Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội (Trang 40)

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã xây dựng một bộ câu hỏi gồm 15 câu (trong đó có nhóm câu hỏi về biểu hiện lo âu, có nhóm câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở các em, có nhóm câu hỏi về những tác động của lo âu tới học tập) dành cho các đối tượng khách thể nghiên.

2.2.5.1. Mục đích

Thông qua bộ bảng hỏi này, chúng tôi thu thập thông tin từ các em để tìm hiểu rõ những biểu hiện, các yếu tố tác động tới rối loạn lo âu ở các em thông qua các câu hỏi mở, những nhóm vấn đề chúng tôi đã xây dựng.

2.2.5.2. Cách thức tiến hành

Chúng tôi đã chuẩn bị cẩn thận bộ câu hỏi dành cho các em học sinh trong diện điều tra; Chúng tôi phát để các em điền phiếu và trong phiếu nếu có gì thắc mắc cần giải đáp thì chúng tôi giải đáp ngay. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Kết quả của điều tra bằng bảng hỏi sẽ được kết hợp với các phương pháp khác như quan sát, toạ đàm, phỏng vấn nhằm làm rõ các biểu hiện rối loạn lo âu.

2.2.5.3. Cách sử dụng bảng hỏi

Bộ câu hỏi mà chúng tôi sử dụng bao gồm 15 câu hỏi chia ra ba nhóm. Chúng tôi tổng hợp, xử lí, từng vấn đề và đưa ra kết luận đối với từng vấn đề và mối tương quan giữa chúng với những vấn đề khác.

Nhóm câu hỏi I: (từ câu 1 đến câu 5), nhóm câu hỏi này nhằm phân loại các loại lo âu và biểu hiện lo âu ở các em

Nhóm câu hỏi II: (từ câu 6 đến câu 13) nhằm hiểu được các thông tin liên quan đến biểu hiện lo âu ở các em như: gia đình, bạn bè, học tập. Nhờ vào các câu hỏi này mà chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố có liên quan đến biểu hiện RLLA ở các em.

Nhóm câu hỏi III: (câu 14 và câu 15) nhằm tìm hiểu tác động của lo âu ở các em đến học tập.

2.2.5.4. Cách xử lí thông tin

Dựa vào đặc điểm từng nhóm câu hỏi để chúng tôi đưa ra cách xử lý số liệu tương ứng.

Câu hỏi (1,2,3,4,5): Chúng tôi đưa ra các ý hỏi nhằm tìm hiểu xem học sinh THPT có mắc RLLA biểu hiện dưới dạng ám sợ, dạng cơn hoảng sợ, dạng RLLA lan tỏa, dạng rối loạn ám ảnh cưỡng bức, dạng stress cấp, dạng stress sau sang trấn không. Trong đó câu 1,3,4,5 các em trả lời theo hình thức trả lời là lựa chọn „„có‟‟ hoặc “không‟‟. Các em chỉ làm các ý tiếp theo nếu ý

a trả lời “có‟‟, còn nếu trả lời “không‟‟ thì các em dừng trả lời câu này và chuyển luôn sang câu kế tiếp. Kết quả là nếu tất cả các ý đều trả lời là “có‟‟ thì đáp ứng một loại RLLA nào đó.

Ở câu 2 các em chỉ cần lựa chọn các biểu hiện phù hợp với mình. Nếu trả lời “có‟‟ 4 ý trong tổng số các ý trên thì đáp ứng cho 1 loại RLLA.

Thông qua các câu trả lời này chúng tôi kết hợp với trắc nghiệm Zung để tìm hiểu các dạng lo âu mà các em mắc phải và biểu hiện cụ thể ở các em. Câu (6,7,8,9,10,11,12,13): Chúng tôi đưa ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các em để xem xét xem nó có ảnh hưởng và tác động đến biểu hiện lo âu ở các em không, nếu có thì chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào.

Câu (14,15): Chúng tôi đưa ra các câu hỏi nhằm tìm hiểu tác động của RLLA tới việc học tập của các em.

Kết quả được tính thông qua số liệu về độ tin cậy, độ hiệu lực..., tính phần trăm, tính điểm trung bình, sắp xếp thứ tự... Tất cả các yếu tố sẽ được tính toán chặt chẽ trong quá trình thực hiện luận văn.

Một phần của tài liệu Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội (Trang 40)