Nguyên nhân, hình thức bạo lực học đường

Một phần của tài liệu Bạo lực học đường qua báo chí (Trang 71)

Xác định và thống kê nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực học đường là một trong những nội dung chính trong nghiên cứu này. Việc lý giải những nguyên nhân nảy sinh bạo lực học đường sẽ giúp xã hội có cái nhìn đúng đắn và hướng đến những giải pháp đúng và trúng nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng này.

Kết quả thống kê cho thấy, bạo lực học đường bùng phát mạnh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh những nguyên nhân cơ bản như như sự buông lỏng quản lý và thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội, bạo lực học đường còn nảy sinh từ một số lý do đơn giản như: nhìn mặt thấy ghét, va chạm trong lúc vui chơi, trên đường đi học, đùa nhau quá trớn, mâu

thuẫn cá nhân, nói xấu nhau qua diễn đàn, mạng xã hội, hay một số vụ việc là do học sinh yêu sớm, ghen tuông nên đánh nhau để trả thù. Tỷ lệ những nguyên nhân nảy sinh bạo lực học đường được các trang báo đăng tải như sau:

Bảng 2.9. Nguyên nhân nảy sinh tình trạng bạo lực học đường.

STT Nguyên nhân nảy sinh bạo lực học đường Số lượng Tỷ lệ

1 Môi trường, hoàn cảnh gia đình (cha mẹ thiếu quan tâm,

nêu gương mẫu với con cái) 117 27,1

2 Nhà trường, thày cô thiếu quan tâm và nêu gương xấu với

học sinh, nội dung, cách thức giáo dục không phù hợp 140 32,4

3 Ghen tuông, hiểu lầm cá nhân 176 40,7

4 Còn trẻ, chưa hoàn thiện suy nghĩ và dễ bị kích động 72 16,7 5 Sự xuống cấp về đạo đức và mặt trái của cơ chế thị

trường 103 23,8

6 Phim ảnh, game bạo lực/web đen 45 10,4

7 Sự nổi trội trong tập thể (xinh, học giỏi, kiêu…) 7 1,6

8 Mâu thuẫn cá nhân, không ưa nhau 182 42,1

9 Văn hóa, ứng xử của giới trẻ bị xuống cấp 19 4,4 10 Đối tượng gây bạo lực kém hiểu biết về pháp luật 12 2,8

11 Sự thờ ở của những người ngoài cuộc 16 3,7

12 Trước đó đã bị đánh và muốn trả thù lại 7 1,6 Nguồn: Thu thập, thống kê từ các trang báo điện tử được nghiên cứu.

Tuy bạo lực học đường nảy sinh từ nhiều nguyên nhân, nhưng có sự khác nhau trong tỷ lệ xuất hiện giữa các nguyên nhân này. Trong số các nguyên nhân được đề cập, việc mâu thuẫn cá nhân, không ưa nhau chiếm tỷ lệ lớn nhất (42,1%), tiếp đó là nguyên nhân do ghen tuông, hiểu lầm cá nhân (40,7%), môi trường xã hội (nhà trường, thày cô thiếu quan tâm, nêu gương xấu với học sinh, nội dung giáo dục không phù hợp) cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (32,4%). Bên cạnh đó, môi trường gia đình, sự xuống cấp về mặt đạo đức/mặt

trái của cơ chế thì trường cũng là 2 nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh bạo lực học đường. Đây là 5 nguyên nhân có tần suất thống kê cao nhất so với những nguyên nhân còn lại.

Việc tìm hiểu, lý giải và phân tích quan hệ giữa nguyên nhân nảy sinh bạo lực học đường với những nhân tố liên quan là công việc cần thiết trong nghiên cứu này. Để phục vụ cho mục tiêu này, chúng tôi đã so sánh tương quan giữa giới tính của chủ thể bạo lực và nguyên nhân nảy sinh tình trạng trên. Việc so sánh này nhằm tìm hiểu mức độ chi phối của vấn đề giới tính đến hai nguyên nhân nảy sinh bạo lực: (i) do ghen tuông, hiểu lầm; và (ii) mâu thuẫn cá nhân, không ưa nhau.

Bảng 2.10. Tương quan giữa giới tính chủ thể và nguyên nhân nảy sinh bạo lực học đường. STT Giới tính chủ thể gây bạo lực Số lượng và tỷ lệ Do ghen tuông, hiểu lầm cá nhân Do cá nhân mâu thuẫn/không ưa nhau 1 Nam Số lượng 60 70 Tỷ lệ (%) 34,1 38,5 2 Nữ Số lượng 71 52 Tỷ lệ (%) 40,3 28,6 3 Cả nam và nữ Số lượng Tỷ lệ (%) 25,6 45 33,0 60 4 Không xác định giới tính Số lượng 0 0 Tỷ lệ (%) 0,0 0,0 Tổng Số lượng 176 182 Tỷ lệ (%) 40,7 42,1

Nguồn: Thu thập, thống kê từ các trang báo điện tử được nghiên cứu.

So sánh tương quan giữa giới tính chủ thể gây bạo lực với 2 nguyên nhân có tỷ lệ thống kê cao nhất cho thấy, có sự khác nhau về mặt giới tính trong 2 nguyên nhân trên. Cụ thể, với nguyên nhân "do ghen tuông, hiểu lầm cá nhân", chủ thể gây bạo lực là nữ chiếm tỷ lệ cao nhất (40,3%), sau đó là nam giới chiếm tỷ lệ 34,1%. Như vậy, ở nguyên nhân này, chủ thể bạo lực là

nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Thực tế thống kê cho thấy, phần lớn các vụ bạo lực học đường do nữ sinh gây ra đều bắt nguồn từ những ghen tuông, hiểu lầm cá nhân, đặc biệt ở hai cấp học THCS và THPT. Bởi ở 2 cấp học này, tâm sinh lý các nữ sinh phát triển mạnh, tình yêu nam nữ (thậm chí cả tình yêu đồng tính) cũng hình thành và khi tình yêu cá nhân bị xâm phạm, các em sẵn sàng giải quyết mâu thuẫn bằng nhiều hình thức như: túm tóc, tát, lột quần áo, tạt axit, lăng mạ, làm nhục…. Nhưng với nguyên nhân "do mâu thuẫn cá nhân, không ưa nhau" thì tỷ lệ nam giới là chủ thể bạo lực cao hơn nữ giới (38,5 so với 28,6%). Điều này thể hiện, bạo lực học đường do nam giới gây ra chủ yếu do mâu thuẫn cá nhân, muốn chứng tỏ bản thân hoặc đơn giản chỉ do "nhìn ngứa mắt" hoặc "nhìn đểu".

Điều đáng bàn ở đây, tại sao khi học sinh có mâu thuẫn, hiểu lầm lại không giải quyết bằng những cách thức thiện chí như: hòa giải, nói chuyện thẳng thắn với nhau hoặc nhờ các thày cô, luật pháp can thiệp, mà nghĩ ngay đến việc dùng bạo lực (thể chất hoặc tinh thần) để giải quyết mâu thuẫn?. Điều này liên quan đến lý thuyết văn hóa, sai lệch chuẩn mưc của Durkheim, khi học sinh ở trong môi trường học đường nhất định, bạn bè tương tác với nhau dựa trên quy định của nhà trường và thiết chế xã hội. Nhưng tính chất răn đe, điều chỉnh hành vi của thiết chế nhà trường, xã hội với mỗi học sinh chưa đủ mạnh, làm cho mỗi học sinh không cảm thấy sợ hãi hoặc có lỗi khi giơ nắm đấm hoặc cầm hung khí tấn công nạn nhân bị bạo lực.

Để minh chứng rõ hơn cho những giải thích trên, chúng tôi đi đến so sánh mối liên hệ giữa 2 nguyên nhân cơ bản (có tỷ lệ thống kê cao) với cấp học xảy ra bạo lực.

Bảng 2.11. Tương quan giữa 2 nguyên nhân cơ bản và cấp học xảy ra bạo lực. ST T Nguyên nhân Số lượng và tỷ lệ Cấp học xảy ra bạo lực T ổng Mầm non Tiểu học TH C S T H P T C Đ H N hi ều cấp học Khôn g nêu cấp học 1 Do ghen tuông, hiểu lầm cá nhân Số lượng 0 4 60 59 8 45 0 176 Tỷ lệ (%) 0,0 2,3 34,1 33,5 4,5 25,6 0,0 100 2 Do mâu thuẫn cá nhân, không ưa nhau Số lượng 0 9 40 68 2 63 0 182 Tỷ lệ (%) 0,0 4,9 22,0 37,4 1,1 34,6 0,0 100

Nguồn: Thu thập, thống kê từ các trang báo điện tử được nghiên cứu.

Kết quả thống kê cho thấy, có 176 bài báo nói về nguyên nhân do ghen tuông, hiểu lầm cá nhân. Trong nguyên nhân này, tại cấp học THCS chiếm tỷ lệ cao nhất (34,1%), tiếp đó là cấp THPT (chiếm 33,5%). Cũng với nguyên nhân này, cấp tiểu học và CĐ/ĐH chiếm tỷ lệ nhỏ (2,3 và 4,5%). Ngoài nguyên nhân trên, bạo lực học đường xảy ra còn do giữa các cá nhân có mâu thuẫn hoặc không ưa nhau (182 bài báo đề cập). Ở nguyên nhân này, cấp học THPT có tỷ lệ cao hơn khá nhiều so với cấp THCS (37,4 so với 22%), cấp tiểu học chiếm 4,9% và cấp CĐ/ĐH chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1,1%). Trong 2 nguyên nhân nêu trên, ở cấp học mầm non đã không có bài báo nào nêu vấn đề này.

Quá trình thống kê các hình thức bạo lực học đường cho thấy, một bài báo có thể đề cập đến nhiều hình thức bạo lực khác nhau. Trên thực tế, khi xem một số video clip bạo lực được đăng tải trên mạng, chúng ta có thể thấy, các đối tượng tham gia bạo lực thường đánh, đất, tát, lột quần áo, kết hợp với những lời lẽ đe dọa, lăng mạ, chửi rủa…. nhằm trấn áp và gây hoang mang

hoặc lo sợ cho đối phương. Dưới đây là những hình thức bạo lực học đường được các trang báo đăng tải.

Biểu đồ 2.3. Các hình thức bạo lực học đường

Nguồn: Thu thập, thống kê từ các trang báo điện tử được nghiên cứu.

Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy, hình thức bạo lực "đánh, đấm, tát, giật tóc" chiếm tỷ lệ cao nhất (66,9%), tiếp theo đó là hình thức "xé quần áo" (chiếm 25,5%). Tuy hình thức "dùng hung khí đâm chém" chỉ chiếm tỷ lệ 19,7%, nhưng hình thức này thường làm các nạn nhân bị thương hoặc ảnh hưởng đến tính mạng. Với những nạn nhân phải hứng chịu hình thức bạo lực này, ngoài việc bị thương còn phải hứng chịu những tổn thương tâm lý nặng nề, gây ra sự hoảng loạn, lo sợ và cần nhiều thời gian hoặc biện pháp để bình phục trở lại. Dù bạo lực xảy ra chủ yếu ở hai cấp học THCS và THPT, nhưng có 1,9% số vụ bạo lực dùng axit để đánh ghen, đáng chú ý, có những vụ đánh ghen xảy ra với học sinh lớp 6.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, tình hình bạo lực học đường đang diễn biến rất phức tạp, chủ thể bạo lực sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ảnh

hưởng trực tiếp đến tính mạng của nạn nhân. Điều này lý giải cho giả thiết nghiên cứu "Bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng".

Một phần của tài liệu Bạo lực học đường qua báo chí (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)