Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai - Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực (Trang 33 - 90)

- Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em từ độ tuổi 11-15, đó là những em theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS.

- Lứa tuổi này còn được gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí vô cùng quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em. Thời kỳ này được gọi bằng những tên gọi như “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”… những tên gọi này nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em.

- Đây là thời kỳ chuyển từ tuổi thơ ấu sang tuổi trưởng thành.

- Sự phát triển ở lứa tuổi này không đồng đều về mọi mặt. Điều đó quyết định sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” ở lứa tuổi này. Những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn.

- Hệ xương nên làm việc không khéo léo, thường vụng về, các em thường che giấu bằng điệu bộ không tự nhiên cầu kì, tỏ ra mạnh bạo can đảm để người khác không chú ý tới vẻ bề ngoài của mình. Chỉ một sự mỉa mai nhẹ nhàng về hình thể, tư thế đi đứng của các em đều gây ra cho các em có sự phản ứng mạnh mẽ.

- Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối, tuyến nội tiết, hệ thần kinh chưa ổn định nên các em gặp một số vấn đề về cách kiểm

33 soát cảm xúc của mình.

- Đây là lứa tuổi bắt đầu thời kỳ phát dục, chính vì thế không có sự phát triển cân đối giữa phát dục và giữa bản năng lượng tương ứng, những tình cảm và ham muốn đượm màu sắc tình dục với mức độ trưởng thành về mặt xã hội và tâm lí. Các em bắt đầu bước vào tuổi dậy thì với những biến đổi mạnh về sinh lý.

- Sự giao tiếp ở học sinh THCS là một loạt hoạt động đặc biệt. Nội dung của các hoạt động này là sự xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản thân mình, và làm phát triển một số kĩ năng như so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của ban, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân.

- Có thể nói tình cảm ở lứa tuổi này mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn. Tuy vậy, tình cảm của các em học sinh THCS đã bắt đầu biết phục tùng lí trí, tình cảm đạo đức đã phát triển mạnh. Đây là lứa tuổi đang phát triển mạnh mẽ tình cảm đạo đức, tình cảm bạn bè, tình cảm đồng chí và tập thể.

Tiểu kết chương 1

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về BLGĐ và RLLA ở nước ngoài và Việt Nam. Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn. Tuy nhiên, rất ít công trình nghiên cứu sâu và có hệ thống về mối quan hệ giữa BLGĐ và RLLA ở học sinh THCS.

Trong phạm vi chương 1, đề tài cũng đã xác định đựoc một số lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng, như: RLLA, BLGĐ, ảnh hưởng của BLGĐ tới RLLA ở trẻ…

34

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Kế hoạch nghiên cứu

Kế hoạch từ tháng 03/2012 đến tháng 4/2013.

TT Thời gian Nội dung nghiên cứu

1 03 – 05/2012 - Chính xác hóa tên đề tài, vấn đề nghiên cứu. - Xây dựng phiếu điều tra về BLGĐ.

- Điều tra thử bằng phương pháp trắc nghiệm và phiếu điều tra.

- Tìm tài liệu và dịch tài liệu. - Bảo vệ đề cương luận văn.

2 06 - 08/2012 - Gửi thư xin phép trường THCS Phương Mai, Hà Nội.

- Điều tra lại bằng phương pháp trắc nghiệm và phiếu điều tra về BLGĐ.

3 09/2012 – 11/2012 Hoàn thành phần cơ sở lí luận của đề tài 4 12/2012 – 04/2013 - Xử lý số liệu.

- Hoàn thiện luận văn.

5 5/2013- 6/2013 Nộp luận văn và bảo vệ luận văn.

2.1.2. Triển khai nghiên cứu

35

Nghiên cứu những tài liệu, văn bản có liên quan đến RLLA và BLGĐ để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Từ đó, định hướng cho việc xây dựng quy trình triển khai.

- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của tác giả trong nước và ngoài nước về RLLA và BLGĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan làm cơ sở cho nghiên cứu.

2.1.2.2. Nghiên cứu thực tiễn

- Giai đoạn 1: Gửi thư xin phép và trình bày nội dung của luận văn tới trường THCS Phương Mai.

- Giai đoạn 2: Gửi thư xin phép cha mẹ học sinh ở 6 lớp (200 học sinh) nghiên cứu, và đề nghị nhà trường gửi thư điện tử giải thích rõ nội dung cho phụ huynh học sinh để nhận được sự giúp đỡ từ phụ huynh.

- Giai đoạn 3: Cho học sinh làm phiếu điều tra về BLGĐ và trắc nghiệm RLLA để sàng lọc 200 học sinh do nhà trường lựa chọn tại 3 khối lớp 7, 8, 9 gồm 6 lớp.

- Giai đoạn 4: Lên kế hoạch hỗ trợ cho học sinh có biểu hiện RLLA

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Mục đích nghiên cứu:

+ Xây dựng nền tảng lý luận về RLLA, bạo lực trong gia đình và sự ảnh hưởng của BLGĐ đến biểu hiện RLLA của trẻ.

+ Xác định các khái niệm cơ bản: RLLA, BLGĐ, học sinh THCS. - Nội dung nghiên cứu:

+ Những đề tài nghiên cứu RLLA ở trẻ em ở Việt Nam và trên thế giới. + Những đề tài nghiên cứu BLGĐ ở Việt Nam và trên thế giới.

+ Những đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của BLGĐ đến RLLA của trẻ em ở Việt Nam và trên thế giới.

36

+ Những khái niệm và cách nhận biết về RLLA, BLGĐ.

- Phương pháp nghiên cứu: tiến hành sưu tập, thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh từ các thư viện và thư viện điện tử. Sau đó, phân tích, tổng hợp, khái quát những lý luận có liên quan để xây dựng nền tảng lý luận về vấn đề nghiên cứu.

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.2.1. Khảo sát thử

- Mục đích: Độ hợp tác của phụ huynh, phiếu điều tra về BLGĐ tại trường THCS Phương Mai.

- Nội dung:

+ Bước 1: Gửi thư chấp nhận tới 70 cha mẹ học sinh, có 20 gia đình đồng ý.

+ Bước 2: Sàng lọc học sinh sống trong gia đình có bạo lực thông qua phiếu điều tra.

+ Bước 3: Xác định số học sinh sống trong gia đình có bạo lực thông qua phiếu điều tra.

- Kết quả: Sau khi khảo sát chúng tôi nhận thấy, hầu hết những gia đình chấp thuận cho con tham gia vào nghiên cứu là những gia đình không có bạo lực. Những gia đình có bạo lực, một phần họ không muốn phiến phức, một phần họ chưa hiểu hết nội dung của nghiên cứu, cũng như nguyên tắc bảo mật của nghiên cứu. Nên chúng tôi sẽ nhờ nhà trường giới thiệu tới phụ huynh về nội dung cũng như những nguyên tắc bảo mật để phụ huynh hợp tác trong lần khảo sát thật.

- Khách thể: 20 gia đình.

- Phương pháp: phiếu điều tra, giấy đề nghị chấp thuận nghiên cứu. - Xử lý số liệu: Excel

37

- Mục đích: Tìm hiểu biểu hiện RLLA của học sinh trường THCS Phương Mai khi sống trong gia đình có bạo lực.

- Cách thức tiến hành:

+ Bước 1: Gửi giấy chấp thuận tới cha mẹ học sinh và đề nghị nhà trường gửi thư điện tử giải thích nội dung nghiên cứu cũng như nguyên tắc bảo mật thông tin tới phụ huynh để phụ huynh hợp tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bước 2: Khảo sát 6 lớp trong trường THCS Phương Mai về tình hình BLGĐ sau đó làm trắc nghiệm STAI và trắc nghiệm BECK để đo biểu hiện RLLA.

+ Bước 3: Phỏng vấn sâu giáo viên chủ nhiệm, một số học sinh có biểu hiện RLLA nhằm chính xác hóa và bổ sung thông tin thu được từ bảng hỏi và làm rõ hơn về biểu hiện RLLA. Lên kế hoạch an toàn cho học sinh có biểu hiện RLLA khi trao đổi lấy thông tin.

+ Bước 4: Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để xác định biểu hiện RLLA của trẻ khi sống trong gia đình có bạo lực.

- Khách thể: 200 gia đình, chỉ có 143 gia đình chấp thuận nghiên cứu. - Phương pháp: giấy đề nghị chấp thuận nghiên cứu, phiếu điều tra BLGĐ, phiếu điều tra thông tin cá nhân, trắc nghiệm lo âu STAI và trắc nghiệm lo âu BECK.

- Xử lý số liệu: Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 21.0

2.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích: tìm hiều kỹ hơn về biểu hiện RLLA của các em qua cách nghĩ, cách cảm nhận, hành động của các em khi sống trong gia đình có bạo lực.

- Nội dung:

+ Đặt các câu hỏi mở về sự hiểu biết của các em về bạo lực trong gia đình và suy nghĩ, cảm nhận, hành động của các em khi chứng kiến cảnh bạo lực hoặc khi bị cha mẹ trừng phạt.

38

+ Trao đổi với 6 giáo viên ở 6 lớp để tìm hiểu về cách nhìn nhận của các cô về những học sinh các cô cho là cần quan tâm đặc biệt (vì hoàn cảnh gia đình của các em, vì biểu hiện của các em trong lớp…)

2.2.2.4. Phương pháp chuyên gia

Mục đích: Xin ý kiến của các chuyên gia về cách xây dựng phiếu điều tra, cách lấy thông tin, cách tiếp xúc với trẻ và gia đình trẻ.

Nội dung: Tham khảo, trao đổi ý kiến với các chuyên gia tâm lý học, giáo dục học, xã hội học để làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu.

2.2.2.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Khách thể: 143 em tham gia trả lời bảng hỏi về thực trạng BLGĐ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Tổng số học sinh tham gia trả lời bảng hỏi về thực trạng BLGĐ

Khối Số lượng lớp tham gia

Số học sinh tham gia điều tra thực trạng BLGĐ

Tổng số học sinh điều tra

BLGĐ Nam Nữ 7 2 13 11 24 8 2 32 24 56 9 2 31 32 63 Tổng 6 76 67 143

- 57 em sống trong gia đình có bạo lực tham gia trả lời bảng hỏi về thông tin cá nhân của các em như: hoàn cảnh gia đình, trình độ văn hóa của cha, trình độ văn hóa của mẹ, mức thu nhập bình quân trong gia đình, số thành viên trong gia đình như bảng dưới đây

Bảng 2.2. Tổng số học sinh sống trong gia đình có bạo lực tham gia trả lời bảng hỏi dân số

39

Khối Số lượng lớp tham gia

Số học sinh tham gia trắc nghiệm Tổng Nam Nữ 7 2 3 5 8 8 2 13 16 29 9 2 13 7 20 Tổng 6 29 28 57 - Mục đích.

+ Lấy thông tin cá nhân học sinh liên quan đến gia đình. + Sàng lọc những học sinh sống trong gia đình có bạo lực. - Cách thức tiến hành.

Chúng tôi chuẩn bị phiếu điều tra về BLGĐ gồm có 2 nội dung.

+ Nội dung thứ nhất: cung cấp thông tin về BLGĐ: định nghĩa về BLGĐ, các kiểu bạo lực, các hành vi bạo lực….

+ Nội dung thứ hai: Xây dựng bảng hỏi về gia đình có bạo lực hay gia đình không có bạo lực, các loại bạo lực, các hành vi bạo lực, bạo lực thế hệ hay bạo lực giới và có phần cho các em tự ghi: người gây ra bạo lực và người gánh chịu bạo lực, hành vi bạo lực cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi sử dụng bảng hỏi về dân số của Trường Đại học Giáo dục để tìm hiểu thông tin cá nhân của học sinh: thành viên trong gia đình, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, mức thu nhập cá nhân, trình độ văn hóa của cha/ mẹ, nghề nghiệp của cha/mẹ. (Đây là bảng hỏi dành cho cha mẹ, nên chúng tôi đã sửa một vài chi tiết thành bản tự ghi của học sinh).

- Cách sử dụng bảng hỏi.

+ Bảng hỏi về BLGĐ: chúng tôi giải thích nội dung của BLGĐ để các em có nhận thức về BLGĐ gồm các loại bạo lực và những hành vi bạo lực.

40

Cho học sinh là bảng hỏi: có hai phần trong bảng hỏi này là phần trắc nghiệm và phần tự ghi của học sinh.

+ Phần tự ghi trong bảng hỏi về dân số các em trả lời trắc nghiệm. - Cách xử lí thông tin: Phần thông tin các em cung cấp về BLGĐ (trừ phần tự ghi vì phần này sẽ được trích dẫn ở chương 3) và thông tin cá nhân được chúng tôi mã hóa theo nhóm nội dung trả lời của các em thành những con số. Sau đó, nhập dữ liệu và xử lý.

2.2.2.6. Phương pháp trắc nghiệm

Đây là một trong những phương pháp quan trọng khi thực hiện đề tài. Mục đích chủ yếu của đề tài này là tìm hiểu thực trạng biểu hiện RLLA ở thiếu niên khi sống trong gia đình có bạo lực. Chúng tôi đã tiến hành điều tra cụ thể qua những bước sau:

- Chọn mẫu.

+ Chúng tôi xây dựng đề tài và lựa chọn khách thể nghiên cứu là học sinh THCS và cha mẹ của các em. Nên chúng tôi đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.

+ Trường THCS Phương Mai có 987 học sinh, chia về 4 khối lớp: khối 6, 7,8,9. Mỗi khối có 7 lớp.

+ Chúng tôi tiến hành khảo sát thử trên 20 học sinh vào tháng 5/2012 để thử nghiệm, sau đó chúng tôi khảo sát chính thức vào tháng 7/2012 trên 143 học sinh thuộc 6 lớp khác nhau của 3 khối 7,8.9 để phục vụ cho luận văn ( khối 6 mới làm thủ tục tuyển sinh nên không tham gia vào nghiên cứu được). Sàng lọc bằng bảng hỏi học sinh sống trong gia đình có bạo lực để làm trắc nghiệm chẩn đoán biểu hiện RLLA.

41

Bảng 2.3. Tổng số học sinh sống trong gia đình có bạo lực tham gia trả lời trắc nghiệm và số học sinh có biểu hiện RLLA phân bổ theo lớp và giới tính

Khối Số học sinh tham gia trắc nghiệm Tổng Số học sinh có biểu hiện RLLA Tổng số HS có biểu hiện RLLA Nam Nữ Nam Nữ 7 3 5 8 0 1 1 8 13 16 29 0 3 3 9 13 7 20 2 1 3 Tổng 29 28 57 2 5 7

Sàng lọc những học sinh sống trong BLGĐ để tiến hành làm trắc nghiệm đánh giá biểu hiện RLLA. Tất cả số phiếu học sinh làm sẽ ghi tên thật của các em. Khi xử lý số liệu chúng tôi xử lý theo số thứ tự dựa vào tên thật của các em.

- Mục đích.

+ Thông qua quá trình điều tra bằng trắc nghiệm, chúng tôi biết được thực trạng biểu hiện RLLA của học sinh khi sống trong gia đình có bạo lực.

+ Tìm hiểu được mối tương quan giữa BLGĐ và biểu hiện RLLA để đưa ra một số giải pháp nhắm giảm thiểu lo âu của trẻ khi sống trong gia đình có bạo lực.

- Phương tiện điều tra.

Chúng tôi đã xem xét và lựa chọn 2 trắc nghiệm lo âu phù hợp với độ tuổi của học sinh THCS là trắc nghiệm lo âu BECK, và trắc nghiệm lo âu STAI. Đây là hai trắc nghiệm đã được Nguyễn Công Khanh dịch và chuẩn hóa ở Việt Nam. Hai trắc nghiệm này đã được dùng nhiều trong các nghiên cứu của tác giả về những vấn đề RLLA ở học sinh THCS.

42

Trắc nghiệm STAI Trắc nghiệm BECK

Tên gọi Thang đo lo âu trẻ em

(State-Trait Anxiety Inventory – Form CI - CII

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai - Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực (Trang 33 - 90)