Chia sẻ luôn là công cụ hữu ích với tất cả mọi lo lắng. Đôi khi những việc mình bế tắc lại được người khác giải quyết một cách đơn giản và nhanh gọn. Không phải là vì họ thông minh hơn, mà vì họ ở ngoài cuộc, họ sáng suốt hơn. Nỗi buồn, lo lắng nếu tìm được người chia sẻ sẽ làm cho cảm xúc đó vơi đi. Không phải phép tiên, mà khi nói được những cảm xúc khó chịu ra, được sự thông cảm của mọi người, được mọi người chia sẻ bằng ánh mắt cảm thông, bằng lời động viên, bằng cái siết tay, bằng những giọt nước mắt, bằng nụ cười…. sẽ mang lại cam giác được chấp nhận, được yêu thương, ấm áp và không cô đơn.
Vì vậy, tìm được một hoặc vài người hiểu và sẵn sàng chia sẻ với các em khi các em có tâm sự hoặc có cảm xúc tiêu cực rất quan trọng.
70
3.4.2. Thư giãn [5]
Quan điểm của thư giãn là làm đảo ngược vòng quay căng thẳng. Chúng ta tưởng tượng cảm xúc chúng ta chạy theo chiều kim đồng hồ. Nếu cảm xúc cân bằng kim đồng hồ sẽ chạy xuôi, nếu cảm xúc căng thẳng kim đồng hồ sẽ chạy ngược. Nếu kim đồng hồ chạy ngược sẽ làm cho chúng ta mất cân bằng và làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần một công cụ làm đảo ngược lại vòng quay của cảm xúc căng thẳng. Ngược của ngược là xuôi.
Có rất nhiều kỹ thuật thư giãn: hít thở sâu, căng trương lực cơ, tự mình tạo ra một không gian trong tưởng tượng mà ở đó mình được vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái, tập trung vào một công việc mà mình yêu thích (vẽ tranh, đàn, hát, nghe nhạc…).
3.4.3. Dừng lại, bình tĩnh và thể hiện cảm xúc [6]
Công cụ dừng lại và bình tĩnh là công cụ giúp chúng ta nhận biết cảm xúc khó chịu và chấp nhận nó. Không để cảm xúc đó phát triển quá mạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, cũng không đè nén cảm xúc đó vào bên trong. Khi các em là chứng kiến hoặc là nạn nhân của bạo lực, các em cảm thấy đau đớn, chán nản, mệt mỏi và buồn…. đó là những cảm xúc khó chịu. Nếu các em giấu cảm xúc đó thì nó sẽ càng mạnh mẽ hơn nếu lần sau các em tiếp tục bị bạo lực. Nhưng nếu các em để cảm xúc đó chi phối hành động của mình như la hét, đập phá, chống đối…thì có thể các em sẽ bị bạo lực nhiều hơn làm các em đau đớn, tổn thương hơn và dẫn đến những hành vi nghiêm trọng khác. Vì vậy, để bình tĩnh trước những tình huống như vậy, các em cần dừng tất cả cảm xúc của mình bằng cách: đến một nơi yên tĩnh, thoát khỏi tình huống đó, thở sâu, nói hoặc viết những điều tích cực về bản thân…. Nếu những cảm xúc đó vẫn làm các em cảm thấy khó chịu, các em có thể sử dụng công cụ bộc lộ cảm xúc. Bộc lộ cảm xúc là thể hiện cảm xúc của bản thân, có
71
nhiều cách bộc lộ cảm xúc khó chịu đó mà không gây rắc rối cho các em: viết ra giấy những điều làm mình khó chịu, nghĩ về những điều làm cho các em cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, chơi thể thao, vẽ tranh về cảm xúc của mình…
Có rất nhiều công cụ và kỹ thuật khác có thể làm giảm biểu hiện RLLA của trẻ khi sống trong gia đình có bạo lực. Nhưng trong đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số công cụ các em có thể tự làm được, đơn giản, không tốn kém.
Tiểu kết chương 3
Trong 143 khách thể nghiên cứu có 57 khách thể sống trong gia đình có BLGĐ với nhiều loại bạo lực và nhiều hành vi bạo lực. Khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA của học sinh THCS Phương Mai, chúng tôi nhận thấy:
- Trong số 57 khách thể sống trong gia đình có bạo lực có 7 em có biểu hiện RLLA chiếm 12%. Trong đó không có học sinh nào có biểu hiện RLLA khi chứng kiến BLGĐ, có 2 em có biểu hiện RLLA khi là nạn nhân của BLGĐ, có 5 em có biểu hiện RLLA khi vừa là nạn nhân và vừa chứng kiến BLGĐ phù hợp với giả thuyết khoa học. Biểu hiện RLLA của học sinh có sự khác nhau về giới tính, khối lớp, loại bạo lực.
- Có mối tương quan giữa biểu hiện RLLA với loại bạo lực là nạn nhân của BLGĐ (r = 0,25), với loại bạo lực vừa là nạn nhân và vừa chứng kiến BLGĐ (r= 0,27). Một số yếu tố khác như mức thu nhập bình quân trong gia đình và trình độ văn hóa của cha mẹ có mối tương quan yếu với biểu hiện RLLA của học sinh, không có ý nghĩa thống kê.
72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về biểu hiện RLLA của học sinh trường THCS Phương Mai khi sống trong gia đình có bạo lực, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng BLGĐ ở trường THCS Phương Mai, với 143 khách thể tham gia nghiên cứu có 57 em sống trong BLGĐ. Các em chịu đựng nhiều loại bạo lực khác nhau: chứng kiến BLGĐ, nạn nhân BLGĐ, vừa chứng kiến vừa là nạn nhân của BLGĐ. Với nhiều hành vi bạo lực khác nhau: BLTT, BLLĐ/KT, BLTL. Có em chỉ trải qua 1 loại bạo lực nhưng có em phải trải qua hai loại bạo lực. Và có những em chứng kiến hoặc là nạn nhân của hơn hai hành vi bạo lực.
1.2. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn này. Chúng tôi chỉ xem xét ở một khía cạnh đó là vấn đề BLGĐ. Sau khi nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy 7 em có biểu hiện RLLA chiếm 12% tổng số em sống trong BLGĐ. Trong đó, số em vừa chứng kiến và vừa là nạn nhân của BLGĐ có biểu hiện RLLA nhiều hơn hẳn so với số em chỉ là nạn nhân hoặc chứng kiến. Cụ thể, có 5 em biểu hiện RLLA khi vừa chứng kiến và vừa vừa là nạn nhân của BLGĐ có 2 em biểu hiện RLLA khi là nạn nhân của BLGĐ và không có em nào có biểu hiện RLLA khi chứng kiến BLGĐ, hoàn toàn phù hợp với giả thuyết khoa học. Tỉ lệ biểu hiện RLLA giữa học sinh nam và học sinh nữ có sự chênh lệch, ở trẻ nam với xu thế hướng ngoại nên biểu hiện RLLA ít hơn nhiều so với trẻ nữ với xu thế hướng nội.
1.3. Khi tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số yếu tố trong gia đình đến biểu hiện RLLA của các em. Chúng tôi nhận thấy, mức thu nhập bình quân trong gia đình và trình độ văn hóa của cha mẹ với biểu hiện RLLA của các em có mối tương quan yếu, không có ý nghĩa thống kê. Giữa yếu tố bạo lực trong gia đình và biểu hiện rối loạn lo âu của trẻ có mối tương quan (r = 0,27 là mối
73
tương quan giữa loại bạo lực vừa chứng kiến và vừa là nạn nhân với biểu hiện rối loạn lo âu, và r = 0,25 là mối tương quan giữa loại bạo lực là nạn nhân và biểu hiện rối loạn lo âu), đây là những mối tương quan yếu. Nhưng thấy được phần nào sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình với biểu hiện rối loạn lo âu của trẻ. Một số nghiên cứu ở nước ngoài, họ tìm thấy mối liên hệ mạnh hơn giữa hai yếu tố này vì khách thể nghiên cứu của họ thường là những trẻ em sống cùng mẹ trong nhà tạm trú dành cho phụ nữ bị bạo lực hoặc những trẻ em sống trong trung tâm bảo trợ xã hội. Đây là những khách thể có mức độ trải nghiệm bạo lực ở mức độ cao. Khách thể mà chúng tôi chọn hoàn toàn ngẫu nhiên, có em chỉ chứng kiến những cuộc cãi vã của cha mẹ, cũng có em chỉ bị một vài lần cha mẹ đánh/mắng, tất nhiên cũng có em trải nghiệm bạo lực gia đình ở mức độ cao hơn nhưng đó là số ít. Đó có thể là lý do cho thấy mối tương quan giữa hai yếu tố này chưa đủ mạnh.
2. Khuyến nghị
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến nhằm giảm thiểu biểu hiện RLLA ở học sinh trường THCS Phương Mai khi sống trong gia đình có bạo lực:
2.1. Đối với phụ huynh
Hãy tạo ra một môi trường sống vui vẻ, thoải mái, yêu thương, có sự chia sẻ, mọi người biết lắng nghe, bằng cách tránh những cuộc va chạm giữa các thành viên trong gia đình, tránh những áp lực đặt lên các em, gần gũi trao đổi, chia sẻ để hiểu các em muốn gì, cần gì, không nên đánh mắng, chửi bới, cấm đoán, kiểm soát các em khi các em không đạt như mong muốn của cha mẹ. Và cha mẹ cũng nên nâng cao nhận thức bản thân, tích cực học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng… để biết thêm những thông tin về tâm sinh lý lứa tuổi, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ - trẻ, tìm hiểu cách quản lý
74
hành vi của con một cách tích cực, để có biện pháp và cái nhìn tích cực hơn về hành động của các em.
2.2. Đối với giáo viên
Giáo viên hằng ngày tiếp xúc với các em, qua sự trải nghiệm và sự gần gũi với các em, các thầy cô hiểu được đặc tính của từng em. Nhưng để giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong lòng hoặc gặp các cô để tâm sự để chia sẻ là rất khó. Bởi chính bản thân các cô cũng có rất nhiều công việc, và cũng ái ngại khi thâm nhập sâu vào vấn đề gia đình của học sinh. Đó là một khoảng cách lớn khiến cho các em không thể tiếp cận thầy cô để giải bày hoặc chia sẻ. Có lẽ để giúp các em, các thầy cô chính là người phá bỏ rào cản này. Ân cần, quan tâm và động viên các em trong mọi hoạt động trên lớp rất cần thiết để cho các em cảm thấy mình không cô đơn, mình được yêu thương. Và sẵn sàng chia sẻ, đứng về phía các em nếu như nhận thấy các em cần sự trợ giúp.
2.3. Đối với nhà trường
Chúng tôi nhận thấy mọi trang thiết bị, phòng ốc dành ưu tiên cho các em hết sức đặc biệt. Nhưng để hoàn thiện hơn có lẽ cần thêm một phòng trị liệu tâm lý có cán bộ tâm lý chuyên trách làm việc. Cán bộ trị liệu tâm lý không những giúp được các em vượt qua giai đoạn khó khăn, phát hiện, chẩn đoán và phòng ngừa trước những biểu hiện rối loạn tâm lý mà còn có thể giúp các thầy cô có cách quản lý hành vi của học sinh trong lớp và phát hiện kịp thời những trường hợp cần được hỗ trợ.
2.4. Đối với xã hội
- Các cơ quan chức năng như hội liên hiệp phụ nữ, công an, ủy ban chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, luật pháp cần can thiệp nhanh chóng, kịp thời khi trẻ hay người thân của trẻ bị đối xử bạo lực.
75
- Các phương tiện truyền thông cần tích cực đưa những hông tin về chăm sóc, giáo dục trẻ, các vấn đề gia đình, cảnh báo những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ em khi chứng kiến hoặc là nạn nhân của BLGĐ.
2.5. Đối với trẻ
Chủ động chia sẻ, thảo luận với cha mẹ khi cha mẹ có những hành vi làm tổn thương các em. Cần trao đổi với cha mẹ về những khó khăn, rắc rối các em gặp phải để cùng tháo gỡ.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Đạt cùng cộng sự (2010), Nghiên cứu sự tổn thương tâm lý ở thiếu niên trong các gia đình có bạo lực, Đề tài khoa học cấp ĐHQG Hà Nội. 2. Lê Văn Hồng (chủ biên) (2009), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nxb ĐHQGHN.
3. Nguyễn Công Khanh (2000), “Tư vấn và trị liệu tâm lý cho trẻ em có rối nhiễu hành vi và khó khăn học đường”, Hội thảo Việt Pháp về tâm lý học Hà Nội.
4. Đặng Bá Lãm,Weiss Bahr (chủ biên) (2007), Giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam. Nxb ĐHQG Hà Nội.
5. Đặng Hoàng Minh, Amie alley pollack ( 2011), Bài giảng môn điều trị các
vấn đề hướng nội trong chương trình đào tạo thạc sĩ tâm lý học lâm sàng,
trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Cao Minh, Bahr Weiss ( 2011), Tài liệu
hướng dẫn cho cán bộ tâm lý, chương trình hỗ trợ Tâm lý học đường Nối kết,
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Trần Viết Nghị, Nguyễn Viết Thiêm, Lã Thị Bưởi và cộng sự (2000),
“Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng 10 bệnh tâm thần chủ yếu tại một phường thành phố Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết”, hội nghị tập huấn ICD 10, Hà Nội, tr. 41
8. Trần Viết Nghị (chủ biên) (2003), Các rối loạn lo âu liên quan tới stress và điều trị học trong tâm thần. Nxb ĐH Y Hà Nội.
9. Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hướng (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lí người. Nxb ĐHSP, Hà Nội, tr. 123.
10. Nguyễn Hằng Phương (2008), “Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông”. luận văn thạc sĩ trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội.
11. Lê Thị Quý và Đặng Vũ Cảnh Khanh (2007), Bạo lực gia đình một sự sai lệch giá trị. Nxb: Khoa học xã hội, Hà Nội.
77
12. Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (2000), “Nghiên cứu xây dựng mô hình
chăm sóc sức khỏe tâm lý – tâm thần cho học sinh phổ thông Đồng Nai”, Nội san Tâm thần (12).
13. Nguyễn Văn Thọ (2008), Giáo trình tâm lý bệnh học. Nxb Viện tâm lý thực hành.
14. Nguyễn Hồng Thúy (2003), “Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý đến
rối loạn lo âu của trẻ em”, luận văn thạc sĩ trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội.
15. Hoàng Cẩm Tú (1997), “Một số nhận xét rối loạn lo âu trẻ em điều trị tại khoa tâm bệnh - Viện sức khỏe trẻ em”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em.
16. Nguyễn Minh Tuấn (1995), Bệnh học tâm thần thực hành. Nxb Y Hà Nội, tr. 11.
17. Nguyễn Khắc Viện (1995), “Bước đầu nhận dạng và phân loại các biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay”, Thông tin khoa học (4)
18. Nguyễn Khắc Viện (1999), Tâm lí học lâm sàng trẻ em Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em N- T. Nxb Y học, Hà Nội, tr. 190.
19. Nguyễn Đăng Vững, Krant (2009), “Childhood experiences of
interparental violence as a risk factor for intimate partner violence: a population- based study from northern Vietnam”, Tạp chí dịch tễ học và y tế cộng đồng, tr. 708.
Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài
20. Kashani JH, Overchell H (1988), "Anxiety disorders in mid
adolescence. A community Sample", American Journal Psychiary (145), tr. 960- 964).
21. Ernest N. Jouriles, Julian Barling, and K. Daniel O'Leary (1987),
"Predicting Child Behavior Problems in Maritally Violent Families", Journal of abnormal Child Psychology.
78
22. Angie C. Kenendy, Deborah Bybee, Cris M. Sulivant & Megan Greeson (2009), "The efffects of Community and Family Violence Exposure
on Anxiety Trajectories During Middle childhood: The role of family Social Support as a Moderator", Journal of clinical Child $ Adolescent psychology.
23. Peter Lehmann (1997), "The Development of Posttraumatic Stress Disorder (PTSD) in a Sample of Child Witnesses to Mother Assault", The University of Texas at Arlington - Journal of Family Violence, tài liệu thứ cấp.
24. Anne M. Libby, Heather D. Orton, Douglask. Novins, Janette Beals, Spero M. Manson ang the Ai – superpfp team (2005), "Childhood physical
and sexual abuse and subsequent depressive and anxiety disorders for two American Indian tribes", American Indian and Alaska Native Programs, University of Colorado Health Sciences Center, Aurora, co, USA.
25. McDonald, R., Jouriles, E. N., Ramisetty – Mikler, S., Caetano, R., &
Green, C. E. (2006). " Estimating the number of American children living in
partner – violent families", Journal of Family Psychology (20), tr. 137- 142.
26. Peter Mertin, Philip B. Mohr (2002), Incidence and Correlates of Posttrauma Symptoms in Children From Backgrounds of Domestic Violence. University of South Australia, Adelaide.
27. Margor Prior, Oberklaid. F (2000), "Does shy – inhibited temperament