Triển khai nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội (Trang 34)

2.1.3.1. Nghiên cứu lý luận

Mục đích nghiên cứu lý luận:

Quá trình nghiên cứu lý luận nhằm tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Từ khung lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm để xác định bộ công cụ đo và đánh giá về các vấn đề được nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu những tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Từ đó, định hướng cho việc xây dựng quy trình triển khai đề tài.

Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về rối loạn lo âu, trên cơ sở đó kế thừa các giá trị tích cực cũng như chỉ ra các hạn chế để rút kinh nghiệm cho nghiên cứu.

Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu.

Đọc, nghiên cứu các tài liệu liên quan. Đọc và tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả trước đó về vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận và công cụ nghiên cứu cho đề tài.

2.1.3.2. Nghiên cứu thực tiễn

Mục đích và nội dung nghiên cứu:

Mục đích và nội dung chủ yếu của việc điều tra thực trạng là chỉ ra thực trạng biểu hiện học sinh THPT mắc lo âu, các mức độ và biểu hiện cụ thể cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này.

Thông qua kết quả nghiên cứu thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp học sinh THPT ứng phó với lo âu.

Quy trình nghiên cứu thực tiễn: - Chọn thang đo

- Gửi thư xin phép tới các trường THPT mà mình chọn để tiến hành điều tra.

- Điều tra thử trên 40 học sinh bằng thang đo lo âu Zung.

- Xây dựng bảng hỏi về các biểu hiện lo âu và các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở học sinh THPT.

- Điều tra thực trạng bằng thang đo lo âu Zung và bằng bảng hỏi. - Xử lý kết quả nghiên cứu.

- Tham vấn và lên kế hoạch hỗ trợ cho cho các em có biểu hiện rối loạn lo âu.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra của đề tài này, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây.

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Chúng tôi đã nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài, từ đó định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi dùng trong nghiên cứu thực tiễn.

Các tài liệu chúng tôi đã sử dụng để nghiên cứu là những công trình nghiên cứu về lo âu và rối loạn lo âu của các tác giả nước ngoài và trong nước. Thông qua các tài liệu, chúng tôi chọn lọc, phân tích và khai thác những vấn đề có liên quan để làm sáng tỏ bản chất của lo âu, rối loạn lo âu và biểu hiện của nó.

Nội dung của nghiên cứu lí luận

- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước xung quanh vấn đề lo âu và rối loạn lo âu.

- Xác định các khái niệm công cụ cho đề tài và các khái niệm liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn.

2.2.2. Phương pháp quan sát

Quan sát trực tiếp những biểu hiện của các em học sinh THPT thông qua các giờ học, giờ giao lưu, hoạt động tập thể.

- Phương tiện quan sát: máy ảnh, sổ ghi chép, máy ghi âm.

Cách thức quan sát

- Quan sát qua các giờ học: chúng tôi xin tham dự vào các giờ học của các lớp để quan sát cách thức học sinh đón nhận giờ học cũng như những biểu hiện của học sinh trong lớp. Tập trung quan sát một số em có số điểm lo âu cao theo thang đánh giá lo âu. Tham dự vào các giờ học thể dục, giáo dục công dân của các lớp... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quan sát thông qua các giờ giao lưu của chính chúng tôi với lớp, giờ giao lưu của các em với nhau trong hoạt động chung của trường, như các chương trình “Văn nghệ‟‟, “Câu lạc bộ đọc sách‟‟, “Câu lạc bộ thể thao‟‟, ... được tổ chức ở các trường trong thời gian chúng tôi đến trường nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp trò chuyện, tọa đàm

Chúng tôi tiến hành 16 buổi trò chuyện, tọa đàm, giao lưu với các tập thể lớp, các nhóm học sinh.

2.2.3.1. Đối tượng: tham gia tọa đàm, giao lưu, trò chuyện: Học sinh và giáo

viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên bộ môn, bí thư đoàn trường;

2.2.3.2 Hình thức và thời gian: Tổ chức các buổi giao lưu trong 15 phút đầu

giờ, các giờ sinh hoạt và các giờ trống; đồng thời tổ chức những buổi giao lưu chia sẻ nhóm bạn 2, 3 học sinh trở lên.

2.2.3.3. Nội dung: Thông thường, các em thích được bàn luận về các vấn đề

tình yêu, tình bạn, gia đình và định hướng nghề nghiệp. Tùy theo chủ đề dự kiến trước hoặc có những vấn đề nảy sinh; nhưng ưu tiên việc bàn về những vấn đề lo lắng các em gặp phải trong cuộc sống.

Thông qua phương pháp này, chúng tôi thu được nhiều thông tin và hiểu rõ hơn những biểu hiện lo âu cho các em

2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm (sử dụng thang đo)

Đây là một trong những phương pháp quan trọng khi thực hiện đề tài này. Chúng tôi đã sử dụng thang đo (test) để thực hiện việc tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh THPT. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Thực trạng các biểu hiện lo âu của học sinh THPT‟‟, vì thế bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu thực tiễn là điều tra thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh bằng thang đo rối loạn lo âu. Chúng tôi đã tiến hành điều tra cụ thể với các bước như sau:

2.2.4.1. Chọn mẫu

- Chúng tôi xây dựng đề tài và lựa chọn khách thể nghiên cứu là học sinh Trung học phổ thông, ở đề tài này, chúng tôi đã chọn 4 trường THPT là đại diện tiêu biểu của huyện: THPT Chương Mỹ A, THPT Chúc Động, THPT Dân lập Ngô Sỹ Liên, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện

Chương Mỹ để nghiên cứu. Bốn trường THPT này gồm có 2 trường công lập (một trường đại diện cho miền văn phòng là THPT Chương Mỹ A với cơ sở vật chất đầy đủ, gần trung tâm hành chính huyện với nhiều thuận lợi, là trường chuẩn quốc gia đã nhiều năm. Một trường đại diện cho miền đáy là THPT Chúc Động ở xa trung tâm huyện hơn, cơ sở vật chất ít đầy đủ hơn). Bên cạnh đó có 1trường dân lập và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên ở mỗi trường.

Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 60 em học sinh ở mỗi trường (gồm cả 3 khối, trong đó chọn ngẫu nhiên mỗi khối 20 em). Tổng số học sinh của cả 4 trường là 240 học sinh.

Vào tháng 1 năm 2013 chúng tôi đã điều tra thử trên 40 em học sinh để thử nghiệm. Sau đó, vào tháng 3 năm 2013 chúng tôi tiếp tục điều tra 240 em thuộc các lớp khác nhau để phục vụ cho luận văn.

Chúng tôi mô tả ở bảng sau:

Bảng 2.1. Tổng số học sinh tham gia điều tra

Khối Số học sinh tham gia

điều tra thực trạng Tổng số học sinh điều tra Nam Nữ 10 40 40 80 11 41 39 80 12 42 38 80 Tổng 123 117 240

Tất cả các em tham gia nghiên cứu đều ghi tên thật vào phiếu, khi mã hoá, xử lý, chúng tôi cũng sử dụng số thứ tự dựa vào tên thật của các em.

2.2.4.2. Mục đích điều tra bằng thang đo

Nhờ vào quá trình điều tra bằng trắc nghiệm, chúng tôi biết được thực trạng RLLA ở học sinh. Từ đó, xây dựng bộ bảng hỏi để tìm hiểu các dạng lo âu, biểu hiện của rối loạn lo âu ở những học sinh có RLLA và các vấn đề liên quan đến RLLA ở các em .

2.2.4.3. Phương tiện điều tra

Chúng tôi đã chọn lựa thang đo lo âu đã được chuẩn hóa ở Việt Nam để sử dụng đó là thang đo lo âu Zung. Thang đo này là loại thang đo phổ biến, đã được chuẩn hoá tại Việt Nam và được dùng nhiều trong các nghiên cứu khoa học từ trước đến nay.

Mô tả về thang đo

Thang đo lo âu ZUNG Tên gọi Thang đo lo âu Zung;

Tác giả Zung

Mục đích Đánh giá mức độ lo âu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô tả Là loại thang đo chuyên dùng để đo lo âu. Thang đo có 20 câu, trong đó có 5 câu cần tính điểm ngược lại khi xử lí

(5,9,13,17,19). Cách

thực hiện

Khách thể chỉ cần đánh dấu vào 1 trong 4 mức độ đã cho Mà họ thấy phù hợp với mình nhất

Cách xử lí

Không có: 1 điểm Thỉnh thoảng: 2 điểm Thường xuyên: 3 điểm Luôn luôn: 4 điểm

Cách tính điểm thang Zung

 Không lo âu:  44 điểm  Lo âu mức độ nhẹ: 45 - 59 điểm  Lo âu mức độ nhận thấy rõ cho đến nặng: 60- 74 điểm  Lo âu mức độ rất nặng: 75 - 80 điểm

Về độ tin cậy của thang đo

Chúng tôi đã sử dụng chương trình SPSS 16.0 để xử lí số liệu, kết quả về độ tin cậy của thang đo lo âu Zung khi đo trên 240 em học sinh là:

Bảng 2.2. Độ tin cậy của thang Zung

Thang đo Độ tin cậy

Cronbach's Alpha

Số câu N of Items

Zung .907 20

Chúng tôi đã thu được kết quả về độ tin cậy như trên trong quá trình xử lý. Chúng ta có thể thấy rằng, những phép đo của thang đo thực hiện trên 240 em học sinh THPT huyện Chương Mỹ đều đem lại độ tin cậy rất cao, (đều trên 90%), chúng ta hoàn toàn có thể tin được về độ chính xác của thang đo số điểm lo âu.

2.2.5. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã xây dựng một bộ câu hỏi gồm 15 câu (trong đó có nhóm câu hỏi về biểu hiện lo âu, có nhóm câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở các em, có nhóm câu hỏi về những tác động của lo âu tới học tập) dành cho các đối tượng khách thể nghiên.

2.2.5.1. Mục đích

Thông qua bộ bảng hỏi này, chúng tôi thu thập thông tin từ các em để tìm hiểu rõ những biểu hiện, các yếu tố tác động tới rối loạn lo âu ở các em thông qua các câu hỏi mở, những nhóm vấn đề chúng tôi đã xây dựng.

2.2.5.2. Cách thức tiến hành

Chúng tôi đã chuẩn bị cẩn thận bộ câu hỏi dành cho các em học sinh trong diện điều tra; Chúng tôi phát để các em điền phiếu và trong phiếu nếu có gì thắc mắc cần giải đáp thì chúng tôi giải đáp ngay. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Kết quả của điều tra bằng bảng hỏi sẽ được kết hợp với các phương pháp khác như quan sát, toạ đàm, phỏng vấn nhằm làm rõ các biểu hiện rối loạn lo âu.

2.2.5.3. Cách sử dụng bảng hỏi

Bộ câu hỏi mà chúng tôi sử dụng bao gồm 15 câu hỏi chia ra ba nhóm. Chúng tôi tổng hợp, xử lí, từng vấn đề và đưa ra kết luận đối với từng vấn đề và mối tương quan giữa chúng với những vấn đề khác.

Nhóm câu hỏi I: (từ câu 1 đến câu 5), nhóm câu hỏi này nhằm phân loại các loại lo âu và biểu hiện lo âu ở các em

Nhóm câu hỏi II: (từ câu 6 đến câu 13) nhằm hiểu được các thông tin liên quan đến biểu hiện lo âu ở các em như: gia đình, bạn bè, học tập. Nhờ vào các câu hỏi này mà chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố có liên quan đến biểu hiện RLLA ở các em.

Nhóm câu hỏi III: (câu 14 và câu 15) nhằm tìm hiểu tác động của lo âu ở các em đến học tập.

2.2.5.4. Cách xử lí thông tin

Dựa vào đặc điểm từng nhóm câu hỏi để chúng tôi đưa ra cách xử lý số liệu tương ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi (1,2,3,4,5): Chúng tôi đưa ra các ý hỏi nhằm tìm hiểu xem học sinh THPT có mắc RLLA biểu hiện dưới dạng ám sợ, dạng cơn hoảng sợ, dạng RLLA lan tỏa, dạng rối loạn ám ảnh cưỡng bức, dạng stress cấp, dạng stress sau sang trấn không. Trong đó câu 1,3,4,5 các em trả lời theo hình thức trả lời là lựa chọn „„có‟‟ hoặc “không‟‟. Các em chỉ làm các ý tiếp theo nếu ý

a trả lời “có‟‟, còn nếu trả lời “không‟‟ thì các em dừng trả lời câu này và chuyển luôn sang câu kế tiếp. Kết quả là nếu tất cả các ý đều trả lời là “có‟‟ thì đáp ứng một loại RLLA nào đó.

Ở câu 2 các em chỉ cần lựa chọn các biểu hiện phù hợp với mình. Nếu trả lời “có‟‟ 4 ý trong tổng số các ý trên thì đáp ứng cho 1 loại RLLA.

Thông qua các câu trả lời này chúng tôi kết hợp với trắc nghiệm Zung để tìm hiểu các dạng lo âu mà các em mắc phải và biểu hiện cụ thể ở các em. Câu (6,7,8,9,10,11,12,13): Chúng tôi đưa ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các em để xem xét xem nó có ảnh hưởng và tác động đến biểu hiện lo âu ở các em không, nếu có thì chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào.

Câu (14,15): Chúng tôi đưa ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu tác động của RLLA tới việc học tập của các em.

Kết quả được tính thông qua số liệu về độ tin cậy, độ hiệu lực..., tính phần trăm, tính điểm trung bình, sắp xếp thứ tự... Tất cả các yếu tố sẽ được tính toán chặt chẽ trong quá trình thực hiện luận văn.

2.2.6. Phương pháp phỏng vấn sâu

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để phỏng vấn sâu một số em học sinh, 3 giáo viên của các em. Nhờ vào phương pháp này, chúng tôi hiểu rõ hơn về các biểu hiện mà giáo viên, học sinh cung cấp. Cũng như thông qua phương pháp này, chúng tôi biết được cách nhìn chủ quan của các khách thể đối với vấn đề biểu hiện RLLA ở học sinh THPT.

Chúng tôi đã thực hiện phương pháp này lồng ghép trong những buổi trò chuyện, phỏng vấn với các học sinh và giáo viên.

2.2.7. Phương pháp thống kê toán học

Chúng tôi sử dụng Exell và phần mền thống kê toán học dành cho các ngành khoa học xã hội SPSS, phiên bản 16.0.

Để xử lí số liệu, chúng tôi đã mã hóa các yếu tố tâm lí (được viết bằng lời văn) thành những mã số và xử lí trên các con số đó.

Những thang đo và các phiếu phỏng vấn thu được chúng tôi đều kiểm tra độ tin cậy, độ khó, độ giá trị của các câu và xét mối tương quan giữa các yếu tố với nhau.

2.3. Đạo đức nghiên cứu

- Thư chấp nhận: Các em được gửi thư ngỏ từ trước, bên cạnh đó thông qua giáo viên chủ nhiệm các em kí vào cam kết đồng ý tham gia vào nghiên cứu. - Các em có quyền từ chối nghiên cứu nếu các em không muốn tham gia nữa ở bất kỳ thời điểm nào.

- Quyền bảo mật: Chúng tôi mã hóa mỗi phiếu của các em thành một con số tương ứng và bảo mật thông tin mà các em cung cấp. Chúng tôi chỉ cung cấp lại thông tin khi có yêu cầu của các em hoặc của gia đình.

- Báo cáo nghiên cứu: Các số liệu được trình bày trung thực từ các kết quả nghiên cứu thu được.

Tiểu kết chƣơng 2

- Chúng tôi đã xây dựng chương trình từ trước khi bắt đầu nghiên cứu và luôn kịp thời bổ sung, sửa chữa, thay đổi những kế hoạch cho phù hợp với tiến trình nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đã hết sức cố gắng để thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài luận văn được tiến hành theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ.

- Nghiên cứu đã cố gắng kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau (phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp quan sát; Phương pháp toạ

Một phần của tài liệu Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội (Trang 34)