Nhưng ở lĩnh vực xã hội học, số lượng đề tài nghiên cứu về chủ đề này vẫn ở mức khiêm tốn và đề tài nghiên cứu của tôi tập trung làm rõ thực trạng bạo lực học đường được phản ánh qua báo
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
ĐOÀN VĂN ĐỊNH
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA BÁO CHÍ
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Vũ Hào Quang
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 3
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 5
1.1 Lý do chọn đề tài 5
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8
1.2.1 Ý nghĩa khoa học 8
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
1.3.1 Mục đích nghiên cứu 9
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 9
1.4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 10
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: 10
1.4.2 Khách thể nghiên cứu: 10
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu 10
1.5 Câu hỏi nghiên cứu 10
1.6 Giả thuyết nghiên cứu 11
1.7 Phương pháp nghiên cứu 11
1.7.1 Phương pháp luận 11
1.7.2 Phương pháp thu thập thông tin 12
1.7.3 Phương pháp xử lý thông tin 13
1.8 Khung lý thuyết 14
PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH 15
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 15 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài .15
1.1.1 Cơ sở lý luận về phản ánh vấn đề xã hội qua báo chí 15
1.1.2 Các lý thuyết áp dụng 20
1.1.3 Khái niệm công cụ của đề tài 25
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 32
Trang 41.2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu và đóng góp của luận văn 32
1.2.2 Tổng quan về 7 trang báo điện tử 41
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA PHẢN ÁNH CỦA BÁO CHÍ 50
2.1 Vấn đề bạo lực học đường qua sự phản ánh của báo chí .50
2.2 Kết quả khảo sát trên 7 trang báo điện tử .52
2.2.1 Số lượng và thời gian thống kê các bài báo về bạo lực học đường 52 2.2.2 Hình thức phản ánh và cách thức nhìn nhận của báo chí về bạo lực học đường 55
2.2.3 Đặc điểm của chủ thể và nạn nhân bạo lực học đường 59
2.2.4 Nguyên nhân, hình thức bạo lực học đường 69
2.2.5 Hậu quả để lại và cách thức xử lý đối tượng gây ra bạo lực 75
2.2.6 Những giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường 78
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81
3.1 Kết luận 81
3.2 Khuyến nghị 83
3.2.1 Đối với gia đình 83
3.2.2 Đối với nhà trường 84
3.2.3 Đối với xã hội 85
3.2.4 Đối với người gây ra bạo lực 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Tài liệu tiếng Việt 88
Tài liệu tiếng Anh 90
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN 7 TRANG BÁO ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 92
MẪU THU THẬP THÔNG TIN VỚI CÁC BÀI BÁO VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG… 4
Trang 5DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng bài báo về bạo lực học đường trên 7 trang báo điện tử 52
Bảng 2.2 Số lượng bài viết về bạo lực học đường phân theo tháng 53
Bảng 2.3 Hình thức phản ánh vấn đề bạo lực học đường 55
Bảng 2.4 Nội dung các ý kiến bàn về bạo lực học đường 56
Bảng 2.5 Hình thức nhìn nhận trên các trang báo về bạo lực học đường 59
Bảng 2.6 Tương quan giữa giới tính của chủ thể bạo lực và cấp học xảy ra bạo lực học đường 62
Bảng 2.7 Tương quan giữa khu vực và cấp học xảy ra bạo lực học đường 66
Bảng 2.8 Giới tính của chủ thể và nạn nhân bạo lực học đường 67
Bảng 2.9 Nguyên nhân nảy sinh tình trạng bạo lực học đường 70
Bảng 2.10 Tương quan giữa giới tính chủ thể và nguyên nhân nảy sinh bạo lực học đường 71
Bảng 2.11 Tương quan giữa 2 nguyên nhân cơ bản và cấp học xảy ra bạo lực 73
Bảng 2.12 Hậu quả do bạo lực học đường gây ra 76
Bảng 2.13 Tương quan giữa hình thức bạo lực dùng hung khí và hậu quả gây tử vong 77
Bảng 2.14 Hình thức xử lý những đối tượng gây ra bạo lực 77
Bảng 2.15 Những giải pháp nhăn chặn bạo lực học đường được các trang báo đăng tải 79
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mô hình báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống [7] 31
DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1 Cấp học xảy ra bạo lực học đường 60
Biểu đồ 2.2: Tình hình vi phạm pháp luật hành chính và hình sự của trẻ em dưới 18 tuổi từ 2001 đến 2006 [26, tr 232] 64
Biểu đồ 2.3 Các hình thức bạo lực học đường 74
DANH MỤC HỘP Hộp 2.1 Nội dung ý kiến chuyên gia, thày cô giáo, phụ huynh, học sinh trong một số bài báo được nghiên cứu 56
Trang 7PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, bạo lực phát triển mạnh trong môi trường học đường, đây không còn là hiện tượng cá biệt mà nó đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội Tuy thể hiện ở những mức độ khác nhau, nhưng bạo lực học đường đã len lỏi vào tất cả các cấp học, cả khu vực thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi Hiện tượng học sinh gây gổ, đánh chửi, đâm chém nhau hoặc tấn công giáo viên bằng bạo lực gây hậu quả thương tích cũng đang có chiều hướng gia tăng không chỉ về số lượng mà cả mức độ nghiêm trọng
Trên thế giới, bạo lực học đường đang gia tăng mạnh tại nhiều quốc gia
và trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế Nền giáo dục Hoa Kỳ được đánh giá là tiên tiến nhất toàn cầu nhưng hệ thống các trường học của nước này đang phải đương đầu với nạn bạo lực học đường nhiều nhất thế giới, đặc biệt là những vụ bạo lực có sử dụng hung khí Năm 2007, một cuộc điều tra toàn quốc được tiến hành hai năm một lần bởi Các Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh với các học sinh trung học Hoa Kỳ cho thấy, 5,9% học sinh mang theo một loại vũ khí (súng, dao…) vào trường học Tỷ lệ này ở nam giới cao hơn gấp ba lần nữ giới Trong cuộc điều tra một năm trước đó,
có 7,8% học sinh trung học được thông báo đã bị đe doạ hay bị thương tích bởi một vũ khí trong trường học, 12,4% học sinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần [34, pg 131]
Tại Australia, Bộ Giáo dục Bang Queensland tuyên bố vào tháng 7/2009, mức độ gia tăng bạo lực tại các trường học là "hoàn toàn không thể chấp nhận" và thừa nhận rằng đã không thực thi đầy đủ các biện pháp để chống lại hành vi bạo lực 55.000 học sinh đã bị đình chỉ tại các trường của bang trong năm 2008, gần một phần ba trong số đó có "hành vi không đúng
Trang 8đắn về thể chất" [32] Tại Nam Australia, 175 vụ tấn công bạo lực vào các học sinh hay giáo viên đã được ghi nhận trong năm 2008 [31]
Tại Anh, năm 2007, công đoàn NASUWT (Hiệp hội giáo viên quốc gia
và Ủy ban giáo viên nữ) đã tiến hành cuộc điều tra với 6.000 giáo viên và kết quả cho thấy, hơn 16% giáo viên đã từng bị tấn công thể chất bởi các học sinh trong hai năm trước đó [39]
Tại Pháp, trong năm 2000, Bộ Giáo dục Pháp tuyên bố có 39 trong 75.000 vụ bạo lực học đường là bạo lực nghiêm trọng và 300 vụ là bạo lực ở mức độ báo động số một [37]
Tại Nhật Bản, năm 2007 Bộ Giáo dục nước này đã tiến hành một cuộc điều tra cho thấy, có 52.756 vụ bạo lực (tăng khoảng 8.000 vụ so với cùng kỳ năm trước), trong đó có 7.000 vụ mà đối tượng bị tấn công là các giáo viên [40]
Tại Việt Nam, bạo lực học đường đã bùng phát mạnh trong những năm gần đây Tình trạng này trong các nhà trường đang xảy ra theo chiều hướng phức tạp và gây nên những hậu quả xấu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín
và kỷ cương của môi trường giáo dục và an ninh, trật tự xã hội Ngoài ra, hành vi bạo lực trong trường học còn làm gián đoạn quá trình học tập và có ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh học đường, học sinh và cộng đồng xã hội Bạo lực trong trường học là một phần của bạo lực trong lứa tuổi thanh thiếu niên, những người có hành vi bạo lực, đặc biệt là bạo lực thể chất ở tuổi thiếu niên có thể sẽ hình thành sớm những hành vi sai trái và gây hậu quả xấu cho
xã hội sau này
Trên thực tế, các bậc cha mẹ, thày cô giáo, các nhà quản lý giáo dục, tâm lý học, các phụ huynh, thậm chí là các Đại biểu Quốc hội đang rất lo lắng trước sự sa sút về đạo đức ngày càng gia tăng của một bộ phận học sinh như:
Trang 9Thiếu ý thức kỷ luật, lười hoặc trốn học, thiếu lễ phép với thầy cô, người lớn
và cha mẹ, gây mất trật tự ngoài xã hội, trộm cắp, trấn lột, tham gia băng nhóm và dùng hung khí gây bạo lực
Vấn đề bạo lực học đường tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của gia đình, nhà trường và xã hội Vì vậy việc tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường, những nguyên nhân gây nên tình trạng trên và những biện pháp đẩy lùi, tiến tới ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường là việc làm cần thiết
và mang tính cấp bách
Bên cạnh đó, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh luôn là vấn đề được những nhà quản lý xã hội quan tâm
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục với sự phát triển xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương phát triển giáo dục đúng đắn Văn kiện Đại
hội Đảng lần thứ XI nhấn mạnh “Phải Đổi mới và phát triển toàn diện, mạnh
mẽ giáo dục, đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước” [8, tr 130]
Để hoàn thành được những mục tiêu nêu trên, việc đánh giá thực trạng bạo lực học đường, tìm hiểu những nguyên nhân của tình trạng trên để làm cơ
sở cho việc đưa ra những chính sách, thiết chế môi trường học đường được coi là công việc cần thiết hiện nay
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu của các nhà Quản lý giáo dục, Tâm lý học, Giáo dục học, Tội phạm học… về tình trạng bạo lực học đường Nhưng ở lĩnh vực xã hội học, số lượng đề tài nghiên cứu về chủ đề này vẫn ở mức khiêm tốn và đề tài nghiên cứu của tôi tập trung làm rõ thực trạng bạo lực học đường được phản ánh qua báo chí Bởi lẽ, báo chí có vai trò quan trọng trong việc đăng tải, phản ánh thực trạng xã hội, việc đưa thông tin kịp
Trang 10thời về tình trạng bạo lực học đường đã giúp cho xã hội có cái nhìn toàn diện
và sâu sắc hơn về vấn đề này
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn nghiên cứu:
“Bạo lực học đường qua báo chí” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình Đề
tài sẽ tập trung phân tích, đánh giá những nội dung liên quan đến chủ đề bạo lực học đường, đặc điểm, nguyên nhân, hình thức, hậu quả cũng như những giải pháp ngăn chặn tình trạng trên Để phục vụ cho nghiên cứu của mình, tác giả đã lựa chọn 7 trang báo điện tử gồm: An ninh thủ đô; Dân trí; Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh; Tuổi trẻ; Tiền Phong; VietNamNet và Vnexpress để làm khách thể nghiên cứu của đề tài
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở vận dụng các lý thuyết: Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber; Lý thuyết cấu trúc chức năng; Lý thuyết xung đột; và Lý thuyết văn hóa, sai lệch chuẩn mực của R Merton và
E Durkheim để lý giải những nội dung về thực trạng bạo lực học đường được phản ánh qua 7 trang báo điện tử Việc lý giải này góp phần làm phong phú các hướng nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam Đồng thời, với mục đích nêu trên, đề tài cũng sử dụng bộ công cụ nghiên cứu đặc thù của xã hội học gồm: hệ thống các phạm trù, khái niệm liên quan tới báo chí, bạo lực, bạo lực học đường Những vấn đề này được nhìn nhận dưới nhiều chiều cạnh khác nhau cùng hệ thống các phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm thu thập những thông tin sát thực về bạo lực học đường qua sự phản ánh của báo chí Những phát hiện của đề tài có thể góp phần bổ sung cho cơ sở lý luận về quá trình phản ánh của báo chí với các vấn đề xã hội, cụ thể là vấn đề bạo lực học đường ở nước ta hiện nay
Trang 111.2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu mong muốn cung cấp những thông tin thực nghiệm, qua đó góp phần làm sáng tỏ thực trạng bạo lực học đường và quá trình phản ánh thực trạng xã hội của báo chí ở nước ta hiện nay
Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đưa ra hướng tiếp cận phù hợp đối với chủ đề nghiên cứu bạo lực học đường Đây cũng là cơ sở cho những nhà hoạch định chính sách xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, an ninh trật tự xã hội, luật pháp và các cơ quan báo chí
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường qua phản ánh của báo chí hiện nay Đề tài tập trung vào phân tích hình thức, số lượng, đặc điểm, nguyên nhân, hậu quả và những giải pháp về bạo lực học đường đã được báo chí phản ánh Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn lấy đó làm cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số khuyến nghị cụ thể góp phần làm hạn chế, tiến đến ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường hiện nay
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tiến hành phân tích một số yếu tố nhằm khái quát thực trạng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay thông qua quá trình đăng tải, phản ánh của báo chí Cụ thể :
Tìm hiểu đặc điểm, cơ cấu, thành phần và động cơ dẫn đến bạo lực trong trường học
Tìm hiểu hình thức phản ánh của báo chí về bạo lực học đường
Thống kê những hình thức bạo lực được chủ thể sử dụng
Trang 12 Phân tích và lý giải những nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực học đường hiện nay
Thống kê, phân tích những hậu quả và hình thức xử lý sau các vụ bạo lực học đường và vai trò của báo chí trong ngăn chặn bạo lực học đường
Đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay
1.4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng bạo lực học đường được phản ánh qua báo chí
1.4.2 Khách thể nghiên cứu:
Các bài báo được đăng tải trên 7 trang báo điện tử (An ninh thủ đô; Dân trí; Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh; Tuổi trẻ; Tiền Phong; VietNamNet và Vnexpress) trong thời gian từ 9/2010 đến 9/2012
và một số tài liệu khác có liên quan
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Trong 2 năm (9/2010 – 9/2012)
Không gian nghiên cứu: 7 trang báo điện tử: An ninh thủ đô; Dân trí; Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh; Tuổi trẻ; Tiền Phong; VietNamNet và Vnexpress
Lĩnh vực nghiên cứu: Bạo lực học đường qua phản ánh của báo chí
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
Báo chí có vai trò gì trong việc phản ánh hiện tượng bạo lực học đường?
Trang 13 Các hình thức bạo lực học đường được báo chí phản ánh bao gồm những loại nào?
Nguyên nhân và hậu quả để lại của bạo lực học đường là những gì?
Những giải pháp nào là thiết thực góp phần làm hạn chế, tiến đến ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường?
1.6 Giả thuyết nghiên cứu
Báo chí đã góp phần phản ánh tình trạng bạo lực học đường và vấn
đề này đang ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng
Hình thức và nguyên nhân bạo lực học đường rất đa dạng và báo chí phản ánh vấn đề này dưới nhiều góc nhìn và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội
Những giải pháp mà các trang báo đăng tải phù hợp với thực tế tình trạng bạo lực học đường hiện nay
1.7 Phương pháp nghiên cứu
1.7.1 Phương pháp luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở
phương pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu Nguyên tắc lịch sử cụ thể, khách quan, toàn diện luôn được vận dụng và tuân thủ một cách chặt chẽ trong suốt quá trình nghiên cứu Đề tài đã tiếp cận quan điểm Mác xít, Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber, lý thuyết cấu trúc chức năng và lý thuyết sai lệch chuẩn mực của R Merton và E Durkheim để xem xét chức năng, vai trò của báo chí với việc phản ánh vấn đề xã hội, cũng như quá trình hành động của chủ thể gây ra bạo lực Đồng thời, đề tài nghiên cứu cũng vận dụng những lý thuyết trên để phân tích cơ cấu, hoàn cảnh xã hội chi phối đến
Trang 14thực trạng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay Trên cơ sở đó, chỉ ra những nguyên nhân và những hệ quả của bạo lực học đường tác động đến sự an toàn trong các trường học và rộng hơn là an ninh, trật tự xã hội
1.7.2 Phương pháp thu thập thông tin
1.7.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Tác giả đã tham khảo một số đề tài khoa học, luận văn có liên quan đến chủ đề bạo lực học đường để lấy những tư liệu phục vụ việc đối chiếu với kết quả nghiên cứu thực tế của đề tài
Các tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu cụ thể gồm:
Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục đào tạo về số vụ bạo lực học đường từ tháng 9/2010 đến tháng 9/2012
Các bài báo nói về bạo lực học đường trên 7 trang báo điện tử: An ninh thủ đô; Dân trí, Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh; Tuổi trẻ; Tiền Phong; VietNamNet và Vnexpress trong khoảng thời gian nói trên Trong nội dung các bài báo, chúng tôi chú trọng những bài phỏng vấn các chuyên gia, các thày cô giáo, bậc phụ huynh, học sinh về vấn đề nghiên cứu để qua đó so sánh, đối chiếu và làm phong phú hơn kết quả nghiên cứu
Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng những thông tin thu được từ một số nguồn khác như: Văn kiện của Đảng, sách báo và các tư liệu khác
Tìm hiểu một số tài liệu liên quan đến chức năng xã hội của báo chí trong việc phản ánh vấn đề xã hội
Các bài báo được thu thập trên 7 trang báo đã được tác giả tổng hợp và đưa ra mẫu thu thập thông tin chung (nội dung thống nhất với tất cả các bài
Trang 15báo) Sau đó, mỗi bài báo được thu thập tương ứng với một mẫu thu thập thông tin Khi hoàn thành công việc này, mỗi mẫu thu thập chứa đựng thông tin sẽ được nhập vào phần mềm SPSS để xử lý số liệu (432 mẫu thu thập thông tin)
1.7.3 Phương pháp xử lý thông tin
Công việc phân tích và xử lý thông tin được thực hiện xuyên suốt quá trình nghiên cứu Các bài viết trên những trang báo được nghiên cứu, tổng hợp và phân chia thành các chủ đề khác nhau bằng cách thống kê những thông tin định lượng và nhóm thông tin định tính Tác giả nghiên cứu đã đọc
kỹ nội dung các tài liệu trên để phát hiện các chủ đề chính, từ đó xây dựng hệ thống mã hóa thông tin cho tất cả các nhóm đối tượng
Đề tài sử dụng phầm mềm SPSS 18.0 để tính tần suất và một số tương quan đối với những thông tin thu được từ bảng nghiên cứu nội dung thông tin định lượng và định tính
Trước khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tác giả đã lập đề cương nghiên cứu và thảo luận với chủ nhiệm bộ môn, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, sau đó luôn có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa giáo viên hướng dẫn
và học viên trong quá trình hoàn thành luận văn
Trang 161.8 Khung lý thuyết
Hoàn cảnh gia đình, môi trường học
đường và xã hội
Vấn đề bạo lực học đường
Báo chí phản ánh bạo lực học đường
Nguyên nhân nảy sinh bạo lực học đường và những hình thức xử lý chủ thể gây bạo lực
Giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường
và nâng cao chất lượng phản ánh
của báo chí
Trang 17PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH
NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Cơ sở lý luận về phản ánh vấn đề xã hội qua báo chí
1.1.1.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề báo chí và việc phản
ánh thực trạng xã hội của báo chí
Trong xã hội hiện đại, báo chí ngày càng thể hiện vai trò, vị thế đặc biệt của mình trong hoạt động tư tưởng, đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm chức năng định hướng dư luận xã hội Quan điểm này đã được thể hiện xuyên suốt trong hoạt động của Mác - Ănghen, Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng
ta Do đó, báo chí là bộ phận hữu cơ, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Đảng
Để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tư tưởng, lí luận và sức mạnh của báo chí – truyền thông trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm kịp thời, nhằm định hướng, chỉ đạo lĩnh vực họat động này
Ngày 22/7/2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 52-CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay Nội dung
cơ bản như sau:
Mạng thông tin toàn cầu (Internet) đang phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, tác động đến nhiều mặt trong đời sống xã hội của nhân loại
Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thông tin lớn, tương tác nhanh, phát hành
Trang 18không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia Từ khi ra đời, báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại, nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân
Về chủ trương thực hiện đối với báo điện tử, Chỉ thị nêu rõ:
Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác động của mạng thông tin toàn cầu và các báo điện tử đến sản xuất và đời sống xã hội
Báo điện tử ở nước ta phải được phát triển nhanh, vững chắc, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, kỹ thuật, con người, năng lực quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn, kết hợp hài hòa với việc phát triển các loại hình báo chí và các phương tiện thông tin khác
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với báo điện tử và các mạng thông tin điện tử Nâng cao năng lực quản lý báo điện tử của các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương Phân định rõ báo điện tử và trang tin điện tử, chấn chỉnh tình trạng các trang thông tin điện tử hoạt động như một tờ báo điện tử
Xây dựng chiến lược quản lý tài nguyên thông tin, quản lý tên miền, bản quyền tên và thiết kế báo, bảo đảm an ninh và an toàn mạng
Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong các cơ quan báo chí,
cơ quan chủ quản báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng Trước
Trang 19hết cần tập trung củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, các tổng biên tập
và phó tổng biên tập báo
Có kế hoạch đầu tư để các báo điện tử được trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đầu tư lắp ráp, sản xuất máy tính và phần mềm máy tính, phát triển các dịch vụ đa phương tiện phù hợp với điều kiện của nước ta để phổ cập và mở rộng diện hoạt động của báo điện tử tới các tầng lớp nhân dân, nhất là đến nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và quản lý báo điện tử
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khoá X đã chỉ đạo công tác tư tưởng, lý luận, báo chí của Đảng ta từ nhiều thập niên qua, gắn với những đòi hỏi và yêu cầu mới đối với công tác tư tưởng, lý luận, báo chí những năm sắp tới Các quan điểm được nêu cụ thể như sau [2]:
Công tác tư tưởng, lý luận là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng Đây được xác định là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ Khẳng định vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức Thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Công tác tư tưởng, lý luận báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Phải làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, những
Trang 20tinh hoa văn hoá thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội
Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của tất cả đảng viên, của cả hệ thống chính trị với sự tham gia, đóng góp của nhân dân
Công tác tư tưởng của Đảng là công tác đối với con người, một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững những quy luật riêng của tư tưởng, có thái độ, phương pháp khoa học đúng đắn, kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu định hướng tư tưởng với sự tự nguyện, lý trí và tình cảm
Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị -
xã hội và là diễn đàn của nhân dân và phải đặt dưới sự lãnh đạo
trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật Ngoài ra, báo chí còn phải đảm bảo tính tư
tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng
Đối với các báo, đài, tạp chí chủ lực, Nghị quyết yêu cầu phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực; đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung, hình thức, tăng tính thuyết phục và thời lượng phát hành và phạm vi phát sóng, tạo điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật để các báo đài chủ lực hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao năng lực chi phối, định hướng thông tin dư luận xã hội
Các căn cứ pháp luật về vai trò của báo chí với việc phản ánh vấn đề xã hội
Luật Báo chí nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1989, sửa đổi, bổ sung 1999
Trang 21 Nghị định của Chính phủ Số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002, quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí
Nghị quyết TW 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X và XI của Đảng
Chỉ thị 08 của Bộ Chính trị khóa VII về tăng cương công tác quản
lý báo chí và xuất bản;
Chỉ thị Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản
Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1.1.2 Chức năng chính trị - xã hội của báo chí
Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội nhằm thể hiện chức năng xã hội của mình Những chức năng đó bao gồm:
Chức năng tư tưởng – chính trị: Hoạt động tư tưởng là hoạt động tác động vào thế giới tinh thần của con người, hình thành hệ ý thức
xã hội phù hợp với những mục tiêu đã xác định Trong đó báo chí xác định những mục tiêu, định hướng, giáo dục tư tưởng chính trị cho quần chúng nhân dân thông qua việc phản ánh, đánh giá, tuyên truyền, cổ động
Chức năng quản lý giám sát của báo chí: Báo chí thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng việc cung cấp và duy trì dòng thông tin
Trang 22tuần hoàn trong cơ thể xã hội theo cả 2 chiều Một mặt, với khả năng đưa tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác và rộng khắp, báo chí (báo in; phát thanh; truyền hình; báo điện tử) là những phương tiện có ưu thế tuyệt đối trong việc chuyển đến khách thể quản lý những thông tin dưới dạng các quyết định quản lý
Chức năng khai sáng, giải trí: Báo chí hàng ngày chuyển tới công chúng những thông tin chứa đựng khối lượng tri thức to lớn về các vấn đề, lĩnh vực hoạt động của con người; giới thiệu, phản ánh, phân tích, đánh giá tất cả những gì vừa xảy ra, đang xảy ra trong tự nhiên, đời sống xã hội có liên quan đến con người và được con người quan tâm
Chức năng kinh doanh: Kinh doanh là chức năng vốn có của báo chí Trong mỗi giai đoạn lịch sử và thể chế xã hội cụ thể, chức năng này có nội dung và hình thức biểu hiện khác nhau
Những nhóm chức năng của báo chí có mối liên hệ chặt chẽ, chi phối
và tác động lẫn nhau, là tiền đề tạo thành hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất trong việc tác động thông tin tới công chúng Dù nằm trong mối quan hệ chặt chẽ, nhưng trong thực tế, mỗi chức năng xã hội của báo chí được thể hiện dưới những hình thức và phương thức khác nhau Vì vậy, vai trò thực tế của báo chí trong xã hội được thể hiện đầy đủ chỉ khi hoạt động báo chí được xem xét trong việc thực hiện tổng thể những chức năng xã hội nói trên đối với từng
cơ quan báo chí, từng loại hình báo chí hay cả hệ thống báo chí nói chung
1.1.2 Các lý thuyết áp dụng
1.1.2.1 Lý thuyết cấu trúc – chức năng
Trang 23Lý thuyết cấu trúc - chức năng của Talcott Parsons (1902-1979) nhìn nhận xã hội như một tổng thể có cơ cấu xác định, trong đó mỗi bộ phận có một chức năng riêng Mỗi chức năng được xác định là để duy trì các bộ phận trong hệ thống tổng thể Trong lý thuyết này, xã hội được nhìn nhận như một
hệ thống hoàn chỉnh, các bộ phận trong xã hội, cũng như những bộ phận khác
có mối liên hệ với nhau Xã hội được xem như một cơ thể con người, gồm quan hệ giữa các tổ chức, cơ quan khác nhau, mỗi tổ chức cơ quan thực hiện một vài chức năng của tổ chức chung
Lý thuyết cấu trúc chức năng xem xét môi trường học đường và xã hội như một hệ thống xã hội gồm môi trường pháp lý, thiết chế xã hội… để định hướng hành động của con người (chức năng) hành động trong môi trường xã hội cụ thể (môi trường học đường) Thông qua lý thuyết này, đề tài sẽ xem xét
cơ cấu xã hội (cấu trúc, môi trường, luật pháp) có tác động và chi phối thế nào đến hành động của mỗi học sinh khi sử dụng bạo lực trong môi trường học đường?
Trang 24giữa cơ quan chức năng bảo vệ trật tự xã hội, môi trường học đường với giáo viên, học sinh trong nhà trường
Lý thuyết xung đột được đề tài vận dụng để lý giải những mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, phụ huynh và những cá nhân, đơn vị liên quan
1.1.2.3 Lý thuyết sai lệch chuẩn mực của R Merton và Durkheim
Robert Merton (1910 – 2003) và Emile Durkheim (1858 - 1917) là một trong những đại diện tiêu biểu cho lý thuyết văn hóa, sai lệch chuẩn mực Cả hai đại biểu này đều đi đến nghiên cứu khái niệm "anomie" Đây là khái niệm chỉ sự rối loạn, vô tổ chức do các cá nhân không tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực xã hội Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những khái niệm quan trọng trong lý thuyết xã hội học, nhất là trong lĩnh vực xã hội học về tội phạm và lệch chuẩn Tuy nhiên, có sự khác nhau trong quan niệm của R Merton và E Durkheim khi bàn về khái niệm "anomie"
Theo Durkheim, mọi xã hội đều đi từ kiểu đoàn kết cơ giới sang kiểu đoàn kết hữu cơ Bước chuyển từ hai hình thức đoàn kết này gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của sự phân công lao động xã hội Xét về mặt lý thuyết, khi chuyên môn hóa tăng do phân công lao động tạo ra, sự đoàn kết và phụ thuộc giữa các thành viên trong xã hội cũng tăng theo Nhưng trong thực
tế, chuyên môn hóa đã thay thế những mối quan tâm, những mục tiêu, những giá trị chung bằng các mối quan tâm, những mục tiêu và những giá trị của cá nhân Ngoài ra, theo Durkheim, tình trạng anomie là đặc trưng của những bối cảnh xã hội mà ở đó, những ham muốn của cá nhân có thể được bộc lộ một cách tự do, thiếu sự kiểm soát của những quy tắc xã hội Lý thuyết này được vận dụng để so sánh sức mạnh giữa thiết chế nhà trường, xã hội với những tự
do cá nhân (chủ thể gây bạo lực) Qua đó xem xét tính nghiêm minh của pháp
Trang 25luật, sức mạnh răn đe của những thiết chế xã hội chi phối đến những hành vi
cá nhân ở mức độ nào? Khi những tự do cá nhân vượt qua khuôn khổ quy định xã hội sẽ để lại những hậu quả gì? Nguyên nhân làm nảy sinh những tự
do cá nhân, đặc biệt những tự do vượt ra ngoài khuôn khổ xã hội là gì?
Vận dụng vào vấn đề nghiên cứu bạo lực học đường, những cá nhân có hành vi bạo lực luôn muốn thể hiện sức mạnh của mình nhằm trấn áp hoặc răn
đe người khác để đạt được mong muốn của mình Xét ở góc độ quan điểm này, tự do cá nhân của chủ thể gây bạo lực đã vượt qua khuôn khổ quy định của nhà trường và xã hội Hay nói cách khác, những thiết chế quy định nhà trường, xã hội đã không còn đủ sức răn đe hoặc kiểm soát hành vi cá nhân, từ
đó những quy định xã hội bị các cá nhân bỏ qua và hành động bạo lực học đường hình thành và phát triển
Cái nhìn của Robert Merton về lệch chuẩn gắn liền với nhân tố văn hóa
và cấu trúc xã hội Theo Merton, bất cứ xã hội nào cũng có những giá trị được gần như mọi thành viên chấp nhận và chia sẻ (chẳng hạn như lao động để trở nên giàu có gần như là điều ai cũng chấp nhận) Những giá trị ấy sẽ được các
cá nhân nội tâm hóa ở những mức độ khác nhau như là những mục tiêu cần phải đạt được trong cuộc sống Để đạt được những mục tiêu ấy, xã hội cũng đưa ra cho cá nhân những phương tiện được quy định bởi những chuẩn mực của xã hội Thế nhưng, không phải mọi cá nhân đều có thể tiếp cận hoặc chấp nhận những chuẩn mực xã hội đã đưa ra mà dùng đến những phương tiện không hợp để đạt được mục tiêu mà xã hội đề cao Như vậy, tình trạng phi chuẩn mực xuất phát từ "sự không tương hợp giữa những khát vọng được chấp nhận về mặt văn hóa và các phương tiện nhằm hiện thực hóa những khát vọng đó" Lý thuyết này được vận dụng và lý giải hành vi lệch chuẩn của các
cá nhân trong những vụ bạo lực học đường Những phương tiện mà các chủ thể bạo lực sử dụng có phù hợp với quy định xã hội không? Mục đích mong
Trang 26muốn của cá nhân gây bạo lực có phù hợp với văn hóa xã hội không? Khả năng tiếp cận với những phương tiện của các cá nhân ở mức nào?
1.1.2.4 Lý thuyết hành động xã hội của M.Weber
Luận điểm cơ bản của lý thuyết hành động xã hội của M Weber (1864 – 1920) là hướng tới việc phân tích và làm sáng tỏ tính chất xã hội trong hành động của con người, để phân biệt ranh giới giữa hành động mang tính chất xã
hội và những hành vi thuần túy “phản ứng” mang tính bản năng của con
người Cụ thể M Weber lý giải tính xã hội trong hành động của con người thông qua một hành động được coi là hành động xã hội luôn luôn có sự tham
gia của ý thức con người “Hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn
cho một ý nghĩa chủ quan nào đó ” M Weber gọi yếu tố ý thức chính là ý
nghĩa chủ quan và ý nghĩa này có tác dụng định hướng mục đích của hành động Vậy những nhân tố nào tham gia vào ý nghĩa chủ quan chi phối hành động của cá nhân? M Weber đã hướng tới lý giải động cơ và ý nghĩa của hành động xã hội Như vậy, trong cấu trúc của hành động xã hội, yếu tố đầu tiên phải nhắc đến là động cơ, định hướng giá trị
Lý thuyết hành động xã hội được vận dụng để lý giải những động cơ, định hướng mục đích của hành động cá nhân, tập thể gây ra hành động bạo lực học đường Hành động bạo lực của học sinh và giáo viên bị thúc đẩy bởi động cơ nào và nhằm mục đích gì? Trong trường hợp nào thì những hành động ấy được coi là hành động xã hội và trường hợp nào được coi là hành vi thuần túy (những phản ứng trước những kích thích)?
1.1.2.5 Quan điểm của Water Lippman về truyền thông đại chúng
Trong tác phẩm "Dư luận xã hội" Water Lippman đề cập đến nhiều vấn
đề cơ chế sàng lọc mang tính định hướng của các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm mục đích tạo ra dư luận xã hội phù hợp với quan điểm truyền
Trang 27thông Ông cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của Heghen về vai trò của dư luận
xã hội Ông không đề cao vai trò của dư luận trong xã hội và coi công chúng của truyền thông đại chúng như các đám đông thụ động mà không thể tự mình thâu tóm những đa dạng của đời sống xã hội Vì vậy công chúng phải tiêu dùng hoặc chấp nhận những định kiến của nhà truyền thông và cho rằng, dư luận xã hội được lan tỏa qua các khuôn mẫu tư duy [21.1 tr 83,84]
Vận dụng thực tế với vấn đề nghiên cứu chúng ta có thể thấy, bạo lực học đường chính là cơ sở để các phương tiện truyền thông có điều kiện phản ánh và chính các phương tiện truyền thông cũng đóng vai trò như một định hướng của dư luận xã hội và tác động vào công chúng Trên thực tế, những bài báo về bạo lực học đường được các trang báo điện tử phản ánh đã tác động đến độc giả và giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này Ở góc độ chức năng luận, các trang báo điện tử đóng vai trò như một chức năng
xã hội (phản ánh thực trạng bạo lực học đường) đến công chúng và giúp thay đổi cách nhìn nhận của công chúng (dư luận xã hội)
1.1.3 Khái niệm công cụ của đề tài
1.1.3.1 Khái niệm bạo lực
Khái niệm bạo lực có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Theo từ điển Tâm lý học “bạo lực” có nghĩa là sự hành hung [6]
Theo “Từ điển xã hội học” của Gunter Endruweit và Gisela Trommsdorf thì “Bạo lực là các hành vi có khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực trong khuôn khổ quan hệ trên – dưới, một chiều dựa trên ưu thế bên ngoài, không có sự thừa nhận của người yếu thế” Vấn đề này có thế được chú ý xem xét ở phạm vi liên cá nhân hoặc phạm vi toàn bộ xã hội
Trang 28Dưới góc nhìn xã hội học, coi bạo lực là một hiện tượng xã hội: Bạo lực là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử Với bản chất như vậy, bạo lực cũng có thể là những hình thức chém giết, đánh đập, hành hạ nhau về mặt thể xác, nhưng cũng có thể là trấn áp, đe dọa, gây sức ép về mặt tâm lý, tinh thần [10, tr 22]
Khái niệm bạo lực ở góc độ giáo dục học là: “Bất kỳ lời nói, cử chỉ hoặc hành động nào gây ra hoặc có thể gây ra hậu quả xấu, làm tổn hại, gây đau khổ cho người khác về thể chất, tâm lý”
Như vậy, có thể hiểu bạo lực là việc làm gây tổn thương cho người khác về cả thể xác và tinh thần Do đó, bạo lực có hai hình thức chính đó là: (i) bạo lực không xâm phạm thân thể (bạo lực tinh thần); và (ii) bạo lực xâm phạm đến thân thể (bạo lực thể chất) Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung làm rõ cả hai hình thức bạo lực trên được phản ánh qua báo chí Trên thực tế, bạo lực thể chất là những hành vi mà người gây ra bạo lực thường sử dụng cơ bắp hoặc công cụ/hung khí gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhân, bạo lực tinh thần là những lời nói, cử chỉ mang tính chất lăng mạ, xúc phạm, đe dọa với mục đích răn đe hoặc làm tổn thương tâm lý, hoảng loạn tinh thần cho đối phương
1.1.3.2 Khái niệm bạo lực trong trường học (bạo lực học đường)
Bạo lực trong trường học được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau:
Nhìn từ góc độ chính trị: Bạo lực là dùng sức mạnh để trấn áp một
đối tượng gây ảnh hưởng tiêu cực cho đối tượng đó Mỗi chủ thể,
cá nhân khi hoạt động, giao lưu đều cần có sức mạnh để tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với các chủ thể cá nhân khác Theo đó, bạo lực trong trường học có thể hiểu là khả năng điều khiển, kiểm
Trang 29soát người khác, khiến người khác phải phục tùng và làm theo mệnh lệnh của người nắm giữ sức mạnh
Nhìn từ góc độ pháp luật: Bạo lực là hành vi cố ý của cá nhân hay
tập thể gây áp lực cho đối tượng khác, làm ảnh hưởng tiêu cực về thể chất, tinh thần, kinh tế cho đối tượng đó Qua những vụ việc đánh nhau mà báo chí phản ánh, có thể nhận thấy xu hướng học sinh đánh nhau ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay Ngoài việc thể hiện tư cách, đạo đức của học sinh, nếu nhìn nhận xa hơn, đây còn là vấn đề liên quan đến pháp luật, bởi hầu hết các vụ bạo lực đều có sự cố ý của chủ thể hành hung Việc xử lý vấn đề này theo pháp luật là điều không đơn giản, nó nằm trong quan niệm, suy nghĩ và sự am hiểu pháp luật của những cơ quan liên quan và
cả những đối tượng có hành vi bạo lực Một số ý kiến cho rằng, việc xử lý trước pháp luật là quá nặng nề đối với những học sinh gây ra bạo lực, nó gây ảnh hưởng đến tâm lý cho học sinh và có thể
sẽ dẫn đến việc các em có những hành động tiêu cực Nhưng xét cho cùng, mọi người đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, và bản thân những người bị hành hung đang cần được pháp luật bảo vệ Các hình thức xử lý chưa đủ sức răn đe sẽ khiến tình trạng học sinh đánh nhau ngày càng tiếp diễn, và sẽ có thêm nhiều học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng bạo lực học đường gây ra
Nhìn từ góc độ văn hoá: Bạo lực trong trường học là một hiện
tượng phản văn hoá, thể hiện lối ứng xử coi thường luật pháp, bỏ qua nội quy trường học, đi ngược lại và làm hoen ố những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp trong xã hội Những cảnh bạo lực
Trang 30trong phim ảnh nước ngoài, nhất là trong những trò chơi bạo lực kích dục trên internet đã vô tình chuyển tải đến học trò và kích thích thần kinh những người trẻ tuổi theo khuynh hướng hành động phi văn hoá Khi học sinh xem những bộ phim, sách báo, website
có nội dung “bạo lực” là họ đang chịu ảnh hưởng sự truyền bá về những giá trị văn hoá ứng xử thiếu tính nhân văn Những hành vi như vậy chính là sự pha tạp văn hoá hành xử kiểu côn đồ, băng đảng vốn đang ngày càng gia tăng và bất chấp luật pháp
Nhìn từ góc độ đạo đức: Bạo lực là hành vi ngược đãi về thân thể,
lời nói và tình cảm, gây hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần Lý do dẫn đến những vụ bạo lực của học sinh rất khó lý giải:
"thấy ghét nên đánh", "vì nhìn đểu", "ghen tuông"… và đánh nhau không chỉ đơn giản là để giải quyết mâu thuẫn mà còn để "ra oai" với bạn bè Thực trạng đạo đức, lối sống của một số bộ phận học sinh hiện nay đã và đang xuống cấp, nạn bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến và đang trở thành một vấn nạn cần được ngăn chặn kịp thời Bạo lực trong trường học diễn ra trong mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh Bên cạnh đó, không chỉ có nam sinh dùng bạo lực với nhau, mà nhiều nữ sinh cũng rất hung hãn Vì vậy, bạo lực diễn ra trong môi trường này với những biểu hiện mới, tăng tính phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến lối sống, đạo đức của học sinh trong nhà trường
Từ góc độ giáo dục: Hiện tượng bạo lực trong trường học đã phản
ánh kết quả giáo dục không như mong muốn, là thước đo gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lượng đi ngược với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống theo chuẩn mực văn
Trang 31hoá Môi trường giáo dục tuy không phải là nguyên nhân chính làm cho tình trạng bạo lực học đường gia tăng nhưng nó phải chịu trách nhiệm trước thực trạng học trò “áo trắng” có “hành vi đen”
Có thể nói “bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, khủng bố người khác (thường xảy ra giữa học sinh với nhau, giữa thầy với trò hoặc ngược lại), để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong Bạo lực học đường còn gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục”
1.1.3.3 Khái niệm báo chí và báo điện tử
Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và
"chí" - giấy) Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng và
có những loại báo chí sau:
Báo viết: Là thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất với hình thức thể hiện trên giấy, có hình ảnh minh họa Ưu điểm: tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu Nhược điểm: thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém
Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng ngôn ngữ Ưu điểm: thông tin nhanh Nhược điểm: không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có hình ảnh minh họa
Báo hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu
Trang 32hình (television) Ưu điểm: thông tin nhanh, dễ hiểu Nhược điểm: khả năng tương tác hai chiều chưa cao
Báo điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip) Ưu điểm: thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao Nhược điểm: tính phổ cập kém
Báo chí và tuyên truyền hay còn nói cách khác là một dịch vụ quảng cáo truyền thống Báo chí có sức mạnh rất to lớn, nó có thể tuyên truyền, phản ánh, đánh giá rất nhiều vấn đề xã hội
Báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp cận không giống nhau trong các xã hôi có thể chế chính trị khác nhau
Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống: Khi nhìn nhận xã
hội như một hệ thống trong tổng thể đang vận hành, báo chí cần được tiếp cận
từ quan điểm hệ thống và nhìn nhận báo chí như một tiểu hệ thống cấu thành
hệ thống xã hội nói chung, trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành và chịu
sự chi phối của hệ thống lớn cũng như sự tác động của các tiểu hệ thống (hệ thống con)
Từ góc độ lãnh đạo quản lý, tiếp cận từ quan điểm hệ thống, có thể nêu
ra khái niệm báo chí bao gồm các thành tố và mối quan hê giữa các thành tố
ấy như sau:
Trang 33Hình 1.1 Mô hình báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống [7]
Mô hình khái niệm báo chí nhìn từ quan điểm hệ thống có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng, việc nhìn nhận này cần được nhận thức đúng
và vận dụng hiệu quả
Quản lý báo chí có thể phân chia thành hai cấp độ: quản lý vi mô và
quản lý vĩ mô Quản lý vi mô là quản lý tòa soạn báo (quản trị tòa soạn báo)
và quản lý vĩ mô là quản lý nhà nước về báo chí
Tất cả các cấp độ quản lý trên đây đều phải dựa trên những quan điểm, nguyên tắc nhất định Quản lý báo chí ở nước ta đều phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng Do đó, viêc nắm vững, quán triệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo chí và quản lý nhà nước về báo chí là một yêu cầu có ý nghĩa cơ bản và cấp thiết
Báo điện tử hay báo mạng là loại báo được xuất bản bởi tòa soạn điện
tử mà người đọc có thể truy cập bằng máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng khi có kết nối internet Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử được
Thực tiễn kinh tế - xã hội
Quyền lực chính trị tối cao
Cơ quan
sáng lập
(Chủ quản)
Nhà báo -chủ thế trực tiếp
Sản phẩm báo chí
Kênh phát hành
Công chúng xã hội
Tổ chức kinh tế-
xã hội
Trang 34cập nhật thường xuyên và thông tin có được từ nhiều nguồn khác nhau Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng, không phụ thuộc vào không gian, thời gian và khoảng cách địa lý Sự phát triển của báo điện tử
đã làm thay đổi thói quen đọc tin và có ảnh hưởng đến các loại hình báo chí khác Loại hình báo này giúp người đọc tìm kiếm tin tức theo cách hoàn toàn mới, mỗi mẩu tin được hiển thị kèm với các nguồn tin khác nhau Ở nước ta hiện nay, số tin tức trong ngày được cập nhật càng lớn do sự phát triển của các trang báo điện tử trong nước
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu và đóng góp của luận văn
Hiện tượng học sinh có hành vi bạo lực đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học xã hội trên thế giới Đã có những báo cáo cho thấy, tình trạng bạo lực tăng cao do thanh thiếu niên trẻ tuổi gây ra Curwin và Mendler (1997) cho rằng "trẻ em ngày càng hiếu chiến, ở lứa tuổi càng trẻ thì càng phá phách hơn, điều này dẫn đến việc, ở độ tuổi thanh thiếu niên, trẻ em sẽ có xu hướng bạo lực hơn" Bản báo cáo nghiên cứu của Curwin và Mendler cũng đưa ra gợi ý rằng, độ tuổi có nguy cơ cao nhất để bắt đầu có những hành vi bạo lực nghiêm trọng là từ 15 đến 16 tuổi, và sau độ tuổi 17 thì những người tham gia vào những hành vi bạo lực này giảm xuống đáng kể [33, pg 11-15] Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những người trẻ tuổi là nạn nhân của tội phạm bạo lực cao gấp 4,5 lần so với những người trưởng thành (Elliot, Hamburg & Williams, 1998) [35]
Năm 2008, một nghiên cứu về “Bạo lực nữ sinh: Xu hướng và bối
cảnh” (Violence by Teenage: Trends and Context) ở Mỹ do J Robert Flores
chủ biên cùng với các cộng sự thực hiện với sự tài trợ của Sở Tư pháp Hoa
Trang 35Kỳ đã khắc họa một bức tranh tổng quát về hiện tượng bạo lực trong lứa tuổi thanh thiếu niên của những học sinh nữ ở Mỹ Trong đó, nghiên cứu khẳng định rằng "Hiện tượng bắt nạt trong học đường có sự khác nhau về giới tính Học sinh nam có nhiều khả năng là thủ phạm hoặc là nạn nhân của việc bắt nạt trực tiếp, hoặc những hành vi bạo lực thể chất, ngôn từ hay cử chỉ bạo lực Ngược lại, học sinh nữ thường là thủ phạm hoặc là nạn nhân của việc bắt nạt gián tiếp, hoặc những mối quan hệ mang tính gây hấn, chẳng hạn như là việc loan truyền tin đồn Thêm vào đó, học sinh nam thường xuyên là thủ phạm gây ra các hành vi bắt nạt hơn, trong đó học sinh nữ là nạn nhân (Olweus,
1993 [38]; Isernhagen Harris, 2003 [36])
Nghiên cứu của Bellon Jean-Pierre, Gardette Bertrand năm 2010 về
“Vai trò của sự đồng đẳng trong bạo lực học đường” đã chỉ ra những đặc
điểm cơ bản của hiện tượng bạo lực trong trường học như sau "Trước hết, sự bạo hành trong học đường là khi những hành động tiêu cực được thực hiện một cách lặp đi lặp lại trong một thời gian dài Nó có thể làm cho cuộc sống của nạn nhân trở nên khó chịu, đơn giản vì nạn nhân đó bị chế diễu ở tất cả các ngày trong tuần"
Trong nghiên cứu của Bellon Jean-Pierre, Gardette Bertrand nêu rõ
"Đặc tính đầu tiên của nạn bạo hành trong học đường, đó là sự lặp lại và thời gian kéo dài của nó" Các tác giả không chắc chắn về thời gian chính xác mà
kể từ đó, một học sinh được xem như là nạn nhân của nạn bạo hành học đường Dường như rất khó khăn để chấm dứt cuộc tranh luận này và chỉ ra một cách chính xác mốc thời gian mà kể từ đó nạn bạo hành học đường bắt đầu Về phần mình, trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra những hành động quấy rối có thể lan rộng ra bằng cách lặp đi, lặp lại trong ít nhất một năm học Đặc điểm thứ hai của nạn bạo hành trong trường học là sự mất cân bằng sức mạnh Dal Olweus quan sát thấy rằng “một học sinh được đặt dưới
Trang 36các hành động tiêu cực thường rất khó khăn trong việc tự bảo vệ mình và cảm thấy bất lực trong việc đối mặt với các học sinh hoặc nhóm học sinh bắt nạt mình Vì vậy phần lớn các cuộc cãi lộn và tất cả các hành động bạo lực chống đối nhau giữa các cá nhân hoặc các nhóm quyền lực cũng được xem như một dạng của bạo hành học đường; các hành động ít nhẫn tâm hơn như sự tẩy chay hoặc cô lập xã hội cũng được xem như một phần tương đối rõ ràng của nạn bạo hành học đường Những kiểu bạo hành trên được thể hiện bằng các hành động như xâm phạm về thể xác (đánh đập) hoặc lời nói (những biệt danh, sự chế diễu, sự chửi mắng) hay những hành động có tính chất tiêu cực hơn (những tin đồn, sự cô lập nạn nhân) Đặc điểm thứ ba của bạo lực trong học đường là sự cố tình tấn công nạn nhân Các nhà nghiên cứu đã thực hiện quan sát đối với những học sinh là nạn nhân và cả những học sinh là chủ thể gây ra bạo lực học đường Họ thấy rằng, những người gây ra hành vi bạo lực thường biết chính xác chúng đang có hành động bạo lực với người khác và tiếp tục lặp lại hành động đó
Như vậy, không chỉ ở Việt Nam, bạo lực học đường trên thế giới cũng phát triển rất nhanh Những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào độ tuổi bắt đầu có hành vi bạo lực và hành vi ấy ngày càng nghiêm trọng và hung hãn hơn Bạo lực không chỉ xảy ra ở nam sinh mà nữ sinh cũng là chủ thể của những hành vi bạo lực trong trường học
Vấn đề bạo lực học đường đã được nhiều nhà khoa học xã hội ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây
Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Thắm và Tô Gia Kiên với đề tài “Nguyên
nhân dẫn đến bạo lực học đường tại trường Trung học cơ sở Lê Lai, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh” (2009) Nghiên cứu này đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và bảng câu hỏi tự điền với các
Trang 37học sinh có hành vi bạo lực, thầy cô và phụ huynh học sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh có hành vi bạo lực luôn muốn chứng tỏ mình và đây cũng là những học sinh thường xuyên bị cha mẹ quát mắng, đánh đập mỗi khi các em phạm sai lầm Đặc biệt hơn, chính ba mẹ là người ủng hộ các em thực hiện hành
vi bạo lực khi bị người khác xúc phạm Nghiên cứu này cũng chỉ ra, nhà trường
đã chưa tổ chức được chương trình phòng chống bạo lực học đường và không đồng nhất trong cách xử lý các hành vi sai phạm của các em, đôi khi chính các thày cô cũng có hành vi bạo lực đối với các em
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình đã thực hiện nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khắc phục hiện tượng bạo lực trong
trường trung học phổ thông ở Thái Bình” (2010) với phương pháp thu thập
thông tin chủ yếu là điều tra bằng bảng hỏi Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, hiện tượng bạo lực trong các trường phổ thông ở Thái Bình không chỉ gia tăng về số vụ mà nó còn có những biểu hiện phức tạp và nguy hiểm về tính chất Bạo lực diễn ra giữa các học sinh với nhau, giáo viên với học sinh, phụ huynh với học sinh và phụ huynh với giáo viên Đặc biệt, hiện tượng nữ sinh đánh nhau trong trường phổ thông ở Thái Bình đã xuất hiện ngày càng nhiều
và phần lớn các vụ này do liên quan đến tình yêu nam nữ Hiện tượng bạo lực
đã để lại hậu quả nặng nề về thể xác và tinh thần cho học sinh trong nhà trường, thậm chí một số vụ bạo lực đã gây ảnh hưởng đến tính mạng của một
số em học sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến kỷ cương và sự an toàn của môi trường giáo dục Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra, hiện tượng bạo lực trong học sinh phổ thông ở Thái Bình hiện nay rất đáng lo ngại và cần những biện pháp ngăn chặn kịp thời và hiệu quả
Ngoài ra, nhận thức của những cơ quan hữu quan trong các trường phổ thông ở Thái Bình về vấn đề bạo lực học đường còn thiếu sự thống nhất và chưa được đề cao Có một bộ phận không nhỏ giáo viên và phụ huynh học
Trang 38sinh vẫn coi bạo lực là một phương pháp giáo dục, coi một số hành vi bạo lực của học sinh (nhất là các hành vi không gây thương tích) như là một phần tất yếu đi cùng với tuổi học trò nên không quan tâm đúng mức tới các hành vi này
Những nguyên nhân được đưa ra trong nghiên cứu này bao gồm: (i) từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo, khả năng kiềm chế không cao và dễ có những phản ứng nông nổi; (ii) từ môi trường xã hội bên ngoài như tác động của phim ảnh, game online hoặc truyện tranh mang tính chất bạo lực; (iii) do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của của những người thân trong gia đình, các thầy cô trong nhà trường; (iv) công tác quản lý và giáo dục học sinh của các nhà trường chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, trách nhiệm của thầy cô đối với công tác quản lý và giáo dục học sinh chưa cao; và (v) công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức trong xã hội với cơ quan chức năng trong việc giáo dục và xử lý học sinh có hành vi bạo lực chưa thường xuyên, ở một số nhà trường, sự phối hợp chỉ mang tính chất hành chính hoặc giải quyết theo hướng đơn giản hóa những vụ bạo lực đã xảy ra
Một cuộc khảo sát do Khoa Xã hội học, trường ĐHKH XH & NV (ĐHQG HN) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống
Đa - Hà Nội về tình trạng bạo lực nữ sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, có
96,7% số học sinh được hỏi đã cho biết, ở trường các em đã có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên Có 64% các em
nữ được hỏi đã thừa nhận mình có đánh nhau với các bạn khác Đáng chú ý, hầu hết lần đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học,
và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học
Trang 39Việc nữ sinh đánh nhau đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30,7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận được”
Trong số các nữ sinh đã từng có hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái Nhưng vẫn còn gần 1/4 số người được hỏi cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì Nghiên cứu cũng chỉ ra những
lý do rất đơn giản và có phần ngây thơ đã làm nảy sinh bạo lực như: không ưa thì đánh; bị khiêu khích nên đánh; đánh vì lí do tình cảm; người khác nhờ đánh và không lý do gì cũng đánh Việc gây ra bạo lực không dừng lại ở mức
cá nhân mà có sự lôi kéo các thành viên trong nhóm với nhau (đánh hội đồng) hoặc đứng ngoài cổ vũ Các phương tiện sử dụng khi đánh nhau giữa các nữ sinh chủ yếu là túm tóc, cào cấu, xé áo, lăng nhục và ghi hình vụ hành hung sau đó đưa lên mạng Internet Ngoài ra cũng có một số học sinh sử dụng dép, guốc, gậy, gạch đá và thậm chí là dao lam Từ kết quả nghiên cứu đã nêu
ra mức độ báo động về tình trạng bạo lực học đường của nữ sinh trong các nhà trường hiện nay Tuy những vụ bạo lực do nữ sinh gây ra thường không
để lại hậu quả liên quan đến tính mạng nhưng nó gây ra những tổn thương về mặt tâm lý, tinh thần thường rất nặng nề, tác động mạnh đến nhân phẩm và danh dự của những em học sinh là nạn nhân Không chỉ dừng lại ở đó, hình thức bạo lực này còn tạo ra những bất ổn về mặt tâm lý cho các bậc phụ huynh có con là nạn nhân bị bạo lực
Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc khảo sát tại
10 trường học tại TP Hồ Chí Minh với 250 phiếu điều tra dành cho học sinh
và 100 phiếu dành cho giáo viên Kết quả điều tra cho thấy, việc nữ sinh đánh nhau trong khuôn viên trường học đã diễn ra ở mức độ phổ biến Có 64% học
Trang 40sinh cho biết, các em đã từng nhìn thấy các nữ sinh đánh nhau trong khuôn viên nhà trường Hỏi về những nhận xét về hiện tượng học sinh đâm chém, đánh nhau, có 56% giáo viên cho rằng tình trạng bạo lực đang gia tăng và học sinh có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh Nói về cách xử lý khi nhìn thấy bạo lực, 67% cho rằng các em xông vào ngăn cản hoặc gọi người lớn can thiệp, 2,6% học sinh cho rằng các em đã cổ vũ khi nhìn thấy bạn đánh nhau Để lý giải cho sự thờ ở của mình, 54% các em giải thích do sợ bị trả thù hoặc “chuyện riêng của ai, người đó tự giải quyết”
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra ý kiến của các thày cô giáo trong việc đề cập nguyên nhân nảy sinh bạo lực học đường Trong nguyên nhân từ phía gia đình, lý do được nhiều thầy cô chọn là “do cha mẹ bận rộn, không quan tâm dạy dỗ con” (45%) Nguyên nhân từ nhà trường dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăng được nhiều thầy cô chọn lần lượt là: “các môn học giáo dục công dân, đạo đức chưa hiệu quả và không phù hợp” (31%), thiếu hoạt động tư vấn giúp học sinh tháo gỡ vướng mắc tâm lý (17%) Nói về nguyên nhân gia tăng bạo lực học đường từ môi trường xã hội, có 67% giáo viên cho rằng thực trạng này do văn hóa phẩm độc hại, 5% do pháp luật chưa nghiêm và 10% do khuynh hướng giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh đang phổ biến Các giải pháp được các giáo viên lựa chọn là: cho các em đối thoại với nhau, kỷ luật hoặc giao cho công an xử lý, đổi mới chương trình dạy học các môn giáo dục
về đạo đức, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh
Đề tài nghiên cứu: “Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn
Trường Tộ (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường” (2012) của
HVCH Nguyễn Thị Thuỳ Dung, chuyên ngành Tâm lí học Kết quả nghiên cứu cho thấy: