Lo âu là một nhóm các rối loạn, mang các đặc điểm khác nhau. Theo phân loại bệnh, thì có 5 loại bệnh lo âu chính và phương pháp can thiệp chữa trị cũng khác nhau cho từng loại bệnh. Với mục đích ước lượng sự phân bố của các loại bệnh trên mẫu nghiên cứu ra sao, chúng tôi sử dụng 5 câu hỏi để đánh giá loại bệnh của học sinh theo dạng ám sợ, hoảng sợ, lo âu lan tỏa, ám ảnh cưỡng bức và stress sau sang chấn.
Cách tính điểm như sau: Các câu hỏi có ít nhất là 3 ý, mỗi ý trả lời “Có” được một điểm, không trả lời hoặc trả lời “Không” sẽ là 0 điểm. (Trên phiếu hỏi ghi là 2 nhưng sau đó được đổi lại là 0 khi xử lý số liệu). Đối với câu 1 về (ám sợ) phải được 5 điểm, câu 3 (lo âu lan tỏa), câu 4 (ám ảnh cưỡng bức), câu 5 (rối loạn sau sang chấn) đều là 3 điểm mới được coi là bị loại bệnh đó. Riêng đối với câu 2 (hoảng sợ) người trả lời chỉ cần được 4 điểm thì được coi là bị loại bệnh này.
Có môt điểm đáng lưu ý khác khi xác định tỉ lệ các loại lo âu học sinh gặp phải theo 5 câu hỏi phân loại. Năm câu hỏi phân loại chỉ tìm hiểu tính chất của các triệu chứng lo âu mà người trả lời gặp phải. Vì lý do đó, năm câu hỏi này không đủ hiệu lực để xác định người trả lời có mắc bệnh lo âu hay không. Rất có thể, một người không mắc lo âu vẫn cho điểm tối đa trong các câu hỏi này, và điều đó sẽ làm cho số liệu không có hiệu lực cao. Để khắc phục điểm này, chúng tôi xác định những người đáp ứng tiêu chẩn từ lo âu nhẹ của trắc nghiệm Zung mới được xem xét phân loại. Kết quả được cho trong bảng dưới đây:
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ học sinh có RLLA phân bố theo các dạng
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rõ ràng rằng, hoảng sợ có tỉ lệ nhiều nhất, 54 em trên tổng số 240 em, chiếm 22,5%. So với kết quả nghiên cứu trước đây, theo tác giả Nguyễn Công Khanh, "Báo cáo của tổ chức y tế thế giới năm 1995 công bố rằng có khoảng 20% người lớn đã có trải nghiệm cơn hoảng sợ trong đời. Như vậy, theo lô gic học sinh THPT phải có tỷ lệ thấp hơn, tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại cao hơn đến 2,5%. Có thể lý giải cho sự khác biệt này là thời điểm phỏng vấn của chúng tôi sát với kỳ thi của học sinh, mặt khác các em đang trải qua thời kỳ dậy thì, một loạt các biến động trong tâm sinh lý của các em cũng có ảnh hưởng đến rối loạn hoảng sợ.
Sau đó là Lo âu lan tỏa với 24 em trên tổng số 240 chiếm 10%. Theo thống kê trong bảng phân loại bệnh quốc tế (DSM-IV), tỷ lệ lo âu lan tỏa của người Mỹ trong suốt cuộc đời là 4%. Như vậy, kết quả của chúng tôi lại cao hơn rất nhiều so với kết quả được công bố trên thế giới.
Kế tiếp đó là đến Ám ảnh cưỡng bức và Ám sợ với tỉ lệ lần lượt là 6,25% và 4,17%. Điều đặc biệt là trong khi tỷ lệ mắc ám ảnh cưỡng bức ở Mỹ chỉ là 4% thì tỷ lệ của chúng tôi gấp hơn 1 lần rưỡi, trong khi ám sợ nói chung tỷ lệ của Mỹ là 13% thì kết quả của nghiên cứu này chỉ là 4,17%. (DSM-IV)
Sau cùng, ít nhất là tổn thương sau sang chấn với 2,5%. Theo quan sát của chúng tôi thì điều này khá hợp lý vì tổn thương tâm lý là những vấn đề không phổ biến, ít gặp hơn trong cuộc sống. Trong khi đó, những điều làm chúng ta hoảng sợ thì có thể gặp hàng ngày, đơn cử như khi tham gia giao thông chúng ta thường xuyên gặp những tình huống có thể gây ra sự hoảng loạng cho chúng ta. Chính vì vậy mà tỉ lệ học sinh mắc Hoảng sợ là cao nhất và tỉ lệ học sinh mắc tổn thương sau sang chấn là ít nhất.
Tỷ lệ các loại lo âu trong nghiên cứu này khác biệt khá lớn so với kết quả được công bố trong các nguồn đáng tin cậy như DSM-IV và các nghiên cứu khác về lo âu trên trẻ ở Việt Nam như trên đã liệt kê. Điều này gợi ý hai giả thiết, một là độ tin cậy của bảng hỏi Zung chưa được phù hợp với trẻ em Việt Nam, hai là điểm danh giới để xác định trẻ mắc lo âu chưa chuẩn, trong trường hợp này là quá thấp so với thực tế. Vì trắc nghiệm Zung đã được dịch, chuẩn hóa và dùng khá lâu ở Việt Nam tại những bệnh viện tâm thần lớn nên chúng tôi thiên về hướng thứ hai là điểm ranh giới hiện tại là quá thấp. Điểm ranh giới này cần phải được xác định lại dựa trên các số liệu nghiên cứu thực tế.
Một điểm rất đáng được lưu tâm trên biểu đồ là tỉ lệ học sinh có vấn để lo âu không biệt định (không xếp được vào loại nào) là rất cao, chiếm 50%. Điều này phù hợp với tỉ lệ học sinh có vấn đề lo âu theo mức độ. Tỉ lệ học sinh có lo âu mức độ nhẹ chiếm đa số (79,14%). Thường thì khi mắc các vấn đề ở mức độ nhẹ, các dấu hiệu và triệu chứng có tính chất chung chung, chưa bộc lộ rõ các đặc điểm, đặc tính. Chính vì vậy nên khi các em mới mắc phải lo âu ở mức độ nhẹ, các triệu chứng của các em không biểu hiện rõ ràng để có
thể phân biệt được. Để kiểm tra kết quả này, chúng tôi tiến hành thực hiện phép tính kiểm định tính tương quan giữa mức độ mắc lo âu và việc có xác định được loại bệnh gì hay không ở học sinh tham gia nghiên cứu. Kết quả cho trong bảng sau:
Bảng 3.1. Tương quan giữa mức độ lo âu ở học sinh và khả năng phân loại được bệnh
Mức độ lo âu Lo âu nhẹ Lo âu rõ rệt Tổng Không phân loại được bệnh Số lượng 117 3 120 % hàng dọc 61.58 25.00 62.50
Phân loại được bệnh Số lượng 73 9 82 % hàng dọc 38.42 75.00 37.50 Tổng Số lượng 190 12 202 % hàng dọc 100.00 100.00 100.00
Chỉ số Chi-Square của phép kiểm định tương quan = 0,003.
Chỉ số Chi-Square
Giá trị Df Độ tin cậy
Chỉ số Pearson Chi-
Square 11.655(a) 2 .003
Tỉ lệ Likelihood 11.827 2 .003
Số lượng trường hợp 240
Kết quả kiểm định độ tương quan cho thấy độ tin cậy = 0,003 (nhỏ hơn 0,05 là có ý nghĩa về mặt thống kê). Điều này có nghĩa là giữa hai nhóm lo âu nhẹ và lo âu rõ rệt có sự khác nhau về việc phân loại được bệnh hay không phân loại được bệnh. Trong nhóm lo âu rõ rệt, tỉ lệ phân biệt được bệnh chiếm 75% trong khi đó ở nhóm lo âu nhẹ, tỉ lệ phân biệt được bệnh chỉ chiếm
38,42%. Kết quả này giúp cũng cố thêm giả thiết của chúng tôi rằng lý do tỉ lệ lo âu không biệt định trong tổng số mẫu nghiên cứu là cao vì do tỉ lệ trẻ mắc lo âu nhẹ trong mẫu nghiên cứu cũng cao.
Một vấn đề khác cần quan tâm đó là tỉ lệ trẻ mắc cùng một lúc nhiều chứng rối loạn lo âu khác nhau. Có 27,9% số học sinh chỉ có một loại hình lo âu, 8,33% số học sinh có cùng 2 loại hình lo âu và chỉ có 0,83% số học sinh có cùng lúc 3 loại lo âu và 0,4% học sinh có đến 4 dạng lo âu khác nhau.
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ học sinh mắc các RLLA đồng thời
Kết luận: Hai phần ba học sinh trung học phổ thông huyện Chương Mỹ
có tỷ lệ rối loạn lo âu mức độ nhẹ và 5% số học sinh có mức độ lo âu vừa và nặng. Tỷ lệ mắc lo âu vừa đến nặng thấp hơn tỷ lệ lo âu của các nghiên cứu khác trên thế giới tìm thấy. Trong số học sinh có mức độ lo âu từ nhẹ đến nặng có đến hơn một nửa là có lo âu không biệt định, gần một phần tư có rối loạn hoảng sợ, một phần mười có rối loạn lo âu lan tỏa và sau đó đến rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Tỷ lệ các rối loạn này đều cao hơn so với con số được thông báo trên thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh có ám sợ và tổn thương sau
sang chấn thấp hơn tỷ lệ mắc trên thế giới. Trong số học sinh có rối loạn lo âu thì có đến một phần mười số em có từ hai loại hình lo âu trở lên.