Trẻ có biểu hiện RLLA có thể là do ảnh hưởng của việc không được sống cùng cả cha và mẹ, cũng có thể là do hoàn cảnh kinh tế gia đình, cũng có thể là do cách cha mẹ giáo dục trẻ chưa đún
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯƠNG MAI – HÀ NỘI
KHI SỐNG TRONG GIA ĐÌNH CÓ BẠO LỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯƠNG MAI – HÀ NỘI
KHI SỐNG TRONG GIA ĐÌNH CÓ BẠO LỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Thu Hoa
HÀ NỘI – 2013
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BECK : Beck Anxiety inventory
BLGĐ : Bạo lực gia đình
BLLĐ/KT : Bạo lực lao động/ kinh tế
BLTT : Bạo lực thân thể
BLTL : Bạo lực tâm lý
DSM : Diagnostic and statistical Manual of Mental
Disorder ( Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê)
HHN : Hạnh hạch nhân
RLLA : Rối loạn lo âu
THCS : Trung học cơ sở
STAI : State-TraitAnxiety Inventory
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tổng số học sinh tham gia trả lời bảng hỏi về thực trạng
bạo lực gia đình 32
Bảng 2.2 Tổng số học sinh sống trong gia đình có bạo lực tham gia trả lời bảng hỏi dân số 32
Bảng 2.3 Tổng số học sinh sống trong gia đình có bạo lực tham gia trả lời trắc nghiệm và số học sinh có biểu hiện RLLA phân bổ theo lớp và giới tính 34
Bảng 3.1 Phân loại bạo lực gia đình 41
Bảng 3.2 Các nhóm hành vi bạo lực học sinh đã chứng kiến 42
Bảng 3.3 Học sinh là nạn nhân của các nhóm bạo lực trong gia đình 44
Bảng 3.4 Học sinh vừa là nạn nhân vừa chứng kiến các nhóm hành vi bạo lực trong gia đình 48
Bảng 3.5 Những triệu chứng được ghi nhiều nhất của thang đo Beck 49
Bảng 3.6 Những triệu chứng được ghi nhiều nhất của thang đo Stai 51
Trang 5DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang Biểu đồ 3.1: Thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu của trường THCS
Phương Mai đánh giá các test 53 Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu ở trường
THCS Phương Mai khi sống trong gia đình có bạo lực 53
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục viết tắt ii
Danh mục các bảng iii
Danh mục các biểu đồ iv
Mục lục v
Mở đầu 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Nghiên cứu về rối loạn lo âu 5
1.1.2 Nghiên cứu về bạo lực gia đình 8
1.2 Một số vấn đề lý luận của đề tài 11
1.2.1 Rối loạn lo âu 11
1.2.2 Bạo lực gia đình 20
1.3 Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới trẻ 22
1.4 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở 26
Tiểu kết chương 1 27
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Tổ chức nghiên cứu 28
2.1.1 Kế hoạch nghiên cứu 28
2.1.2 Triển khai nghiên cứu 28
2.2 Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 29
2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 30
2.2.3 Phương pháp toán thống kê 37
2.3 Đạo đức nghiên cứu 37
Tiểu kết chương 2 38
Trang 7Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1 Thực trạng bạo lực gia đình tại trường THCS Phương Mai 39
3.1.1 Bạo lực gia đình qua sự chứng kiến của học sinh 42
3.1.2 Bạo lực với học sinh trong gia đình 44
3.1.3 Học sinh vừa là vừa chứng kiến và vừa là nạn nhân của bạo lực gia đình 47
3.2 Thực trạng biểu hiện rối loạn lo âu của học sinh của trường trung học cơ sở Phương Mai khi sống trong gia đình có bạo lực 49
3.3 Mối tương quan giữa biểu hiện rối loạn lo âu của học sinh và các yếu tố trong gia đình 60
3.3.1 Mối tương quan giữa biểu hiện RLLA và các loại bạo lực trong gia đình 60
3.3.2 Mối tương quan giữa biểu hiện RLLA và mức thu nhập bình quân trong gia đình 61
3.3.3 Mối tương quan giữa biểu hiện RLLA và trình độ văn hóa của cha và mẹ học sinh trong gia đình 62
3.4 Một số công cụ làm giảm thiểu biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ khi sống trong gia đình có bạo lực 62
3.4.1 Chia sẻ 62
3.4.2 Thư giãn 63
3.4.3 Dừng lại, bình tĩnh và thể hiện cảm xúc 63
Tiểu kết chương 3 64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 65
1 Kết luận 65
2 Khuyến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 73
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Sức khỏe tinh thần là một vấn đề đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến tính
mạng cũng như chất lượng cuộc sống của người dân Đã có rất nhiều nghiên
cứu trên thế giới và ở Việt Nam nói về sức khỏe tinh thần của trẻ em Thực tế
những năm gần đây, rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần đang
nổi lên như stress, RLLA, ám ảnh, trầm cảm, tự sát trong học sinh trường học,
vấn đề “hysterya tập thể”, các biểu hiện suy nhược và rối loạn dạng cơ thể
Các rối loạn tinh thần ở trẻ em và thanh thiếu niên có nguyên nhân từ các yếu
tố sinh học, môi trường hoặc kết hợp cả hai Chẳng hạn về các yếu tố sinh học
như yếu tố di truyền, cân bằng sinh hoá trong cơ thể, tổn thương hệ thần kinh
trung ương (chấn thương sọ não) Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức
khoẻ tâm thần như bị bạo hành, bị thảm hoạ, mất người thân…
Trong các vấn đề về sức khoẻ tinh thần, RLLA được nhiều nhà khoa
học quan tâm nhắc đến rất nhiều ở mọi lứa tuổi Trong nghiên cứu
“Bước đầu nhận dạng và phân loại các biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ
em và thanh thiếu niên hiện nay” của trung tâm Nghiên cứu tâm lý Trẻ em
(1995), Nguyễn Khắc Viện cho biết trong 352 hồ sơ tâm lý thì tỉ lệ trẻ được
chẩn đoán là tâm căn là 31,53% [17] Nguyễn Công Khanh sử dụng thang
đánh giá lo âu của Spiebeger trên 503 học sinh trung học cơ sở, cho biết có
17,65 – 19,2% học sinh đã trải qua biểu hiện của RLLA [3]
RLLA không chỉ ảnh hưởmg đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tiến bộ của xã hội Chính vì vậy, RLLA ở thanh thiếu
niên đang được quan tâm và nghiên cứu nhằm phát hiện, can thiệp và giải
quyết sớm các RLLA trong thanh thiếu niên
Trang 91.2 Gia đình là môi trường đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ Trong gia đình, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Trẻ có biểu hiện RLLA có thể là do ảnh hưởng của việc không được sống cùng cả cha và mẹ, cũng có thể là do hoàn cảnh kinh tế gia đình, cũng có thể là do cách cha mẹ giáo dục trẻ chưa đúng hoặc
do trẻ sống trong môi trường có bạo lực… Khi nghiên cứu trên 600 học sinh trung học phổ thông, Nguyễn Hằng Phương cho biết có 130 học sinh có RLLA Và một trong bốn nhóm nguyên nhân ảnh hướng tới RLLA của các
em là nguyên nhân gia đình, trong đó BLGĐ là yếu tố ảnh hưởng đến RLLA nhiều, chỉ xếp sau yếu tố lo lắng về kinh tế gia đình [10] Trong một điều tra phúc lợi trẻ em ở Canada, Lil Tonmyr và các cộng sự cho biết, trong số 4.381 trẻ em từ 10 – 15 tuổi thì có 25 % các em có vấn đề về lo âu, trầm cảm, trong
đó nguyên nhân tiếp xúc với BLGĐ là nguyên nhân ảnh hưởng đến RLLA nhiều nhất (11%), sau đó mới đến các nguyên nhân khác [31]
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:“Nghiên cứu biểu hiện
rối loạn lo âu của học sinh Trường Trung học Cơ sở Phương Mai – Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực” nhằm tìm hiểu thực trạng biểu hiện
RLLA của học sinh THCS, từ đó đề xuất kiến nghị nhằm giảm thiểu những biểu hiện RLLA ở học sinh
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1 Phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa một số vấn đề cơ bản về “ bạo
lực gia đình”, “rối loạn lo âu”, “học sinh Trung học cơ sở” từ đó xây dựng cơ
Trang 10sở lý luận cho việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của BLGĐ đối với biểu hiện RLLA của trẻ em
2.2.2 Khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA và ảnh hưởng của BLGĐ đối với
biểu hiện RLLA
2.2.3 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đưa ra một số kết luận và kiến nghị cần
thiết giúp giảm thiểu tổn thương ở trẻ
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện RLLA của học sinh THCS khi sống trong gia đình có bạo lực
3.2 Khách thể nghiên cứu
- 143 học sinh tham gia vào nghiên cứu làm bảng hỏi sàng lọc BLGĐ
- 57 học sinh sống trong gia đình có bạo lực tham gia vào nghiên cứu
làm trắc nghiệm Stai và Beck để chẩn đoán biểu hiện của RLLA
Khách thể nghiên cứu trong độ tuổi từ 11 – 15 ở các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, môi trường sống khác nhau, trình độ học vấn của cha
mẹ khác nhau
5 Giả thuyết khoa học
Trang 11Trẻ vừa chứng kiến BLGĐ và vừa là nạn nhân của BLGĐ có biểu hiện RLLA nhiều hơn trẻ chỉ chứng kiến hoặc chỉ là nạn nhân trong môi trường gia đình có bạo lực
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tập, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng nền tảng lý luận của đề tài
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp trắc nghiệm dùng để khảo sát thực trạng
Sử dụng trắc nghiệm đánh giá lo âu Stai và trắc nghiệm đánh giá lo âu Beck để chẩn đoán biểu hiện RLLA của trẻ khi sống trong gia đình có bạo lực
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn trẻ vị thành niên để làm rõ hơn những kết quả định lượng thu được từ phương pháp sử dụng thang đo Đồng thời, phỏng vấn giáo viên, bạn bè và hàng xóm xung quanh nơi trẻ sống, cha mẹ trẻ (nếu có thể)
6.2.3 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài, sẽ xin ý kiến của các chuyên gia tâm
lý học, giáo dục học, xã hội học về những vấn đề có liên quan đến luận văn
6.2.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi về BLGĐ để sàng lọc thực trạng BLGĐ ở trường THCS Phương Mai
Sử dụng bảng hỏi về dân số để lấy thông tin của học sinh
6.3 Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 21.0 và Excel để xử lý những kết quả thu được
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Trang 12Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về rối loạn lo âu
1.1.1.1 Nghiên cứu rối loạn lo âu trên thế giới
Vấn đề sức khỏe tâm thần được rất nhiều nước quan tâm trên thế giới,vì chi phí hàng năm trong việc chữa trị cho bệnh nhân có rối loạn tâm thần rất lớn Có rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện và đưa ra những số liệu cảnh báo cho chính phủ cũng như người dân, nhất là những nghiên cứu
về RLLA cho trẻ trước 18 tuổi
Có một số nghiên cứu chú ý tới các yếu tố nuôi dưỡng của cha mẹ là yếu tố phát sinh gây ra RLLA ở trẻ, như trong nghiên cứu của M.prior và cộng sự trên 2443 trẻ theo chiều dọc từ lúc mới sinh đến tuổi 18 (1983-2001) nhận thấy ở những trẻ có tính cách nhút nhát, thu mình trước 9 tuổi được cha
mẹ bao bọc nhiều thì 42% em có RLLA khi ở độ tuổi từ 13- 14 [27].
Trong nghiên cứu của Huston và cộng sự (2000) cho biết mối quan hệ giữa mẹ và con gắn bó quá kéo dài sẽ làm tăng sợ hãi lo âu ở trẻ em và dự
đoán được RLLA ở trẻ em và thanh thiếu niên [28].
Cả hai nghiên cứu trên đều quan tâm đến những yếu tố nuôi dưỡng của cha mẹ: cha mẹ quá đùm bọc, che chở trẻ quá mức, ít tạo cơ hội tự lập cho trẻ… Đây có thể là yếu tố phát sinh RLLA của trẻ
Một số tác giả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của bạo BLGĐ tới RLLA của trẻ như:
Công trình nghiên cứu của tác giả Anne M Libby và các cộng sự khi nghiên cứu dân cư ở 2 bộ lạc thổ dân thuộc phía Bắc và phía Tây Nam của
Trang 13Mỹ đã chỉ ra, một số người bị lạm dụng về thể chất và tình dục trước 16 tuổi
có nhiều biểu hiện về rối loạn tâm thần như: Stress sau sang trấn, Rối loạn lo
âu lan tỏa, trầm cảm… ở tuổi trưởng thành [24]
Tác giả Metin và các cộng sự khi nghiên cứu trẻ ở độ tuổi từ 8-16 đang sống cùng mẹ trong những nhà tạm trú dành cho phụ nữ bị bạo lực cho biết, một số em có nhiều biểu hiện của stress sau sang trấn, trầm cảm, lo lắng, tức giận, phân ly… khi vừa chứng kiến chứng kiến bạo lực và vừa là nạn nhân của bạo lực từ người cha của mình [26]
Khi nghiên cứu về chứng kiến bạo lực ở trẻ em đặc biệt là những em có trải nghiệm mức độ sợ hãi cao khi xem các tập phim bạo lực, một số tác giả
đã cho biết các em khó khăn trong việc quản lý cảm xúc, hành vi và dần dần dẫn đến những vấn đề hướng nội như RLLA, trầm cảm [20]
Trong nghiên cứu: Lo lắng và khủng hoảng tâm lý ở lứa tuổi từ 10-15, điều tra Phúc lợi trẻ em ở Canada, Lil Tonmyr và các cộng sự cho biết trong 4.381 trẻ em ở nhóm tuổi 10-15 đại diện cho 3.395 gia đình thì 25% các trường hợp trẻ RLLA/trầm cảm Các nguyên nhân ảnh hưởng đến RLLA được sắp xếp theo thứ tự như: tiếp xúc với BLGĐ, tiếp theo là bỏ rơi , tiếp theo là ngược đãi tình cảm, tiếp theo nữa là lạm dụng thể chất, và cuối cũng là lạm dụng tình dục [31]
Tóm lại các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu một số vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần của thiếu niên như: cách nuôi dạy của cha mẹ, trẻ em sống trong gia đình có bạo lực, trẻ coi nhiều phim bạo lực, trẻ có những hoàn cảnh đặc biệt,… Và họ nhận thấy những yếu tố này đều có mối liên hệ với RLLA, trầm cảm, phân ly… Các tác giả đã làm rõ triệu chứng của từng loại bệnh và đưa ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến RLLA
1.1.1.2 Những vấn đề nghiên cứu rối loạn lo âu ở Việt Nam
Rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã đề cập đến vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em, trong đó RLLA được nghiên cứu khá nhiều
Trang 14Trong nghiên cứu “khảo sát tình trạng lo âu – trầm cảm và một số yếu
tố liên quan ở trẻ vị thanh niên lang thang kiếm sống trên đường phố”, Phan Tiến Sĩ và Nguyễn Thành Công khảo sát 100 trẻ lang thang kiếm sống trên đường phố bằng test Zung cho biết có 9 trẻ có RLLA chiếm tỷ lệ 9% Hầu hết những trẻ này có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi như bố mẹ mâu thuẫn,
bố mẹ ly hôn, ly thân hoặc mồ côi cha hoặc mẹ Đây là là những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến RLLA của các em, tuy nhiên những RLLA này thực sự tiến triển hơn khi các em phải tự kiếm sống, lang thang và tiếp xúc nhiều với
những hiểm họa: bị lạm dụng, nghiện chất,… [4]
Nguyễn Hằng Phương với đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông” cho biết: trong số 600 khách thể nghiên cứu thì có 130 em RLLA, chiếm 21,66% Và cũng đưa ra bốn nhóm nguyên nhân chính gây ra RLLA của học sinh là nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập, nhóm nguyên nhân liên quan tới gia đình, nhóm nguyên nhân liên quan đến quan hệ xã hội, nhóm nguyên nhân liên quan tới bản thân học sinh Tác giả đưa ra nguyên nhân gia đình bao gồm các yếu tố: kinh tế, cha mẹ/anh chị em trong nhà bất hòa, gia đình
có người mất, bị cha mẹ kiểm soát… trong đó yếu tố kinh tế gia đình làm các em lo lắng nhiều nhất, tiếp đến là yếu tố các thành viên trong gia đình xung đột với nhau [10]
Trong luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý đến rối loạn lo âu của trẻ em”, Nguyễn Hồng Thúy đã chẩn đoán và trị liệu cho 42 trẻ
em từ 7 – 15 tuổi có RLLA đến khám tại khoa Tâm bệnh - viện nhi Quốc Gia
từ tháng 8/2001 đến tháng 8/2002 Tác giả đã đưa ra rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến RLLA của các em như: RLLA có liên quan đến gia đình, RLLA
có liên quan đến học tập, RLLA có liên quan đến môi trường xã hội Trong
đó yếu tố gia đình gồm có: tâm lý mang thai của mẹ, cảm xúc của mẹ sau khi sinh, kiểu giáo dục của cha mẹ, RLLA ở cha mẹ, bệnh tật, mất mát
Trang 15người thân, kinh tế, xung đột gia đình, gia đình không đầy đủ, các yếu tố
khác…ảnh hưởng đến RLLA của trẻ [14]
Một số tác giả nghiên cứu thực trạng về biểu hiện RLLA ở trẻ vị thành
niên và đưa ra những con số báo động về tình trạng này
“Bước đầu nhận dạng và phân loại các biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay” là nghiên cứu của trung tâm Nghiên cứu tâm lý Trẻ em (1995) cho biết trong 352 hồ sơ tâm lý thì tỉ lệ trẻ được chẩn đoán là tâm căn là 31,53% [17]
Nguyễn Công Khanh sử dụng thang đánh giá lo âu của Spiebeger trên
503 học sinh THCS, cho biết có 17,65 – 19,2% học sinh đã trải qua biểu hiện của RLLA [3]
Nghiên cứu của Hoàng Cẩm Tú cho biết tỉ lệ RLLA chiếm khoảng 30% bệnh nhân có vấn đề về tâm bệnh trong đó RLLA ở vị thành niên là 75,29% [15]
Trong nghiên cứu “Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm lý – tâm thần cho học sinh phổ thông Đồng Nai” do BS Nguyễn Văn Thọ và cộng sự thực hiện năm 1998-2000 cho biết RLLA và trầm cảm chiếm tỉ lệ từ 10-21% trong số những học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần [12]
Các nghiên cứu trên đã đưa ra rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện RLLA của trẻ, mỗi yếu tố có sự ảnh hưởng riêng và có những số
liệu cụ thể về mức độ ảnh hưởng
1.1.2 Nghiên cứu về bạo lực gia đình
1.1.2.1 Các nghiên cứu về bạo lực gia đình trên thế giới
Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến
RLLA Trong đó nhân tố gia đình được nhắc đến rất nhiều, có gia đình quá
đùm bọc các em, ít cho các em tiếp xúc với môi trường xã hội bên ngoài,
nhưng có gia đình bỏ mặc các em, không quan tâm đến các em, để các em
Trang 16phải chứng kiến những lời nói, hành động thô bạo của cha mẹ, hay nhiều cha
mẹ dùng những lời nói, hành động không phù hợp làm tổn thương các em Các em không chỉ hứng chịu những trận đòn mà còn phải chứng kiến cảnh bạo lực của cha mẹ Có nhiều công trình nghiên cứu về BLGĐ đã đưa ra những con số báo động về tình trạng này
Theo Jouriles và các cộng sự khi dự đoán những vấn đề về hành vi của trẻ trong gia đình có bạo lực cho biết: sự gây hấn giữa cha mẹ và con cái ở mức độ cao có liên quan đến các vấn đề hành vi, vấn đề chú ý, lo lắng thu mình, hành vi tự động không kiểm soát được Trong đó có sự khác biệt giữa trẻ gái và trẻ trai, ở trẻ trai các em thường có vấn đề hành vi, vấn đề chú ý và khả năng kiểm soát hành vi của mình, ở trẻ gái chủ yếu các em có những biểu hiện lo lắng thu mình [21]
Khi nghiên cứu về tỷ lệ mắc và mối tương quan giữa BLGĐ và rối loạn stress sau sang trấn ở trẻ từ 8 – 16 tuổi của 45 bà mẹ sống trong nhà trú ẩn dành cho phụ nữa bị bạo lực của phụ nữ Adelaide – Nam Úc, Mertin và các cộng sự cho biết hầu hết các bà mẹ đều chịu bạo lực về tâm lý và thể chất ở mức độ cao và hầu hết con cái của họ cũng chịu ảnh hưởng bạo lực về tâm lý cũng như bạo lực về thể xác Các tác giả còn cho biết thêm, có một số em khi chứng kiến cảnh BLGĐ hay trực tiếp gánh chịu bạo lực thường xuyên có triệu chứng đau buồn, đau khổ, khó chịu, khó tập trung, dễ giật mình và đáp ứng một số tiêu chuẩn của stress sau sang trấn [26]
Các nghiên cứu về BLGĐ hầu hết nghiên cứu về tình trạng bạo lực của cha mẹ, rất ít nghiên cứu nói về tình trạng bạo lực của anh chị em ruột trong gia đình Vì vậy, Teicher và các cộng sự đã làm một nghiên cứu trên 1412 khách thể từ 18-25 tuổi mà thời thơ ấu sống trong gia đình có bạo lực Tác giả cho biết, khách thể chứng kiến các mối đe dọa và tấn công tới anh chị em ruột chiếm 2,4 – 4.7 lần trong tổng số các mối đe dọa và tấn công tới mẹ Khách thể nghiên cứu chứng kiến mối đe dọa và tấn công tới anh chị em có mối
Trang 17tương quan với các triệu chứng phân ly, không có mối quan hệ với lo âu và những khách thể bị bạo lực tâm lý bởi cha mẹ lo lắng gấp 10 lần so với chứng kiến bạo lực đối với anh chị [29]
Một số tác giả nghiên cứu về thực trạng BLGĐ cho biết:
Có khoảng 15,5 triệu trẻ em Mỹ phải tiếp xúc với BLGĐ ít nhất một lần trong một năm, và bảy triệu trẻ em phải sống trong các gia đình có bạo lực đặc biệt nghiêm trọng [25, tr 137-142]
Khoảng 3,3 triệu trẻ em (Carlson, 1984) và 10 triệu trẻ em (Straus, 1991) tại Hoa Kỳ và 500.000 trẻ em ở Canada (MacLeod, 1987) hàng năm chứng kiến số lượng các vụ tấn công chống lại người mẹ của chúng Bao gồm những hành vi bạo lực khác nhau,từ tâm lý, kinh tế, vật lý và tình dục để giết
người.[23, tr.241- 257]
Các nghiên cứu trên đã nghiên cứu những ảnh hưởng cũng như mối tương quan giữa bạo lực giữa các thành viên trong gia đình với sức khỏe tâm thần của khách thể nghiên cứu Các nghiên cứu lấy mẫu rộng cả về số lượng
và độ tuổi, và xem xét rộng về nhiều vấn đề mà BLGĐ có thể ảnh hưởng chứ không chỉ có RLLA
1.1.2.2 Các nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ BLGĐ rất cao Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này trong hàng chục năm qua
Nghiên cứu về hậu quả của BLGĐ, tác giả Lê Thị Quý và Đặng Cảnh Khanh (2000) chỉ ra rằng 27.08% trong tổng số 1240 trẻ được hỏi cho biết các em rất tức giận bố mẹ khi bị bố mẹ đánh Tỷ lệ các em tức giận cao nhất là ở nhóm tuổi vị thành niên, từ 14 – 16 tuổi, chiếm 45, 95% Theo tác giả, những thương tích trên cơ thể dù đau đơn nhưng thời gian sẽ xoá nhòa, còn những thương tích về tinh thần, đời sống tâm lý, trẻ đâu dễ quên [11]
Theo tác giả Nguyễn Đăng Vững và các cộng sự khi nghiên cứu nguy cơ
Trang 18bị bạo lực của phụ nữ đã từng chứng kiến BLGĐ từ cha mẹ ở thời thơ ấu cho biết, khi nghiên cứu trên 730 phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi từ 17 - 60 tuổi nông thôn Việt Nam, có 16% cho biết khi còn nhỏ đã chứng kiến sự bạo lực
từ cha mẹ Trong số này 40% người đã trải qua sự bạo lực về thể chất và tình dục từ người tình tính theo thời gian tiếp xúc với họ và 16% đã trải qua bạo lực trong năm qua Qua đó, các tác giả đã đánh giá về nguy cơ cuộc đời cũng như năm qua cao hơn đáng kể giữa người chứng kiến BLGĐ trong thời thơ
ấu và người chưa có kinh nghiệm đó Và tác giả cũng cho biết thêm những phụ nữ báo cáo chứng kiến BLGĐ trong thời thơ ấu chấp nhận bạo lực do bạn tình gây ra cao hơn so với phụ nữ chưa chứng kiến [19].
Theo Nguyễn Bá Đạt khi khảo sát 182 thiếu niên sống ở Phú Thọ, Hà Nội
Và Quảng Bình, có 56 em sống trong gia đình không có bạo lực; 51 em sống trong gia đình có mâu thuẫn không có bạo lực và 75 em sống trong gia đình có bạo lực; 98 em bị bố mẹ quát mắng và đánh đòn, 94 em được bố mẹ nhắc nhở, khuyên bảo, giảng giải khi các em mắc lỗi Tác giả cho biết hầu hết cảm xúc của các em là chán nản, buồn rầu và sợ hãi, suy nghĩ của các em rất tiêu cực, bi quan
về cha mẹ cũng như gia đình của mình Có những em có một số hành vi kém thích nghi như lo âu, trầm cảm, hành vi lệch chuẩn và xâm kích [1]
Các nghiên cứu về BLGĐ ở Việt nam không chỉ tập trung vào sự ảnh hưởng của BLGĐ đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em, mà còn nghiên cứu nguy cơ bị bạo lực của người phụ nữ từng chứng kiến BLGĐ thời thơ ấu
Tóm lại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về BLGĐ và RLLA ở nước ngoài và Việt Nam Tuy nhiên rất ít công trình nghiên cứu đưa ra mối liên hệ giữa hai yếu tố này Vì vậy nghiên cứu của chúng tôi có định hướng nghiên cứu cụ thể hơn về vấn đề này với mong muốn lấp đầy khoảng trống mà các nghiên cứu trước còn bỏ ngỏ
1.2 Một số vấn đề lý luận của đề tài
1.2.1 Rối loạn lo âu
Trang 191.2.1.1 Khái niệm về lo âu
Có rất nhiều định nghĩa về lo âu, trong đó có một số định nghĩa tiêu biểu như:
Tác giả Trần Viết Nghị “lo âu là một trạng thái bệnh lý: khi lo âu mang đặc tính dai dẳng lan tỏa, tản mạn, không liên quan, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua không còn tính chất thời sự nữa ( lo lơ lửng – tản mạn – vô lý – lo bệnh lý – lo âu)” [ 8, tr.11]
Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn: “lo âu là một rối loạn có cấu trúc đơn sơ thể hiện ra ngoài bằng một mối lo không đối tượng, lan tỏa và dai dẳng” [16, tr.11]
Theo tác giả Đặng Bá Lãm: “Lo âu là trạng thái cảm xúc thông thường của con người trước những sự kiện của cuộc sống, là tín hiệu báo trước một trở ngại sắp xảy ra kèm theo sự suy diễn tính toán sắp đặt của quá trình tư duy trước sự thay đổi của cuộc sống hàng ngày, và cho phép con người sử dụng mọi biên pháp để giải quyết, đương đầu với những mối đe dọa” [4, tr.205]
“Lo âu là trạng thái cảm xúc thông thường của con người trước những
sự kiện của cuộc sống ( thi cử, xung đột trong các mối quan hệ, bệnh tật, tai nạn…) là tín hiệu báo trước một sự trở ngại sắp xảy ra, kèm theo sự suy diễn tính toán sắp đặt của quá trình tư duy trước sự thay đổi của cuộc sống hàng ngày và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để giải quyết, đương đầu với đe dọa Lo âu bình thường sẽ hết khi mọi chuyện đã giải quyết xong Khi vượt qua được lo âu và sợ hãi thông thường trong cuộc sống hàng ngày, con người sẽ có thêm kinh nghiệm và thích nghi với cuộc sống để phát triển các chức năng tâm lý” theo Nguyễn Viết Thêm, Lã Thị Bưởi, Trần Viết Nghị
[ 7, tr.41]
Còn theo từ điển Nguyễn Khắc Viện: “lo âu là việc đón chờ và suy nghĩ về một điều gì đó mà không chắc chắn có thể đối phó được là lo Nếu sự
Trang 20việc cụ thể mà đã từng gây nguy hiểm là lo sợ Trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi tâm lý bị rối loạn, một triệu chứng thường gặp là mối lo nhưng cụ thể không thật rõ là lo về các gì, sợ về các gì, đó là hãi [18, tr.190]
Có sự khác biệt giữa lo âu và sợ:
Sợ: được coi như một cảm xúc bình thường để chuẩn bị tư tưởng cho ta trước những nguy hiểm có thực đang đến và vì thế có giá trị sống còn Sợ còn được coi là lo âu bình thường, là phản ứng tâm lý khi cảm thấy có một tai họa thực tế, giúp cho việc chuẩn bị các giải pháp đảm bảo cho việc làm chủ tai họa này Vậy sợ hay lo âu bình thường là một cơ chế thích ứng với thế giới bên ngoài
Lo âu: cảm giác giống như sợ, nhưng không có sự đe dọa rõ rệt, sắp đến Đây là lo âu bệnh lý, tình trạng lo âu xuất hiện không có nguyên do, không liên quan tới một mối đe dọa rõ rệt nào hoặc mức độ lo âu không phù hợp với nguyên nhân gây ra nỗi lo âu đó Trạng thái tâm lý này thường đi kèm với các rối loạn cơ thể và rối loạn thần kinh thực vật, diễn ra kéo dài, gây trở ngại rõ rệt tới các hoạt động [13]
Từ một số khái niệm trên về lo âu, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đồng ý với khái niệm về lo âu cuả Nguyễn Viết Thêm, Lã Thị
Bưởi, Trần Viết Nghị như sau: “Lo âu là trạng thái cảm xúc thông thường của con người trước những sự kiện của cuộc sống (thi cử, xung đột trong các mối quan hệ, bệnh tật, tai nạn…) là tín hiệu báo trước một sự trở ngại sắp xảy ra, kèm theo sự suy diễn tính toán sắp đặt của quá trình tư duy trước sự thay đổi của cuộc sống hàng ngày và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để giải quyết, đương đầu với đe dọa Lo âu bình thường sẽ hết khi mọi chuyện đã giải quyết xong Khi vượt qua được lo âu và sợ hãi thông thường trong cuộc sống hàng ngày, con người sẽ có thêm kinh nghiệm và thích nghi với cuộc sống để phát triển các chức năng tâm lý”
Trang 211.2.1.2 Khái niệm rối loạn lo âu
Theo định nghĩa lo âu, chúng ta thấy lo âu đôi khi là bình thường, là
cần thiết nhưng nếu người ta không biết cách kiểm soát lo âu mà để nó vượt
quá giới hạn trong thời gian dài kèm theo những biểu hiện về mặt thực thể,
rối loạn thần kinh thực vật… thì lo âu trở thành bệnh lý, gọi là RLLA
Trong luận văn thạc sĩ của mình, Nguyễn Hồng Thúy đã định nghĩa:
“RLLA là các rối loạn của cảm xúc thông thường, được đặc trưng bởi sự lo
lắng sợ hãi quá mức, dai dẳng và kéo dài nhiều ngày hoặc xuất hiện thành
cơn đột ngột, cấp tính, mãnh liệt Lo âu có thể khu trú trực tiếp vào một vật,
một tình huống cụ thể và cũng có thể không khu trú, không liên quan đến một
hoàn cảnh đặc biệt nào đó ở xung quang rất chung chung và mơ hồ hoặc là
liên quan với những sự kiện, tình huống có tính chất đe dọa chủ thể trong
quá khứ” [14, tr.13]
Aubrey Lewis định nghĩa RLLA như sau: [9, tr.123]
+ Đó là một trạng thái cảm xúc với tính chất trải nghiệm chủ quan về
sợ hoặc cảm xúc có liên quan gần như thế (kinh hãi, tồn tại, hoảng hốt khiếp
sợ, hoảng sợ, bối rối, kinh sợ, kinh hoàng)
+ Cảm xúc xấu: Có thể là cảm xúc cái chết đe dọa hoặc là suy sụp
+ Đó là sợ trực tiếp cho tương lai, trong đó có cảm giác đe dọa của
nguy hiểm đang đến
+ Có những đe dọa hoặc là không thể nhận ra được, hoặc
là theo tiêu chuẩn hợp lý, đe dọa ấy không cân xứng với cảm xúc đó gây nên
+ Có những khó chịu chủ quan về cơ thế như là cảm giác thắt lại trong
ngực, cảm giác thít chặt trong cổ họng và khó thở
+ Có các rối loạn cơ thể bao gồm các hoạt động tự ý (kêu thét, chạy
trong khi hoảng sợ) hoặc các hoạt động không hoàn toàn hoặc hoàn toàn tự ý
(khô mồm, ra mồ hôi, nôn, đánh trống ngực )
Theo tiêu chuẩn phân loại RLLA của hội Tâm thần học Mỹ,
Trang 22DSM – IV: RLLA là những sợ hãi thái quá về một sự kiện hoặc các hành vi kéo dài trong nhiều ngày, xảy ra và lặp đi lặp lại ít nhất 6 tháng Cá nhân thường có khó khăn khi kiểm soát những lo lắng và thường có dấu hiệu thực thể như là căng cơ, cáu bẳn, khó ngủ và cảm giác bất an…
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sử dụng khái niệm
về RLLA theo tiêu chuẩn chẩn đoán của hội Tâm thần học Mỹ, DSM – IV:
“Rối loạn lo âu là những sợ hãi thái quá về một sự kiện hoặc các hành vi kéo dài trong nhiều ngay, xảy ra và lặp đi lặp lại ít nhất 6 tháng Cá nhân thường
có khó khăn khi kiểm soát những lo lắng và thường có dấu hiệu thực thể như
là căng cơ, cáu bẳn, khó ngủ và cảm giác bất an…” [30]
Theo khái niệm này, những người có RLLA phải đảm bảo một số yếu tố: bệnh nhân không thể kiểm soát cảm xúc, hành vi, suy nghĩ cũng như trạng thái cơ thể ít nhất 6 tháng Bệnh nhân có những sợ hãi, lo lắng thái quá
về một vấn đề nào đó Và bệnh nhân có những triệu chứng cơ thể như tim đập nhanh, vã mồ hôi, bất an, đứng ngồi không yên, mất ngủ, ăn không ngon…
Ví dụ những bệnh nhân sợ bẩn, họ phải rửa tay liên tục, vì họ bị ám ảnh bởi suy nghĩ: không rửa tay sẽ bị nhiễm vi khuẩn và họ phải thực hiện một nghi thức rửa tay theo đúng trình tự, và nếu không làm đúng và đủ trình tự họ sẽ thấy lo lắng, khó chịu, và có những triệu chứng cơ thể như: khó thở, bất an, tim đập nhanh, bồn chồn đứng ngồi không yên, không ăn hoặc không ngủ được… Những nghi thức, cảm xúc sợ hãi thái quá này phải duy trì liên tục ít nhất 6 tháng thì mới đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh
1.2.1.3 Các biểu hiện của rối loạn lo âu
Đặc điểm lâm sàng của RLLA: [8, tr 25]
- Lo âu không có chủ đề rõ ràng, không khu trú vào một hoàn cảnh sự kiện xung quanh nào Bệnh nhân lo sợ bản thân hoặc người ruột thịt sẽ sớm mắc một bệnh, hoặc sẽ bị tai nạn, hoặc lo lắng về một tương lai bất hạnh, đói kém, cô đơn mà không hề có căn cứ thực tế nào
Trang 23- Lo âu thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng đến nỗi bệnh nhân mất ăn, mất ngủ
- Triệu chứng kèm theo với lo âu được trải nghiệm tùy theo từng cá thể, rất khác nhau, nhưng thường có những biểu hiện:
+ Kích thích, nóng nảy, bồn chồn
+ Run rẩy chân tay
+ Rối loạn giấc ngủ (ngủ rất khó, không duy trì được yên giấc)
+ Vã mồ hôi nhiều (kể cả lúc trời lạnh)
1.2.1.4 Các loại rối loạn lo âu [30, tr.48-54]
Theo DSM-IV (Hiệp hội tâm thần Mỹ, 1994), rối loạn lo âu bao gồm: rối loạn lo âu chia ly, ám ảnh sợ đặc hiệu, RLLA lan tỏa, cơn hoảng sợ,
ám ảnh sợ xã hội, rối loạn ám ảnh nghi thức, rối loạn stress sau sang trấn…
Trong đó RLLA chia ly chỉ gặp ở trẻ em, còn các rối loạn khác có ở cả trẻ em và người lớn
* RLLA chia ly:
Các tiêu chuẩn chẩn đoán RLLA chia ly:
- Lo lắng quá mức và không phù hợp khi tách khỏi người gắn bó Có ít nhất 3 dấu hiệu:
+ Khó chịu quá mức, lặp lại nhiều lần khi phải tách khỏi người gắn bó + Lo lắng quá mức và kéo dài về việc người gắn bó có thể bị chết, bị
Trang 24+ Miễn cưỡng hoặc từ chối đi ngủ nếu không có người gắn bó
+ Cơn ác mộng thường liên quan đến chia ly
+ Luôn kêu ca phàn nàn về các triệu chứng đau đầu, đau dạ dày, nôn mửa… khi phải chia tách với người gắn bó
- Các dấu hiệu này kéo dài ít nhất trên 4 tuần và ảnh hưởng đến một số sinh hoạt thường ngày của người bệnh
- Chỉ chẩn đoán ở trẻ em trước 18 tuổi, trừ các biểu hiện lo sợ ở RLLA khác hoặc tâm thần phân liệt hay loạn thần
* RLLA lan tỏa
RLLA lan tỏa được chẩn đoán với các tiêu chí:
- Người bệnh lo lắng quá mức về một số sự kiện hoặc hoạt động xảy ra hàng ngày, kéo dài ít nhất 6 tháng
- Người bệnh khó kiểm soát được sự lo lắng của mình
- Lo lằng ít nhất 3 trong 6 triệu chứng (ở trẻ em chỉ có 1 triệu chứng) + Kích thích, dễ bực mình, đầu óc căng thẳng
+ Dễ mệt mỏi
+ Khó tập trung hoặc đầu óc trống rỗng
+ Dễ cáu kỉnh
+ Căng thẳng cơ bắp
+ Rối loạn giấc ngủ
* Rối loạn hoảng sợ
Một giai đoạn sợ hãi hay mệt mỏi trầm trọng có giới hạn về thời gian
rõ rệt và trong giai đoạn đó có ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau đã xuất
Trang 25hiện một cách đột ngột và lên đến cực điểm trong vòng 10 phút:
+ Cảm thấy đau hoặc tức ngực
+ Bồn chồn hoặc cồn cào trong bụng
+ Cảm thấy chóng mặt, đứng không vững, choáng váng hoặc đầu nhẹ bẫng
+ Cảm thấy đối tượng không thực hoặc bị tách khỏi bản thân
+ Sợ mất kiểm soát hoặc sợ bị điên
+ Sợ chết
* Ám ảnh sợ đặc hiệu
Ám ảnh sợ đặc hiệu được chẩn đoán với các tiêu chí:
Sự sợ hãi vô lý, quá mức và kéo dài trước một tình huống hoặc một đối tượng cụ thể (ví dụ: sợ động vật, sợ máu, sợ sấm chớp )
Lo âu thể hiện một cách giống nhau và trực tiếp với các tình huống gây
sợ (trẻ em thường bộc lộ bằng khóc, cơn xung động, chai lì…)
Bệnh nhân thấy sự lo sợ là quá mức và vô lý và tìm cách né tránh các tình huống sợ
Việc né tránh tình huống sợ hoặc rối nhiễu do sợ gây cản trở một số hoạt động hàng ngày của chủ thể
Phân biệt với lo âu trong các tình huống rối nhiễu tâm cản khác: ám sợ khoảng trống, chán ăn tâm thần, ám ảnh nghi bệnh…
* Rối loạn ám ảnh cưỡng bức
- Có thể chỉ có ám ảnh hoặc có cưỡng bức hoặc cả hai
Ám ảnh được đặc trưng bởi 4 dấu hiệu:
Trang 26+ Những ý nghĩ,hình ảnh, đã gây ra khó chịu trước đây sẽ thâm nhập vào chủ thể sẽ lặp đi lặp lại và kéo dài gây ra sự lo lắng và khó chịu quá mức ( ví dụ: sợ bẩn, sợ lây bệnh, hình ảnh quái vật…)
+ Những ý nghĩ, hình ảnh mà chủ thể lo lắng quá mức không phải đơn giản là các sự kiện của đời sống
+ Chủ thể phải cố gắng lờ đi hoặc kìm nén những ý nghĩ, hình ảnh hoặc làm dịu đi bằng những ý nghĩ và hành động khác
+ Chủ thể nhận biết hình ảnh, ý nghĩ ám ảnh tạo ra từ chính trong đầu mình chứ không phải từ bên ngoài ép vào
Cưỡng bức được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu sau:
+ Hành vi hoặc hành động lặp đi lặp lại (ví dụ: rửa tay, kiểm tra khóa cửa, sắp xếp đồ vật theo một trật tự, đếm…) như để bắt buộc để đáp ứng với
ám ảnh hoặc phải tuân theo một qui luật chặt chẽ
+ Những hành vi này làm giảm hoặc ngăn cản sự khó chịu hoặc tình huống, sự vật do sợ gây ra
- Có những lúc chủ thể nhận ra sự ám ảnh và cưỡng bức là vô lý và qua mức
- Loại trừ rối nhiễu xảy ra ở một số rối nhiễu tâm căn khác như rối nhiễu ăn uống, ám ảnh nghi bệnh, ảnh hưởng trực tiếp của các chất tác động tâm thần, bệnh lý thực thể, các bệnh tân thần thực tổn và nội sinh
* Ám ảnh sợ xã hội
Ám ảnh sợ xã hội được chẩn đoán với các tiêu chuẩn:
- Sợ hãi rõ rệt và kéo dài ít nhất 6 tháng một và nhiều tình huống xã hội như phải giao tiếp với người lạ hoặc bị phán xét bởi người khác (chủ thể
lo sợ mình sẽ hành động lúng túng, ngượng ngùng hoặc bộc lộ lo âu trước mặt người khác)
- Lo âu thể hiện hầu như giống nhau trong các tình huống xã hội (ở trẻ
em lo âu thể hiện bằng khóc, cơn xung động, chai lỳ hoặc thu mình…)
- Chủ thể nhận ra sự sợ hãi quá mức và vô lý (trẻ em có thể không có
Trang 27đặc điểm này) và luôn né tránh các tình huống xã hội hoặc cố chịu đựng với
sự lo lắng và khó chịu cao độ Điều này làm cản trở một số hoạt động thường ngày của chủ thể
- Sợ hãi hoặc né tránh không phải do ảnh hưởng trực tiếp của các chất tác động tâm thần, bệnh lý thực thể, rối loạn tâm thần thực tổn hoặc nội sinh
* Rối loạn stress sau sang chấn được chuẩn đoán với các tiêu chuẩn sau:
- Chủ thể sợ hãi quá mức khi đã trải nghiệm, chứng kiến hoặc đương đầu với một hoặc nhiều sự kiên đe dọa đến tính mạng, gây tổn thương nghiêm trọng đến bản thân hoặc người khác (ở trẻ em có thể bộc lộ bằng những hành vi rối loạn hoặc kích động)
- Chủ thể luôn tái hiện lại sự kiên gây sang chấn bằng nhớ lại, mơ thấy hoặc diễn lại và điều này gây ra sự sợ hãi tương tự như lúc trải nghiệm
- Chủ thể luôn né tránh các kích thích gây sang chấn hoặc có sự tê liệt
về mặt cảm xúc nói chung (ví dụ: sững sờ, né tránh tiếp xúc, thu mình…)
- Có ít nhất 2 biểu hiện sau đây xuất hiện một cách dai dẳng kéo dài trên một tháng sau khi xảy ra sang chấn: khó ngủ, cáu kỉnh hoặc cơn giận dữ bùng nổ, khó tập trung, tăng sự cảnh giới, đáp ứng giật mình quá mức
1.2.2 Bạo lực gia đình
- Khái niệm BLGĐ
Luật phòng chống BLGĐ định nghĩa: “Bạo lực gia đình là hành vi cố
ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về mặt thể chất, tinh thần, kinh tế của một thành viên này đối với thành viên khác trong gia đình”. [37]
- Trong Luật phòng chống BLGĐ được Quốc hội khoá XII thông qua trong năm 2007, các hành vi BLGĐ bao gồm: [37]
• Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
• Lăng mạ hoặc có hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Trang 28• Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
• Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
• Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính
• Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 điều 2 trong luật này cũng được
áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng
Trong việc thực hiện các chức năng của gia đình, chúng ta thấy bạo lực
có thể diễn ra trong các hoạt động kinh tế gia đình, trong các mối quan hệ tình cảm, chăm sóc giáo dục con cái, nuôi dưỡng chăm sóc người già BLGĐ cũng có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, có thể quyết liệt và tàn bạo đến mức gây hấn, giết người, nhưng cũng có thể chỉ là nước mắt và sự chịu đựng âm thầm Các dạng bạo lực trên có thể xảy ra với bất kỳ thành viên nào trong gia đình, theo chiều lịch đại là bạo lực thế hệ và theo giới tính là bạo lực giới [11, tr 25 - 39]
- Các hành vi BLGĐ gồm có 4 nhóm hành vi lớn sau:[34]
Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác: bao gồm hành
Trang 29vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng
Nhóm 2, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi lăng
mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà
và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
Nhóm 3, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo
ra tình trạng phụ thuộc về tài chính
Nhóm 4, nhóm hành vi bạo lực về tình dục: gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục (Tuy nhiên, trong luận văn này chúng tôi không đề cập tới nhóm hành vi bạo lực tình dục)
1.3 Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới trẻ
BLGĐ không chỉ là nỗi khiếp sợ tạm thời mà còn ảnh hưởng bạo rất nhiều đến quá trình hình thành nhân cách sau này của các em Những cơn ác mộng, sự ám ảnh khi chỉ nghe những tiếng động mạnh… cũng đủ làm các em hoảng sợ, né tránh… nhưng cũng có em lặp lại những hành vi bạo lực với những người khác BLGĐ ảnh hưởng đến trẻ thể hiện qua nhiều khía cạnh với mức độ khác nhau:
* Ảnh hưởng đến tâm lý
Trang 30- Đối với trẻ con bị bạo lực hay chứng kiến cảnh bạo lực, thường tỏ ra dễ giận dữ, gắt gỏng, buồn, chán, ngủ nghê bất thường, sợ bị bỏ rơi một mình, chểnh mảng trong vệ sinh cá nhân Nếu bạo lực xảy ra với những đứa bé rất nhỏ, chúng sẽ có những triệu chứng như người lớn sau khi tinh thần bị tổn thương:
• Sợ hãi khi phải đi ngủ;
• Thường giật mình, tỉnh giấc trong lúc ngủ;
• Thấy ác mộng;
• Chơi đùa ít thấy vui
Còn ở độ tuổi chuẩn bị đến trường, các em muốn tìm hiểu và không ngừng học hỏi những điều mới lạ xung quanh mình để tự phát triển bản thân Các em hay thắc mắc và có tính hiếu kỳ Nếu sống trong gia đình luôn luôn xáo trộn, cha mẹ hay gắt gỏng mỗi khi các em có câu hỏi hay thắc mắc làm cho các em trở nên sợ sệt, lo lắng và cảm thấy cô đơn Tâm
lý của các em sẽ bị hoảng loạn Các em không được học hỏi hay phát triển bình thường như những đứa trẻ sống những trong gia đình hạnh phúc Dần dần các em sẽ không thích chia sẻ với người khác hay mở lòng với mọi người vì sợ bị mắng…
Khi đến độ tuổi đi học, đầu óc trẻ em bắt đầu phát triển Các em cảm nhận được sự thương và ghét Các em bắt đầu bộc lộ ra những điều mình nghe
và thấy Các em có thể đối xử thô bạo với bạn cùng lớp như tính cách của cha hoặc chúng có thể học cách rụt rè và chịu đựng như mẹ qua kinh nghiệm các
em học được từ cha mẹ mình Cách cư xử của các em càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn Các em trở nên lầm lì, tỏ ra chán nản và muốn xa lánh bạn
bè cùng trang lứa Các em không dám chia sẻ và thường xuyên giấu diếm những sinh hoạt trong gia đình Thỉnh thoảng chúng nghĩ cha mẹ đánh nhau là lỗi của chúng và chúng cảm thấy xấu hổ về điều này Các em không còn cảm thấy vui khi tới trường cũng như khi về nhà, nơi nào cũng làm cho các em cảm thấy nặng nề
Trang 31Khi các em đến tuổi vị thành niên, các em bộc lộ cá tính càng rõ rệt và mãnh liệt hơn Giai đoạn này, trẻ vị thành niên dễ dàng trở thành nạn nhân của bạo hành bởi cá tính bất thường của mình Thông thường một trẻ vị thành niên sống trong môi trường lành mạnh cũng bị xao động đôi chút bởi chúng thích lắng nghe và học hỏi từ bạn bè hơn là từ cha mẹ Sống trong môi trường bạo lực, tâm lý các em luôn căng thẳng bởi hằng ngày phải chứng kiến cảnh bạo lực Điều này tạo cho các em có tính trầm cảm, ít tâm sự hay chia sẻ cảm giác của mình với người thân Các em luôn lo sợ không biết ai sẽ gây hại hay mang đến an toàn cho mình và dần dần các em mất niềm tin với cha mẹ Đến trường đầu óc của các em không được tập trung hay sao lãng việc học hành hoặc việc bỏ học bắt đầu xảy ra
Dần dần các em tìm cách xa lánh gia đình nơi mang đến cho các em những chuỗi ngày đau khổ Ra ngoài các em dễ dàng bị lôi cuốn vào các băng nhóm, rượu chè và ma túy Các em nữ dễ dàng mang thai ở độ tuổi vị thành niên bởi thiếu sự quan tâm và chăm sóc của cha mẹ và khi các em gặp ai đó mang tình thương đến cho thì các em trao ra hết mình Mặc khác, các em nữ khi trưởng thành cũng khó đặt niềm tin vào những người khác giới Họ có hoài nghi quá mức với đàn ông bởi vì họ chứng kiến hành vi bạo lực của cha đối với mẹ hay chính bản thân mình Các em trai có thể bắt chước các hành vi bạo lực với vợ mình trong tương lai
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy triệu chứng trầm cảm mãn tính của trẻ ảnh hưởng đến hệ thống phản ứng của chúng, đặc biệt là 2 khu vực của não: hạch hạnh nhân (HHN) và thùy trước Thùy trước và HHN giúp cơ thể nhận biết cảm giác đau đớn để tự bảo vệ mình trước những hiểm hoạ tiềm tàng Khi một người thường xuyên phải tiếp xúc với những tình huống căng thẳng như chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình thì HHN sẽ bị kích thích
mạnh Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tờ Sinh vật học ngày
Trang 32nay (Current Biology) đã chỉ ra rằng trẻ em sống trong các gia đình có cha
mẹ thường xuyên sử dụng vũ lực hoặc to tiếng với nhau thường có những thay đổi bất thường trong HHN của chúng và thùy trước giống như những biểu hiện của binh sĩ trở về từ các vùng chiến sự, ngay cả khi những đứa trẻ này không hề có các biểu hiện ra bên ngoài về những mức độ trầm cảm hoặc
lo âu bất thường. [36]
* Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
Cơ thể trẻ đang phát triển nên mọi hành vi bạo lực đối với trẻ đều ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ Bên cạnh đó hành vi bạo lực khi trẻ chứng kiến làm cho tinh thần trẻ sa sút cũng là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển thể chất ở trẻ Trẻ em phải chứng kiến cảnh BLGĐ làm tâm lí trẻ lo sợ, buồn chán không muốn ăn uống, vận động, mọi sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng Đồng thời sự căng thẳng tinh thần làm cho các cơ quan trên cơ thể trẻ cũng có những rối loạn trong hoạt động như vậy ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất ở trẻ Trẻ không muốn ăn uống, không muốn giao lưu, thu mình với mọi người, với các hoạt động dẫn đến giảm cân, đau ốm
* Ảnh hưởng tới sự giáo dục
Khi sống trong gia đình có bạo lực, trẻ thường học được những hành
vi tiêu cực từ cha mẹ như: la, mắng, quát nạt, đánh, cấm đoán… Nên thiếu đi những kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống phù hợp, tích cực Các em thường không nghe lời hoặc chống đối lại hoặc nghe theo như một cái máy vì sợ bị đánh đòn Cha mẹ luôn là tấm gương cho các con noi theo, mọi hành động
và lời nói của cha mẹ trẻ đều coi đó là chuẩn mực nên khi sống trong gia đình có bạo lực thì trẻ ít học được cách kiểm soát cảm xúc, kỹ năng thân thiện với mọi người, kỹ năng giải quyết vấn đề Và chúng thường giải quyết vấn đề theo cách mà chúng tập nhiễm từ người lớn: có thể đánh nhau, có thể quát nạt, cũng có thể là im lặng chịu sự đánh đập hành hạ từ người khác, không có chính kiến… Các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, tỷ lệ học
Trang 33sinh bỏ học vì lý do bạo BLGĐ rất cao Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành sa sút, dẫn đến những hành vi quậy phá, ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của trẻ
BLGĐ ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều qua một số lĩnh vực như tâm lý, thể chất, sự giáo dục, tính cách và tương lai của trẻ Ban đầu sự ảnh hưởng này có thể chỉ là trẻ chống đối, thu mình, học kém, chán ăn, mất ngủ… nhưng lâu dần những biểu hiện này lại trở thành rối loạn nếu cha mẹ không tìm cách can thiệp kịp thời
1.4 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở [2]
- Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em từ độ tuổi 11-15, đó là những em theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS
- Lứa tuổi này còn được gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí vô cùng quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em Thời kỳ này được gọi bằng những tên gọi như “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”… những tên gọi này nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em
- Đây là thời kỳ chuyển từ tuổi thơ ấu sang tuổi trưởng thành
- Sự phát triển ở lứa tuổi này không đồng đều về mọi mặt Điều đó quyết định sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” ở lứa tuổi này Những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn
- Hệ xương nên làm việc không khéo léo, thường vụng về, các em thường che giấu bằng điệu bộ không tự nhiên cầu kì, tỏ ra mạnh bạo can đảm
để người khác không chú ý tới vẻ bề ngoài của mình Chỉ một sự mỉa mai nhẹ nhàng về hình thể, tư thế đi đứng của các em đều gây ra cho các em có sự phản ứng mạnh mẽ
- Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối, tuyến nội tiết, hệ thần kinh chưa ổn định nên các em gặp một số vấn đề về cách kiểm
Trang 34soát cảm xúc của mình
- Đây là lứa tuổi bắt đầu thời kỳ phát dục, chính vì thế không có
sự phát triển cân đối giữa phát dục và giữa bản năng lượng tương ứng, những tình cảm và ham muốn đượm màu sắc tình dục với mức độ trưởng thành về mặt xã hội và tâm lí Các em bắt đầu bước vào tuổi dậy thì với những biến đổi mạnh về sinh lý
- Sự giao tiếp ở học sinh THCS là một loạt hoạt động đặc biệt Nội dung của các hoạt động này là sự xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản thân mình, và làm phát triển một số kĩ năng như
so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của ban, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân
- Có thể nói tình cảm ở lứa tuổi này mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn Tuy vậy, tình cảm của các em học sinh THCS đã bắt đầu biết phục tùng lí trí, tình cảm đạo đức đã phát triển mạnh Đây là lứa tuổi đang phát triển mạnh mẽ tình cảm đạo đức, tình cảm bạn bè, tình cảm đồng chí và tập thể
Tiểu kết chương 1
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về BLGĐ và RLLA ở nước ngoài và Việt Nam Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn Tuy nhiên, rất ít công trình nghiên cứu sâu và có hệ thống về mối quan hệ giữa BLGĐ và RLLA ở học sinh THCS
Trong phạm vi chương 1, đề tài cũng đã xác định đựoc một số lý luận
cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng, như: RLLA, BLGĐ, ảnh hưởng của BLGĐ tới RLLA ở trẻ…
Trang 351 03 – 05/2012 - Chính xác hóa tên đề tài, vấn đề nghiên cứu
- Xây dựng phiếu điều tra về BLGĐ
- Điều tra thử bằng phương pháp trắc nghiệm
và phiếu điều tra
- Tìm tài liệu và dịch tài liệu
- Bảo vệ đề cương luận văn
2 06 - 08/2012 - Gửi thư xin phép trường THCS Phương
Mai, Hà Nội
- Điều tra lại bằng phương pháp trắc nghiệm
và phiếu điều tra về BLGĐ
3 09/2012 – 11/2012 Hoàn thành phần cơ sở lí luận của đề tài
4 12/2012 – 04/2013 - Xử lý số liệu
- Hoàn thiện luận văn
5 5/2013- 6/2013 Nộp luận văn và bảo vệ luận văn
2.1.2 Triển khai nghiên cứu
2.1.2.1 Nghiên cứu lý luận
Trang 36Nghiên cứu những tài liệu, văn bản có liên quan đến RLLA và BLGĐ
để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài Từ đó, định hướng cho việc xây dựng quy trình triển khai
- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước và ngoài nước về RLLA và BLGĐ
- Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu
2.1.2.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Giai đoạn 1: Gửi thư xin phép và trình bày nội dung của luận văn tới trường THCS Phương Mai
- Giai đoạn 2: Gửi thư xin phép cha mẹ học sinh ở 6 lớp (200 học sinh) nghiên cứu, và đề nghị nhà trường gửi thư điện tử giải thích rõ nội dung cho phụ huynh học sinh để nhận được sự giúp đỡ từ phụ huynh
- Giai đoạn 3: Cho học sinh làm phiếu điều tra về BLGĐ và trắc nghiệm RLLA để sàng lọc 200 học sinh do nhà trường lựa chọn tại 3 khối lớp
+ Xác định các khái niệm cơ bản: RLLA, BLGĐ, học sinh THCS
- Nội dung nghiên cứu:
+ Những đề tài nghiên cứu RLLA ở trẻ em ở Việt Nam và trên thế giới + Những đề tài nghiên cứu BLGĐ ở Việt Nam và trên thế giới
+ Những đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của BLGĐ đến RLLA của trẻ
em ở Việt Nam và trên thế giới
Trang 37+ Những khái niệm và cách nhận biết về RLLA, BLGĐ
- Phương pháp nghiên cứu: tiến hành sưu tập, thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh từ các thư viện
và thư viện điện tử Sau đó, phân tích, tổng hợp, khái quát những lý luận có liên quan để xây dựng nền tảng lý luận về vấn đề nghiên cứu
2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khách thể: 20 gia đình
- Phương pháp: phiếu điều tra, giấy đề nghị chấp thuận nghiên cứu
- Xử lý số liệu: Excel
2.2.2.2 Khảo sát chính thức
Trang 38- Mục đích: Tìm hiểu biểu hiện RLLA của học sinh trường THCS Phương Mai khi sống trong gia đình có bạo lực
- Cách thức tiến hành:
+ Bước 1: Gửi giấy chấp thuận tới cha mẹ học sinh và đề nghị nhà trường gửi thư điện tử giải thích nội dung nghiên cứu cũng như nguyên tắc bảo mật thông tin tới phụ huynh để phụ huynh hợp tác
+ Bước 2: Khảo sát 6 lớp trong trường THCS Phương Mai về tình hình BLGĐ sau đó làm trắc nghiệm STAI và trắc nghiệm BECK để đo biểu hiện RLLA
+ Bước 3: Phỏng vấn sâu giáo viên chủ nhiệm, một số học sinh có biểu hiện RLLA nhằm chính xác hóa và bổ sung thông tin thu được từ bảng hỏi và làm rõ hơn về biểu hiện RLLA Lên kế hoạch an toàn cho học sinh có biểu hiện RLLA khi trao đổi lấy thông tin
+ Bước 4: Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để xác định biểu hiện RLLA của trẻ khi sống trong gia đình có bạo lực
- Khách thể: 200 gia đình, chỉ có 143 gia đình chấp thuận nghiên cứu
- Phương pháp: giấy đề nghị chấp thuận nghiên cứu, phiếu điều tra BLGĐ, phiếu điều tra thông tin cá nhân, trắc nghiệm lo âu STAI và trắc nghiệm lo âu BECK
- Xử lý số liệu: Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 21.0
2.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: tìm hiều kỹ hơn về biểu hiện RLLA của các em qua cách nghĩ, cách cảm nhận, hành động của các em khi sống trong gia đình có bạo lực
- Nội dung:
+ Đặt các câu hỏi mở về sự hiểu biết của các em về bạo lực trong gia đình và suy nghĩ, cảm nhận, hành động của các em khi chứng kiến cảnh bạo lực hoặc khi bị cha mẹ trừng phạt
Trang 39+ Trao đổi với 6 giáo viên ở 6 lớp để tìm hiểu về cách nhìn nhận của các cô về những học sinh các cô cho là cần quan tâm đặc biệt (vì hoàn cảnh gia đình của các em, vì biểu hiện của các em trong lớp…)
2.2.2.4 Phương pháp chuyên gia
Mục đích: Xin ý kiến của các chuyên gia về cách xây dựng phiếu điều tra, cách lấy thông tin, cách tiếp xúc với trẻ và gia đình trẻ
Nội dung: Tham khảo, trao đổi ý kiến với các chuyên gia tâm lý học, giáo dục học, xã hội học để làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu
2.2.2.5 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Khách thể: 143 em tham gia trả lời bảng hỏi về thực trạng BLGĐ được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1 Tổng số học sinh tham gia trả lời bảng hỏi
Bảng 2.2 Tổng số học sinh sống trong gia đình có bạo lực
tham gia trả lời bảng hỏi dân số
Trang 40Khối Số lượng lớp tham gia
Số học sinh tham gia trắc nghiệm Tổng
+ Lấy thông tin cá nhân học sinh liên quan đến gia đình
+ Sàng lọc những học sinh sống trong gia đình có bạo lực
- Cách thức tiến hành
Chúng tôi chuẩn bị phiếu điều tra về BLGĐ gồm có 2 nội dung
+ Nội dung thứ nhất: cung cấp thông tin về BLGĐ: định nghĩa về BLGĐ, các kiểu bạo lực, các hành vi bạo lực…
+ Nội dung thứ hai: Xây dựng bảng hỏi về gia đình có bạo lực hay gia đình không có bạo lực, các loại bạo lực, các hành vi bạo lực, bạo lực thế hệ hay bạo lực giới và có phần cho các em tự ghi: người gây ra bạo lực và người gánh chịu bạo lực, hành vi bạo lực cụ thể
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi về dân số của Trường Đại học Giáo dục để tìm hiểu thông tin cá nhân của học sinh: thành viên trong gia đình, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, mức thu nhập cá nhân, trình độ văn hóa của cha/ mẹ, nghề nghiệp của cha/mẹ (Đây là bảng hỏi dành cho cha mẹ, nên chúng tôi đã sửa một vài chi tiết thành bản tự ghi của học sinh)
- Cách sử dụng bảng hỏi
+ Bảng hỏi về BLGĐ: chúng tôi giải thích nội dung của BLGĐ để các
em có nhận thức về BLGĐ gồm các loại bạo lực và những hành vi bạo lực