- Thư chấp nhận: Các em được gửi thư ngỏ từ trước, bên cạnh đó thông qua giáo viên chủ nhiệm các em kí vào cam kết đồng ý tham gia vào nghiên cứu. - Các em có quyền từ chối nghiên cứu nếu các em không muốn tham gia nữa ở bất kỳ thời điểm nào.
- Quyền bảo mật: Chúng tôi mã hóa mỗi phiếu của các em thành một con số tương ứng và bảo mật thông tin mà các em cung cấp. Chúng tôi chỉ cung cấp lại thông tin khi có yêu cầu của các em hoặc của gia đình.
- Báo cáo nghiên cứu: Các số liệu được trình bày trung thực từ các kết quả nghiên cứu thu được.
Tiểu kết chƣơng 2
- Chúng tôi đã xây dựng chương trình từ trước khi bắt đầu nghiên cứu và luôn kịp thời bổ sung, sửa chữa, thay đổi những kế hoạch cho phù hợp với tiến trình nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đã hết sức cố gắng để thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài luận văn được tiến hành theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ.
- Nghiên cứu đã cố gắng kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau (phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp quan sát; Phương pháp toạ đàm, phỏng vấn; Phương pháp trắc nghiệm; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu. Chúng tôi hi vọng rằng với việc phối hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho nhau nhằm đưa lại những thông tin chính xác, độ tin cậy cao.
- Các thông tin thu thập được xử lý và phân tích bằng các kỹ thuật đa dạng (phân tích định tính, phân tích định lượng), và được xem xét ở nhiều góc độ nhằm cố gắng đem lại những kết quả đáng tin cậy và có giá trị về mặt khoa học, thực tiễn.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Số liệu được thu thập trên 240 học sinh của bốn trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Sơ đồ dưới đây cho biết phân bố trường, lớp của học sinh tham gia nghiên cứu:
Biểu đồ 3.1: phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính,lớp và trường học
Theo sơ đồ, chúng ta có thể thấy mẫu nghiên cứu phân bố khá đồng đều theo trường, lớp học cũng như giới tính. Mỗi trường có ba lớp, mỗi lớp có 20 em, 10 em nam và 10 em nữ. Tuy nhiên khi đến Trung tâm Giáo dục thường xuyên, tỉ lệ nam nữ ở lớp 12 bắt đầu có sự trênh lệch. Nam sinh lớp 12 chiếm 12 em trong đó nữ sinh chỉ có 8 em. Tương tự, nam sinh lớp 11 có 11 em, còn nữ sinh có 9 em. Như vậy mặc dù có sự biến động ở Trung tâm GDTX, chúng ta vẫn có thể thấy số lượng học sinh của trường vẫn không
thay đổi và sự trênh lệch giữa nam và nữ cũng không nhiều lắm (4 em). Về cơ bản, mẫu phân bố trong nghiên cứu là khá đồng đều trên các tiêu chí giới, lớp và trường.
Hoàn cảnh sống là một yếu tố có thể ảnh hưởng quan trọng đến vấn để lo âu của trẻ đặc biệt tình trạng hôn nhân của bố mẹ đã được nhiều nghiên cứu cho thấy có liên quan đến mức độ lo âu của con cái. Tình trạng hôn nhân của bố mẹ khách thể nghiên cứu được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Biểu đồ 3.2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân của bố mẹ
Theo như số liệu thống kê, đa số học sinh (88,33%) sống cùng cả bố và mẹ (trên biểu đồ thể hiện ngắn gọn bằng từ “Kết hôn”). Số học sinh có bố mẹ đã ly thân, ly dị chiếm rất nhỏ (1,67% và 2,92% số học sinh tham gia nghiên cứu). Tỉ lệ học sinh có bố mất là 6,67% số em và không có em nào mẹ bị mất.
Bên cạnh tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và nghề nghiệp của bố mẹ cũng là những biến số có thể ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề lo âu ở học sinh THPT. Hai bảng dưới đây mô tả cụ thể về trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp của bố và mẹ các em học sinh.
Về trình độ học vấn, chúng ta có thể thấy đa số bố mẹ học sinh có trình độ THCS và THPT. Với mẹ, trình độ văn hóa phổ biến nhất là THCS với 54,17%, sau đó đến THPT với 22,92%. Với bố, trình độ văn hóa phổ biến nhất là THCSvới 45% sau đó đên THPT với 32,92%. Tỉ lệ bố có trình độ văn hóa mức THPT cao hơn một cách đáng kể so với tỉ lệ mẹ có trình độ văn hóa mức THPT. Ngược lại với tỉ lệ bố mẹ ở mức THCS thì ở mẹ tỷ lệ này cao hơn ở bố. Như vậy nhìn chung là các ông bố đạt được mức trình độ văn hóa cao hơn so với mẹ. Tỉ lệ bố mẹ ở các mức trình độ văn hóa khác là khá tương đương nhau và khá nhỏ ( khoảng từ 9% đến 2%).
Biểu đồ 3.3: Phân bố mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn của cha mẹ
Về nghề nghiệp, ta có thể thấy rất rõ là đa số bố mẹ của học sinh tham gia nghiên cứu đều là nông dân (45,83% và 44,17%). Sau đó là đến nghề buôn bán (18,33% và 16,64%). Điều này là khá hợp lý vì địa bàn nghiên cứu là một vùng nông thôn. Một điểm đáng chú ý nữa trên biểu đồ là mức độ tương đồng giữa bố và mẹ của các em học sinh. Các cột biểu đồ, biểu hiện tỉ lệ của bố và mẹ ở cùng một nghề là khá tương đương nhau.
Biểu đồ 3.4: Phân bố mẫu nghiên cứu theo nghề nghiệp của bố mẹ
Hoàn cảnh kinh tế của học sinh được thể hiện trong biểu đồ 3.5
Biểu đồ 3.5: Phân bố mẫu nghiên cứu theo hoàn cảnh kinh tế
Nhìn vào sơ đồ cho thấy phần lớn học sinh tham gia nghiên cứu đánh giá kinh tế gia đình mình ở mức trung bình (67,5%). Mức khó khăn chỉ có 10,42% và còn lại là mức khá giả. Tỉ lệ này là khá phù hợp với địa bàn huyện
Chương Mỹ, vốn là một vùng nông thôn nhưng gần thủ đô nên đời sống nhân dân cũng không đến mức cơ cực.
Kết luận: Qua việc thống kê, xem xét các biến số độc lập của nghiên
cứu, chúng ta phần nào có được một bức tranh tổng quát về hoàn cảnh, điều kiện sống của học sinh tham gia nhóm nghiên cứu. Nhìn chung, tỉ lệ học sinh phân bố theo giới tính, tuổi và trường là khá đồng đều. Trình độ học vấn của bố mẹ các em tham gia nghiên cứu đa số là THCS và THPT. Nghề nghiệp phổ biến của bố mẹ là nông nghiệp và buôn bán. Điều kiện kinh tế của các gia đình nói chung là trung bình. Những thông tin chung về hoàn cảnh sống của học sinh tham gia nghiên cứu cho thấy rõ ràng đối tượng nghiên cứu mang những đặc điểm của một khu vực nông thôn rõ rệt.
3.2. Thực trạng lo âu của học sinh trung học phổ thông tham gia nghiên cứu
3.2.1. Tỉ lệ học sinh lo âu và các mức độ
Lo âu thông thường là những lo lắng có chủ đề, nội dung rõ ràng như ốm đau, công ăn việc làm. Lo âu thông thường xuất hiện nhất thời khi có các sự kiện trong đời sống tác động đến tâm lí của chủ thể. Lo âu sẽ hết khi mất các tác động này. Lo âu thông thường không có hoặc có rất ít rối loạn thần kinh thực vật.
Lo âu bệnh lý hay rối loạn lo âu thường không có chủ thể rõ ràng, mang tính chất vô lí, mơ hồ (như lo lắng về tương lai). Thời gian thường kéo dài và lặp đi lặp lại. Rối loạn lo âu thường kèm theo nhiều rối loạn thần kinh thực vật (mạch nhanh, thở gấp, chóng mặt, khô miệng, vã mồ hội, lạnh chân tay, run rẩy, bất an).
Để phân biệt giữa lo âu thông thường và lo âu bệnh lý nhiều khi rất khó khăn vì cần phải căn cứ vào thời gian, mức độ cũng như các biểu hiện kèm theo. Một cách hiệu quả để phân biệt giữa lo âu thông thường và lo âu bệnh lý là sử dụng các trắc nghiệm lâm sàng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang lo âu Zung để đánh giá mức độ lo âu ở học sinh trung học phổ
thông. Thang đo tự đánh giá lo âu của Zung bao gồm 20 câu hỏi về các triệu chứng nhận thức, phản ứng tự động, vận động và hệ thần kinh trung ương. Mỗi câu hỏi được cho điểm từ 1 đến 4, với 1 là không có và 4 là hầu như toàn bộ thời gian. Một số câu hỏi theo chiều ngược lại được cho điểm ngược lại từ 4 đến 1. Tổng số điểm của tất cả 20 câu là tổng điểm thô, điểm thô được chuyển sang điểm chuẩn (index score) theo bảng điểm của Zung. Sau đó đánh giá mức độ lo âu có ý nghĩa lâm sàng dựa vào tổng điểm chuẩn như sau: Không lo âu: 44 điểm
Lo âu mức độ nhẹ: 45 - 59 điểm Lo âu mức độ nhận thấy rõ cho đến nặng: 60 - 74 điểm Lo âu mức độ rất nặng: 75- 80 điểm
Kết quả thống kê học sinh có vấn đề lo âu theo các mức được thể hiện trong biểu đồ cộng dồn tỉ lệ (ở trang sau).
Dựa trên biểu đồ cộng dồn, có thể thấy tỉ lệ học sinh THPT mắc lo âu là 84,17%. Trong đó không có học sinh nào mắc lo âu rất nặng mà chỉ có 0,83% học sinh mắc lo âu nặng. Do đồ thị cộng dồn nên muốn tính tỉ lệ trẻ mắc lo âu mức độ nào chúng ta phải lấy tỉ lệ ở hai điểm giới hạn trừ đi cho nhau. Theo cách tính đó, tỉ lệ trẻ mắc lo âu vừa là là 5% - 0,83% = 4,7% và tỉ lệ trẻ mắc lo âu nhẹ là 84,17%-5% = 79,14%. Như vậy có thể thấy rằng đa số trẻ trong nghiên cứu là mắc lo âu nhẹ.
Học sinh THPT thường phải đối mặt với các kỳ thi quan trọng, quyết định cuộc sống tương lai vì vậy các em phải sống trong môi trường học tập căng thẳng. Lo âu mức độ nhẹ về tương lai của mình, về việc học tập đôi khi giúp học sinh có thêm động lực học tập. Mặc dù rối loạn lo âu sẽ ảnh hưởng đến chức năng học tập và cuộc sống, tuy nhiên nếu mức độ lo âu là nhẹ thì thông thường sẽ ít ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng sống của học sinh. Điều đáng chú ý ở đây là có 5% số học sinh có mức độ lo âu từ vừa đến
nặng. Con số của chúng tôi thấp hơn một chút so với kết quả của các nghiên cứu trong nước và trên thế giới khác. Như, theo thống kê của nhiều nước trong nhiều thập kỷ qua, tỉ lệ rối loạn lo âu trẻ em là 5,7 đến 17,7%. Theo Kashani và O.Verchell (1997) tỉ lệ rối loạn lo âu trẻ em và vị thành niên Mỹ là khoảng 9%." [16; 26].
Tóm lại, tỷ lệ học sinh trung học phổ thông huyện Chương Mỹ có tỷ lệ rối loạn lo âu mức độ nhẹ là cao, tuy nhiên mức độ vừa và nặng thấp hơn tỷ lệ lo âu của các nghiên cứu khác trên thế giới tìm thấy.
3.2.2. Tỉ lệ các loại lo âu học sinh THPT gặp phải
Lo âu là một nhóm các rối loạn, mang các đặc điểm khác nhau. Theo phân loại bệnh, thì có 5 loại bệnh lo âu chính và phương pháp can thiệp chữa trị cũng khác nhau cho từng loại bệnh. Với mục đích ước lượng sự phân bố của các loại bệnh trên mẫu nghiên cứu ra sao, chúng tôi sử dụng 5 câu hỏi để đánh giá loại bệnh của học sinh theo dạng ám sợ, hoảng sợ, lo âu lan tỏa, ám ảnh cưỡng bức và stress sau sang chấn.
Cách tính điểm như sau: Các câu hỏi có ít nhất là 3 ý, mỗi ý trả lời “Có” được một điểm, không trả lời hoặc trả lời “Không” sẽ là 0 điểm. (Trên phiếu hỏi ghi là 2 nhưng sau đó được đổi lại là 0 khi xử lý số liệu). Đối với câu 1 về (ám sợ) phải được 5 điểm, câu 3 (lo âu lan tỏa), câu 4 (ám ảnh cưỡng bức), câu 5 (rối loạn sau sang chấn) đều là 3 điểm mới được coi là bị loại bệnh đó. Riêng đối với câu 2 (hoảng sợ) người trả lời chỉ cần được 4 điểm thì được coi là bị loại bệnh này.
Có môt điểm đáng lưu ý khác khi xác định tỉ lệ các loại lo âu học sinh gặp phải theo 5 câu hỏi phân loại. Năm câu hỏi phân loại chỉ tìm hiểu tính chất của các triệu chứng lo âu mà người trả lời gặp phải. Vì lý do đó, năm câu hỏi này không đủ hiệu lực để xác định người trả lời có mắc bệnh lo âu hay không. Rất có thể, một người không mắc lo âu vẫn cho điểm tối đa trong các câu hỏi này, và điều đó sẽ làm cho số liệu không có hiệu lực cao. Để khắc phục điểm này, chúng tôi xác định những người đáp ứng tiêu chẩn từ lo âu nhẹ của trắc nghiệm Zung mới được xem xét phân loại. Kết quả được cho trong bảng dưới đây:
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ học sinh có RLLA phân bố theo các dạng
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rõ ràng rằng, hoảng sợ có tỉ lệ nhiều nhất, 54 em trên tổng số 240 em, chiếm 22,5%. So với kết quả nghiên cứu trước đây, theo tác giả Nguyễn Công Khanh, "Báo cáo của tổ chức y tế thế giới năm 1995 công bố rằng có khoảng 20% người lớn đã có trải nghiệm cơn hoảng sợ trong đời. Như vậy, theo lô gic học sinh THPT phải có tỷ lệ thấp hơn, tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại cao hơn đến 2,5%. Có thể lý giải cho sự khác biệt này là thời điểm phỏng vấn của chúng tôi sát với kỳ thi của học sinh, mặt khác các em đang trải qua thời kỳ dậy thì, một loạt các biến động trong tâm sinh lý của các em cũng có ảnh hưởng đến rối loạn hoảng sợ.
Sau đó là Lo âu lan tỏa với 24 em trên tổng số 240 chiếm 10%. Theo thống kê trong bảng phân loại bệnh quốc tế (DSM-IV), tỷ lệ lo âu lan tỏa của người Mỹ trong suốt cuộc đời là 4%. Như vậy, kết quả của chúng tôi lại cao hơn rất nhiều so với kết quả được công bố trên thế giới.
Kế tiếp đó là đến Ám ảnh cưỡng bức và Ám sợ với tỉ lệ lần lượt là 6,25% và 4,17%. Điều đặc biệt là trong khi tỷ lệ mắc ám ảnh cưỡng bức ở Mỹ chỉ là 4% thì tỷ lệ của chúng tôi gấp hơn 1 lần rưỡi, trong khi ám sợ nói chung tỷ lệ của Mỹ là 13% thì kết quả của nghiên cứu này chỉ là 4,17%. (DSM-IV)
Sau cùng, ít nhất là tổn thương sau sang chấn với 2,5%. Theo quan sát của chúng tôi thì điều này khá hợp lý vì tổn thương tâm lý là những vấn đề không phổ biến, ít gặp hơn trong cuộc sống. Trong khi đó, những điều làm chúng ta hoảng sợ thì có thể gặp hàng ngày, đơn cử như khi tham gia giao thông chúng ta thường xuyên gặp những tình huống có thể gây ra sự hoảng loạng cho chúng ta. Chính vì vậy mà tỉ lệ học sinh mắc Hoảng sợ là cao nhất và tỉ lệ học sinh mắc tổn thương sau sang chấn là ít nhất.
Tỷ lệ các loại lo âu trong nghiên cứu này khác biệt khá lớn so với kết quả được công bố trong các nguồn đáng tin cậy như DSM-IV và các nghiên cứu khác về lo âu trên trẻ ở Việt Nam như trên đã liệt kê. Điều này gợi ý hai giả thiết, một là độ tin cậy của bảng hỏi Zung chưa được phù hợp với trẻ em Việt Nam, hai là điểm danh giới để xác định trẻ mắc lo âu chưa chuẩn, trong trường hợp này là quá thấp so với thực tế. Vì trắc nghiệm Zung đã được dịch, chuẩn hóa và dùng khá lâu ở Việt Nam tại những bệnh viện tâm thần lớn nên chúng tôi thiên về hướng thứ hai là điểm ranh giới hiện tại là quá thấp. Điểm ranh giới này cần phải được xác định lại dựa trên các số liệu nghiên cứu thực tế.
Một điểm rất đáng được lưu tâm trên biểu đồ là tỉ lệ học sinh có vấn để