1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý thông tin báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước - sử dụng quan hệ công chúng là công cụ quản lý thông tin báo chí

179 834 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 14,74 MB

Nội dung

Sự khai thác thông tin của báo chí đổi với cơ quan nhà nước, một mặt có tác dụng tích cực, giúp nhà nước đưa thông tin đến với người dân, song mặt khác, nếu không được quản lý một cách h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC G IA HÀ NỘI

TRƯNG TÂM HỖ TRỢ NGHIÊN c ứ u CHÂU Á

-(ịỵ> cpl

Đê tài:

QUẢN LÝ THÔNG TIN BÁO GHI TRONG CÁC cơ QUAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC - sử DỤNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

LÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ THÔNG TIN BÁO CHÍ

Chủ nhiệm đề tài: TS Đinh Thị Thuý Hàng

Hà Nội - 2008

Trang 2

M Ở Đ Ầ U 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u 3

3 PHẠM VI NGHIÊN c ứ u 9

4 MỤC TIÊU, NHIỆM v ụ NGHIÊN c ứ u 10

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 11

6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 11

7 KẾT CÁU CỦA ĐỀ TÀI 12

C H Ư Ơ N G 1 C ơ S Ở L Ý L U Ậ N 1.1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 13

1.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước 13

1.1.2 Các yếu tố nguyên tắc và phương pháp quản lý 15

1.1.3 Hệ thong các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam 17

1.1.4 Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động của các cơ quan QLNN 21

12 LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN 1HÔNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 22

1.2.1 Tổ chức, truyền thông và quản lý 23

1.2.2 Các loại hình tổ chức theo cách tiếp cận của lý thuyết hệ thống 27

1.2.3 Truyền thông trong tổ chức 29

1.2.4 Truyền thông và công tác lãnh đạo, quản lý 32

1.3 LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ VÀ QUẢN LÝ BÁO CHÍ 34

1.3.1 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và ảnh hưởng của báo chí 34

1.3.2 Quản lý báo chí 39

1.3.3 Mối quan hệ giữa nhà nước, báo chí và công chúng 42

1.4 LÝ LUẬN VÈ QHCC - CHỨC NĂNG VÀ HIỆU QUẢ THÔNG TIN 54

1.4.1 Quan hệ công chúng là gì? 54

1.4.2 Chức năng của Quan hệ công chúng 58

1.4.3 Quan hệ công chúng chính phủ 64

C H Ư Ơ N G 2 T H ự C T R Ạ N G C Ô N G T Á C Q U Ả N L Ý T H Ô N G T I N B Á O C H Í T Ạ I C Á C C ơ Q U A N Q L N N Ở V I Ệ T N A M 2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý CỦA B ộ MÁY NHÀ NƯỚC ở VIỆT NAM

2.2 NHỮNG YÉƯ T ố ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC C ơ QUAN QLNN ở VIỆT NAM 74

2.2.1 Thể chế chính trị 74

2.2.2 Công cuộc đôi mới 74

2.2.3 Sự lãnh đạo của Đảng 75

2.2.4 Những quy định pháp luật của nhà nước 76

2.2.5 Báo chí, truyền thông đại chúng 77

MỤC LỤC

Trang 3

2.2.6 Văn hoá 78

2.2.7 Khoa học kỹ thuật 80

2.2.8 Tình hình trong nước và quốc tế 82

2.3 THƯC TRANG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THÔNG TIN BÁO CHÍ CỦA- , _ ^ 84 CÁC C ơ QUAN QLNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.3.1 Khái quát về nền báo chí Việt Nam 84

2.3.2 Những đặc trưng của nền báo chí Việt Nam hiện nay 93

2.3.3 Những điểm nổi bật của việc sử dụng truyền thông đại chúng của các cơ quan QLNN

2.3.4 Những hạn chế 106

CHƯƠNG 3: ĐÈ XUÁT MÔ HÌNH QUẢN LÝ THÔNG TIN BÁO CHÍ QUA NGHIÊN c ử u CÔNG TÁC THÔNG TIN BÁO CHÍ Ở MỘT SÓ TỎ CHỨC 3.1 NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THÔNG TIN BÁO CHÍ Ở MỘT SỐ C ơ QUAN QLNN Ở VIỆT NAM

3.1.1 Tổng cục Du lịch 112

3.1.2 Tổng cục Thuế 120

3.1.3 Bộ Công thương 126

3.1.4 Bộ Tài chính 7 130

3.1.5 Bộ Ngoại giao 136

3.2 ĐIẾM QUA KINH NGHIỆM s ử DỤNG QHCC ĐẾ QUẢN LÝ THÔNG TIN BÁO CHÍ TẠI MỘT s ố NƯỚC

3.3 NHỮNG GỢI MỞ CHO XÂY DựNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ THÔNG TIN BÁO CHÍ TẠI CÁC c ơ QUAN QLNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.3.1 Quan điểm chính quyền là doanh nghiệp 147

3.3.2 Mô hình PR chính phủ 149

3.3.3 Các kênh thông tin trong các cơ quan Nhà nước 152

3.3.4 Mô hình đề xuất 156

K É T L U Ậ N 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC BẢNG BIẾU

Trang 4

8 VHTT: Văn hoá thông tin

9 UBND: Ưỷ ban nhân dân

Trang 5

CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐÈ TÀI

1- TS Đ inh T h ị T h u ý H ằ n g , chủ nhiệm đề tài

2- TS Nguyễn Thị Hồng Nam, thư ký đề tài

3- ThS Trần Quang Huy, thành viên

4- ThS Vũ T h u H ồ n g , thành viên

5- T hS T rần T h ị H oà, thành viên

6- T hS Đ ỗ T h ị M inh H iền, thành viên

7- CN Nguyễn Thị M in h Hiền, thành viên

8- C N M ạ c h L ê T h u , thành viên

9- CN Phạm Thị Hồng Phưong, thành viên

10-CN M a i T h ị Lan PhuoTig, thành viên

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

H ọc viện Báo chí và Tuyên truyên Học viện Báo chí và Tuyên truyên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 6

MỤC LỤC BẢNG BIẺƯ

Bảng 1.3.1.2: Vị trí, chức năng Tổng cục Thuế 120

Bảng 2.3.1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng cục Thuế 121

Bảng 3.3.1.4: Tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính 131

Bảng 4.3.3.2: Mô hình Ban lãnh đạo của 1 tổ chức 151

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 T Í N H C Á P T H I É T C Ủ A Đ È T À I

Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đôi mới và hội nhập quốc tế Bước vào thiên niên kỉ mới, tiến trình cải cách, mở cửa càng được đẩy mạnh với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tô chức thương mại thế giới WTO Những sự kiện này đã dẫn đên những thay đổi cơ bản trong xã hội và nền kinh tế Việt Nam Trong quá trình nô lực đê hòa nhập với sự phát triến chung của thế giới, Việt Nam đã cô găng chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao câp sang cơ chẻ kinh tê thị trường Công cuộc hội nhập và đôi mới cũng thúc đây mạnh mẽ tiên trình dân chủ hóa xã hội Nen kinh tế phát triên, đời sổng vật chât và tinh thân của người dân được cải thiện, giao lưu quôc tê được mờ rộng và tăng cường, trình độ dân trí cũng được nâng cao

Sự phát triên mạnh mẽ của nên kinh tê và nhũng thay đôi cua xã hội cùng với những tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn câu hóa, ảnh hưởng trực tiếp từ những tiên bộ khoa học kỳ thuật, sự ra đời của thị trường chửng khoán, tác động phức tạp của tình hình chính trị - kinh tế quôc tế, v.v đã đặt ra yêu câu đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước Việt Nam phải thay đôi đẻ

có thể điều hành đất nước một cách hiệu quả trong điều kiện mới, với những yêu cầu và nhiệm vụ mới đê đảm bảo sự Dhát triên ôn định và bên vững Hơn lúc nào hết, bộ máy quản lý nhà nước cân phải đóng vai trò quản lý vĩ mô phù hợp

Đê thực hiện vai trò điêu hành toàn bộ nên kinh tê - xã hội, nhà nước cần người dân hiêu và ủng hộ các chính sách của nhà nước Nhà nước cần đưa thông tin về hoạt động của mình đên với người dân Vê phía người dân, nắm được thông tin vê hoạt động của nhà nước là quyền và là nhu cầu chính đáng Với vai trò điêu hành, điêu tiết cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế, với xã hội, có tác động trực tiêp đến mọi lĩnh vực cua đời sống hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước hiện nay là tâm điểm thu hút sự quan tâm theo doi của người dân Người dân được trao quyền, va cỏ nhu cầu theo dõi, năm băt các hoạt độns; cua bộ máy quan lý nhà nước Chính

Trang 8

từ đây làm nảy sinh và phát triển nhu câu thông tin của người dân vê các hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước Bên cạnh đó, hoạt động hội nhập, giao lưu, hợp tác quốc tế cũng đặt ra yêu câu phải trao đổi, chia sẻ thông tin với các đối tác, với bạn bè quốc tế.

Rõ ràng, thông tin về hoạt động của các cơ quan nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đôi với cả nhà nước và nhân dân Thôns, tin vừa là phương tiện điều hành của nhà nước, vừa là phương tiện để người dân theo dõi, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện quyên dân chủ, vừa là công cụ giao lưu, hợp tác

Có thế nói, đổi với các cơ quan quản lý nhà nước, thông tin đã trở thành một loại “tài sản quốc gia” Trên thực tê, hiện nay, nguôn “tài sản quốc gia” này đã và đang được hệ thống báo chí truyền thông triệt đê khai thác, một mặt đê thoả mãn nhu câu thông tin của người dân, mặt khác đáp ứng sự phát triến mạnh mẽ của hệ thống báo chí ở nước ta hiện nay

Sự khai thác thông tin của báo chí đổi với cơ quan nhà nước, một mặt có tác dụng tích cực, giúp nhà nước đưa thông tin đến với người dân, song mặt khác, nếu không được quản lý một cách hợp lý có thế dẫn đến mặt tiêu cực, đặc biệt là khi thông tin mà báo chí đưa không được chính xác, làm lộ bí mật nhà nước có thê gây sự lo lăng trong tâm lý người dân và

dư luận, dẫn đến gây bất ốn trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín, khả năng hoạt động điều hành của hệ thống cơ quan nhà nước Những thông tin về giá cả leo thang, hoạt động của thị trường chứng khoán, chính sách tiền tệ trong giai đoạn từ đầu đến giữa năm 2008 đến nay đã cho thấy khả năng thông tin tác động như thế nào đên tâm lý của người dân, trong khi khả năng quản lý thông tin, điều tiết thông tin, cung cấp thông tin hợp lý của các cơ quan nhà nước nhiều nơi, nhiều lúc chưa đáp ứng nhu cầu thực tế Đơn cử một ví dụ: việc ngân hàng nhà nước cho nâng mức lãi suất cơ bản vào tháng 6 năm 2008 đã gây ra khá nhiều tin đồn thất thiệt, trong khi chính hệ thống ngân hàng lại quá chậm cône, bố thông tin chính thức về việc này để người dân nắm rõ 1

1 T h e o p h ó n g sự của p h ón g viên Trần U y , Đ à i T r u y ề n h ìn h V i ệ t N a m - c h ư ơ n g trình thời sự 1 9 3 0 n«a>

14 tháng 6 năm 2 0 0 8

9

Trang 9

Nguồn tài sản thông tin và quyên lực nhà nước cũng bị thách thức bởi

sự phát triển chóng mặt của Internet và các phương tiện truyên thông mới Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do hóa và trong sự bùng nô của côna nghệ thông tin, Nhà nước không thể độc quyền quyết định nhất là khi một bộ phận của nền kinh tế như thông tin, vốn, công nghệ, thị trường năm trong tay tư nhân Những thực tế phức tạp đã đặt ra một vấn đề là đã đen lúc các

cơ quan nhà nước cần phải đánh giá đúng mức tầm quan trọng của vấn đê thông tin đối với tô chức, và các cơ quan nhà nước cần phải đặt thông tin và quản lý thông tin vào một vị trí xứng đáng trong tô chức của mình Bộ máy nhà nước cần có sự quan tâm đẩu tư đúng mức đến việc quản lý thông tin vê chính bản thân cơ quan nhà nước và hoạt động của mình, đặc biệt là quản lý thông tin với giới báo chí, vì báo chí là phương tiện chủ yếu phổ cập thông tin của nhà nước đến với đông đảo nhân dân

Vấn đê đặt ra là: Ngoài những biện pháp quản lý “cứng” hiện nay như

sử dụng pháp luật, phạt kinh tế, mệnh lệnh, trực tiêp can thiệp vào hoạt độni2, báo chí, còn biện pháp “mềm” mang tính định hướng liệu có thẻ áp dụng cho quản lý thông tin báo chí hay không? Liệu Quan hệ công chúng có thê được

áp dụng như biện pháp mềm để định hướng báo chí không? Các cơ quan quản lý nhà nước nên có chiến lược, phương pháp quản lý thông tin báo chí như thê nào đê đạt hiệu quả, mục tiêu mong muốn, phù hợp với mục tiêu hoạt động của cơ quan, để đón đầu thay vì phải xử lý, đối phó một cách bị động với các tình huống?

Xuất phát từ tình hình phức tạp và yêu cầu hết sức cấp thiết trên của thực tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lỷ tlĩông tin báo chỉ trong các cơ quan quản lý nhà nước - sử dụng quan hệ công chúng lả công cụ quản lỷ thông tin báo chr.

2 TÌNH HÌNH NGHIỀN c ứ u

Là một lĩnh vực còn rất non trẻ ở Việt Nam, cho đến nav, Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) chưa thực sự được tim hiểu sâu sắc thônơ qua một công trình nghiên cứu toàn diện Đa phần các tài liệu về PR hiện có đều là sách dịch của nước ngoài, và sổ lượne đầu sách này cũng không nhiều Được biêt đên nhiều nhất là cuốn “Ọ uans cáo thoai v'ị PR lên ngôi” của hai tác giả người Mỹ AI Ries và Laura Ries Cuốn “Phá vờ bí ân

3

Trang 10

PR” của Frank Jefkins là tài liệu giới thiệu những nét cơ ban, khái quát vê nghề PR Ngoài ra, kiến thức về nghề PR cũng được giới thiệu trong cuôn

“Nghề PR” do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành; cuốn “PR: kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp” của TS Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên) do Nhà xuất bản Alphabook - Lao động Xã hội phát hành năm 2007 Nội dung của các cuốn sách này chủ yếu giới thiệu PR ở góc độ một nghề thực hành với những kinh nghiệm thực tế hoặc kiến thức cơ sở lý luận truyền thông chứ chưa đề cập đến những kinh nghiệm sử dụng PR với vai trò quán lý thông tin, báo chí

Vấn đề sử dụng PR như một công cụ quản lý thông tin, báo chí có được đề cập rải rác ở một số cuốn sách đã xuất bản ở Việt Nam và nước ngoài Tác giả o Siochru đề cập đến quản lý thông tin trong cuốn “Quản lý

Rowman & Littleíìeld Publishers, 2002 Trong công trình này, tác giả đã giải thích khái niệm quản lý truyền thông, tuy nhiên, cách tiếp cận cua tác giả từ góc độ rộng, bao quát việc quản trị truyền thông trên toàn thế giới nói chung, không đi vào một chính phủ cụ thê

Các quan điêm của các học giả nôi tiếng thế giới như Alison Theaker, lan Somerville, Scott Cutlip vê vấn đê quản lý thông tin báo chí trong chính phủ đã được tống hợp trong cuốn UPR-Lỷ luận và ủng dụng'’

(NXB Alphabook và Lao động - Xã hội, 2008) do TS Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên Trong công trình này, các tác giả đã nêu lên những nội dung của quản lý thông tin báo chí, đông thời phân tích môi quan hệ hai mặt giữa báo chí và chính phủ

Vấn đê kỳ năng quan hệ báo chí cũng được đề cập trong cuốn usổ tay

Australia, 2002), “Quan hệ công chúng hiệu quả” của Scott Cutlip (NXB Prentice Hall,2000) Trong những tác phẩm này, các tác giả đã giới thiệu những kỹ năng và bí quyêt đê thiết lập và duy trì nhữns mối quan hệ thuận lợi giữa tổ chức và báo giới Tuy nhiên, những tác phẩm này chỉ dừng lại ở mặt

kỹ năng chứ chưa đê cập đên vân đê chiến lược quan hệ với giới báo chí

Theo nghiên cứu của khoa Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí

và Tuyên truyền năm 2007, quan hệ báo chí là mảng nội dunti vận đụna

Trang 11

Quan hệ công chúng trong thực tế rất phổ biến tại Việt Nam Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới dừng lại ở khía cạnh kĩ năng thực hành, còn quản lý thông tin báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước bằng công cụ quan hệ công chúng thì vẫn là vấn đề khá mới mẻ vê phương diện khoa học.

Nghiên cứu vê quản lý thông tin báo chí tại Việt Nam phần lớn chi tập trung vào góc độ quản lý nhà nước về báo chí, chứ chưa đi vào việc các

cơ quan quản lý nhà nước tự quản lý thông tin báo chí của chính bản thân cơ quan mình như thế nào v ấ n đê về lãnh đạo, quản lý báo chí được đề cập đên

Chính trị quốc gia, 2001) Phó Giáo sư Tấn đã giới thiệu khái quát hệ thông

bộ máy quản lý, lãnh đạo đối với báo chí ở nước ta, bao gồm các hệ thống các cơ quan từ Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin - Truyền thông) đến các Uỷ ban Nhân dân các tỉn h đồng thời nhấn mạnh sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hoạt động báo chí Tuy nhiên, công trình này cũng chi mới đề cập đến việc lãnh đạo hệ thống báo chí toàn quốc nói chung chứ chưa

đề cập đến việc các cơ quan trong bộ máy nhà nước cần phải quản lý thông tin về chính mình như thế nào Cuốn sách cũng đã giới thiệu một số kỹ năng

cơ bản trong việc giao tiêp với báo chí, song vân đê chiến lược quan hệ báo chí của chính phủ chưa được đề cập

v ề vấn đề quản lý báo chí Việt Nam trong tình hình hiện nay, TS.Trần Đăng Tuân, trong bài viêt “Mộ? số vấn để của lãnh đạo, quản lý

20 tháng 6 năm 2008 đã phân tích ba yếu tố khách quan tác động đến báo chí truyền thông ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là: sự phát triển và phân hóa mạnh mẽ của các nhóm lợi ích xã hội, dẫn đến hiện tượng một số nhóm lợi ích tiêu cực sẽ tác động, xâm nhập, lợi dụne, ^ây ảnh hưởng, thậm chí có nguy cơ làm biến tướng hoạt động của báo chí truyền thông; Tiềm lực thực hiện các hoạt động báo chí - truyền thông trone xã hội (khu vực ngoài nhà nước) ngày càng lớn; công nghệ báo chí truyền thông thay đổi tận gổc rễ và có thê vượt qua các phương thức quản lý báo chi - truyền thông truyền thống: xu hướng tích họp truyền thông, báo chí và công nghệ thông tin sẽ làm cho quá trình của nền “truyền thông thứ hai” (báo chí công dân, chủ yếu trên mạng Internet) diền ra nhanh chóng Nen truyền thôna

5

Trang 12

thứ hai này tồn tại song song với nền truyền thông chính thống, nêu không

có giải pháp chủ động chi phối, sử dụng, e rằng sẽ có lúc tác động của nó vượt qua cả nền truyền thông chính thống, và các phương pháp quản lý cũ hâu như có rất ít hiệu quả với nền truyền thông thứ hai

Tiến sĩ Tuấn còn nhấn mạnh nếu nền truyền thông chính thông không thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dân, người ta có khuynh hướng tìm đến nền truyền thông thứ hai, và đây là điều rất nguy hiểm Từ

đó, Tiến sỹ Tuấn nhấn mạnh yêu cầu đặt ra đổi với quản lý truyên thông hiện nay là phải chủ động đón đầu, không nên bị ngập vào xử lý tình huống, và yêu cầu cân đầu tư, quan tâm đúng mức hơn đến việc tăng cường tiềm lực, năng lực của hệ thong báo chí truyền thông hiện có, đê hệ thông này có thê đáp ứng được những thách thức trên mặt trận thông tin Theo ông, tăng cường thực lực của hệ thống báo chí truyên thông nhà nước đê truyền thông nhà nước nhất định đáp ứng được nhu câu thông tin, nhât định chi phối được dư luận

Trong bài viết “Hoạt động báo chí, xuất bản và công tác quan lý

Truyền thông Đỗ Quý Doãn đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 20 tháng 6 năm 2008, ông Đồ Quý Doãn cũng đã nhân mạnh: báo chí nước ta được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khô pháp luật

Trong bài viêt “Quản lý báo chí trong sự nghiệp đôi mới đất nước

đăng trên Tạp chí Cộng Sản điện tử nsày 18 tháng 6 năm 2007, công tác quản lý báo chí được thê hiện ở các phương pháp: hoàn thiện văn bản pháp luật về báo chí, tăng cường công tác thanh, kiêm tra, xử lý sai phạm, biểu dương, khen thưởng, xây dựng quy chê bô nhiệm, miễn nhiệm, kỉ luật cán

bộ lãnh đạo cơ quan báo chí

Vấn đề về quản lý nhà nước ở Việt Nam tronR thời kỳ đôi mới đã được đề cập đến trong cuôn “Quản lý nhà nước trong nén kinh tế thị trường

Trong công trình này, GS Lưưng Xuân Quỳ và các cộno sự đã tìm hiểu vai trò của nhà nước trong nên kinh tế xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh toàn cầu

Trang 13

hóa nền kinh tế thế giới và sự bùng nổ của thông tin Ông đã nhấn mạnh vai trò của nhà nước, song cũng lưu ý đến sự thay đổi trong cách điêu hành của nhà nước Theo ông, nhà nước trong thời toàn câu hóa không còn kha năng kiểm soát và chi phối trực tiếp hầu hết các nguồn lực như trước, và đang đứng trước những thách thức mạnh mẽ, song “vẫn là một công cụ hữii hiệu trong việc điều hóa sự đa dạng của các lợi ích gồm những vẩn đê từ quy chê thị trường và tài chính đến sự an toàn của việc làm, chất lượng môi trường, mạng lưới an sinh xã hội, và đảm bảo sự giải quyết nhưng vẩn đề này sẽ tăng cường sự thịnh vượng công” (Lương Xuân Quỳ trích dẫn Pitman Potter,

2006, tr.35)

Giáo sư Quỳ khăng định nhà nước trong khuynh hướng toàn câu hóa đang phải chuyên đôi dân cách thức quản lý từ quan liêu mệnh lệnh, trực tiêp can thiệp vào các hoạt động kinh tê sang điêu tiêt có định huớng dựa trên CO'

sở của khuôn khô pháp lý ngày càng được hoàn thiện hơn Tác phâm này cũng đã mô tả tô chức bộ máy quản lý nhà nước Việt Nam và những điêu chỉnh đôi với bộ máy này trong thời kỳ đôi mới Tuy nhiên, công trình này tập trung chủ yêu vào vấn đê quản lý nhà nước vê kinh tê, vấn đê quản lý nhà nước nói chung được đề cập một cách sơ lược, v ấ n đê quản lý thông tin chưa được đề cập sâu sắc

Công cụ quan hệ công chúng sử dụng trong chính phủ đă được tìm hiểu trong cuốn “Quan hệ công chúng - lý luận và ứng dụng” do TS Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên Trong nghiên cứu này, tiên sĩ Thuý Hăng và các cộng sự đã phác thảo về cơ bản Quan hệ công chúng như là một ngành, một nghề chuyên môn, giải thích rõ Quan hệ công chúng là gì, nhừng nội dung

cơ bản của nó, những công cụ thực hành Quan hệ côns; chúna cơ ban và khả năng ứng dụng của nó Đặc biệt, nghiên cứu này đã đê cập đến lĩnh vực Quan hệ công chúng trong chính phủ, trong đó đã sơ bộ giải thích khái niệm quản lý thông tin trong chính phủ, và khăng định tâm quan trọng, vai trò của Quan hệ công chúng trong việc nâng cao tính hiệu qua trons những hoạt động của chính phủ Tuy nhiên, đây mới chi là những kiến thức nền tảng ban đầu về quản lý thông tin chính phủ, chưa đi sâu vào tình hình cụ thề của các cơ quan nhà nước Việt Nam t r o n ơ moi quan hệ với nên báo chí Việt Nam vốn đang phát triển sinh độns, đặc sắc và cũng khá phức tạp

7

Trang 14

Hơn nữa, đề tài cũng chưa đưa ra một mô hình quản lý thông tin có kha năng ứng dụng cho các cơ quan nhà nước tại Việt Nam.

Công trình nghiên cứu “Quan hệ công chúng: lỷ luận và thực tiên ”

do Khoa Quan hệ công chúng - Quảng cáo, Học viện Báo chí Tuyên truyên thực hiện năm 2007 cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên vê Quan hệ công chúng ở Việt Nam Công trình nghiên cứu này cho thấy ngành Quan

hệ công chúng ở Việt Nam hiện nay còn rất non, trẻ, chỉ mới được ứng dụng chủ yếu trong doanh nghiệp Việc đào tạo Quan hệ cône, chúng chuyên nghiệp chỉ mới bắt đầu nên lực lượng làm Quan hệ công chúng còn mỏng, yếu vê kiến thức chuyên môn Quan hệ công chúnơ ờ nước ta chủ yếu tập trung ở mảng quan hệ báo chí, song lại thiếu về mặt điêu hành tư vấn chiến lược Khúc mẳc nhất trong quan hệ với báo chí là vân đê được giới Quan hệ công chúng Việt Nam quan tâm nhất

Tóm lại, các công trình viết về Quan hệ công chúng bằng tiếng Việt (phần lớn là sách dịch) chỉ đê cập nhiêu đên mảng ứng dụng Ọuan hệ công chúng trong doanh nghiệp chứ chưa đê cập sâu đên ứne, dụng Quan hệ công chúng trong các cơ quan nhà nước, v ấn đề quan hệ báo chí cũng chi được đề cập ở góc độ kỹ năng quan hệ báo chí chứ chưa đưa tầm nhìn lên mức độ rộng của việc quản lý thông tin với việc xây dựng chiến lược thông tin phù hợp với quy mô, tâm vóc, nhiệm vụ, sứ mệnh của các cơ quan nhà nước

Mặc dù vấn đê quản lý báo chí đã được các học giả nước ngoài đề cập, giải thích, song vận dụng nó vào điêu kiện cụ thê của nước ta thì hiện vẫn còn là vấn đề mới Các chuyên gia phương Tây nghiên cứu về báo chí

và truyền thông cũng đã phân tích môi quan hệ giữa báo chí và chính phủ, nhưng đó là phân tích dựa trên bôi cảnh các nước tư bản tự do phuơng Tây, còn nghiên cứu khoa học vê quan hệ báo chí - chính phủ ở Việt Nam thì hầu như chưa được thực hiện

ơ Việt Nam, các nghiên cứu vê quản lý báo chí cho đến nay mới chỉ dừng lại ở oóc độ tìm hiêu vê sự quản lý mang tính lãnh đạo cua nha nước đối với hệ thông báo chí truyên thôna (ví dụ, Bộ Thône tin và Truyền thông auản lý hệ thông báo chí như thế nào?), chứ chưa đi sâu vào tim hiểu bản tnan các CƯ quan nhà nước cân quản lý thỏna tin về hoạt độno của mình như thê nào (ví dụ: Bộ Công Thương quản lý thông tin vê hoat đônu

Trang 15

đàm phán với chính phủ các nước như thế nào, Ngân hàng nhà nước quàn

lý thông tin về việc đưa ra các quyết định tiên tệ mới như thê n à o )• Còn các nghiên cứu về quan hệ báo chí - chính phủ chỉ dừng lại ở góc độ kỳ năng hơn là phân tích bản chất và đưa ra chiên lược phù họp

Các nghiên cứu đã khẳng định khung hoạt động của báo chí Việt Nam được xác định là dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong sự quản lý của nhà nước và khuôn khổ pháp luật Báo chí nước ta đang phát triên mạnh mẽ và đang chịu sự tác động của cơ chế thị trường, đang đứng trước thách thức bị chi phổi bởi các nhóm lợi ích khác nhau Báo chí truyên thông chính thông cần lớn mạnh để khăng định sự tồn tại và uy tín bên cạnh dòng báo chí công dân - nền “truyền thông thứ hai” có khả năng thách thức và lôi cuôn sự chú

ý, ủng hộ của dư luận, do đó nền truyền thông chính thống cân chủ động sử dụng, chi phối nền truyền thông thứ hai này đê làm chủ dư luận Các nghiên cứu cũng cho thấy những phương thức quản lý báo chí truyền thông (luật báo chí, thanh kiếm tra, biêu dương, xử phạt, công tác cán b ộ ) đã khôna còn đủ khả năng chi phổi được nền báo chí truyên thông hiện đại đã và đang trải qua nhữne; thay đổi mang tính cách mạng như hiện nay

3 PHẠM VI NGHIÊN c ử u

Do điều kiện hạn chế về thời gian, nghiên cứu của chúng tôi chỉ đi sâu trả lời các câu hỏi sau:

- Đặc điểm của nền báo chí Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Hệ thống bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay có những điểm nào đáng chú ý?

- Mối quan hệ báo chí - nhà nước ở Việt Nam hiện nay ra sao?

- Quan hệ công chúng là gì? Vì sao Quan hệ cône chúng có thê được sử dụng đê quản lý báo chí?

- Thực trạng công tác quản lý thông tin báo chí, quan hệ báo chí ở các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam hiện nay ra sao?

- Giải pháp cho tình trạng nàv có thê là gì?

9

Trang 16

- Phần nghiên cứu thực tiễn: Những nghiên cứu tình huông giới thiệu thực tiễn truyền thông của nước ngoài; Khảo sát thực tê hoạt động quản lý thông tin của 5 bộ, tổng cục quản lý nhà nước ở Việt Nam.

- v ề mặt ngôn ngữ: Từ PR là từ viết tắt của từ tiếng Anh Public Relations đã được các nhà hoạt động thực tiễn trong ngành nơhề này châp nhận Public Relations được dịch ra tiếng Việt là Quan hệ công chúng, viết tắt là QHCC Trong nghiên cứu này, các cách gọi PR, quan hệ côns; chúng, hay QHCC đều được hiểu như nhau

4 M Ụ C TIÊU , N H IỆ M v ụ N G H IÊN c ử u

Đe tài này nhằm tìm hiêu thực trạng tình hình quản lý thônơ tin báo chí của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam hiện nay, đánh giá hiệu quả của các phương pháp quản lý thông tin đang được áp dụng hiện nay tại các cơ quan nhà nước, chứng minh và đề xuất khả năng ứng dụng một phương pháp quản lý thông tin mới có khả năng đem lại hiệu quả cao: phương pháp sử dụng quan hệ công chúng

N h iệ m vụ:

- Tố chức các cuộc thảo luận chọn đê tài và câu hỏi nghiên cứu ban đầu

- Nghiên cứu tài liệu trong nước và quôc tê

- Dịch tài liệu

- Thảo luận chuân bị các câu hỏi nghiên cứu, câu hỏi phỏng vấn và hướng dẫn những người tiến hành phỏng vấn

- Tiến h à n h nghiên cún và báo c á o :

+ Thực tê hoạt động quản lý thông tin của một sô bộ, tông cục

+ Đánh giá các kêt quả nghiên cứu

- Trên cơ sở phân tích những thời cơ và thách thức đôi với việc quan lý thông tin báo chí của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay, đề xuất những giải pháp và mô hình quản lý cho các cơ quan nhà nước

10

Trang 17

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

Với tình hình quan hệ báo chí là vấn đê khó khăn và phức tạp, liệu các cơ quan nhà nước nên có đối sách như thế nào để xử lý môi quan hệ đó? Đê tìm câu trả lời cho những vấn đê này, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phương pháp kết họp:

- Nghiên cứu tài liệu báo chí với khảo sát thực tế, trực tiếp quan sát

- Tìm hiêu hoạt động thông tin và phỏng vấn các quan chức, nhân viên nhà nước của một số bộ và tống cục về hoạt động thông tin truyền thông, quan hệ báo chí ở những cơ quan này

- Khảo sát, tham khảo kinh nghiệm của một sổ nước, tổ chức quốc tế đã thành công trong việc sử dụng quan hệ công chúng đê quản lý thông tin báo chí

- Nghiên cứu, phân tích, tống hợp và đánh giá các lý luận quản lý truyền thông đã được giới thiệu trên thế giới và ở Việt Nam

- Ke thừa có chọn lọc các tài liệu có liên quan, đặc biệt là tư liệu của những quốc gia có ngành quan hệ công chúng phát triển

- Phương pháp phỏng vấn sâu: tô chức những chuyến đi khảo sát thực địa tới một sô bộ, tông cục quản lý nhà nước, phỏng vấn sâu đối với những người đang hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến phòng thông tin báo chí, quan hệ công chúng cả ở trong nước

- Phương pháp toạ đàm

- Quan sát hoặc quan sát tham gia kết hợp với nghiên cứu tình huống

- Ket hợp với các phương pháp lôgíc, lịch sử, hệ thống và so sánh

- Phân tích và tông hợp các dừ liệu thu được từ các phương pháp nói trên

6 Ý N G H Ĩ A T H Ụ C T I Ẻ N C Ủ A Đ È T À I

Ket quả nghiên cứu cho thấy: trong điều kiện đất nước Việt Nam đang đây mạnh đôi mới, hội nhập, nên báo chí truyền thôno đang phát triển mạnh mẽ, công tác cung câp thông tin báo chí tại các cơ quan quan lý nhà nước Việt Nam hiện nay đã có những cải thiện, song yêu cầu về công khai minh bạch thông tin cua người dân còn chưa được đáp ứng đầy đu việc

Trang 18

quản lý thông tin chủ yếu còn dựa vào pháp luật, còn manh mủn, mang tính đối phó, vụ việc, chưa nhận được đầy đủ sự quan tâm cân thiêt, thiêu chiên lược, thiếu tính chuyên nghiệp Mối quan hệ giữa nhà nước báo chí đã chuyển từ quan hệ hỗ trợ, công cụ đơn thuần sang quan hệ hai mặt, vừa hô trợ, vừa đấu tranh đối kháng Tình trạng thông tin báo chí về hoạt động cua

cơ quan nhà nước được đưa một cách thiếu chính xác, hoặc đưa không kịp thời gây ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của người dân

Nghiên cứu cũng đã chứng minh tính cần thiết và hữu ích của Quan

hệ công chúng như là một công cụ để quản lý thông tin báo chí tại Việt Nam, đồng thời đê xuất một mô hình quản lý báo chí bằng Quan hệ công chúng áp dụng cho các cơ quan nhà nước tại Việt Nam

Những người thực hiện đê tài hy vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo đôi với những người lãnh đạo các cơ quan nhà nước, đê gợi ý vê sự thay đôi nên có đôi với công tác quản lý thông tin báo chí ờ những cơ quan này Nghiên cứu này cũng có thê được sử dụng như là nguôn tài liệu tham khảo đối với những người đang học tập, nghiên cứu hoặc có quan tâm đến các lĩnh vực như báo chí, quan hệ công chúng, quản lý nhà n ư ớ c

C h ư ơ n g 2: T h ự c t r ạ n g c ô n g t á c q u ả n lý t h ô n g tin b á o c h í tại c á c c o

quan quản lý nhà nưó'c ở Việt Nam: Giới thiệu các kêt quả khảo sát thực tế

về thực trạng quản lý thông tin báo chí ở các cơ quan nhà nước Việt Nam

Trang 19

vụ những nhu cầu thiết yếu của đời sống cộng đồng”2

Bộ máy nhà nước: có thể được hiểu như là một tông thê các CO' quan trong cơ cấu tổ chức nhà nước Bộ máy nhà nước bao gôm cả 3 loại tô chức được phân công theo 3 quyền: Lập pháp (Quôc hội), Hành pháp (Chính phủ), Tư pháp (Tòa án)

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ chủ yếu

đê thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyên cúa dân, do dân, vì dân, theo đó, “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật Mọi

cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ châp hành Hiến pháp và pháp luật”

• Q u ản lý nhà nước

Khái niệm quản lý trong hoạt động kinh tê, xã hội có nhiêu nghĩa khác nhau, do đó các định nghĩa được đưa ra khác nhau tùy theo quan điểm cũng như cách tiêp cận của người nghiên cứu Có quan niệm cho răng quan

lý là các loại hoạt độns, được thực hiện nhăm bảo đảm sự hoàn thành côna việc thông qua những nô lực của người khác Quan niệm khác coi quan lý

2 P G S T S T rầ n N g ọ c Đ ư ờ n g (chủ biên), Lý luận ch u n g về n h à nước và p h áp luật, tập 1, N h a xuất bàn

C hính trị Q u ố c gia, 1999, tr.52

13

Trang 20

là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức Cũng có ý kiến cho rằng, quản lý là một hoạt động thiết yếu bảo đảm phối họp những nồ lực cá nhân nhàm đạt được các mục đích của nhóm Theo Các Mác, bất kỳ một lao động xã hội nào hay cộng đồng nào được tiến hành trên quy mô tương đối lớn cũng đều cần sự quản lý, nó xác lập mối quan hệ hài hòa giữa các công việc riêng rẽ và thực hiện các chức năng chung nhất xuất phát từ sự vận động của tímg bộ phận độc lập của toàn bộ cơ cấu sản xuất (khác với sự vận động của từng bộ phận độc lập trong nên sản xuất ấy) Ví dụ như một nghệ sĩ chơi đàn chỉ phải điều khiến có chính mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng.

Xuất phát từ luận điêm đó, quan niệm chung về quản lý là sự tác động

có định hướng bât kỳ lên một hệ thống nào đó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định Nói cách khác, quản lý chính là sự tác động, chỉ huy, điều khiến, hướng dẫn các qúa trình xã hội và hành vi hoạt động của con người làm cho chúng vận động phát triên phù họp với quy luật, đạt tới mục đích và theo ý chí của người quản lý hay là sự tác động cùa chú thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường

Như vậy, quản lý nhà nước ở Việt Nam có thê hiếu là trên cơ sở quán triệt chủ trương, đường lôi chính sách của Đảng, nhà nước xây dựng bộ máy, xây dựng các chính sách, cơ chế quản lý, qui chê làm việc, qui chế tổ chức để điều hành xã hội nhằm bảo đảm sự ôn định và phát triến của đất nước

• H o ạt động quản lý của nhà nưóc

Hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) có thê hiêu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, QLNN là toàn bộ hoạt độn? của bộ máy nhà nước từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp đên hoạt động tư pháp Theo nghĩa hẹp, hoạt động QLNN được hiêu là việc thực hiện các hoạt động chấp hành và điêu hành của nhà nước (hay còn gọi là hoạt động quản

lý hành chính nhà nước theo ý nghĩa vốn có của nó) chủ yểu được thực hiện bởi hệ thống CO' quan hành chính nhà nước, đírne đầu là chính phủ Nội dung của hoạt động QLNN là điêu chỉnh các quá trình, hành vi hoạt đ ậ m của xã hội và con người băng quyên lực nhà nước, được thể hiện bàna các quyết

Trang 21

định của các cơ quan nhà nước dưới hình thức các văn bản ỌPPL (hay còn gọi là văn bản pháp lý).

Nội dung hoạt động quản lý nhà nước bao gồm việc xác định chủ thê quản lý, đối tượng quản lý và các lĩnh vực quản lý Chủ thê quan lý bao gôm Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thê nhân dân, c á c hiệp hội, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; đôi tượng là toàn thể nhân dân; quản lý nhà nước thực hiện trong các lĩnh vực: kinh tê, quôc phòng, văn hoá, khoa học, môi trường, xã hội, an ninh

• C ơ qu an quản lí nhà nưóc

Là bộ phận của bộ máy nhà nước mang quyên lực nhà nước hay được uỷ nhiệm quyền lực nhà nước, có thẩm quyền tương; ứng và những phương tiện cần thiết đế thực hiện chức năng quản lí nhà nước vê một ngành, một lĩnh vực rộng hẹp khác nhau trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng kinh tê và văn hoá - xã hội Căn cứ vào chức năng và phạm vi quyên hạn, CỌQLNN chia thành: cơ quan thâm quyên chung (Chính phủ, uỷ ban nhân dân), cơ quan thâm quyên riêng (bộ, sớ) Còn phân biệt: cơ quan quản lí theo ngành như các bộ, các sở (quán lí sản xuất, thương nghiệp, văn hoá, giáo dục ) và cơ quan quản lí theo lĩnh vực hay gọi là quản lí theo chức năng (quản lí tông hợp, quản lí liên ngành) như Bộ Tài chính, v v Thông thường, các CQQLNN trung ương thực hiện các chức năng định hướng, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triên ngành, lĩnh vực, chính sách, kiêm tra đôi với toàn ngành hay lĩnh vực được phân công; còn chức năng của các CQQLNN địa phương là giải quyết toàn bộ những vấn đề gắn liền với việc tô chức đời sông kinh tê và xã hội trong phạm vi lãnh thô theo chính sách pháp luật của nhà nước, kế hoạch hoá sự phát triển kinh tế của địa phương, quản lí ngân sách địa phương3

1.1.2 C ác yếu tố nguyên tắc và phư ơng ph áp qu ản lý

Quản lý diễn ra nhờ các tín hiệu lưu chuyên ở bên trong và bên ngoài

tổ chức, đó là thông tin Quá trình quản lý là quá trình thu thập và xử lý thông tin của nơười lãnh đạo Quá trình quản lý có thê được xác định như một loạt các hoạt độno định hướng theo mục tiêu, trong đó có các hoạt

3 T h e o h t t p : / / d i c t i o n a r y b a c h k h o a t o a n t h u g o v v n

15

Trang 22

động cơ bản là: xác định mục tiêu, lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu, tô chức và kiểm tra lại việc thực hiện kế hoạch đó Vì vậy có thê nói thôna tin

là nội dung cơ bản của hoạt động quản lý và điều hành Nhiệm vụ quan trọng của quản lý là ra các quyết định Hiệu quả của quản lý phụ thuộc vào chất lượng các quyết định của người quản lý Chất lượng các quyết định phụ thuộc vào sự đầy đủ và chất lượng của các thông tin, các số liệu và dừ kiện được cung cấp Do đó thông tin là yếu tố quan trọng trong bất kỳ quá trình quản lý nào

• C ác yếu tố quản lý

nguôn lực khác trong tô chức và là yểu tố quyết định mọi thành công hay thât bại của tô chức Quản lý ra đời đê điêu hoà hoạt động của các cá nhân khi thực hiện những mục tiêu chung

hành động của môi cá nhân, tô chức cho dù tô chức đó hoạt động trên lĩnh vực nào của nên kinh tê xã hội (quản lý nhà nước, kinh doanh, từ thiện) Chế

độ chính trị quy định mục tiêu của quốc gia, chi phôi đường lối chính sách pháp luật của nhà nước, đây là yếu tố lãnh đạo định hướng cho toàn xã hội

Ỏ Việt Nam, công cụ đê thực hiện quản lý bao gôm: đường lối, chiến lược,

kế hoạch, chương trình do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra; Hiến pháp, các văn bản luật, nghị định do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành; các chính sách do các bộ ban hành Ngoài ra, bộ máy quản lý nhà nước được tổ chức từ TW đến địa phương, các cán bộ, công chức tại các công sơ

là công cụ thực hiện trực tiếp hoạt động quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực Đây chính là yếu tổ tô chức, nền tảng của các hoạt động quản lý

quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhăm đạt mục tiêu định trước Quyền lực bao hàm thâm quyên và uy quyên

cũng giữ vai trò quan trọng đê quá trình quản lý có hiệu quả Đans và Nhà nước Việt Nam trong nhiêu năm liên phát độna phong trào học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

16

Trang 23

Đe quá trình quản lý đạt hiệu quả các nhà quản trị đã đưa ra các nguyên tắc quản lý cơ bản như sau:

+ Nguyên tắc mục tiêu: đây là vân đê cơ bản và cốt lõi nhât của bât

kỳ một tổ chức nào Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ônơ Lê Doãn Hợp đã dành 10 chữ ngan gọn súc tích cho các nội dung chính và cũng là mục tiêu của mảng truyền thông là “cơ chế, chính sách, côns, nghệ, cổt cán, cơ sở”

+ Nguyên tắc thu hút sự tham gia của tập thể tạo nên sự thống nhất ý chí giữa chủ thể và khách thể (người lãnh đạo và cán bộ) cũng là hướng tới mục tiêu chung Muốn đạt được mục tiêu chung không thể khôno quan tâm tới nguyên tắc lợi ích

+ Nguyên tắc hiệu quả phải luôn được coi là chuấn mực của mọi quá trình quản lý Hiệu quả trong quản lý được thê hiện trong tất cả các lĩnh vực quản lý như kinh tế, giáo dục văn hoá, xã hội Khi tiến hành các hoạt động quản lý, các nhà lãnh đạo luôn hướng tới lợi ích của tô chức và công đồng Hiệu quả ở đây có thể xét trên hai phương diện hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

+ Phương pháp quản lý là công cụ chuyến tải cơ chế quản lý đến các đối tượng quản lý khác nhau nhăm tạo nên sự thông nhất trong quá trình thực hiện quản lý Nhờ có phương pháp quản lý mà các hoạt động quản lý được tuân thủ theo các nguyên tăc trong các điều kiện quản lý khác nhau, tạo nên sự thống nhất trong quá trình quản lý Các chuyên gia quản lý đã đưa ra một sổ các phương pháp quản lý như: phương pháp kinh tế, hành chính, giáo dục thuyết phục, hiện thực hoá, chuyên môn hoá, phương pháp quản lý chất lượng toàn bộ

1 1 3 H ệ t h ố n g c á c CO’ q u a n q u ả n lý n h à n ư ó c t ạ i V i ệ t N a m

Nhà nước đại diện quyên làm chủ của nhân dân đông thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng4 Đảng, Nhà nước luôn đề cao vai trò của nhân dân, khăng định Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân

• Các nguyên tắc quản lý

4 Nghị quyết Đại Hội Đ à n g lẩn thứ 10

17

Trang 24

và vì dân, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, cán bộ công chức có nghĩa

Ỏ cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh, huyện và xã) có Hội đông nhân dân do nhân dân bầu ra trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp hợp thành hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ờ Việt Nam

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính phủ gồm có: Thủ tướng chính phủ, các phó thủ tướng, các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đôi với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cá nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phân vốn của nhà nước tại doanh nehiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật Bộ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực bàng pháp luật thông nhất trong cả nước có sự phân trách nhiệm giữa bộ

và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc T \v trên cơ sở phân biệt giữa chức năng quản lý nhà nước của bộ và hoạt động của các tổ chức khác

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ và Bộ trương được xác định trên nguyên tăc phân công hoạt động quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực cụ thể giữa các bộ và các cơ quan ngang bộ Chính phu nhiệm kỳ Ọuốc hội khoá XII (2007) gồm có 18 bộ và 4 cơ quan nsano bộ b^o gồm: Bộ Ọuổc phònơ

Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Bộ Kế

Trang 25

hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng,

Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triến nông thôn, Bộ Y tê, Bộ Lao động - Thươns, binh

và Xã hội, Bộ Tài nguyên, Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 4 cơ quan ngang bộ là ủ y ban dân tộc, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Văn phòng chính phủ

Các bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật Ví dụ: Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam là một bộ mới được Quốc hội khóa 12 (2007) phê chuân thành lập theo đê nghị của Thú tướng Chính phu Nguyễn Tấn Dũng Bộ này được thành lập trên cơ sở Bộ Bưu chính Viễn thông và Cục Báo chí thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin cũ được nhập vào nhau Bộ Thông tin và Truyên thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tân số vô tuyến điện và cơ sơ hạ tầng thông tin quôc gia trong phạm vi cả nước (gọi chung là bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin); quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phân vôn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viền thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật

Chính phủ qui định nhiệm vụ quyền hạn của bộ và các bộ trưởng trên các lĩnh vực: pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kê hoạch; về hợp tác quốc tế; về cải cách hành chính; về quản lý nhà nước các tô chức thực hiện dịch

vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; quản lý nhà nước các tố chức kinh tể tập thê và kinh tê tư nhân; quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tô chức phi Chính phủ thuộc ngành, lĩnh vực hoạt độna trong phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh; vê tô chức bộ máy và cán bộ, côna chức, viên chức nhà n ư ớ c

+ Bộ, cơ quan ngang bộ được chia theo ngành, bộ mang tính tổno hợp, bộ theo lĩnh vực Cơ câu tô chức của bộ bao gôm: vụ, thanh tra bộ, văn phòng bộ; các cục, tông cục (chỉ có ở một sô bộ) và các tô chức sự nghiệp Các cơ quan này giúp bộ trưởng thực hiện chức nãne quan lý nhà nước

19

Trang 26

Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyên hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực và thực hiện một sổ nhiệm vụ, quyền hạn cụ thê vê đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vôn nhà nước theo quy định của pháp luật Cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ hoặc thực hiện một số dịch vụ công có đặc điếm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo; thực hiện một sổ nhiệm vụ, quyền hạn cụ thê vê đại diện chủ sở hữu phân vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật

+ Chính quyên địa phương là khái niệm dùng chung đê chỉ tất cả các

cơ quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương - Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đông nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Ưỷ ban nhân dân) Chính quyên địa phương bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng với 4 phân hệ cơ quan nhà nước toi cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiêm sát nhân dân tôi cao) là cơ quan quyên lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Ưỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân các cấp) và

cơ quan kiêm sát (Viện kiêm sát nhân dân các câp) Theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật Tô chức Hội đông nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 chính quyền địa phương được tô chức ở 3 cấp tương ứng đối với các đơn vị hành chính sau đây: - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) - Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) - Xã, phường, thị trân (gọi chung là câp xã)

+ Chức năng, thâm quyên của HĐND các câp và UBND được qui định theo Luật tô chức HĐND và ƯBND sửa đỏi năm 1994 Các CO' quan chuyên môn thuộc ƯBND các câp là cơ quan tham mưu, 2Ĩúp ủy ban nhân dân cùng câp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ơ địa phương và thực hiện một sô nhiệm vụ, quyên hạn theo sự ủy quyên của UBND cùng cấp và

5 Nghị định s ố 3 0 / 2 0 0 3 / N Đ - C P ngày 0 1 / 4 / 2 0 0 3 của C h ín h p h ủ quv đ ị n h c h ứ c n ã n s n h i ệ m vụ q u y ê n han

và c ơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc C hính phủ

Trang 27

theo qui đinh của pháp luật, góp phần bảo đảm sự thống nhât quản lý của

ngành hoặc lĩnh vực công tác từ TW đen cơ sở

ủ y ban nhân dân do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND,

cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND

cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên

Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân là cơ quan tham

mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà

nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ

quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp

phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ

trung ương đến cơ sở

1 1 4 M ộ t s ố v ấ n đ ề đ ặ t r a t r o n g h o ạ t đ ộ n g c ủ a c á c CO' q u a n

q u ả n lý n h à n ư ớ c

Nghị quyết Đại hội VIII nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp

luật phù hợp với cơ chế mới; cải tiến quy trình xây dựng và ban hành văn bản

pháp luật của Chính phủ, đông thời tiếp tục đây mạnh cải cách thu tục hành

chính, và sắp xếp lại bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, họp

nhất một số cơ quan quản lý chuyên ngành về kinh tế trên cơ sở xác định rõ và

thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành

Đại hội IX (năm 2001) bên cạnh việc khăng định mục tiêu xây dựng

nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện

đại hoá đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng

trong cải cách hành chính thời gian

Mục tiêu chung của Chương trình tông thê cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 là: xây dựng một nên hành chính dân chủ, trong sạch, vũng mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyên xã hội chú nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phâm chât và năng lực đáp ứng yêu câu của công cuộc xây dựng, phát triên đất nước Đến năm 2010,

hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù họp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

21

Trang 28

Bốn nội dung cải cách: cải cách thể chế, cải cách tô chức bộ máy hành chính, đổi mới nâng cao chất lượng công tác cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, v ề nội dung cải cách tô chức bộ máy hành chính, chương trình chỉ rõ các nhiệm vụ quan trọng sau đây:

+ Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các câp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới

+ Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyên địa phương đám nhận để khắc phục những chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ

+ Đen năm 2005, về cơ bản ban hành xong và áp dụng các quy định mới về phân cấp Trưng ương - địa phương, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương, nâng cao thâm quyền và trách nhiệm của chính quyên địa phương, tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm của chính quyên trước nhân dân địa phương Gan phân cấp công việc với phân câp vê tài chính, tô chức và cán bộ

+ Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ

+ Điêu chỉnh cơ câu tô chức bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

+ Cải cách tổ chức bộ máy chính quyên địa phương

+ Cải tiên phương thức quản lý, lê lôi làm việc của cơ quan hành chính các cấp

+ Thực hiện từng bước hiện đại hoá nên hành chính

1.2 LÝ LUẬN VÈ TRU Y ÈN T H Ô N G VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Đê công tác truyên thông trong các cơ quan quản lý nhà nước đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế hiện nay, chúng ta cần hiếu rõ những yêu tô ảnh hưởng đên công tác truyên thông cua những cơ quan này, từ đó có cơ sở đê vạch ra chiên lược truyên thône, phù hợp đối với các cơ quan quản lý nhà nước cua nước ta

Trang 29

Các cơ quan quản lý nhà nước trước nết là các tô chức quyên lực

có trách nhiệm quản lý, điều hành các mặt của đời sổng kinh tế - xã hội.6

Đe hiếu được những yếu tố ảnh hường đến công tác truyền thôna của những cơ quan này, trước hết chúng ta cần tìm hiêu chúns từ góc độ của những to chức hiện đại Tiếp đó, những kiến thức về mối quan hệ giữa truyền thông và quản lý sẽ giúp chúng ta hiêu hơn những yếu tô tác độnơ đên hoạt động truyên thông của những tô chức này

• T r u y ề n t h ô n g v à tổ c h ứ c

Nhiều học giả nghiên cứu về truyền thông như Cutlip (2000); Grunig và Hunt (1984)7 đã dựa vào lý thuyết hệ thống đế giải thích cấu trúc

và hoạt động của các tô chức và môi quan hệ tác động qua lại giữa tô chức

và môi trường Lý thuyêt hệ thông mô tả một tô chức là một hệ thóng các

bộ phận (tiêu hệ thông) có tác động lân nhau và cùng nhau, các tiêu hệ thống này tương tác với môi trường của tô chức Các học giả mô tả hệ thống là một tập hợp các đơn vị tương tác Chúng tôn tại qua thời gian trong một phạm vi đã được xác lập băng cách phản ứng lại và điêu chỉnh đê thích nghi với những áp lực thay đôi từ môi trường nhằm đạt được và duy trì các mục tiêu Một cách cụ thể, tô chức là bộ phận của một hệ thong xã hội bao gồm các cá nhân hoặc các nhóm cá nhân (công chúng), ví dụ như các nhân viên, người hưu trí, nhà cung câp, nhà phân phôi tât cả các cá nhân hoặc nhóm cá nhân này đều liên quan đến tô chức Theo lý thuyết hệ thống này, tình trạng của một tô chức có tôt đẹp hay không phụ thuộc vào việc thiết lập và duy trì những môi quan hệ ngay trong bản thân nó và với môi trường bên ngoài Một tô chức phải điêu chỉnh và thích nshi khi bán thân nó và môi trường thay đôi

Nhà nghiên cứu Theaker8 (2001) đã đưa ra nhừnơ yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một tô chức hiện đại năm tronơ mô hình PEST, bao gồm các yêu tô chính: Chính trị (Political aspect); Kinh tê (Economical aspect); Xã hội (Social aspect); và Kỳ thuật (Technoloaical aspect) Hiện

6 T h eo G iá o trình O uán lý học kinh tế qu ốc dán , tr 5, tập II, N X B K hoa học Kỹ thuật Ha Nội 2002.

7 T h e a k e r trích dẫn tr o n g s ố tay Quan hệ công chúng, tr 4 8 N X B R o u le d í i e T a y l o r & P r a n c i s G ro u p

0 x f o rd s h i re ,2 0 0 4

8 Theaker, A 2004, s ổ ta y Quan hệ công chúng, t r 5 1 N X B R o utledeae, O xĩordshire.

1.2.1 Tổ chức, truyền thông và quản lý

23

Trang 30

nay, một số nhà nghiên cứu mở rộng mô hình này từ PEST thành EPISTLE, bao hàm thêm các yếu tố: Môi trường (môi trường sông thực tê hay là môi trường xanh - green environment aspect), thông tin (information

Các tổ chức ngày nay hoạt động trong một môi trường pháp luật ngày càng phức tạp Ngoài số luật trong nước ngày càng tăng lên, còn có những quy định pháp luật xuyên quốc gia, như là nghị quyết của liên minh châu Âu, các thỏa ước quốc tế, các quy định của Tổ chức thương mại thế giới Ngoài ra còn có những dàn xếp tương tự giong luật có tính chât vê

“đạo đức”, ví dụ như là thỏa thuận giảm mức độ gây ô nhiễm hoặc xóa nợ cho các nước thế giới thứ ba Tất cả những yếu tổ này đều có thế gây ảnh hưởng đối với tô chức

Một số nhà phân tích cũng cho rằng văn hóa là yếu tổ cần được dành

sự xem xét đặc biệt Vì các tổ chức ngày càng mang tính toàn cầu hơn nên

họ cần phải ý thức được sự khác biệt giữa các quốc gia và trong nội bộ các quốc gia mà họ hoạt động Các tố chức cũng có những nét văn hóa khác nhau, và giá trị giữa các nhà cung cấp, các nhà phân phôi và các tô chức hoặc thậm chí giữa các bộ phận khác nhau của cùng một tô chức cũng có thê khác nhau Các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực có thế có nhũng nền văn hóa hoàn toàn khác nhau Ví dụ, cách tiêp cận đôi với vân đê giao thông hàng không của hãng hàng không Virgin không giống với cách tiếp cận của hãng hàng không British Ainvays

Khả năng tiêp cận, quản lý và sử dụng thông tin là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tổ chức bởi thông tin là sức mạnh Sự có mặt khắp nơi và sức mạnh của mạng Internet đã thay đôi sâu sắc vị trí trước đây khi một số loại thông tin là lĩnh vực được bảo vệ của một số ít người có đặc quyền Đối với người làm truyền thông chuyên nghiệp, mạng Internet

là một nguồn thông tin rất quan trọng Bằng cách truv cập vào các trang web của những tô chức nghiên cứu xã hội như MORI, các chuyên gia, các

tổ chức phi chính phủ, các nhà truyền thông chuyên nahiệp có thê nắm bẳt kịp thời những vân đê chủ chôt nảy sinh trong môi trường rộng lớn hơn

Dựa vào kiêu phân tích nói trên, chúnơ ta có the xác định được nhũng động lực chính gây ảnh hưởng đến tô chức Trên thực tế, không có

Trang 31

một câu trả lời tiêu chuẩn cho tất cả mọi tổ chức, những yếu tố này có thê khác nhau tuỳ quốc gia, khu vực, và tùy vào bản thân tổ chức Việc xác định mối liên hệ giữa những động lực chủ chốt này cũng rất quan trọng Những khuynh hướng kinh tế có thể dẫn đến những thay đổi bắt buộc về mặt chính trị, và kỹ thuật thường ảnh hưởng đến lối sống, đến sự tương tác lẫn nhau trong xã hội Ví dụ, mạng Internet đã làm thay đổi lề lối làm việc, phương thức mua bán và giải trí.

Hiểu biết về công chúng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác truyền thông của các tổ chức Theo Theaker9, hiểu biết về công chúng là hiểu biết về nhu cầu, nguyện vọng, ảnh hưởng của các nhóm công chúng có liên quan đến tố chức nhằm quản lý mối quan hệ giữa tổ chức và công chúng của nó; là hiểu biêt về thái độ, hành vi của các nhóm có liên quan trong mối quan hệ với những vấn đê lớn hơn trong môi trường và đối với chính tố chức Ví dụ, những chuyên gia truyền thông làm việc cho một nhà bán lẻ thực phấm sẽ ý thức rằng thực phâm biên đối gen là một vẩn đề có tầm quan trọng đặc biệt với công chúng vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người Họ cũng sẽ nắm được thái độ của cộng đồng khoa học, nhà cung cấp, khách hàng, cổ đông và nhân viên Họ hiêu rằng sẽ có nhiều

ý kiến khác nhau xung quanh vấn đê này và họ sẽ cần nhạy bén với những thay đổi trong dư luận và thói quen mua bán

Có nhà nghiên cứu cho rằng tố chức được xác định bởi mối quan hệ của nó với các thành phần liên quan, và các thành phân liên quan không chỉ bao gồm các nhóm mà ban quản lý cho là có liên quan đến tổ chức, mà còn

là các nhóm tự quyết định rằng họ có liên quan đến tổ chức đó Ví dụ, dù muốn hay không, các công ty tập đoàn không thê không lưu tâm đến hoạt động của các nhóm hoạt động bảo vệ môi trường Trong một số trường họp, những nhóm bảo vệ môi trường này đã buộc các tổ chức phải xem xét lại về mối quan hệ của họ với cộng đông có liên quan đên hoạt động của tô chức,

ví dụ trong trường hợp đôi với hãng Shell khi tô chức Greenpeace hành động với vụ thải dầu Brent Spar

9 Theaker, sđd, tr 52

Trang 32

Vai trò của người quản lý tạo nên một liên minh có thể lôi kéo c á c

đối tác lại với nhau10 Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại Internet Nghiên cứu đã chỉ rõ rằng Internet đã tạo ra sự thay đổi về cân bằng quyền lực giữa tổ chức và các nhóm có liên quan đến tổ chức Các nhóm này có thể tổ chức nhanh chóng và hiệu quả, sử dụng mạng Internet để thông tin với nhau, lập nên các nguồn thông tin và kích động con người hành động11 Hơn nữa, khả năng “người bên ngoài” có thể quan sát tổ chức (sự minh bạch) và khả năng người bên trong chuyển thông tin ra bên ngoài tổ chức (sự rò ri thông tin) đã tạo nên những thách thức mới Trong bổi cảnh đó, yêu cầu tổ chức có thái độ cởi mở và có trách nhiệm càng là yếu tố quan trọng hơn

Một tô chức luôn luôn hoạt động tương tác với một số lượng lớn công chúng Theo nhà nghiên cứu Theaker, một tô chức có những moi liên kết chủ yếu như sau:

lập pháp nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước, ban giám đốc, các nhà lãnh đạo cộng đồng

viên, công đoàn, nhà cung cấp) và tiêu thụ sản phẩm của tổ chức tạo ra (người tiêu dùng, người mua, người sử dụng dịch vụ, chủ)

chính trị, các tổ chức chuyên nghiệp

liên hệ chính thức với tô chức, nhưng có mối quan tâm với tổ chức: các nhà bảo vệ môi trường, người dân trong cộng đồng, sinh viên, cử tri, cộng đồng thiểu số, phụ nữ, giới truyền thông, các nhóm công chúng khác12

Trên phương diện vĩ mô, những kiến thức về môi trường và những thành phần liên quan cũng có vai trò đặc biệt quan trọng với tổ chức Các tổ chức ngày nay nhận thấy họ ngày càng phải đối mặt với các nguy cơ đến từ nhiều phía Trong thê kỷ 21 con người đang song trong một thế giới ngày

10 Steyn 2003

11 C o o m b es, 1988

12 Theaker A., sđd, tr 54

Trang 33

càng liên hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, trong thế giới đó, không ai

và không tổ chức nào có thể tách minh ra khỏi bất kì một “vấn đề lớn” nào đang nổi lên Môi trường xanh là một ví dụ rõ ràng Sự kiện 11 tháng 9 là một thời khắc mang tính bước ngoặt đối với nhiều tổ chức Họ phải đánh giá tất cả những loại vấn đề ảnh hưởng đến công việc của họ, ví dụ, các cán bộ nên đi công tác bao nhiêu là đủ? Các sản phẩm và dịch vụ của công ty có tính nhạy cảm văn hóa không? Các tòa nhà của công ty có đảm bảo đủ an toàn không? Quốc gia này là đồng minh chiến lược của ai? Đó là những vấn đề kinh tế - chính trị vĩ mô cần phải được những người làm truyền thông chuyên nghiệp theo dõi như là một phần nhiệm vụ theo dõi môi trường của họ

Hơn nữa, ngày nay, các nhóm nhỏ hoàn toàn có khả năng gây ra những thách thức, khó khăn hoặc ảnh hưởng đôi với các tô chức lớn, ví dụ như tổ chức Hòa Bình Xanh và vụ dầu mỏ Brent Spar

Thông qua việc hiếu rõ các thành phân liên quan và hiêu được các động cơ thúc đẩy hành động của họ nắm được suy nghĩ và đánh giá được khả năng, kế hoạch hành động của những nhóm này, người làm truyên thông có thể đem một cái nhìn rất có giá trị đối với tư duy quản lý, và có khả năng tư vấn về những phương pháp phù hợp đê quản lý những môi quan hệ này13

1 2 2 C á c l o ạ i h ì n h t ổ c h ứ c t h e o c á c h t i ế p c ậ n c ủ a lý t h u y ế t h ệ t h ố n g

Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, tổ chức có thể được chia làm

2 loại: loại tổ chức mở và tổ chức đóng Công tác truyền thông của một tổ chức chịu ảnh hưởng rất lớn của loại hình tô chức Theo ngôn ngữ của Alison, những tổ chức bảo thủ là tổ chức “có biên giới không thể vượt qua”, không có hoặc có rất ít sự trao đôi với môi trường của nó Đây được gọi là một tổ chức “đóng” Còn những tổ chức cởi mở, với “biên giới có thể vượt qua”, và có nhiêu sự trao đôi với môi trường bên nsoài thì được gọi là

tổ chức “m ở”

Trên thực tế, các tô chức có thể được xem là tương đối mở hoặc tương đổi đóng - bởi các tô chức xã hội không thê bao giờ hoàn toàn đóng hoặc hoàn toàn mở Như vậy, các tổ chức tương đối đónơ không quan tâm

13 Theaker A., sđd, tr 55

Trang 34

lắm đến môi trường, không thích nghi với các tình huống thay đổi và thường là cuối cùng chấm dứt sự tồn tại của chính nó Các tổ chức tương đối mở thì phản ứng rất nhạy bén với môi trường Những tổ chức này rất ý thức được sự thay đổi, và chúng thay đôi hoặc thích nghi để chống lại hoặc

là chấp nhận những sự thay đổi đó Một điểm cần lưu ý là tổ chức vừa gây ảnh hưởng và vừa chịu ảnh hưởng của môi trường mà nó hoạt động

Các tổ chức tương đối đóng chỉ phản ứng khi chúng bị bắt buộc phải phản ứng, và chúng thường chống lại sự thay đổi Nói chung chúng rất bảo thủ, kém năng động Ngược lại các tổ chức mở, theo dõi môi trường đê đánh giá và chuẩn bị trước cho những thay đổi và quyết định định hướng hành động trước khi bị những sự kiện bên ngoài tác động Khi áp dụng cách tiếp cận này với công tác truyền thông, ta có thể chia hoạt động truyền thông thành hai loại tương ứng với hai loại tô chức - đó là truyên thông dưới dạng “có tính phản ứng” và truyền thông “có tính đón đâu”

• T r u y ề n th ô n g ở các hệ th ố n g đ ó n g

Truyền thông mang tính phản ứng là phản ứng của hệ thông đóng Đặc điểm của loại truyền thông này thể hiện ở loại “phòng thư tín của doanh nghiệp” : đo lường sự thành công bằng khối lượng sản phẩm truyên thông được tạo ra hơn là bằng hiệu quả truyền thông Ví dụ, các thông cáo báo chí được đánh giá dựa trên số tờ thông cáo được phát đi và số bài báo xuất bản, chứ không phải dựa trên tính phù hợp hoặc tính hiệu quả của sô lượng sản phẩm truyền thông được tạo ra Hoạt động truyên thông ở các hệ thống đóng thường hạn chế với những đối tượng công chúng có quan hệ rõ ràng với tổ chức, và điểm nhấn mạnh của những hoạt động này thường là ở việc tìm phương pháp để công chúng nắm được thông tin vê các quyết định

đã được đưa ra Việc tìm kiếm phản hồi ít được thực sự quan tâm, mà chỉ tập trung vào việc tìm kiếm những biện pháp kỹ thuật giúp cho họ có điều kiện tăng cường hiệu quả truyền thông

Trong các hệ thống đóng, các chuyên gia truyền thông thường không phải là một bộ phận của liên minh có ảnh hưởng lớn và có trách nhiệm trong việc truyền tải các quyêt định mà họ khône có đóng góp trong đó “Họ không hoạt động trong vai trò ra quyết định hoặc thậm chí là vai trò tư vấn trong mối quan hệ với các môi quan tâm về môi trường Vì thế họ có rất ít

Trang 35

điều để nói về điều được nói: họ thường chỉ quan tâm chủ yếu đến việc sự việc được nói như thế nào14 Hướng tiếp cận này cho rằng (1) mục đích của truyền thông hạn chế trong việc gây ảnh hưởng đến môi trường, và sai lâm hơn (2) tổ chức có quyền lực để thay đổi môi trường, và do đó hạn chế nhu cầu thay đổi chính bản thân nó.

• T r u y ề n th ô n g hệ th ố n g m ở

Truyền thông đón đầu thường gan liền với cách tiếp cận hệ thống

mở, và vai trò của nó liên quan đến việc thay đôi và gây ảnh hưởng đến môi trường và từ đó làm thay đổi cả tô chức Sự nhấn mạnh ở đây được đặt vào tính hỗ tương - việc truyền thông/giao tiếp với tổ chức được thể hiện dưới dạng một cuộc đối thoại thực sự, và tổ chức cũng có khả năng thay đổi dưới ảnh hưởng của quá trình trao đôi thông tin

Mục đích của cách tiếp cận này là đế giành được sự chấp nhận và ủng hộ của tô chức và công chúng của tô chức với những mục tiêu do tô chức đề ra Khi có sự khác biệt về quan điểm, người ta có thể đưa ra những thay đổi trước khi các vấn đề thực sự nảy sinh Quan điêm đón đầu này rất quan trọng đối với việc ra quyết định của tô chức, và chính bởi lý do này

mà những người làm truyền thông hoạt động theo phương thức đón đầu thường thuộc về liên minh thống trị trong tổ chức Đặc điểm của truyền thông đón đầu sự tham gia của nhiều đối tượng công chúng trong quá trình truyền thông, và cán bộ truyền thông chính là những người tham gia vào quá trình ra quyết định - điều này trái naược với việc chỉ tập trung vào việc tuyên truyền vê kêt quả của quá trình ra quyêt định

1.2.3 T ruyền thông tro n g tổ chức

Theo Varey và White (2000)15, có hai hệ thống thông tin có mối quan hệ tương hỗ trong tổ chức:

những mục tiêu của nó băng cách thu thập và phân tích các dừ liệu về những sự kỳ vọng, thái độ và điêu kiện từ môi trường bên ngoài thông qua các kênh truyền thông bên ngoài

14 Bell và Bell, trích d ẫ n trong Cutlip và các tác giả 2 0 0 0 , tr.24

15 Theaker trích dẫn trong s ố tay Quan hệ công chúng, tr 59.

Trang 36

+ Hệ thống đổi ngoại: hoạt động mục đích giới thiệu các thông tin về các quy trình bên trong của tổ chức với môi trường bên ngoài trong một nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng đến hành vi của các nhóm công chúng khác nhau.

Theo Theaker, có khá nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến việc đặt ra ưu tiên cho các chương trình truyền thông trong một tổ chức và quyết định phương pháp thực hiện chương trình truyên thông Sau đây là một số yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất

thì sẽ dễ có các chương trình PR/truyên thông có kế hoạch và được duy trì liên tục Các lĩnh vực hoạt động mới, phát triến nhanh và không ôn định như môi trường dot.com sẽ đòi hỏi những chương trình đón đầu, có tính phản ứng nhanh và thay đổi nhanh Tốc độ của sự phát triển và khả năng thay đổi hướng nhanh sẽ là điều kiện tiên quyết đổi với các lĩnh vực hoạt động phát triển nhanh và không ốn định

Hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau cũng đòi hỏi sự quan tâm ở những khía cạnh khác nhau Một nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng được tiêu thụ mạnh rất cân tập trung ưu tiên vào truyền thông marketing, trong khi một tổ chức thương mại hoặc tô chức chuyên nghiệp có thể đòi hỏi các hoạt động PR chủ yêu là truyên thông giữa các thành viên của tổ chức hoặc các hoạt động lobby Hoạt động truyền thông trong lĩnh vực phục vụ công chúng và các lĩnh vực phi lợi nhuận - những lĩnh vực mà trách nhiệm đối với công chúng là yếu tố quan trọng - thì sẽ có những đặc điểm riêng, còn hoạt động trong lĩnh vực tư nhân - lĩnh vực mà trách nhiệm của các cổ đông và lợi nhuận là yếu tố chủ chốt, lại đòi hỏi tạo

ra một hệ thống các ưu tiên khác

công tác truyền thông sẽ được ghép vào một bộ phận khác, thường là marketing, hoặc là một phân của công việc của một cá nhân Thậm chí công tác truyền thông ở những tổ chức này còn có thể được giao cho một

cá nhân bên ngoài hoặc bộ phận tư vấn (thuê người ngoài hoặc thuê dịch vụ

tư vấn) Tầm hoạt động có thê bị hạn chế hoặc do một người làm công tác

PR chung chung đảm nhận Mặc dù vậy, sự đóng góp của nsười làm truyền thông ở những tổ chức này vẫn rất quan trọng Các tổ chức lớn sẽ có nhữno

Trang 37

bộ phận PR lớn hơn Tại đây hoạt động PR sẽ được chia ra thành các đơn vị hoặc các bộ phận chức năng, có các chuyên gia đảm nhận những vai trò chuyên biệt.

ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đặc điểm của các nhóm công chúng có liên quan đến những hoạt động này

như các nhà sản xuất khai thác thị trường ngách, có thể có một phạm vi công chúng hạn chế Những tổ chức khác, ví dụ như Bộ Y tế, có thể có phạm vi công chúng rất rộng

những khối riêng, ví dụ các nhà buôn xe có các nhóm khách hàng, các nhà cung cấp và các nhân viên Các nhóm khác, ví dụ các nhà tư vấn PR, sẽ có nhiều loại công chúng liên quan đến từng dự án Một số tổ chức có các công chúng nằm rải trên một khu vực địa lý rộng lớn hoặc các nhóm kinh tế - xã hội Các nhóm khác đặt trọng tâm vào một số lĩnh vực tập trung nhất định

nhỏ, nhưng có thể gây nhiều ảnh hưởng và có khả năng tập trung quyền lực trong tay Ví dụ, có một sổ nhóm công chúng có khả năng gây áp lực, đặc biệt nếu họ lôi cuốn được sự ủng hộ của công chúng Chính phủ Anh đã phải giảm bởi thử nghiệm về thực phâm biến đôi gen trước sự phản kháng của các nhà hoạt động bảo vệ sức khoẻ và công chúng ủng hộ quan điểm của những nhà hoạt động này

chúng có liên quan mật thiêt với tô chức Các nhóm công chúng khác có một moi liên hệ xa hơn, ví dụ như các nhóm gây áp lực

Tất cả những yếu tố trên có khả năng gây ảnh hưởng đến phạm vi và nội dung chất lượng của các chương trình truyền thông do các tổ chức hoạch định và thực hiện

Trang 38

Theo Đỗ Hoàng Toàn16, bộ máy quản lý nhà nước chịu tác động của bốn nhân tố chính: 1/ Thể chế xã hội; 2/ Thói quen, tập quán pháp luật xã hội; 3/ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội; 4/ Tác động học hỏi của Nhà nước đối với bộ máy quản lý của các nước khác Khi xem xét đến những yếu tố gây ảnh hưởng đến công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước, không thể không xem xét đên bốn nhân tố này Cơ quan quản lý nhà nước là những tổ chức có vai trò lãnh đạo các ngành, các cấp Theo Putnis và Petelin17, lãnh đạo không phải là việc điều khiển người khác thông qua sự thống trị và ép buộc Lãnh đạo thể hiện một mối quan hệ hỗ tương giữa những người lãnh đạo và các thành viên khác trong nhóm có lợi ích liên quan với nhau Lãnh đạo là một quá trình tạo ra sự hợp tác chứ không phải việc sử dụng quyền lực đế tác động Hai học giả này cho răng lãnh đạo là một quá trình thông tin tương hỗ “có qua có lại” được thực hiện trong một tình huống đặc biệt mà ở đó các cá nhân gây ảnh hưởng đến thái

độ và hành vi của những người khác để thúc đây việc đạt được mục đích của

cá nhân và nhóm

Có thể thấy rằng lãnh đạo là một quả trình truyền thông/giao tiếp

Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng xã hội nảy sinh từ môi quan hệ giữa nhà lãnh đạo và các thành viên khác trong nhóm Sự lãnh đạo được thê hiện thông qua hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ hơn là những phương tiện mang tính ép buộc Như vậy, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước với tư cách là các tô chức lãnh đạo cũng chính là hoạt động truyền thông giao tiếp Nói cách khác, truyền thông giao tiếp là một hoạt động cơ bản của các cơ quan quản lý nhà nước

Hoạt động lãnh đạo được thực hiện trong nhiều hoàn cảnh đa dạng Tuy nhiên, những hành vi lãnh đạo tập trung chủ yêu ở hai loại: hành vi quan hệ và hành vi giao nhiệm vụ:

đoàn kết gắn bó trong nhóm, tổ chức, tạo sự đồng thuận, giảm bớt mâu

1.2.4 Truyền thông và công tác lãnh đạo, quản lý

16 G iáo trình Q uàn lỵ h ọc kinh tế qu ố c dàn, tr 16, tập II, Trirờng Đại học kinh tế q u ố c dân, K hoa K hoa học quân lý, N h à X uất bán K h o a học và Kỹ thuật, Hà Nội 2002.

17 Truyền thông chuyên nghiệp: N guyên tă c v à ím g dụng, tr 1 6 1 P r e n t i c e H a ll A u s t r a li a 1 9 9 9

Trang 39

thuân Theo Halpin (1966), những hành vi này thể hiện tình bạn, sự tôn trọng và sự tin tưởng lẫn nhau.

đề ra các thủ tục, và phối hợp hành động Theo Halpin, những hành động này là những nỗ lực nhằm “thiết lập các mô hình tổ chức, các kênh thông tin và thủ tục rõ ràng.”

Như vậy, bên cạnh việc lãnh đạo, quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật thì việc sử dụng các hành vi truyền thông, hành vi quan hệ là một phần cơ bản trong công tác quản lý Các cơ quan quản lý nhà nước cần dựa vào các hoạt động truyền thông/hành vi quan hệ như là một biện pháp quan trọng để thực hiện công tác quản lý, lãnh đạo

Tóm lại, việc điểm qua các lý thuyết về tổ chức, truyền thông và lãnh đạo, ta có thể thấy công tác truyền thông của cơ quan quản lý nhà nước nói chung có thể chịu ảnh hưởng bởi những yểu tố sau đây:

• N hững yếu tố nội thân:

1 Lĩnh vực hoạt động của tổ chức

2 Loại tổ chức: mở hay đóng; loại hình truyền thông được áp dụngmang tính phản ứng hay đón đầu?

3 Quy mô của tổ chức/Mức độ đầu tư vào công tác truyền thông

4 Nhân tố con người: ban lãnh đạo và các viên chức

• N hững yếu tố bên ngoài

1 Môi trường chính trị - pháp luật

2 Kinh tế

3 Môi trưòng văn hóa - xã hội

4 Truyền thông đại chúng

5 Kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật thông tin

6 Môi trưcmg sổng

7 Đối tượng công chúng - thái độ của họ

33

Trang 40

8 Ảnh hưởng của môi trường quốc tế, đặc biệt là ảnh hưởng học hỏi từcác hệ thống quản lý nhà nước của các nước khác

Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu Cutlip và các cộng sự18, thái độ của người dân có ảnh hưởng lớn đến hoạt động truyền thông của chính phủ Sự thờ ơ của người dân với chính phủ, sự mất lòng tin đối với thông tin do chính phủ đưa ra có thể làm giảm hiệu quả của công tác truyền thông của chính phủ Cutlip cũng nhấn mạnh vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông của chính phủ Theo Cutlip, luôn xảy ra một cuộc đẩu tranh không ngừng giữa giới báo chí để giành “quyền của người dân được thông tin” và những quan chức muốn tìm mọi cách để che giấu thông tin trong những lĩnh vực nhạy cảm Như vậy, báo chí là một lực lượng có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đối với công tác truyền thông của chính phủ

1 3 L Ý L U Ậ N V È B Á O C H Í V À Q U Ả N L Ý B Á O C H Í

1.3.1 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và ảnh hưởng của báo chí

• Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của báo chí

Lý luận và thực tiễn hoạt động báo chí đã chỉ ra rằng, báo chí là bộ phận cơ bản, cốt lõi nhất, mang những nét bản chất nhất của truyền thông đại chúng Với tư cách là một loại hình hoạt động chính trị - xã hội ra đời

do nhu cầu khách quan của xã hội khi đã đạt đến một trình độ phát triến nhất định, báo chí mang trong mình những tiềm năng to lớn đổi với đờisống xã hội Bản thân sự ra đời, tồn tại và phát triển của báo chí đã khẳngđịnh một cách khách quan vai trò, tác dụng và ý nghĩa của nó trong xã hội Tổng họp những vai trò, tác dụng của báo chí cũng chính là chức năng xã hội của nó

Báo chí có các nhóm chức năng: Thông tin (khả năng cung cấp thông tin phong phú, đa dạng, kịp thời về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và môi trường cho công chúng); Tư tưởng (khả năng tác động hết sức rộng lớn

và mạnh mẽ vào ý thức xã hội, hình thành một hệ tư tưởng thống trị với những định hướng nhât định); Tổ chức - quản lỷ (các khách thể quản lý như các tổ chức, đon vị kinh tế, mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội được báo chí phản ánh trên nhiều góc độ - sự chấp hành các chủ trương, chính sách

18 Quan hệ côn g chúng hiệu q u à, 2000, N X B Prentice Hall, N e w Jersey.

Ngày đăng: 19/03/2015, 09:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w