Phương pháp trắc nghiệm (sử dụng thang đo)

Một phần của tài liệu Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội (Trang 37)

Đây là một trong những phương pháp quan trọng khi thực hiện đề tài này. Chúng tôi đã sử dụng thang đo (test) để thực hiện việc tìm hiểu thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh THPT. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Thực trạng các biểu hiện lo âu của học sinh THPT‟‟, vì thế bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu thực tiễn là điều tra thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh bằng thang đo rối loạn lo âu. Chúng tôi đã tiến hành điều tra cụ thể với các bước như sau:

2.2.4.1. Chọn mẫu

- Chúng tôi xây dựng đề tài và lựa chọn khách thể nghiên cứu là học sinh Trung học phổ thông, ở đề tài này, chúng tôi đã chọn 4 trường THPT là đại diện tiêu biểu của huyện: THPT Chương Mỹ A, THPT Chúc Động, THPT Dân lập Ngô Sỹ Liên, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện

Chương Mỹ để nghiên cứu. Bốn trường THPT này gồm có 2 trường công lập (một trường đại diện cho miền văn phòng là THPT Chương Mỹ A với cơ sở vật chất đầy đủ, gần trung tâm hành chính huyện với nhiều thuận lợi, là trường chuẩn quốc gia đã nhiều năm. Một trường đại diện cho miền đáy là THPT Chúc Động ở xa trung tâm huyện hơn, cơ sở vật chất ít đầy đủ hơn). Bên cạnh đó có 1trường dân lập và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên ở mỗi trường.

Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 60 em học sinh ở mỗi trường (gồm cả 3 khối, trong đó chọn ngẫu nhiên mỗi khối 20 em). Tổng số học sinh của cả 4 trường là 240 học sinh.

Vào tháng 1 năm 2013 chúng tôi đã điều tra thử trên 40 em học sinh để thử nghiệm. Sau đó, vào tháng 3 năm 2013 chúng tôi tiếp tục điều tra 240 em thuộc các lớp khác nhau để phục vụ cho luận văn.

Chúng tôi mô tả ở bảng sau:

Bảng 2.1. Tổng số học sinh tham gia điều tra

Khối Số học sinh tham gia

điều tra thực trạng Tổng số học sinh điều tra Nam Nữ 10 40 40 80 11 41 39 80 12 42 38 80 Tổng 123 117 240

Tất cả các em tham gia nghiên cứu đều ghi tên thật vào phiếu, khi mã hoá, xử lý, chúng tôi cũng sử dụng số thứ tự dựa vào tên thật của các em.

2.2.4.2. Mục đích điều tra bằng thang đo

Nhờ vào quá trình điều tra bằng trắc nghiệm, chúng tôi biết được thực trạng RLLA ở học sinh. Từ đó, xây dựng bộ bảng hỏi để tìm hiểu các dạng lo âu, biểu hiện của rối loạn lo âu ở những học sinh có RLLA và các vấn đề liên quan đến RLLA ở các em .

2.2.4.3. Phương tiện điều tra

Chúng tôi đã chọn lựa thang đo lo âu đã được chuẩn hóa ở Việt Nam để sử dụng đó là thang đo lo âu Zung. Thang đo này là loại thang đo phổ biến, đã được chuẩn hoá tại Việt Nam và được dùng nhiều trong các nghiên cứu khoa học từ trước đến nay.

Mô tả về thang đo

Thang đo lo âu ZUNG Tên gọi Thang đo lo âu Zung;

Tác giả Zung

Mục đích Đánh giá mức độ lo âu

Mô tả Là loại thang đo chuyên dùng để đo lo âu. Thang đo có 20 câu, trong đó có 5 câu cần tính điểm ngược lại khi xử lí

(5,9,13,17,19). Cách

thực hiện

Khách thể chỉ cần đánh dấu vào 1 trong 4 mức độ đã cho Mà họ thấy phù hợp với mình nhất

Cách xử lí

Không có: 1 điểm Thỉnh thoảng: 2 điểm Thường xuyên: 3 điểm Luôn luôn: 4 điểm

Cách tính điểm thang Zung

 Không lo âu:  44 điểm  Lo âu mức độ nhẹ: 45 - 59 điểm  Lo âu mức độ nhận thấy rõ cho đến nặng: 60- 74 điểm  Lo âu mức độ rất nặng: 75 - 80 điểm

Về độ tin cậy của thang đo

Chúng tôi đã sử dụng chương trình SPSS 16.0 để xử lí số liệu, kết quả về độ tin cậy của thang đo lo âu Zung khi đo trên 240 em học sinh là:

Bảng 2.2. Độ tin cậy của thang Zung

Thang đo Độ tin cậy

Cronbach's Alpha

Số câu N of Items

Zung .907 20

Chúng tôi đã thu được kết quả về độ tin cậy như trên trong quá trình xử lý. Chúng ta có thể thấy rằng, những phép đo của thang đo thực hiện trên 240 em học sinh THPT huyện Chương Mỹ đều đem lại độ tin cậy rất cao, (đều trên 90%), chúng ta hoàn toàn có thể tin được về độ chính xác của thang đo số điểm lo âu.

Một phần của tài liệu Thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)