Thực trạng bạo lực gia đình tại trường THCS Phương Mai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai - Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực (Trang 47 - 50)

Trường THCS Phương Mai (nằm trên địa bàn Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội) được thành lập năm 1988. Trải qua 23 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thầy cô giáo và học sinh Nhà trường với tình cảm thân yêu ngôi trường, với trí tuệ và sức lực đã xây dựng nên một bề dày thành tích đáng tự hào. Đến nay, trường THCS Phương Mai đã được công nhận danh hiệu TRƯỜNG TIÊN TIẾN VỮNG CHẮC nhiều năm liền; Danh hiệu "TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC".

Thực tế trưởng thành của Nhà trường trong 23 năm qua đã chứng minh trường THCS Phương Mai là một ngôi trường xứng đáng với niềm tự hào của nhiều thế hệ thầy cô giáo và học sinh. Nơi đây, đã đào tạo bồi dưỡng nên nhiều thế hệ học sinh giỏi, chăm ngoan, đạt nhiều thành tích (các giải thưởng của Quận, Thành Phố) trong học tập; trong họat động Văn - Thể - Mĩ và tham gia các phong trào khác.

Hàng ngàn học sinh của Nhà trường đã trưởng thành, công tác trên khắp mọi miền đất nước, ở nước ngoài… đã và đang đóng góp tài năng, sức lực và trí tuệ xây dựng bảo vệ Tổ Quốc, trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa nghệ thuật và nghiên cứu khoa học... Nhiều học sinh của trường thành đạt với sự nghiệp của mình, luôn tự hào về ngôi trường thân yêu đã nâng cánh ước mơ cho mình.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trí tuệ, kỹ năng và nhiệt huyết xây dựng đất nước, Trường THCS Phương Mai đã và đang tập trung đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, cải tiến áp dụng phương pháp dạy và học hiệu quả với phương châm “DẠY TỐT, HỌC TỐT”; “TẤT CẢ VÌ HỌC SINH THÂN YÊU”. Với 10 phòng học chức năng, 1 phòng

47

tin học và đội ngũ giáo viên giỏi, Trường THCS Phương Mai đã trở thành đơn vị đứng đầu của Quận Đống Đa trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào Nhà trường.

Trường THCS Phương Mai đã xây dựng được một đội ngũ giáo viên có chuyên môn vững vàng, giàu tinh thần trách nhiệm, gắn bó với Nhà trường, nhiệt tình với học sinh. Nhà trường có 100% giáo viên đạt chuẩn; 70% giáo viên vượt chuẩn, trong đó có 3 thạc sĩ. Nhiều thầy cô giáo dạy giỏi, đạt giải Nhất trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành Phố; 2 giáo viên đạt giải Ba cấp Quận; 1 giáo viên đạt giải Khuyến khích cấp Quận; 85% giáo viên của trường đạt danh hiệu Lao động giỏi; 5 giáo viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

Hiện nay nhà trường đang được chọn làm đơn vị chỉ đạo điểm của Bộ Giáo dục về “Định hướng xây dựng nhà trường thân thiện - học sinh tích cực” của Quận và của Thành Phố. Với sự quan tâm, chỉ đạo, ủng hộ của Thành Phố, UBND Quận Đống Đa và các cấp các ngành, Nhà trường xác định quyết tâm tiếp tục phấn đấu giữ vững và phát triển truyền thống tốt đẹp đã đạt được “Dạy tốt, học tốt”, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện ngày một nâng cao. Hiện nay, trường luôn giữ vững truyền thống giáo dục toàn diện với chất lượng cao. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp và vào các trường Trung học phổ thông luôn ở tốp dẫn đầu Quận, Thành Phố. [35]

Khi khảo sát về biểu hiện rối loạn lo âu của học sinh trung học cơ sở tại trường THCS Phương Mai khi sống trong gia đình có bạo lực, chúng tôi nhận thấy trong số 143 học sinh tham gia nghiên cứu, qua sàng lọc có 57 học sinh sống trong gia đình có bạo lực chiếm 39,8% được phân loại qua bảng sau:

48

Bảng 3.1. Phân loại bạo lực gia đình

Lớp Chứng kiến BLGĐ Nạn nhân BLGĐ Chứng kiến + Nạn nhân BLGĐ SL % SL % SL % 7 7 17,5 6 15, 7 5 23,8 8 22 55 19 50 12 57 9 11 27,5 13 34,3 4 19,2 Tổng 40 100 38 100 21 100

Theo bảng trên, trong số 57 em sống trong BLGĐ thì có 21 em báo cáo mình vừa là nạn nhân của bạo lực và vừa chứng kiến bạo lực từ phía các thành viên trong gia đình. Có 38 em khẳng định là nạn nhân của BLGĐ. Người gây ra bạo lực cho các em là cha mẹ, ông bà, cô chú, anh chị em trong gia đình. Có 40 em cho rằng đã từng chứng kiến BLGĐ, và xung đột giữa các thành viên trong gia đình chủ yếu là giữa cha mẹ, còn một số ít những xung đột khác như: Mẹ - bà, mẹ - chú, mẹ - chị, bố - chị….

Giữa các khối lớp có sự khác nhau khá lớn về từng loai bạo lực. Khối lớp 8 có số lượng cao nhất trong ba khối ở từng loại bạo lực: 12 em chiếm 57% cho rằng mình vừa chứng kiến và vừa là nạn nhân của BLGĐ, 9 em chiếm 50% cho biết là nạn nhân của bạo lực từ phía người thân trong gia đình; 22 em chiếm 55% nói đã chứng kiến BLGĐ. Có nhiều em vừa là nạn nhân vừa chứng kiến bạo lực trong gia đình, nhưng cũng có em chứng kiến nhiều hành vi bạo lực cùng lúc (bạo lực thân thể, bạo lực tâm lý), cũng có em là nạn nhân của hai hành vi bạo lực (bạo lực thân thể và bạo lực tâm lý). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành vi bạo lực trong gia đình như: sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn của con với cha mẹ, đặc điểm tâm sinh lý, sự khác biệt giữa các thế hệ, sự mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình (bà- mẹ, mẹ - chị…), cha mẹ thiếu kiến thức về tâm sinh lý của con

49

cũng như kiến thức quản lý hành vi của con, kinh tế gia đình khó khăn,…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai - Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)