Chứng kiến BLGĐ là loại bạo lực được các em nhắc nhiều nhất khi điền thông tin vào phiếu. Lớp 7 có 8 em sống trong BLGĐ thì có 7 em nói đã chứng kiến bạo lực, lớp 8 có 29 em sống trong BLGĐ có 22 em chứng kiến bạo lực, lớp 9 có 20 em thì có 11 em chứng kiến BLGĐ. Chứng kiến bạo lực có nghĩa là các em nhìn thấy những hành vi bạo lực từ phía người thân, nghe thấy những cuộc cãi vã, chửi bới, xúc phạm… từ những thành viên trong gia đình, và cảm nhận được những “cuộc chiến tranh lạnh” từ người thân. Và các em đã dùng một số từ ngữ để miêu tả khi chứng kiến: bố mẹ cháu kiểm soát nhau quá nhiều, mẹ cháu hay đay nghiến cháu, mắng nhiếc, em cháu không tôn trọng cháu… Chứng kiến BLGĐ trong luận văn của chúng tôi được chia theo chứng kiến 3 nhóm hành vi: chứng kiến hành vi bạo lực thân thể BLTT), chứng kiến hành vi bạo lực lao động hoặc kinh tế (BLLĐ/KT), chứng kiến hành vi bạo lực tâm lý (BLTL). Những nhóm hành vi BLGĐ thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.2. Các nhóm hành vi bạo lực học sinh đã chứng kiến
Lớp Chứng kiến BLGĐ Hành vi BLTT Hành vi BLLĐ/KT Hành vi BLTL 7 3 23 3 60 4 15,3 8 6 46 2 40 15 57,6 9 4 31 0 0 7 27,1 Tổng 13 100 5 100 26 100
Theo bảng chứng kiến một số nhóm hành vi BLGĐ ta thấy, ở khối 7 và khối 8 có những em chứng kiến từ 2-3 hành vi BLGĐ. Cũng theo bảng này, số lượng các em chứng kiến hành vi BLTL nhiều nhất (26 em), trong đó
50
khối 8 là 15 em chiếm gần 58%, khối 9 là 7 em chiếm 27,1% và khối 7 là 4 em chiếm 15.3%. 13 em chứng kiến hành vi BLTT, cụ thể ở các khối lớp: khối 7 là 3 em chiếm 23%, khối 8 là 6 em chiếm 46%, khối 9 là 4 em chiếm 31%. Chứng kiến hành vi BLLĐ/KT là ít nhất trong 3 nhóm chứng kiến hành vi bạo lực, chỉ có 5 em chứng kiến BLTL trong đó có 2 em ở khối 8 chiếm 40%, có 3 em ở khối 7 chiếm 60%, hầu hết các em chứng kiến cha mẹ kiểm soát nhau về mặt tài chính. Có sự khác nhau khá lớn về các nhóm hành vi bạo lực khi các em chứng kiến, theo chúng tôi đó là do môi trường, hoàn cảnh kinh tế và trình độ văn hóa của cha mẹ các em. Theo điều tra của chúng tôi về số lượng thành viên trong gia đình, có rất nhiều em học sinh cho biết gia đình em có rất đông thành viên, có rất nhiều thế hệ sống cùng một nhà. Sự bất đồng quan điểm, tranh chấp, va chạm nhau là không tránh khỏi, vì vậy đã có nhiều em ghi rằng đã chứng kiến BLTL giữa bà và mẹ, giữa mẹ và chú…. Hơn nữa yếu tố hoàn cảnh kinh tế là một trong những yếu tố chính của những vụ xung đột trong gia đình. Theo số liệu thu được, chúng tôi thấy những gia đình có thu nhập gia đình càng thấp thì trẻ phải chứng kiến BLGĐ càng nhiều, và ngược lại với r = -0,1. Chứng kiến hành vi BLTL trong gia đình có mối tương quan nghịch với thu nhập bình quân trong gia đình ( r = -0,3). Yếu tố trình độ văn hóa của cha mẹ cũng rất quan trọng trong vấn đề chứng kiến bạo lực của trẻ. Mối tương quan nghịch giữa trình độ văn hóa của cha và mẹ với chứng kiến hành vi BLTT với r lần lượt bằng - 0,1 và – 0,01. Trình độ văn hóa của cha mẹ càng thấp thì trẻ phải chứng kiến hành vi BLTT càng cao. Có mối tương quan giữa trình độ văn hóa của cha và mẹ trẻ với chứng kiến hành vi BLTL với r lần lượt là -0,07 và -0,05. Nếu cha mẹ trẻ có trình độ văn hóa thấp thì trẻ sẽ chứng kiến nhiều hành vi BLTL. Tuy nhiên, đây là những mối tương quan yếu, không có ý nghĩa về mặt thống kê. Các thành viên trong gia đình không những xung đột với nhau mà còn lôi kéo các em về phía mình để lên mặt với người còn lại, khiến cho không ít các em rơi vào trạng thái khó xử
51
và mệt mỏi. Nhiều em tâm sự: “ em giống như một quả bóng bị đá qua đá lại, khi ăn cùng cha thì mẹ giận và trì chiết em, khi ăn cùng mẹ thì cha lại mắng: “đúng là mẹ nào con nấy” hay “bà nội thì thấy em về là kể lể mẹ mày láo hỗn, không đúng mực… còn mẹ thấy em là nói: “con thấy mẹ khổ không, ở với bà nội mẹ không chịu đựng được”… Và khi người lớn không giải quyết được những mâu thuẫn của họ thì đôi khi trẻ con sẽ là cái cớ để họ trút giận. Vì vậy các em không chỉ chứng kiến BLGĐ mà còn là nạn nhân của bạo lực.