được sẽ sinh ra những rối loạn về mặt tâm lí cho các em

Chúng tôi cho rằng, có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh tâm lí, nhưng những nguyên nhân thường gặp ở bệnh lí tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh trước hết là suy nhược do lao lực, hoạt động quá mức trong xã hội Ngoài ra, còn thấy nguyên nhân của các bệnh tâm lí là do suy nhược phản ứng thường thấy sau một biến cố trong cuộc sống, nó gây ra bất ổn tâm lí như mất người thân, ly dị, thất nghiệp, mâu thuẫn với đồng nghiệp nơi làm việc Có nhiều stress dễ thấy ở người lao động trí óc làm việc với máy tính hay đối với học sinh, sinh viên thì áp lực của việc học quá tải

Trang 31

Còn đối với học sinh thì đó là những mâu thuẫn với bạn bè, với bạn khác giới, với những người xung quanh

Chúng tôi mô tả một số nguyên nhân có thể gây ra rối loạn lo âu ở lứa tuổi học sinh THPT như sau:

- Mất năng lực học tập hoặc có những trải nghiệm thất bại trong học tập (ví dụ: những học sinh này đã có lần bị điểm kém nên bị thầy cô, cha mẹ trách mắng, bạn bè chê cười)

- Có lo lắng về việc học tập ở trường (lo cho bài kiểm tra sắp tới, lo bị gọi lên trước lớp để trình bày bài, ý kiến…)

- Cường độ học tập cao, khối lượng kiến thức cần phải học lớn, (trẻ học với cường độ cao, không có thời gian nghỉ, thư giãn)

- Cha mẹ quá kì vọng vào việc học tập cũng như thành tích học tập của con mình

- Phương pháp chăm sóc, giáo dục con chưa phù hợp: yêu cầu con học quá nhiều, học thêm, học hè ; cha mẹ không hiểu và không đáp ứng đúng,

đủ những nhu cầu của con; cha mẹ khắt khe với con cái; cha mẹ thờ ơ với con hay mắng mỏ con cái

- Sự thay đổi trong gia đình (cha mẹ ly hôn, người thân đau ốm, cái chết của một thành viên gia đình, kinh tế gia đình suy sụp )

- Việc học ở trường gây ra sự chán nản đối với trẻ

- Trẻ bị bạo lực học đường, bị bắt nạt hay quấy rối

- Việc chuyển trường, chuyển lớp hoặc thay đổi giáo viên chủ nhiệm nhiều lần, làm cho đứa trẻ chưa có khả năng thích nghi (có sự thay đổi về trường mới hay cấp học mới)

- Phương pháp giảng dạy của giáo viên không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh: phương pháp giảng dạy quá cứng nhắc, cách giảng bài khô khan, yêu cầu các em ngồi yên quá lâu, không tạo ra các hoạt động tích cực nhằm giảm không khí căng thẳng trong giờ học Điều này khiến các

Trang 32

em thấy tiết học nhàm chán, căng thẳng lâu dần dẫn đến không hứng thú với môn học, sợ học, lo lắng khi phải học

- Trẻ gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè và giáo viên (mâu thuẫn với giáo viên hay với bạn bè)

- Trẻ sử dụng một số chất kích thích như: rượu, cà phê cũng có thể là nguyên nhân gây ra lo âu ở trẻ

- Ngoài ra, những tác động của các phương tiện truyền thông như của đài, báo, dư luận xã hội… cũng có thể tác động đến sự lo âu học đường ở học sinh

Dựa vào hệ thống các nguyên nhân mà chúng tôi vừa nêu trên đây, cùng với việc phân tích các tài liệu đã có, và cùng với việc đánh giá thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường THPT huyện Chương Mỹ, chúng tôi nhóm thành những nhóm nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu như sau:

- Do có mối quan hệ không tốt với những người thân trong gia đình, với bạn bè, thầy cô hay với những người xung quanh

- Do các em sợ gặp nhiều thất bại trong học tập hay phải đối mặt với áp lực học tập căng thẳng

- Do sự kì vọng vào bản thân, áp lực về việc cần phải học tốt hơn nữa,

do các em tự mâu thuẫn với chính bản thân mình trong quá trình hình thành cái tôi của mình

Tiểu kết chương 1

Hệ thống lý luận về rối loạn lo âu là tương đối nhiều nhưng đa phần chỉ có ở nước ngoài còn ở Việt Nam chưa có nhiều công trình chuyên nghiên cứu về lo âu và rối loạn lo âu Phần nhiều các kết quả chỉ mang tính thí điểm, địa phương chứ chưa tập trung, chính thức

Trong phạm vi chương 1mà nghiên cứu của chúng tôi thực hiện cũng

đã xác định được một số vấn đề lý luận cơ bản: khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của rối loạn lo âu; khái niệm, đặc điểm của học sinh trung học phổ thông làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng

Trang 33

1 03/2012 - Chính xác hóa tên đề tài, vấn đề nghiên cứu

2 03 – 05/2012 - Bảo vệ đề cương luận văn

- Tìm tài liệu và dịch tài liệu

3 06 - 08/2012 - Gửi thư xin phép các trường: THPT

Chương Mỹ A, THPT Chúc Động, THPT Dân lập Ngô Sỹ Liên, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Chương Mỹ

4 09/2012 – 02/2013 Hoàn thành phần cơ sở lí luận của đề tài

Điều tra thử bằng trắc nghiệm Zung

5 02/2013 – 03/2013 - Điều tra thật bằng trắc nghiệm và bảng hỏi

6 03/2013 – 10/2013 - Xử lý số liệu

- Hoàn thiện luận văn

7 10/2013- 12/2013 Nộp luận văn và bảo vệ luận văn

2.1.2 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu

Huyện Chương Mỹ nằm ở phía tây nam của thành phố Hà Nội Đây là khu vực có nhiều trường học với hàng ngàn học sinh các cấp Tại đây, biết bao thế hệ học sinh đã trưởng thành và nhiều người trong số đó đã trở thành những nhân tài cho đất nước

Năm học 2012 - 2013 huyện Chương Mỹ có 7 trường THPT với 5.562 học sinh (trong đó có 162 lớp, gồm: khối 10 có 57 lớp, khối 11 có 55 lớp,

Trang 34

khối 12 có 50 lớp) Trong năm học này, xét riêng khối THPT trong toàn huyện đã đạt được những kết quả cao như 90,6% học sinh được xếp hạnh kiểm tốt; 64,1% học sinh được xếp loại học lực giỏi và tiên tiến, (trong đó có 8,3% học sinh xếp loại học lực giỏi)

Về đội ngũ giáo viên THPT của huyện Chương Mỹ, hiện tại có 565 cán

bộ quản lý và giáo viên (gồm 21 cán bộ quản lý, 450 giáo viên cơ hữu, 94 giáo viên thỉnh giảng) Tất cả các giáo viên đều có bằng đại học và nhiều giáo viên có bằng thạc sỹ, tiến sỹ Các thầy cô đều rất tận tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh Từ bàn tay ươm mầm của các thầy cô biết bao thế hệ học sinh nơi đây đã trưởng thành và đi muôn nơi để dựng xây quê hương, đất nước

2.1.3 Triển khai nghiên cứu

2.1.3.1 Nghiên cứu lý luận

Mục đích nghiên cứu lý luận:

Quá trình nghiên cứu lý luận nhằm tổng quan về vấn đề nghiên cứu Từ khung lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm để xác định bộ công cụ đo và

đánh giá về các vấn đề được nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu những tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài Từ đó, định hướng cho việc xây dựng quy trình triển khai đề tài

Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong

và ngoài nước về rối loạn lo âu, trên cơ sở đó kế thừa các giá trị tích cực cũng như chỉ ra các hạn chế để rút kinh nghiệm cho nghiên cứu

Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Trang 35

Đọc, nghiên cứu các tài liệu liên quan Đọc và tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả trước đó về vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận và công cụ nghiên cứu cho đề tài

2.1.3.2 Nghiên cứu thực tiễn

Mục đích và nội dung nghiên cứu:

Mục đích và nội dung chủ yếu của việc điều tra thực trạng là chỉ ra thực trạng biểu hiện học sinh THPT mắc lo âu, các mức độ và biểu hiện cụ thể cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này

Thông qua kết quả nghiên cứu thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp học sinh THPT ứng phó với lo âu

Quy trình nghiên cứu thực tiễn:

- Chọn thang đo

- Gửi thư xin phép tới các trường THPT mà mình chọn để tiến hành điều tra

- Điều tra thử trên 40 học sinh bằng thang đo lo âu Zung

- Xây dựng bảng hỏi về các biểu hiện lo âu và các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở học sinh THPT

- Điều tra thực trạng bằng thang đo lo âu Zung và bằng bảng hỏi

- Xử lý kết quả nghiên cứu

- Tham vấn và lên kế hoạch hỗ trợ cho cho các em có biểu hiện rối loạn

lo âu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra của đề tài này, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Chúng tôi đã nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài, từ đó định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi dùng trong nghiên cứu thực tiễn

Trang 36

Các tài liệu chúng tôi đã sử dụng để nghiên cứu là những công trình nghiên cứu về lo âu và rối loạn lo âu của các tác giả nước ngoài và trong nước Thông qua các tài liệu, chúng tôi chọn lọc, phân tích và khai thác những vấn đề có liên quan để làm sáng tỏ bản chất của lo âu, rối loạn lo âu và biểu

hiện của nó

Nội dung của nghiên cứu lí luận

- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong

và ngoài nước xung quanh vấn đề lo âu và rối loạn lo âu

- Xác định các khái niệm công cụ cho đề tài và các khái niệm liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát thông qua các giờ giao lưu của chính chúng tôi với lớp, giờ giao lưu của các em với nhau trong hoạt động chung của trường, như các chương trình “Văn nghệ‟‟, “Câu lạc bộ đọc sách‟‟, “Câu lạc bộ thể thao‟‟, được tổ chức ở các trường trong thời gian chúng tôi đến trường nghiên cứu

Trang 37

2.2.3 Phương pháp trò chuyện, tọa đàm

Chúng tôi tiến hành 16 buổi trò chuyện, tọa đàm, giao lưu với các tập thể lớp, các nhóm học sinh

2.2.3.1 Đối tượng: tham gia tọa đàm, giao lưu, trò chuyện: Học sinh và giáo

viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên bộ môn, bí thư đoàn trường;

2.2.3.2 Hình thức và thời gian: Tổ chức các buổi giao lưu trong 15 phút đầu

giờ, các giờ sinh hoạt và các giờ trống; đồng thời tổ chức những buổi giao lưu chia sẻ nhóm bạn 2, 3 học sinh trở lên

2.2.3.3 Nội dung: Thông thường, các em thích được bàn luận về các vấn đề

tình yêu, tình bạn, gia đình và định hướng nghề nghiệp Tùy theo chủ đề dự kiến trước hoặc có những vấn đề nảy sinh; nhưng ưu tiên việc bàn về những vấn đề lo lắng các em gặp phải trong cuộc sống

Thông qua phương pháp này, chúng tôi thu được nhiều thông tin và hiểu rõ hơn những biểu hiện lo âu cho các em

2.2.4 Phương pháp trắc nghiệm (sử dụng thang đo)

Đây là một trong những phương pháp quan trọng khi thực hiện đề tài này Chúng tôi đã sử dụng thang đo (test) để thực hiện việc tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh THPT Đối tượng nghiên cứu của đề tài là

“Thực trạng các biểu hiện lo âu của học sinh THPT‟‟, vì thế bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu thực tiễn là điều tra thực trạng biểu hiện rối loạn lo

âu ở học sinh bằng thang đo rối loạn lo âu Chúng tôi đã tiến hành điều tra cụ thể với các bước như sau:

2.2.4.1 Chọn mẫu

- Chúng tôi xây dựng đề tài và lựa chọn khách thể nghiên cứu là học sinh Trung học phổ thông, ở đề tài này, chúng tôi đã chọn 4 trường THPT là đại diện tiêu biểu của huyện: THPT Chương Mỹ A, THPT Chúc Động, THPT Dân lập Ngô Sỹ Liên, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện

Trang 38

Chương Mỹ để nghiên cứu Bốn trường THPT này gồm có 2 trường công lập (một trường đại diện cho miền văn phòng là THPT Chương Mỹ A với cơ sở vật chất đầy đủ, gần trung tâm hành chính huyện với nhiều thuận lợi, là trường chuẩn quốc gia đã nhiều năm Một trường đại diện cho miền đáy là THPT Chúc Động ở xa trung tâm huyện hơn, cơ sở vật chất ít đầy đủ hơn) Bên cạnh đó có 1trường dân lập và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện Chúng tôi đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên ở mỗi trường

Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 60 em học sinh ở mỗi trường (gồm cả 3 khối, trong đó chọn ngẫu nhiên mỗi khối 20 em) Tổng số học sinh của cả 4 trường là 240 học sinh

Vào tháng 1 năm 2013 chúng tôi đã điều tra thử trên 40 em học sinh để thử nghiệm Sau đó, vào tháng 3 năm 2013 chúng tôi tiếp tục điều tra 240 em thuộc các lớp khác nhau để phục vụ cho luận văn

Chúng tôi mô tả ở bảng sau:

Bảng 2.1 Tổng số học sinh tham gia điều tra

Khối Số học sinh tham gia

điều tra thực trạng

Tổng số học sinh điều tra

Trang 39

2.2.4.2 Mục đích điều tra bằng thang đo

Nhờ vào quá trình điều tra bằng trắc nghiệm, chúng tôi biết được thực trạng RLLA ở học sinh Từ đó, xây dựng bộ bảng hỏi để tìm hiểu các dạng lo

âu, biểu hiện của rối loạn lo âu ở những học sinh có RLLA và các vấn đề liên quan đến RLLA ở các em

2.2.4.3 Phương tiện điều tra

Chúng tôi đã chọn lựa thang đo lo âu đã được chuẩn hóa ở Việt Nam để

sử dụng đó là thang đo lo âu Zung Thang đo này là loại thang đo phổ biến, đã được chuẩn hoá tại Việt Nam và được dùng nhiều trong các nghiên cứu khoa học từ trước đến nay

Mô tả về thang đo

Thang đo lo âu ZUNG Tên gọi Thang đo lo âu Zung;

Tác giả Zung

Mục đích Đánh giá mức độ lo âu

Mô tả Là loại thang đo chuyên dùng để đo lo âu Thang đo có 20 câu,

trong đó có 5 câu cần tính điểm ngược lại khi xử lí (5,9,13,17,19)

Cách

thực hiện

Khách thể chỉ cần đánh dấu vào 1 trong 4 mức độ đã cho

Mà họ thấy phù hợp với mình nhất Cách xử

Không có: 1 điểm Thỉnh thoảng: 2 điểm Thường xuyên: 3 điểm Luôn luôn: 4 điểm

Số điểm cao nhất có thể: 80 điểm

Ngày đăng: 16/03/2015, 18:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w