Lịch sử vấn đề nghiên cứu và đóng góp của luận văn

Một phần của tài liệu Bạo lực học đường qua báo chí (Trang 34)

Hiện tượng học sinh có hành vi bạo lực đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học xã hội trên thế giới. Đã có những báo cáo cho thấy, tình trạng bạo lực tăng cao do thanh thiếu niên trẻ tuổi gây ra. Curwin và Mendler (1997) cho rằng "trẻ em ngày càng hiếu chiến, ở lứa tuổi càng trẻ thì càng phá phách hơn, điều này dẫn đến việc, ở độ tuổi thanh thiếu niên, trẻ em sẽ có xu hướng bạo lực hơn". Bản báo cáo nghiên cứu của Curwin và Mendler cũng đưa ra gợi ý rằng, độ tuổi có nguy cơ cao nhất để bắt đầu có những hành vi bạo lực nghiêm trọng là từ 15 đến 16 tuổi, và sau độ tuổi 17 thì những người tham gia vào những hành vi bạo lực này giảm xuống đáng kể [33, pg 11-15]. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những người trẻ tuổi là nạn nhân của tội phạm bạo lực cao gấp 4,5 lần so với những người trưởng thành (Elliot, Hamburg & Williams, 1998) [35].

Năm 2008, một nghiên cứu về “Bạo lực nữ sinh: Xu hướng và bối

cảnh” (Violence by Teenage: Trends and Context) ở Mỹ do J. Robert Flores

Kỳ đã khắc họa một bức tranh tổng quát về hiện tượng bạo lực trong lứa tuổi thanh thiếu niên của những học sinh nữ ở Mỹ. Trong đó, nghiên cứu khẳng định rằng "Hiện tượng bắt nạt trong học đường có sự khác nhau về giới tính. Học sinh nam có nhiều khả năng là thủ phạm hoặc là nạn nhân của việc bắt nạt trực tiếp, hoặc những hành vi bạo lực thể chất, ngôn từ hay cử chỉ bạo lực. Ngược lại, học sinh nữ thường là thủ phạm hoặc là nạn nhân của việc bắt nạt gián tiếp, hoặc những mối quan hệ mang tính gây hấn, chẳng hạn như là việc loan truyền tin đồn. Thêm vào đó, học sinh nam thường xuyên là thủ phạm gây ra các hành vi bắt nạt hơn, trong đó học sinh nữ là nạn nhân (Olweus, 1993 [38]; Isernhagen Harris, 2003 [36]).

Nghiên cứu của Bellon Jean-Pierre, Gardette Bertrand năm 2010 về “Vai trò của sự đồng đẳng trong bạo lực học đường” đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bạo lực trong trường học như sau "Trước hết, sự bạo hành trong học đường là khi những hành động tiêu cực được thực hiện một cách lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Nó có thể làm cho cuộc sống của nạn nhân trở nên khó chịu, đơn giản vì nạn nhân đó bị chế diễu ở tất cả các ngày trong tuần".

Trong nghiên cứu của Bellon Jean-Pierre, Gardette Bertrand nêu rõ "Đặc tính đầu tiên của nạn bạo hành trong học đường, đó là sự lặp lại và thời gian kéo dài của nó". Các tác giả không chắc chắn về thời gian chính xác mà kể từ đó, một học sinh được xem như là nạn nhân của nạn bạo hành học đường. Dường như rất khó khăn để chấm dứt cuộc tranh luận này và chỉ ra một cách chính xác mốc thời gian mà kể từ đó nạn bạo hành học đường bắt đầu. Về phần mình, trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra những hành động quấy rối có thể lan rộng ra bằng cách lặp đi, lặp lại trong ít nhất một năm học. Đặc điểm thứ hai của nạn bạo hành trong trường học là sự mất cân bằng sức mạnh. Dal Olweus quan sát thấy rằng “một học sinh được đặt dưới

các hành động tiêu cực thường rất khó khăn trong việc tự bảo vệ mình và cảm thấy bất lực trong việc đối mặt với các học sinh hoặc nhóm học sinh bắt nạt mình. Vì vậy phần lớn các cuộc cãi lộn và tất cả các hành động bạo lực chống đối nhau giữa các cá nhân hoặc các nhóm quyền lực cũng được xem như một dạng của bạo hành học đường; các hành động ít nhẫn tâm hơn như sự tẩy chay hoặc cô lập xã hội cũng được xem như một phần tương đối rõ ràng của nạn bạo hành học đường. Những kiểu bạo hành trên được thể hiện bằng các hành động như xâm phạm về thể xác (đánh đập) hoặc lời nói (những biệt danh, sự chế diễu, sự chửi mắng) hay những hành động có tính chất tiêu cực hơn (những tin đồn, sự cô lập nạn nhân). Đặc điểm thứ ba của bạo lực trong học đường là sự cố tình tấn công nạn nhân. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện quan sát đối với những học sinh là nạn nhân và cả những học sinh là chủ thể gây ra bạo lực học đường. Họ thấy rằng, những người gây ra hành vi bạo lực thường biết chính xác chúng đang có hành động bạo lực với người khác và tiếp tục lặp lại hành động đó.

Như vậy, không chỉ ở Việt Nam, bạo lực học đường trên thế giới cũng phát triển rất nhanh. Những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào độ tuổi bắt đầu có hành vi bạo lực và hành vi ấy ngày càng nghiêm trọng và hung hãn hơn. Bạo lực không chỉ xảy ra ở nam sinh mà nữ sinh cũng là chủ thể của những hành vi bạo lực trong trường học.

Vấn đề bạo lực học đường đã được nhiều nhà khoa học xã hội ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây.

Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Thắm và Tô Gia Kiên với đề tài “Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường tại trường Trung học cơ sở Lê Lai, quận 8,

thành phố Hồ Chí Minh” (2009). Nghiên cứu này đã sử dụng các phương

học sinh có hành vi bạo lực, thầy cô và phụ huynh học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh có hành vi bạo lực luôn muốn chứng tỏ mình và đây cũng là những học sinh thường xuyên bị cha mẹ quát mắng, đánh đập mỗi khi các em phạm sai lầm. Đặc biệt hơn, chính ba mẹ là người ủng hộ các em thực hiện hành vi bạo lực khi bị người khác xúc phạm. Nghiên cứu này cũng chỉ ra, nhà trường đã chưa tổ chức được chương trình phòng chống bạo lực học đường và không đồng nhất trong cách xử lý các hành vi sai phạm của các em, đôi khi chính các thày cô cũng có hành vi bạo lực đối với các em.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khắc phục hiện tượng bạo lực trong

trường trung học phổ thông ở Thái Bình” (2010) với phương pháp thu thập

thông tin chủ yếu là điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, hiện tượng bạo lực trong các trường phổ thông ở Thái Bình không chỉ gia tăng về số vụ mà nó còn có những biểu hiện phức tạp và nguy hiểm về tính chất. Bạo lực diễn ra giữa các học sinh với nhau, giáo viên với học sinh, phụ huynh với học sinh và phụ huynh với giáo viên. Đặc biệt, hiện tượng nữ sinh đánh nhau trong trường phổ thông ở Thái Bình đã xuất hiện ngày càng nhiều và phần lớn các vụ này do liên quan đến tình yêu nam nữ. Hiện tượng bạo lực đã để lại hậu quả nặng nề về thể xác và tinh thần cho học sinh trong nhà trường, thậm chí một số vụ bạo lực đã gây ảnh hưởng đến tính mạng của một số em học sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến kỷ cương và sự an toàn của môi trường giáo dục. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra, hiện tượng bạo lực trong học sinh phổ thông ở Thái Bình hiện nay rất đáng lo ngại và cần những biện pháp ngăn chặn kịp thời và hiệu quả.

Ngoài ra, nhận thức của những cơ quan hữu quan trong các trường phổ thông ở Thái Bình về vấn đề bạo lực học đường còn thiếu sự thống nhất và chưa được đề cao. Có một bộ phận không nhỏ giáo viên và phụ huynh học

sinh vẫn coi bạo lực là một phương pháp giáo dục, coi một số hành vi bạo lực của học sinh (nhất là các hành vi không gây thương tích) như là một phần tất yếu đi cùng với tuổi học trò nên không quan tâm đúng mức tới các hành vi này.

Những nguyên nhân được đưa ra trong nghiên cứu này bao gồm: (i) từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo, khả năng kiềm chế không cao và dễ có những phản ứng nông nổi; (ii) từ môi trường xã hội bên ngoài như tác động của phim ảnh, game online hoặc truyện tranh mang tính chất bạo lực; (iii) do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của của những người thân trong gia đình, các thầy cô trong nhà trường; (iv) công tác quản lý và giáo dục học sinh của các nhà trường chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, trách nhiệm của thầy cô đối với công tác quản lý và giáo dục học sinh chưa cao; và (v) công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức trong xã hội với cơ quan chức năng trong việc giáo dục và xử lý học sinh có hành vi bạo lực chưa thường xuyên, ở một số nhà trường, sự phối hợp chỉ mang tính chất hành chính hoặc giải quyết theo hướng đơn giản hóa những vụ bạo lực đã xảy ra.

Một cuộc khảo sát do Khoa Xã hội học, trường ĐHKH XH & NV

(ĐHQG HN) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống

Đa - Hà Nội về tình trạng bạo lực nữ sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có

96,7% số học sinh được hỏi đã cho biết, ở trường các em đã có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên. Có 64% các em nữ được hỏi đã thừa nhận mình có đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết lần đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học.

Việc nữ sinh đánh nhau đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh. Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30,7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận được”.

Trong số các nữ sinh đã từng có hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần 1/4 số người được hỏi cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì. Nghiên cứu cũng chỉ ra những lý do rất đơn giản và có phần ngây thơ đã làm nảy sinh bạo lực như: không ưa thì đánh; bị khiêu khích nên đánh; đánh vì lí do tình cảm; người khác nhờ đánh và không lý do gì cũng đánh. Việc gây ra bạo lực không dừng lại ở mức cá nhân mà có sự lôi kéo các thành viên trong nhóm với nhau (đánh hội đồng) hoặc đứng ngoài cổ vũ. Các phương tiện sử dụng khi đánh nhau giữa các nữ sinh chủ yếu là túm tóc, cào cấu, xé áo, lăng nhục và ghi hình vụ hành hung sau đó đưa lên mạng Internet... Ngoài ra cũng có một số học sinh sử dụng dép, guốc, gậy, gạch đá và thậm chí là dao lam. Từ kết quả nghiên cứu đã nêu ra mức độ báo động về tình trạng bạo lực học đường của nữ sinh trong các nhà trường hiện nay. Tuy những vụ bạo lực do nữ sinh gây ra thường không để lại hậu quả liên quan đến tính mạng nhưng nó gây ra những tổn thương về mặt tâm lý, tinh thần thường rất nặng nề, tác động mạnh đến nhân phẩm và danh dự của những em học sinh là nạn nhân. Không chỉ dừng lại ở đó, hình thức bạo lực này còn tạo ra những bất ổn về mặt tâm lý cho các bậc phụ huynh có con là nạn nhân bị bạo lực.

Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện cuộc khảo sát tại

10 trường học tại TP. Hồ Chí Minh với 250 phiếu điều tra dành cho học sinh

và 100 phiếu dành cho giáo viên. Kết quả điều tra cho thấy, việc nữ sinh đánh nhau trong khuôn viên trường học đã diễn ra ở mức độ phổ biến. Có 64% học

sinh cho biết, các em đã từng nhìn thấy các nữ sinh đánh nhau trong khuôn viên nhà trường. Hỏi về những nhận xét về hiện tượng học sinh đâm chém, đánh nhau, có 56% giáo viên cho rằng tình trạng bạo lực đang gia tăng và học sinh có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh. Nói về cách xử lý khi nhìn thấy bạo lực, 67% cho rằng các em xông vào ngăn cản hoặc gọi người lớn can thiệp, 2,6% học sinh cho rằng các em đã cổ vũ khi nhìn thấy bạn đánh nhau. Để lý giải cho sự thờ ở của mình, 54% các em giải thích do sợ bị trả thù hoặc “chuyện riêng của ai, người đó tự giải quyết”.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra ý kiến của các thày cô giáo trong việc đề cập nguyên nhân nảy sinh bạo lực học đường. Trong nguyên nhân từ phía gia đình, lý do được nhiều thầy cô chọn là “do cha mẹ bận rộn, không quan tâm dạy dỗ con” (45%). Nguyên nhân từ nhà trường dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăng được nhiều thầy cô chọn lần lượt là: “các môn học giáo dục công dân, đạo đức chưa hiệu quả và không phù hợp” (31%), thiếu hoạt động tư vấn giúp học sinh tháo gỡ vướng mắc tâm lý (17%). Nói về nguyên nhân gia tăng bạo lực học đường từ môi trường xã hội, có 67% giáo viên cho rằng thực trạng này do văn hóa phẩm độc hại, 5% do pháp luật chưa nghiêm và 10% do khuynh hướng giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh đang phổ biến. Các giải pháp được các giáo viên lựa chọn là: cho các em đối thoại với nhau, kỷ luật hoặc giao cho công an xử lý, đổi mới chương trình dạy học các môn giáo dục về đạo đức, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.

Đề tài nghiên cứu: “Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn

Trường Tộ (TP. Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường” (2012) của

HVCH Nguyễn Thị Thuỳ Dung, chuyên ngành Tâm lí học. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

 (i) Hầu hết học sinh đều nhận thức được sự tồn tại của bạo lực học đường, nhưng phần lớn các em vẫn chưa hiểu đúng bản chất của vấn đề này. Qua đó khẳng định, việc tạo ra cách phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh THPT là chuẩn xác và phù hợp với thực tiễn.

 (ii) Đa số học sinh đã nhận biết được nguyên nhân và ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực học đường. Tuy nhiên, quá trình này mới chỉ dừng lại ở các tác động tức thời (những ảnh hưởng trực tiếp của hành vi bạo lực lên nạn nhân bị hứng chị), còn những tác động gián tiếp mang tính hậu quả nghiêm trọng và ảnh ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội thì chưa được nhiều học sinh đánh giá cao.

 (iii) Học sinh chưa có thái độ nhất quán để định hình hành vi cho bản thân trước những tình trạng bạo lực, nhiều em còn tỏ ra thờ ơ và chưa mạnh dạn đứng ra tố cáo hoặc giải quyêt vấn đề một cách trực tiếp.

 (iv) Tại địa bàn nghiên cứu, môi trường và các thiết chế xã hội chưa thực hiện được vai trò của mình trong việc giáo dục, tuyên truyền và tăng cường nhận thức cho học sinh về vấn đề bạo lực học đường. Hơn nữa, gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên chưa phát huy lợi thế của mình trong việc giáo dục học sinh.

Nghiên cứu của Ông Thị Mai Thương, khóa Cao học Xã hội học 2008- 2011 với đề tài Luận văn thạc sỹ “Tác động của các nhóm không chính

thức đến hành vi bạo lực thểchất trong học sinh trung học phổ thông (Nghiên

cứu trường hợp trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, Nghệ An)”

 (i) Đặc điểm xã hội của các nhóm học sinh cá biệt có hành vi đánh nhau. Về hoàn cảnh gia đình, điểm chung nổi bật giữa các học sinh này là bố mẹ dành ít thời gian quan tâm đến tâm lý, tình cảm của

Một phần của tài liệu Bạo lực học đường qua báo chí (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)