Khái niệm công cụ của đề tài

Một phần của tài liệu Bạo lực học đường qua báo chí (Trang 27)

1.1.3.1 Khái niệm bạo lực

Khái niệm bạo lực có nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Theo từ điển Tâm lý học “bạo lực” có nghĩa là sự hành hung [6].

Theo “Từ điển xã hội học” của Gunter Endruweit và Gisela Trommsdorf thì “Bạo lực là các hành vi có khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực trong khuôn khổ quan hệ trên – dưới, một chiều dựa trên ưu thế bên ngoài, không có sự thừa nhận của người yếu thế”. Vấn đề này có thế được chú ý xem xét ở phạm vi liên cá nhân hoặc phạm vi toàn bộ xã hội.

Dưới góc nhìn xã hội học, coi bạo lực là một hiện tượng xã hội: Bạo lực là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử. Với bản chất như vậy, bạo lực cũng có thể là những hình thức chém giết, đánh đập, hành hạ nhau về mặt thể xác, nhưng cũng có thể là trấn áp, đe dọa, gây sức ép về mặt tâm lý, tinh thần [10, tr 22].

Khái niệm bạo lực ở góc độ giáo dục học là: “Bất kỳ lời nói, cử chỉ hoặc hành động nào gây ra hoặc có thể gây ra hậu quả xấu, làm tổn hại, gây đau khổ cho người khác về thể chất, tâm lý”.

Như vậy, có thể hiểu bạo lực là việc làm gây tổn thương cho người khác về cả thể xác và tinh thần. Do đó, bạo lực có hai hình thức chính đó là: (i) bạo lực không xâm phạm thân thể (bạo lực tinh thần); và (ii) bạo lực xâm phạm đến thân thể (bạo lực thể chất). Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung làm rõ cả hai hình thức bạo lực trên được phản ánh qua báo chí. Trên thực tế, bạo lực thể chất là những hành vi mà người gây ra bạo lực thường sử dụng cơ bắp hoặc công cụ/hung khí gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhân, bạo lực tinh thần là những lời nói, cử chỉ mang tính chất lăng mạ, xúc phạm, đe dọa với mục đích răn đe hoặc làm tổn thương tâm lý, hoảng loạn tinh thần cho đối phương.

1.1.3.2 Khái niệm bạo lực trong trường học (bạo lực học đường).

Bạo lực trong trường học được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau:

Nhìn từ góc độ chính trị: Bạo lực là dùng sức mạnh để trấn áp một

đối tượng gây ảnh hưởng tiêu cực cho đối tượng đó. Mỗi chủ thể, cá nhân khi hoạt động, giao lưu đều cần có sức mạnh để tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với các chủ thể cá nhân khác. Theo đó, bạo lực trong trường học có thể hiểu là khả năng điều khiển, kiểm

soát người khác, khiến người khác phải phục tùng và làm theo mệnh lệnh của người nắm giữ sức mạnh.

Nhìn từ góc độ pháp luật: Bạo lực là hành vi cố ý của cá nhân hay

tập thể gây áp lực cho đối tượng khác, làm ảnh hưởng tiêu cực về thể chất, tinh thần, kinh tế cho đối tượng đó. Qua những vụ việc đánh nhau mà báo chí phản ánh, có thể nhận thấy xu hướng học sinh đánh nhau ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay. Ngoài việc thể hiện tư cách, đạo đức của học sinh, nếu nhìn nhận xa hơn, đây còn là vấn đề liên quan đến pháp luật, bởi hầu hết các vụ bạo lực đều có sự cố ý của chủ thể hành hung. Việc xử lý vấn đề này theo pháp luật là điều không đơn giản, nó nằm trong quan niệm, suy nghĩ và sự am hiểu pháp luật của những cơ quan liên quan và cả những đối tượng có hành vi bạo lực. Một số ý kiến cho rằng, việc xử lý trước pháp luật là quá nặng nề đối với những học sinh gây ra bạo lực, nó gây ảnh hưởng đến tâm lý cho học sinh và có thể sẽ dẫn đến việc các em có những hành động tiêu cực. Nhưng xét cho cùng, mọi người đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, và bản thân những người bị hành hung đang cần được pháp luật bảo vệ. Các hình thức xử lý chưa đủ sức răn đe sẽ khiến tình trạng học sinh đánh nhau ngày càng tiếp diễn, và sẽ có thêm nhiều học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng bạo lực học đường gây ra.

Nhìn từ góc độ văn hoá: Bạo lực trong trường học là một hiện

tượng phản văn hoá, thể hiện lối ứng xử coi thường luật pháp, bỏ qua nội quy trường học, đi ngược lại và làm hoen ố những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp trong xã hội. Những cảnh bạo lực

trong phim ảnh nước ngoài, nhất là trong những trò chơi bạo lực kích dục trên internet đã vô tình chuyển tải đến học trò và kích thích thần kinh những người trẻ tuổi theo khuynh hướng hành động phi văn hoá. Khi học sinh xem những bộ phim, sách báo, website có nội dung “bạo lực” là họ đang chịu ảnh hưởng sự truyền bá về những giá trị văn hoá ứng xử thiếu tính nhân văn. Những hành vi như vậy chính là sự pha tạp văn hoá hành xử kiểu côn đồ, băng đảng vốn đang ngày càng gia tăng và bất chấp luật pháp.

Nhìn từ góc độ đạo đức: Bạo lực là hành vi ngược đãi về thân thể,

lời nói và tình cảm, gây hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần. Lý do dẫn đến những vụ bạo lực của học sinh rất khó lý giải: "thấy ghét nên đánh", "vì nhìn đểu", "ghen tuông"… và đánh nhau không chỉ đơn giản là để giải quyết mâu thuẫn mà còn để "ra oai" với bạn bè. Thực trạng đạo đức, lối sống của một số bộ phận học sinh hiện nay đã và đang xuống cấp, nạn bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến và đang trở thành một vấn nạn cần được ngăn chặn kịp thời. Bạo lực trong trường học diễn ra trong mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh. Bên cạnh đó, không chỉ có nam sinh dùng bạo lực với nhau, mà nhiều nữ sinh cũng rất hung hãn. Vì vậy, bạo lực diễn ra trong môi trường này với những biểu hiện mới, tăng tính phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến lối sống, đạo đức của học sinh trong nhà trường.

Từ góc độ giáo dục: Hiện tượng bạo lực trong trường học đã phản

ánh kết quả giáo dục không như mong muốn, là thước đo gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lượng đi ngược với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống theo chuẩn mực văn

hoá. Môi trường giáo dục tuy không phải là nguyên nhân chính làm cho tình trạng bạo lực học đường gia tăng nhưng nó phải chịu trách nhiệm trước thực trạng học trò “áo trắng” có “hành vi đen”.

Có thể nói “bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, khủng bố người khác (thường xảy ra giữa học sinh với nhau, giữa thầy với trò hoặc ngược lại), để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong. Bạo lực học đường còn gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục”.

1.1.3.3 Khái niệm báo chí và báo điện tử.

Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và "chí" - giấy). Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng và có những loại báo chí sau:

 Báo viết: Là thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất với hình thức thể hiện trên giấy, có hình ảnh minh họa. Ưu điểm: tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu. Nhược điểm: thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém.

 Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng ngôn ngữ. Ưu điểm: thông tin nhanh. Nhược điểm: không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có hình ảnh minh họa.

 Báo hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu

hình (television). Ưu điểm: thông tin nhanh, dễ hiểu. Nhược điểm: khả năng tương tác hai chiều chưa cao.

 Báo điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip). Ưu điểm: thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao. Nhược điểm: tính phổ cập kém.

Báo chí và tuyên truyền hay còn nói cách khác là một dịch vụ quảng cáo truyền thống. Báo chí có sức mạnh rất to lớn, nó có thể tuyên truyền, phản ánh, đánh giá rất nhiều vấn đề xã hội.

Báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp cận không giống nhau trong các xã hôi có thể chế chính trị khác nhau.

Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống: Khi nhìn nhận xã

hội như một hệ thống trong tổng thể đang vận hành, báo chí cần được tiếp cận từ quan điểm hệ thống và nhìn nhận báo chí như một tiểu hệ thống cấu thành hệ thống xã hội nói chung, trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành và chịu sự chi phối của hệ thống lớn cũng như sự tác động của các tiểu hệ thống (hệ thống con).

Từ góc độ lãnh đạo quản lý, tiếp cận từ quan điểm hệ thống, có thể nêu

ra khái niệm báo chí bao gồm các thành tố và mối quan hê giữa các thành tố ấy như sau:

Hình 1.1. Mô hình báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống [7].

Mô hình khái niệm báo chí nhìn từ quan điểm hệ thống có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng, việc nhìn nhận này cần được nhận thức đúng và vận dụng hiệu quả.

Quản lý báo chí có thể phân chia thành hai cấp độ: quản lý vi mô và

quản lý vĩ mô. Quản lý vi mô là quản lý tòa soạn báo (quản trị tòa soạn báo) và quản lý vĩ mô là quản lý nhà nước về báo chí.

Tất cả các cấp độ quản lý trên đây đều phải dựa trên những quan điểm, nguyên tắc nhất định. Quản lý báo chí ở nước ta đều phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng. Do đó, viêc nắm vững, quán triệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về báo chí và quản lý nhà nước về báo chí là một yêu cầu có ý nghĩa cơ bản và cấp thiết.

Báo điện tử hay báo mạng là loại báo được xuất bản bởi tòa soạn điện tử mà người đọc có thể truy cập bằng máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng... khi có kết nối internet. Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử được

Thực tiễn kinh tế - xã hội Quyền lực chính trị tối cao Cơ quan sáng lập (Chủ quản) Nhà báo -chủ thế trực tiếp Sản phẩm báo chí Kênh phát hành Công chúng xã hội Tổ chức kinh tế- xã hội

cập nhật thường xuyên và thông tin có được từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật. Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng, không phụ thuộc vào không gian, thời gian và khoảng cách địa lý. Sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và có ảnh hưởng đến các loại hình báo chí khác. Loại hình báo này giúp người đọc tìm kiếm tin tức theo cách hoàn toàn mới, mỗi mẩu tin được hiển thị kèm với các nguồn tin khác nhau. Ở nước ta hiện nay, số tin tức trong ngày được cập nhật càng lớn do sự phát triển của các trang báo điện tử trong nước.

Một phần của tài liệu Bạo lực học đường qua báo chí (Trang 27)