Tổng quan về 7 trang báo điện tử

Một phần của tài liệu Bạo lực học đường qua báo chí (Trang 43)

1.2.2.1 An ninh thủ đô (http://www.anninhthudo.vn)

An ninh Thủ đô là trang báo có số lượng lớn độc giả truy cập hàng ngày. Thông tin trên báo được cập nhật hàng ngày, phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, thể hiện ở nhiều chuyên mục của báo như: Tin nổi bật; An ninh đời sống; Quốc tế; Thời sự; Giải trí – Thể thao; Lối sống – Sức khỏe; Xã hội – Bạn đọc; Kỳ lạ; Ô tô – xe máy, Truy nã… Tòa soạn của báo tại số 82 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Giấy phép xuất bản số: 111/GP-TTĐT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 6-6-2011. Tiền thân của báo An ninh thủ đô có số ra đầu tiên ngày 15/8/1976 và đã có lịch sử hình thành và phát triển trên 35 năm.

Sau những thành công với báo in, trang thông tin điện tử và chương trình truyền hình An ninh (14/8/2012), Báo An ninh Thủ đô chính thức ra mắt phiên bản Báo An ninh Thủ đô di động dành cho tất cả người sử dụng điện thoại di động trên toàn quốc. Loại hình truy cập này sẽ đón đầu xu hướng báo chí mới nhằm truyền tải thông tin mọi mặt đến với bạn đọc nhanh và tiện dụng hơn, đồng thời mang lại hiệu quả xã hội rõ nét trong việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện mục tiêu giữ gìn bình yên cho Thủ đô Hà Nội. Có thể nói, Báo An ninh Thủ đô đang tiến những bước vững chắc, trở thành cơ quan báo chí đa phương tiện đầu tiên trong toàn lực lượng công an nhân dân.

Trong quá trình hoạt động của mình, báo điện tử An ninh thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cung cấp những thông tin sâu sắc, khách quan, kịp thời về tình hình tội phạm cũng như an ninh trật tự trong phạm vi thủ đô và cả nước. Những thông tin đăng tải trên báo đều hướng đến mục tiêu vì bình yên cuộc sống, an toàn giao thông, ngăn ngừa và trấn áp tội phạm… Bên cạnh đó, một lượng lớn kiến thức khoa học và thông tin giải trí được

đăng tải hàng ngày trên các chuyên mục của báo. Những bài báo viết về nội dung bạo lực học đường đã phản ánh vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, những bài viết, phỏng vấn tập trung vào việc phân tích thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp hướng đến việc ngăn chặn bạo lực học đường ở nước ta hiện nay.

1.2.2.2 Dân trí (http://www.dantri.com)

Dân trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam, giấy phép hoạt động số 1050/GP - BTTTT Hà Nội, cấp ngày 15/07/2008. Tòa soạn tại số 2 (nhà 48) Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội.

Theo kết quả từ trang web Alexa.com, Dân trí là một trong 2 tờ báo điện tử tiếng Việt có lượng người đọc đông đảo nhất. Theo Google Analytics1, mỗi ngày có bình quân trên 10 triệu lượt người truy cập vào báo Dân trí tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó 20% người truy cập từ nước ngoài (con số mới đây của Google cho biết 173 nước trên thế giới có người truy cập đọc Dân trí và DTINews). Cũng theo thống kê của Google, địa chỉ của tờ báo này (http://dantri.com.vn) xếp thứ 9 trong số 10 từ khóa có tốc độ “tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu”. Đây cũng là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhất trong bảng xếp hạng. Báo dân trí có diễn đàn trực tuyến về các vấn đề kinh tế, chính trị, thể thao, văn hoá... và tin tức trên báo được cập nhật hàng giờ.

Báo điện tử dân trí bắt đầu hoạt động từ ngày 15/7/2005 và từng kế thừa phần giao diện và bố cục nội dung của trang tin tổng hợp tintucvietnam.com. Trong thời gian hoạt động của mình, báo điện tử Dân trí đã nhận được những giải thưởng quan trọng trong Giải thưởng báo chí Quốc gia với những tin, bài phản ánh những vấn đề thời sự, cấp bách được dư luận

o

xã hội quan tâm như: “Quả bom thời hậu chiến” của tác giả Bùi Hoàng Tám, loạt bài về xây dựng khách sạn tại Công viên Thống nhất của tác giả Cấn Mạnh Cường - Phương Thảo, “Em bé đánh giày chờ chết trên hè phố” của tác giả Hồng Hạnh…

1.2.2.3 Báo điện tử pháp luật TP Hồ Chí Minh (http://www.phapluattp.vn)

Báo điện tử Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh là trang báo thuộc Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, giấy phép hoạt động số: 54/GP-TTĐT cấp ngày 18/03/2011. Địa chỉ tòa soạn tại 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Đây là trang báo gồm nhiều chuyên mục khác nhau, được cập nhật liên tục hàng ngày và đăng tải thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như: Chính trị; Kinh tế; Xã hội; Thế giới; Giáo dục; Văn hóa; Giải trí; Thể thao; Đô thị; và Bạn đọc.

Trong quá trình hoạt động của mình, báo đã khẳng định vai trò và nhiệm vụ là phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong các sự kiện quan trọng của đất nước, báo đã dành thời lượng lớn để phản ánh và kịp thời thông tin đến bạn đọc. Nhiều tấm gương người tốt, việc tốt đã được trang báo tập trung phân tích và tạo sức lan tỏa lớn trong quần chúng.

Tính từ thời gian đầu hoạt động, báo điện tử Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cung cấp những thông tin sắc bén, khách quan, kịp thời về nhiều mặt khác nhau trong đời sống xã hội. Thông tin đăng tải trên báo hướng đến nhu cầu tìm hiểu và sử dụng thông tin ngày càng cao của đông đảo bạn đọc. Chủ đề bạo lực học đường đã được trang báo phản ánh sâu sắc về nội dung, đa dạng về hình thức và phong phú về góc nhìn. Mặc dù đây là trang thông tin của Sở Tư pháp thành phồ Hồ Chí

Minh, nhưng thông tin cập nhật hàng ngày lại thực hiện trên quy mô cả nước, giúp cho bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề được phản ánh.

1.2.2.4 Tuổi trẻ online (http://www.tuoitre.vn)

Báo Tuổi trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Báo bao gồm bốn ấn bản: nhật báo Tuổi trẻ, tuần báo, Tuổi trẻ cười và báo điện tử Tuổi trẻ. Báo Tuổi trẻ được cấp phép hoạt động số 699/GP- BVHTT do Bộ Văn hóa thông tin cấp ngày 28/12/2001, trụ sở đặt tại 60A, Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

Ra đời ngày 01/12/2003, hiện nay báo đã có trên 4.500.000 lượt truy cập/ngày và nhanh chóng trở thành ấn phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất với thứ hạng khoảng 740 trên thế giới và trong top 10 ở Việt Nam2. Ngày 20/03/2010 báo đổi tên miền thành tuoitre.com.vn và thay giao diện mới. Tuổi trẻ online gồm 14 trang chính với 30 chuyên mục cập nhật thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, đời sống trong nước và thế giới. Ông Huỳnh Sơn Phước, Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ cho biết, theo xếp hạng của mạng phân tích quốc tế Alexa (www.alexa.com)3, đến ngày 1/12/2011, trang web Tuổi trẻ đứng thứ 39.238 trong số 3 tỷ website trên thế giới. Tỷ lệ độc giả nước ngoài truy cập chiếm 58,72%. Báo điện tử tuổi trẻ đã cung cấp nhiều thông tin chuyên biệt để tận dụng lợi thế thông tin cập nhật liên tục trong môi trường internet. Cách trình bày của báo không chỉ đưa tin dưới dưới dạng văn bản, hình ảnh truyền thống, mà còn bằng cả các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Ngoài ra, báo tuổi trẻ cũng đưa toàn bộ phụ trương quảng cáo để bạn đọc có thể truy cập tới kho dữ liệu được cập nhật hằng ngày về thị trường nhà đất, cơ hội việc làm, du học, kiến thức khoa học…

o

2 Alexa, 3/8/2008.

3 Alexa là một hệ thống xếp hạng dựa trên giản đồ xếp hạng của trang web này. Alexa dựa trên dữ liệu tổng hợp trong ba tháng gần nhất gồm: số người xem sử dụng thanh công cụ của Alexa, số trang được xem và số người xem website.

1.2.2.5 Tiền Phong online (http://www.tienphong.vn)

Báo điện tử Tiền phong là trang thông tin của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Giấy phép xuất bản số 449/GP-BC do Bộ Văn hóa Thông tin cấp ngày 18/10/2004, trụ sở chính đặt tại số 15 Hồ Xuân Hương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ngày 16/11/1953 báo Tiền Phong ra đời tại Bản Dõn, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Những năm chống Mỹ, báo là cơ quan thông tin tuyên truyền ở tuyến đầu trong việc truyền tải tinh thần nhiệm vụ xây dựng và đấu tranh thống nhất đất nước, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, trở thành ngọn cờ tập hợp thanh niên, động viên hàng triệu người trên các mặt trận. Tờ báo đã từ một đơn vị tuyên truyền bước tới mở rộng thêm nhiệm vụ và trách nhiệm, trở thành một cơ quan truyền thông, diễn đàn của tuổi trẻ, là tiếng nói đổi mới của Đoàn trong giáo dục lý tưởng, động viên sức trẻ phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.

Từ một tờ báo ra hàng tuần, đến nay Tiền phong đã trở thành một tổ hợp báo chí có 6 ấn phẩm gồm: Tiền phong hàng ngày, Tiền phong điện tử, Tiền phong cuối tuần, Tiền phong cuối tháng, Người đẹp Việt Nam và Tri thức trẻ. Ngoài ra báo Tiền phong còn rất tích cực làm công tác xã hội, đã khởi xướng và tổ chức thành công nhiều cuộc thi, phong trào lớn, nhiều hoạt động, diễn đàn xã hội thiết thực và rộng khắp được hàng triệu bạn trẻ hưởng ứng tham gia.

Đối với báo Tiền Phong, quá trình phát triển không chỉ dừng lại ở việc thay đổi cách thức tiếp cận cụ thể trong phạm vi hẹp mà còn thay đổi trong tư duy thực hiện nhiệm vụ chính trị và nhu cầu bạn đọc, sức ép và động lực chiếm lĩnh thị trường; không chỉ là thay đổi thao tác làm báo, mà phải là thay đổi tư duy tiếp cận công nghệ truyền thông”. Đội ngũ những người làm báo

Tiền phong luôn nâng cao tính thông tin, toàn diện và định hướng trong các bài viết, quan tâm nhiều hơn đến các nhu cầu chính đáng của giới trẻ.

1.2.2.6 VietNamNet ( http://www.vietnamnet.vn)

VietNamNet (viết tắt là VNN) là một trong những trang báo điện tử phổ biến tại Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. VietNamNet được cấp giấy phép hoạt động mới nhất vào ngày 23/1/2003, giấy phép số 27/GP-BVHTT, trụ sở Báo VietnamNet: Tòa nhà C’Land - 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa, Hà Nội.

VietNamNet ra hằng ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh, báo có các chuyên mục như: quốc tế, công nghệ thông tin, thể thao, âm nhạc, thời trang và trực tuyến phỏng vấn, nghe nhạc. Ngày 15/5/2008, Bộ Thông tin & Truyền thông đề nghị với VNPT tách VietNamNet ra khỏi tập đoàn này về trực thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông.

Trước tình hình phát triển nhanh chóng của đất nước nói chung và báo chí nói riêng, những người làm báo của VietNamNet luôn đặt mục tiêu phấn đấu để tờ báo trở thành nơi truyền tải thông tin xã hội chân thực, sắn bén, có tính phản biện cao, cung cấp tin tức nhanh, sâu sắc và nhiều chiều cho bạn đọc. Trên chặng đường mới, đội ngũ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ cho bạn đọc. Xuất phát từ những yêu cầu trên, từ ngày 10/6/2012, báo VietNamNet mở mục “Góp ý cho VietNamNet nhằm ghi nhận những ý kiến của độc giả xoay quanh nội dung, tần suất, hình thức đăng tải, cách thức truy cập… nhằm làm cho trang báo ngày càng hoàn thiện hơn. Trong 15 năm hoạt động, VietNamNet đã nhận được sự động viên, khích lệ lớn lao từ phía độc giả - những người bạn đồng hành cùng VietNamNet qua từng nguồn tin, bài viết. Độc giả không chỉ là người dõi theo sự hoạt động hàng ngày của trang báo mà quan trọng hơn cả,

chính độc giả là nguồn cung cấp thông tin phong phú để trang báo duy trì quá trình hoạt động của mình.

1.2.2.7 Vnexpress (http://www.vnexpress.net)

Vnexpress là trang báo điện tử tại Việt Nam có thứ hạng Alexa đứng thứ ba[1], sau Google.com.vn và Google.com. VnExpress được thành lập bởi tập đoàn FPT, ra mắt ngày 26/2/2001 và được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép số 511/GP - BVHTT ngày 25/11/2002. Tòa soạn của báo tại Tầng 5, Tòa nhà FPT, phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là trang báo điện tử đầu tiên của Việt Nam không có phiên bản báo giấy. Theo bảng xếp hạng của Alexa, VnExpress có số người truy cập lớn nhất trong số hơn 10 tờ báo điện tử tại Việt Nam, và cũng theo bảng xếp hạng này, VnExpress hiện nằm trong top 300 website được truy cập nhiều nhất thế giới4. Trong 10 năm qua, VnExpress luôn giữ vững vị trí là báo điện tử tiếng Việt có nhiều người truy cập nhất toàn cầu.

Trong thời gian qua, VnExpress đã có sự phát triển mạnh mẽ và đánh ghi nhận. Các vấn đề được báo đăng tải luôn nhận được sự quan tâm của dư luận và là căn cứ tin cậy giúp các đơn vị chức năng tiếp cận sự việc khách quan, đa chiều. Ngoài ra, VnExpress luôn chú trọng những hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa như giúp đồng bào bão lụt, ủng hộ người nghèo, xây cầu vượt sông Pôkô… đây là một trong những yếu tố làm nên thương hiệu của báo.

Theo Google Analytics5, VnExpress hiện có hơn 13 triệu độc giả thường xuyên, với khoảng 30 triệu lượt truy cập mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày báo cập nhật khoảng 150 đầu mục tin bài, trong đó 95% là sản phẩm do phóng viên, biên tập viên VnExpress thực hiện. Trong số 14 trang nội dung

o

4 Xếp hạng của Alexa.

chuyên đề, các trang như: xã hội, văn hóa, thể thao, pháp luật, thế giới... thu hút được lướng lớn độc giả quan tâm. Ngay từ ngày đầu thành lập, VnExpress

đã xây dựng và trung thành với đường lối đưa tin nhanh nhạy, khách quan, xây dựng… Bên cạnh thông tin thời sự, báo tập trung nhiều hơn tới những vấn đề nóng như: chủ quyền lãnh hải, tình trạng ùn tắc giao thông, nạn móc túi tại các điểm công cộng, nhũng nhiễu, ăn chặn tiền của một bộ phận nhân viên công vụ. Bên cạnh đó, đã có nhiều quan chức cấp bộ trưởng, các chuyên gia đầu ngành, người nổi tiếng đến tòa soạn trả lời phỏng vấn trực tuyến với độc giả.

Nắm bắt xu hướng chia sẻ của độc giả, VnExpress hướng nhiều hơn tới sự tương tác với người đọc thông qua các hình thức như: comment, vote, chia sẻ ảnh, video clip. Những cuộc thi ảnh, video đẹp về đất nước, con người Việt Nam; thi viết về tấm gương nghèo vượt khó; kiều bào viết xuân quê hương... đã thu hút đông đảo độc giả trong và ngoài nước tham gia.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA PHẢN ÁNH CỦA BÁO CHÍ.

Một phần của tài liệu Bạo lực học đường qua báo chí (Trang 43)