Đạo đức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai - Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực (Trang 45 - 47)

- Thư chấp nhận: trẻ em vị thành niên nên phải có thư chấp nhận từ phía gia đình.

- Quyền bảo mật: bảo mật thông tin mà gia đình cũng như các em cung cấp, chỉ cung cấp lại thông tin khi có yêu cầu của gia đình.

- Báo cáo nghiên cứu: trình bày số liệu trung thực.

- Xây dựng kế hoạch an toàn cho những học sinh có trạng thái bất an, lo lắng và sợ hãi khi kể lại những trải nghiệm đau buồn của các em phải chứng kiến cảnh bạo lực của cha mẹ:

+ Khi các em có nhu cầu khám bệnh, có thể liên hệ với bác sĩ thạc sĩ Lê Công Thiện – Trưởng khoa Nhi và Người già – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai – 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

+ Nếu các em có nhu cầu trị liệu tâm lý, có thể liên hệ thạc sĩ tâm lý Nguyễn Cao Minh – Trung tâm tâm lý lâm sàng- Viện Tâm lý học 37h1 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội.

Tiểu kết chương 2

Nghiên cứu đã được thực hiện theo một qui trình có tổ chức, từ khâu nghiên cứu lý luận đến khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA ở học sinh THCS. Trong đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau đặc biệt là phương pháp trắc nghiệm và điều tra bằng bảng hỏi. Các phương pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc nghiên cứu RLLA ở học sinh THCS; đồng thời cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin

45

cậy, có giá trị về mặt khoa học để có những kiến nghị giảm thiểu RLLA cho học sinh hiện nay.

46

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai - Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực (Trang 45 - 47)