Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai - Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực (Trang 37 - 44)

2.2.2.1. Khảo sát thử

- Mục đích: Độ hợp tác của phụ huynh, phiếu điều tra về BLGĐ tại trường THCS Phương Mai.

- Nội dung:

+ Bước 1: Gửi thư chấp nhận tới 70 cha mẹ học sinh, có 20 gia đình đồng ý.

+ Bước 2: Sàng lọc học sinh sống trong gia đình có bạo lực thông qua phiếu điều tra.

+ Bước 3: Xác định số học sinh sống trong gia đình có bạo lực thông qua phiếu điều tra.

- Kết quả: Sau khi khảo sát chúng tôi nhận thấy, hầu hết những gia đình chấp thuận cho con tham gia vào nghiên cứu là những gia đình không có bạo lực. Những gia đình có bạo lực, một phần họ không muốn phiến phức, một phần họ chưa hiểu hết nội dung của nghiên cứu, cũng như nguyên tắc bảo mật của nghiên cứu. Nên chúng tôi sẽ nhờ nhà trường giới thiệu tới phụ huynh về nội dung cũng như những nguyên tắc bảo mật để phụ huynh hợp tác trong lần khảo sát thật.

- Khách thể: 20 gia đình.

- Phương pháp: phiếu điều tra, giấy đề nghị chấp thuận nghiên cứu. - Xử lý số liệu: Excel

37

- Mục đích: Tìm hiểu biểu hiện RLLA của học sinh trường THCS Phương Mai khi sống trong gia đình có bạo lực.

- Cách thức tiến hành:

+ Bước 1: Gửi giấy chấp thuận tới cha mẹ học sinh và đề nghị nhà trường gửi thư điện tử giải thích nội dung nghiên cứu cũng như nguyên tắc bảo mật thông tin tới phụ huynh để phụ huynh hợp tác.

+ Bước 2: Khảo sát 6 lớp trong trường THCS Phương Mai về tình hình BLGĐ sau đó làm trắc nghiệm STAI và trắc nghiệm BECK để đo biểu hiện RLLA.

+ Bước 3: Phỏng vấn sâu giáo viên chủ nhiệm, một số học sinh có biểu hiện RLLA nhằm chính xác hóa và bổ sung thông tin thu được từ bảng hỏi và làm rõ hơn về biểu hiện RLLA. Lên kế hoạch an toàn cho học sinh có biểu hiện RLLA khi trao đổi lấy thông tin.

+ Bước 4: Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để xác định biểu hiện RLLA của trẻ khi sống trong gia đình có bạo lực.

- Khách thể: 200 gia đình, chỉ có 143 gia đình chấp thuận nghiên cứu. - Phương pháp: giấy đề nghị chấp thuận nghiên cứu, phiếu điều tra BLGĐ, phiếu điều tra thông tin cá nhân, trắc nghiệm lo âu STAI và trắc nghiệm lo âu BECK.

- Xử lý số liệu: Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 21.0

2.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích: tìm hiều kỹ hơn về biểu hiện RLLA của các em qua cách nghĩ, cách cảm nhận, hành động của các em khi sống trong gia đình có bạo lực.

- Nội dung:

+ Đặt các câu hỏi mở về sự hiểu biết của các em về bạo lực trong gia đình và suy nghĩ, cảm nhận, hành động của các em khi chứng kiến cảnh bạo lực hoặc khi bị cha mẹ trừng phạt.

38

+ Trao đổi với 6 giáo viên ở 6 lớp để tìm hiểu về cách nhìn nhận của các cô về những học sinh các cô cho là cần quan tâm đặc biệt (vì hoàn cảnh gia đình của các em, vì biểu hiện của các em trong lớp…)

2.2.2.4. Phương pháp chuyên gia

Mục đích: Xin ý kiến của các chuyên gia về cách xây dựng phiếu điều tra, cách lấy thông tin, cách tiếp xúc với trẻ và gia đình trẻ.

Nội dung: Tham khảo, trao đổi ý kiến với các chuyên gia tâm lý học, giáo dục học, xã hội học để làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu.

2.2.2.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Khách thể: 143 em tham gia trả lời bảng hỏi về thực trạng BLGĐ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Tổng số học sinh tham gia trả lời bảng hỏi về thực trạng BLGĐ

Khối Số lượng lớp tham gia

Số học sinh tham gia điều tra thực trạng BLGĐ

Tổng số học sinh điều tra

BLGĐ Nam Nữ 7 2 13 11 24 8 2 32 24 56 9 2 31 32 63 Tổng 6 76 67 143

- 57 em sống trong gia đình có bạo lực tham gia trả lời bảng hỏi về thông tin cá nhân của các em như: hoàn cảnh gia đình, trình độ văn hóa của cha, trình độ văn hóa của mẹ, mức thu nhập bình quân trong gia đình, số thành viên trong gia đình như bảng dưới đây

Bảng 2.2. Tổng số học sinh sống trong gia đình có bạo lực tham gia trả lời bảng hỏi dân số

39

Khối Số lượng lớp tham gia

Số học sinh tham gia trắc nghiệm Tổng Nam Nữ 7 2 3 5 8 8 2 13 16 29 9 2 13 7 20 Tổng 6 29 28 57 - Mục đích.

+ Lấy thông tin cá nhân học sinh liên quan đến gia đình. + Sàng lọc những học sinh sống trong gia đình có bạo lực. - Cách thức tiến hành.

Chúng tôi chuẩn bị phiếu điều tra về BLGĐ gồm có 2 nội dung.

+ Nội dung thứ nhất: cung cấp thông tin về BLGĐ: định nghĩa về BLGĐ, các kiểu bạo lực, các hành vi bạo lực….

+ Nội dung thứ hai: Xây dựng bảng hỏi về gia đình có bạo lực hay gia đình không có bạo lực, các loại bạo lực, các hành vi bạo lực, bạo lực thế hệ hay bạo lực giới và có phần cho các em tự ghi: người gây ra bạo lực và người gánh chịu bạo lực, hành vi bạo lực cụ thể.

Chúng tôi sử dụng bảng hỏi về dân số của Trường Đại học Giáo dục để tìm hiểu thông tin cá nhân của học sinh: thành viên trong gia đình, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, mức thu nhập cá nhân, trình độ văn hóa của cha/ mẹ, nghề nghiệp của cha/mẹ. (Đây là bảng hỏi dành cho cha mẹ, nên chúng tôi đã sửa một vài chi tiết thành bản tự ghi của học sinh).

- Cách sử dụng bảng hỏi.

+ Bảng hỏi về BLGĐ: chúng tôi giải thích nội dung của BLGĐ để các em có nhận thức về BLGĐ gồm các loại bạo lực và những hành vi bạo lực.

40

Cho học sinh là bảng hỏi: có hai phần trong bảng hỏi này là phần trắc nghiệm và phần tự ghi của học sinh.

+ Phần tự ghi trong bảng hỏi về dân số các em trả lời trắc nghiệm. - Cách xử lí thông tin: Phần thông tin các em cung cấp về BLGĐ (trừ phần tự ghi vì phần này sẽ được trích dẫn ở chương 3) và thông tin cá nhân được chúng tôi mã hóa theo nhóm nội dung trả lời của các em thành những con số. Sau đó, nhập dữ liệu và xử lý.

2.2.2.6. Phương pháp trắc nghiệm

Đây là một trong những phương pháp quan trọng khi thực hiện đề tài. Mục đích chủ yếu của đề tài này là tìm hiểu thực trạng biểu hiện RLLA ở thiếu niên khi sống trong gia đình có bạo lực. Chúng tôi đã tiến hành điều tra cụ thể qua những bước sau:

- Chọn mẫu.

+ Chúng tôi xây dựng đề tài và lựa chọn khách thể nghiên cứu là học sinh THCS và cha mẹ của các em. Nên chúng tôi đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.

+ Trường THCS Phương Mai có 987 học sinh, chia về 4 khối lớp: khối 6, 7,8,9. Mỗi khối có 7 lớp.

+ Chúng tôi tiến hành khảo sát thử trên 20 học sinh vào tháng 5/2012 để thử nghiệm, sau đó chúng tôi khảo sát chính thức vào tháng 7/2012 trên 143 học sinh thuộc 6 lớp khác nhau của 3 khối 7,8.9 để phục vụ cho luận văn ( khối 6 mới làm thủ tục tuyển sinh nên không tham gia vào nghiên cứu được). Sàng lọc bằng bảng hỏi học sinh sống trong gia đình có bạo lực để làm trắc nghiệm chẩn đoán biểu hiện RLLA.

41

Bảng 2.3. Tổng số học sinh sống trong gia đình có bạo lực tham gia trả lời trắc nghiệm và số học sinh có biểu hiện RLLA phân bổ theo lớp và giới tính

Khối Số học sinh tham gia trắc nghiệm Tổng Số học sinh có biểu hiện RLLA Tổng số HS có biểu hiện RLLA Nam Nữ Nam Nữ 7 3 5 8 0 1 1 8 13 16 29 0 3 3 9 13 7 20 2 1 3 Tổng 29 28 57 2 5 7

Sàng lọc những học sinh sống trong BLGĐ để tiến hành làm trắc nghiệm đánh giá biểu hiện RLLA. Tất cả số phiếu học sinh làm sẽ ghi tên thật của các em. Khi xử lý số liệu chúng tôi xử lý theo số thứ tự dựa vào tên thật của các em.

- Mục đích.

+ Thông qua quá trình điều tra bằng trắc nghiệm, chúng tôi biết được thực trạng biểu hiện RLLA của học sinh khi sống trong gia đình có bạo lực.

+ Tìm hiểu được mối tương quan giữa BLGĐ và biểu hiện RLLA để đưa ra một số giải pháp nhắm giảm thiểu lo âu của trẻ khi sống trong gia đình có bạo lực.

- Phương tiện điều tra.

Chúng tôi đã xem xét và lựa chọn 2 trắc nghiệm lo âu phù hợp với độ tuổi của học sinh THCS là trắc nghiệm lo âu BECK, và trắc nghiệm lo âu STAI. Đây là hai trắc nghiệm đã được Nguyễn Công Khanh dịch và chuẩn hóa ở Việt Nam. Hai trắc nghiệm này đã được dùng nhiều trong các nghiên cứu của tác giả về những vấn đề RLLA ở học sinh THCS.

42

Trắc nghiệm STAI Trắc nghiệm BECK

Tên gọi Thang đo lo âu trẻ em

(State-Trait Anxiety Inventory – Form CI - CII

( STAI- CI+ CII))

Thang đánh giá lo âu của Beck

( Beck Anxiety inventory)

Tác giả Charles D. Speilberger. Ph.D. Aaron Temkin Beck Tác giả thích nghi Nguyễn Công Khanh Nguyễn Công Khanh Mô tả Là loại trắc nghiệm tự đánh

giá mức độ lo âu dành cho trẻ em từ 8-15 tuổi

Là trắc nghiệm đánh giá mức độ lo âu dành cho trẻ em.

Cách tiến hành STAI gồm 40 câu:

- 20 câu bản CI: yêu cầu người làm test phải chọn một trạng thái cảm giác đúng nhất với mình ở thời điểm hiện tại. Và chọn ở một trong ba mức độ khác nhau: a, b, c. Làm thật nhanh và không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ. - 20 câu bản CII: yêu cầu người làm test phải chọn một trạng thái cảm xúc phù hợp nhất với mình trong khoảng 3 tháng gần đây, bằng cách khoanh tròn một trong 3 chữ số: 0 ( không đúng), 1( thi thoảng), 2( luôn luôn đúng).

BECK gồm 21 câu: yêu cầu người làm test chọn một trong bốn trạng thái tinh thần phù hợp nhất của mình trong ngày hôm nay hoặc trong khoảng thời gian một tuần trở lại đây.

43

Không sử dụng quá nhiều thời gian để suy nghĩ.

Cách tính điểm Cộng điểm CI và CII. - Với bản CI:

Nếu quy định: a là 0 điểm, b là 1 điểm c là 2 điểm Khi tính điểm, một số câu phải đổi điểm là câu 2,4,6,7,9,11, 15,16,18 và 19 (đây là cách xử lý điểm của trắc nghiệm, không ảnh hưởng gì đến kết quả luận văn). - Với bản CII: tính và cộng điểm bình thường - Sử dụng phần mềm SPSS để tính độ lệch chuẩn: + Bé hơn ± 1 độ lệch chuẩn: Bình thường. + Bằng ± 1 độ lệch chuẩn: có biểu hiện RLLA.

+ Lớn hơn ± 1 độ lệch chuẩn: RLLA mang tính tâm bệnh.

Cộng điểm 21 câu. - Sử dụng phần mềm SPSS để tính độ lệch chuẩn: + Bé hơn ± 1 độ lệch chuẩn: Bình thường. + Bằng ± 1 độ lệch chuẩn: có biểu hiện RLLA

+ Lớn hơn ± 1 độ lệch chuẩn: RLLA mang tính tâm bệnh.

Độ tin cậy 0.8 – 0.85 0.8 – 0.85

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai - Hà Nội khi sống trong gia đình có bạo lực (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)