Tình hình trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước - sử dụng quan hệ công chúng là công cụ quản lý thông tin báo chí (Trang 93)

12. LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN 1HÔNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.2.8.Tình hình trong nước và quốc tế

Những hoạt động tăng cường hội nhập, những diễn biến mới của tình hình quốc tê đều có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông của cơ quan quản lý nhà nước. Sự phát triển của nền kinh tế, trình độ dân trí được nâng cao, quá trình dân chủ hóa xã hội, quá trình giao lưu mở rộng họp tác quôc tê đang buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải có những thay đổi, cải cách đê thích nghi. Đê tham gia tiến trình hội nhập, đội ngũ cán bộ viên chức phải được nâng cao trình độ về ngoại ngữ, về luật pháp quốc tế, về giao tiếp quôc tê... Công cuộc cải cách hành chính buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải thay đổi văn hóa giao tiếp, từ bỏ chế độ quan liêu, thói hạch sách, nhũng nhiễu. Hoạt động của truyền thông đại chúng buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải công khai thông tin.

v ề mặt quốc tế, những thay đổi phức tạp của tình hình thế giới đòi hỏi phải có những chiến lược truyền thông linh động, mềm dẻo hơn. Ví dụ, việc Hạ viện Mỹ thông qua các đạo luật về nhân quyền xuyên tạc tình hình ở Việt Nam đòi hỏi các cơ quan như Bộ Ngoại giao phải có những phát ngôn phản đổi phù hợp trước báo chí trong nước và quốc tế. Ngược lại, việc chính quyền Mỹ thông qua dự luật PNTR cho Việt Nam, việc Việt Nam gia nhập WTO là những tiến bộ cần được tuyên truyền rộng rãi. Nhũng thay đổi tích cực trong mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước như Mỹ, P h áp ..., quan điêm của Việt Nam về tình hình xung đột Israel - Palestine, thái độ của Việt Nam với cuộc chiến chống khủng bô đêu là những vấn đề mà người làm truyền thông trong các cơ quan quản lý nhà nước phải lưu ý khi thực hiện công tác truyên thông, đê bảo đảm uy tín cho cơ quan, tổ chức.

Hội nhập đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện tất cả các công việc trên cơ sở minh bạch, không phân biệt đối xử. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước phải thay đổi cách làm của m ình58. Điều này bao

58 ô n g T rần Q u ố c K M n h , V ụ tr u ở n g V ụ C h ín h sách th ư ơ n e m ại đa b iên (B ộ T h ư ơ n g m ạ i), trà lời p h ò n g

vấn VNEconomy, trích từ trang th ô n g tin củ a T B T V iệ t N am .

gồm cả yêu cầu công tác truyền thông phải được thực hiện một cách minh bạch. Nhìn chung, sự thay đôi nhanh chóng của tình hình trong nước và quôc tê sẽ đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải có chính sách và chiên lược truyên thông phù hợp, linh động, mềm dẻo, có tính chất đón đầu - đây là những đặc điểm của truyền thông hệ thống mở, mang tính đón đầu - giúp cho cơ quan tổ chức nhà nước thay đổi, thích nghi và duy trì sự tồn tại của mình trong một thế giới với những biến động phức tạp, nhiều cơ hội song cũng ẩn chứa không ít những nguy cơ và thách thức.

Tóm lại, công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước ở nước ta chịu ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của nhiều yếu tố, trong đó không thê không kể đến thể chế chính trị, yếu tố văn hóa, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự chi phối của diễn biến tình hình trong nước và trên thế giới. Sự lãnh đạo của Đảng, những quy định của chính sách, pháp luật của nhà nước là những yếu tố mang tính định hướng, đảm bảo dẫn dẳt công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước đi đúng định hướng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước trong điều kiện tình hình thê giới luôn có những diễn biến phức tạp. Hoạt động của báo chí truyền thông là yếu tố vừa hỗ trợ, vừa thúc đẩy các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường công khai, minh bạch thông tin, đấy mạnh các hoạt động truyên thông của tổ chức mình.

Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật thông tin hiện đại một mặt tạo điều kiện cho sự phát triển, mở rộng hoạt động truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước, mặt khác cũng mang lại những nguy cơ đe doạ đối với uy tín của tổ chức, đặt ra thách thức đổi với cơ quan quản lý nhà nước trong việc chống lại các thông tin giả, bảo vệ tổ chức trước những luồng thông tin nhiều chiều, phức tạp, thậm chí mang tính phá hoại. Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, sự chi phối của những nét văn hóa truyền thống cùng một nên văn hóa quản lý còn thiếu tính hiện đại cũng gây ảnh hưởng đến phương thức, chât lượng và tốc độ của công tác truyền thông trong các cơ quan quản lý nhà nước. Rõ ràng, để công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước đạt hiệu quả cao, người làm truyền thông cần phải nắm vững quan điêm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nhạy bén nắm bắt những diễn biến của tình hình trong nước và trên thế giới, đồng thời chú ý

tận dụng tính tích cực của các yếu tổ khoa học kỹ thuật thông tin và tìm biện pháp hạn chê hoặc dàu tranh chông lại mặt trái trong úng dụng của những thành tựu này. Người làm truyên thông trong các cơ quan quản lý nhà nưcrc cũng cân có tư duy đôi mới, tận dụng những thành tựu của công cuộc đổi mới, cải cách hành chính, hội nhập để thúc đẩy các hoạt động truyền thông của cơ quan quản lý nhà nước phát triển theo hướng tích cực. Những nét hạn chế của nền văn hóa truyền thống và văn hóa quản lý cần từng bước được khắc phục cùng với sự đổi mới của nền hành chính, sự tác động của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đảm bảo công tác truyền thông trong các cơ quan quản lý nhà nước sẽ được thực hiện hiệu quả, nhanh chóng, trung thực, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu tôn chỉ cao nhất của bộ máy quản lý nhà nước của nước ta - tất cả vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của nhân dân.

23. TH ựC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THÔNG TIN BÁO CHÍ

CỦA CÁC C ơ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở V IỆT NAM HIỆN NAY

2.3.1. K h á i q u á t v ề nền b áo c h í V iệ t N a m

Báo chí và xuất bản là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, chính trị của Đảng và Nhà nước ta; là công cụ săc bén để tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, động viên, cổ vũ, tổ chức nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thòi là chiếc cầu hữu nghị, là cánh cửa đê Việt Nam

mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới. Báo chí Việt Nam vừa là cơ quan

ngôn luận của Đảng, nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân, đóng góp

tích cực vào thành tựu chung cuả Cách mạng Việt Nam; Trách nhiệm của nhà báo là chiến sĩ cách mạng của Đảng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.

Một số quan điểm mang tính nguyên tắc sau đây: Báo chí, xuất bản nước ta đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, vừa là tiêng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghê nghiệp, vừa là diên đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyên chủ nghĩa M ác-Lênin, tư tưởng Hô Chí Minh, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đôi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh. Luôn giữ vừng tính đảng, tính tư tưởng, tính nhân dân, tính chiến

đâu, tính văn hoá; vừa kiên trì bản chất của nền báo chí cách mạng, vừa nồ lực vươn lên để theo kịp trình độ phát triển của báo chí, xuât bản khu vực và thế giới: hiện đại về mô hình, tổ chức, phương thức hoạt động, không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ. Sự nghiệp báo chí, xuất bản Việt Nam phát triển đi đôi với tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Tại Việt Nam, nền báo chí cách mạng từ khi ra đời đã là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cơ quan báo chí thường là tiếng nói của các tổ chức, bộ ngành, báo chí là cơ quan tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân, biểu dương những tấm gương tích cực trong đời sống, phê phán những hiện tượng tiêu cực, góp phần đấu tranh làm xã hội tốt đẹp hơn. Báo chí nước ta được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ sự định hướng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về nội dung, định hướng thông tin. Trên cơ sở đó, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện tốt công tác quản lý báo chí, đảm bảo báo chí phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước.

• B á o ch í V iệ t N a m t r o n g th ò i kỳ đổi m ó i

Báo chí ở nước ta ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng, nội dung, khả năng tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, báo chí đứng trước nhu cầu thông tin của người dân, sự cạnh tranh giữa các báo đài ngày càng tăng. Bên cạnh các tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của báo chí đổi với công cuộc đôi mới toàn diện đất nước, đặt biệt trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước.

Sau hơn 20 năm đổi mới toàn diện, đất nước ta đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội hết sức to lớn. Công cuộc đổi mới của chúng ta thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Trong thành tích chung ấy, có phần đóng góp xứng đáng của đội ngũ báo chí. Với khâu hiệu "Đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước", báo chí nước ta những năm vừa qua tiếp tục phát triển mạnh mẽ về sổ lượng, loại hình, ân phâm, công nghệ, phạm vi tác động đến công chúng.

Tinh đen đau năm 2007, cả nước có 687 cơ quan báo chí với khoảng

hơn 800 ân phâm, gôm có 172 báo (trung ương: 71; địa phương: 101)' 448

tạp chí (trung ương: 352; địa phương: 96); 67 đài phát thanh, truyền hình (trung ương: 02; địa phương: 65); 10 báo điện tử, 105 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí; hàng nghìn trang tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Ở tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đều có cơ quan báo chí. Các bộ có số lượng lớn là Bộ Quốc phòng (trên 20 cơ quan báo chí), Bộ Công an (gần 20 cơ quan báo chí), Bộ Y tế (15 cơ quan báo chí). Tổ chức chính trị - xã hội có nhiều cơ quan báo chí, nhất là Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với 10 cơ quan báo chí. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có ít nhất từ 2 đến 3 cơ quan báo chí, gồm báo của đảng bộ địa phương, đài phát thanh - truyền hình, tạp chí của hội văn nghệ. Các địa phương có nhiều cơ quan báo chí nhất là Thành phổ Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nang, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai...

Hiện nay, đã có khoảng 15.000 người đã được cấp thẻ nhà báo, hàng ngàn người là cán bộ, nhân viên kỹ thuật, hành chính làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục ngàn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động gắn bó với nghề báo hoặc sống chủ yếu dựa vào dịch vụ cho nghề báo. Theo số liệu thông kê, trong đội ngũ nhà báo hiện nay có hơn 53% là đảng viên, gần 20% là đoàn viên, v ề chuyên môn, hơn 85% cán bộ báo chí có trình độ đại học, trong đó 25% học chuyên ngành báo chí, 3,5% có trình độ trên đại học.

So với năm 1986 - thời điểm đất nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới thì số lượng các cơ quan báo chí, số lượng báo, đài, tạp chí và đội ngũ những người làm báo hiện nay tăng từ 3 đến 4 lần; nếu so với năm 2001, các chỉ sô này tăng 1,3 đên 1,4 lân59. Năm 1969, mạng thông tin toàn câu (internet), một trong những phát minh lớn nhất của ỉoài người trong thê kỷ XX ra đời và gân 20 năm sau mới có mặt ở Việt Nam, nhung đên thời điêm

59 N ăm 2 0 0 1 c ó 4 8 6 c ơ quan b á o ch í, 15 4 b á o , 3 3 4 tạp ch í, 3 b á o đ iện từ, 6 7 đài phát thanh, truyền hình, hơn 1 1 .0 0 0 nh à b á o đ ư ợ c cấp th è n h à b á o . T ính đến cu ố i năm 2 0 0 6 , cả n ư ớ c c ó 5 4 nhà xuất bản, tă n2 4 lần so vớ i n ăm 2 0 0 0 ; 125 đơn v ị phát hành văn hoá phẩm , gần 9 0 0 đơn v ị in. s ố đầu sá ch xuất bàn năm 2 0 0 6 (2 4 .9 8 9 sá c h ) tăn g gậ p 4 lần năm 1 9 9 7 (8 3 6 3 sách); tổ n g số lao đ ộ n g củ a c á c N X B là 4 .9 0 0 ngư ờ i (1 .2 3 6 b iên tập v iê n ), tăn g gần 5 lần so v ớ i năm 1 9 9 7 .

này, số người sử dụng internet của Việt Nam gần bằng 19%, một mức khá cao ơ khu vực Đong Nam A. Sự ra đời và phát triên vượt bậc của báo điện tử noi mạng internet cùng với khả năng tích hợp nhiêu loại hình báo chí trên một thiêt bị truyên thông hiện đại tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải thu nhận thông tin của các cơ quan báo chí, xuất bản và công chúng của báo chí, xuất bản.

Với bốn loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), báo chí nước ta đã trở thành hệ thống thông tin đa loại hình, đa phương tiện, làm tốt chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc xã hội - nghề nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụ thể chỉ tính riêng năm 2006, báo chí nước ta đã có nhiều nồ lực, thành tích trong việc thông tin, tuyên truyền các sự kiện lớn của đất nước: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; các kỳ họp của Quốc hội khoá XI; Việt Nam được kết nạp vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Năm APEC Việt Nam 2006, nhất là Tuần lễ cấp cao APEC và Hội nghị APEC 2006; Việt Nam được toàn thể các nước châu Á nhất trí đề cử là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên họp quốc; các hoạt động đối ngoại rất thành công của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta; thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực xuất khâu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh, quốc phòng giữ vững trật tự, an toàn

xã hội; tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận 20 năm đổi mới đất nước.

Chính nhờ việc phản ánh sinh động này của báo chí, hình ảnh Việt Nam đang trên đường đổi mới đã gây ấn tượng rất sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế.

Hơn một vạn nhà báo đang có mặt ở khắp mọi vùng miên của đât nước ngày đêm sâu sát mọi lĩnh vực của đời sông xã hội đê phản ánh kịp thòi, sinh động phong trào hành động cách mạng của các tâng lớp nhân dân; cô vũ công cuộc đôi mới, phát hiện, nêu gương các nhân tô mới, điên hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt. Song song với biêu dương mặt tích cực, báo chi nước ta đã kiên quyết và đi đầu trong cuộc đẩu tranh chông các hiện tượng tiêu cực như: tham nhũng, quan liêu, lãng phí, vi phạm dân

chu, thoai hoa bien chât vê đạo đức, lôi sông; gian lận trong thương mại làm hàng giả... Nhiêu vụ việc tiêu cực được đưa ra ánh sáng trước hết là nhờ sự phát hiện và đâu tranh kiên quyết của báo chí như các vụ: Epco - Minh Phụng, Công ty Dâu khí Petro ở Vũng Tàu, vụ mua bán quota hàng

dệt may ở Bộ Thương mại, vụ vi phạm quản lý đất đai ở Đồ Sơn, V . V . .

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước - sử dụng quan hệ công chúng là công cụ quản lý thông tin báo chí (Trang 93)