Báo chí, truyền thông đại chúng

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước - sử dụng quan hệ công chúng là công cụ quản lý thông tin báo chí (Trang 87)

12. LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN 1HÔNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.2.5. Báo chí, truyền thông đại chúng

Một nhân tổ quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước chính là hoạt động của hệ thống báo chí, truyền thông đại chúng. Báo chí truyền thông có sự hỗ trợ rất lớn hoạt động truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc thông tin, tuyên truyền các chính sách, chủ trương, hoạt động của các ngành, các cấp đến với người dân, tạo điều kiện, là cầu nổi giữa nhà nước và nhân dân. Mặt khác, sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống này trong những năm gần đây đã tạo nên một hệ thống “tai mắt” của nhân dân trong xã hội. Báo chí ngày càng quan tâm theo dõi hoạt động của các cơ quan quản lý

nhà nước và không ngại chỉ ra những sai lầm, sai sót của các cơ quan này, cũng như có khả năng “săn tim” những thông tin bí mật mà các cơ quan nhà nước cổ tình che dấu. Nhiều vụ làm ăn khuất tất được đăng trên báo chí những năm vừa qua cho thấy sức mạnh của báo chí trong việc bóc trần các vụ tham ô, tham nhũng. Do đó, tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng với các cơ quan quản lý nhà nước là rất lớn, nhiều khi tạo nên sức ép khiến các cơ quan này không thể che dấu thông tin, mà ngược lại, cần phải công khai, minh bạch thông tin.

Hệ thống báo chí ở nước ta chịu sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của mình, báo chí ngày càng phát huy vai trò chức năng giám sát xã hội, ngày càng trở nên độc lập và mạnh mẽ hơn, có tác động mạnh mẽ đến các cơ quan quản lý nhà nước.

2.2.6. Văn hóa

Khi đề cập đến các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động truyên thông, giao tiếp, không thể không nhắc đến môi trường văn hóa. Đây là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng chủ yếu đến nội dung và cả phương thức của hoạt động truyền thông. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam, thì nền văn hóa truyền thống nói chung, văn hóa quản lý có tác động trực tiếp đến công tác truyền thông của những cơ quan này.

Văn hóa chung của người Việt Nam với những đặc điêm như sự coi trọng các mối quan hệ, “đóng cửa bảo nhau”, rụt rè trong giao tiếp đặc biệt là khi ở trong môi trường lạ, coi trọng tình cảm “trăm cái lý không bằng tí

cái tình”, ngại sự va chạm, coi trọng sự hòa thuận, V . V . . có thê dẫn đên việc

quanh co che dấu thông tin, nhất là trong những trường hợp tiêu cực rât cân sự công khai, minh bạch, hoặc không mạnh dạn đưa ra thông tin. Lôi cư xử kiểu “có qua có lại”, “văn hóa phong bì” đã dẫn đến thực trạng nhiều nơi một sổ hoạt động truyền thông, quan hệ với báo chí được thực hiện dựa trên việc trao đôi lợi ích, biếu tiền, quà cho các nhà báo để cơ quan được đăng những bài viết tích cực, hoặc lờ đi những vụ việc tiêu cực. Lối hành xử này dẫn đến tình trạng các hoạt động truyền thông của cơ quan bị bóp méo, không còn đảm báo tính chân thực cần có của thông tin.

Văn hóa công sở và văn hóa công vụ - những bộ phận của văn hóa quản lý nhà nước - vân còn tôn tại nhiêu vấn đê cần quan tâm. Chịu những ảnh hưởng còn lại của cơ chê quan liêu, một bộ phận công chức thiếu đạo đức, năng lực, chưa thực thi đây đủ trách nhiệm, bổn phận của mình, duy trì thái độ quan liêu, sách nhiễu, thiếu công khai, minh bạch, yểu kém về giao tiêp dân đên có thể gây nhiều cản trở đối với mối quan hệ với với người dân, với báo giới. Một cuộc điều tra xã hội học cho thấy một số ý kiến phản hồi từ các nhà quản lý doanh nghiệp chưa hài lòng về thái độ ứng xử của cán bộ, công chức đối với doanh nghiệp lớn hơn số ý kiến hài lòng. 59,40% sổ người được hỏi cho rằng, cán bộ công chức thực thi công vụ có thái độ sách nhiễu doanh nghiệp; 52,10% ý kiến đánh giá cán bộ công chức thực thi công vụ còn hách dịch, cửa quyền và 64,10% ý kiến cho rằng cán bộ công chức thực thi công vụ còn yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc yếu kém về giao tiếp ứng xử55. Các vụ án như vụ PMU 18, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ buôn lậu Hang Dơi - Lạng Sơn đều có sự tham gia, dính líu của nhiều cán bộ, công chức nhà nước. Những “điểm đen” này gây ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan nhà nước, làm mất lòng tin của người dân đối với các cơ quan nhà nước, đồng thời tạo nhiều khó khăn cho công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan khi phải giải quyết các vấn đề mang tính khủng hoảng n ày ...

Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực đế cải thiện tình trạng này, mà biêu hiện cụ thể là việc đấy mạnh công cuộc cải cách hành chính, nâng cao chât lượng của đội ngũ cán bộ công chức, cải cách các thủ tục hành chính và

hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đầu tháng 8 năm 2007,

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở, trong đó có những quy định về văn hóa ứng xử văn minh, chuẩn mực của công chức nhà nước. Quy chế này thể hiện sự cổ gắng của nhà nước nhằm cải thiện văn hóa công sở trong bộ máy nhà nước ở nước ta. Tuy nhiên, đê quy chê này thực sự đi vào cuộc sông, còn cân thời gian và sự thay đổi trong nhận thức của công chức.

Theo tác giả An Thư, tạp chí Hà Nội ngàn năm, “văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính thể hiện ở quyền được thông tin và cách thức

55N g u ồ n : Irv .m o i. g o v .v n

nên dê dàng hơn. Các chương trình truyền hình, các trang w eb ... là công cụ giúp các cơ quan quản lý nhà nước phô biên, tuyên truyền nhanh chóng đến với đông đảo nhân dân vê các chính sách, hoạt động của mình, thể hiện quan điêm của mình. Đài Truyên hình Việt Nam với các kênh truyền hình không chỉ phủ sóng đến từng vùng trong nước mà còn vươn ra tiếp cận với kiều bào và khán giả nước ngoài, là công cụ thông tin, tuyên truyền vô cùng hữu dụng của nhà nước ta, giúp người dân nhanh chóng nắm bắt được tình hình trong nước, góp phần chổng lại những luận điệu tuyên truyền bóp méo sự thật của các thế lực thù địch, đồng thời là nguồn cung cấp thông tin đa dạng, phong phú cho người dân. Website của chính phủ, Quốc hội... là nguồn cung cấp thông tin cho người dân về hoạt động của nhà nước.

Tuy nhiên, sự phát triển của kỹ thuật thông tin cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước. Mạng Internet là nguồn cập nhật và phô biển thông tin với phạm vi rất rộng và với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Thông tin trên mạng mang tính nhiều chiều, cả tích cực và tiêu cực. Do đó, các cơ quan nhà nước không những không thê che dấu thông tin mà còn đứng trước nhu cầu phải cung cấp thông tin đúng để ngăn chặn, đổi phó với những luồng thông tin sai trái. Ngày nay, các cơ quan nhà nước có thể sử dụng các trang web để phổ biến thông tin về hoạt động của cơ quan mình, song cũng phải thận trọng với những trang web giả, những blog giả có thể làm mất uy tín của tổ chức. Vụ “blog của Thủ tướng” cho thấy việc lạm dụng kỹ thuật mới có thể gây ra những hiểu nhầm, thậm chí có những trang web bóp méo sự thật... có thể gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng những thành tựu công nghệ mới như chính phủ điện tử ... đã được tiến hành nhưng còn chậm. Hệ thông giao dịch, thủ tục còn phức tạp, chậm, lạc hậu, gây phiền h à ... kém hiệu quả, gây tổn kém. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tốc độ của công tác truyên thông, phổ biến thông tin đến người dân.

Tình trạng tham nhũng có thể gây cản trở đến sự ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào các cơ quan quản lý nhà nước. Sự thât bại của đề án 112 “tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005” cho thấy khi nạn tham nhũng vẫn còn hoành hành, thì việc hiện đại hóa

cung câp thông tin cho công chúng. Công dân đến công sở phải có quyền nhạn được những thông tin mà họ cân. Bưng bít thông tin với quần chúng là tạo cơ sở cho nạn tham nhũng, hối lộ. Thực hành dân chủ cơ sở chính là biêu hiện của việc nâng cao văn hóa công sờ tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Bên cạnh đó, văn hóa công sở còn thể hiện ờ cách thức cung cấp thông tin. Cán bộ, công chức ở các cơ quan Nhà nước nên chủ động cung cấp thông tin và thể hiện sự trân trọng đối với công chúng”56. Rõ ràng, văn hóa công sở ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thông tin, truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước.

Cơ chê quản lý của các cơ quan còn nhiều khe hở, dẫn đến việc quản lý ở một sô nơi còn lỏng lẻo, nạn tham ô, tham nhũng diễn ra nghiêm trọng. Việc xử lý nhiều nơi nhiều lúc còn nương nhẹ, theo kiểu vì nể các mối quan hệ nên tác dụng răn đe, giáo dục còn hạn chế. Nen văn hóa quản lý ở nước ta bị đánh giá là vẫn còn thiểu tính hiện đại và bị hạn chế bởi điều kiện kinh tê - xã hội. Ông Diệp Văn Sơn - Nguyên trưởng văn phòng phía Nam của bộ Nội Vụ nhận xét “nước ta chưa quan tâm xây dựng một nền hành chính được vận hành theo "công nghệ hành chính tiên tiến"5 .

Nhìn chung, văn hóa quản lý ở các cơ quan quản lý nhà nước là yểu tố quan trọng tác động đến nội dung, hình thức và chất lượng của hoạt động thông tin. Tuy nhiên, do chịu tác động của cơ chế cũ, những nét không tích cực của văn hóa truyền thống và chưa tiếp thu được nhiều những giá trị của văn hóa quản lý hiện đại, nên trong nền văn hóa quản lý ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều yếu tổ gây ảnh hưởng đến công tác truyền thông, đặc biệt là đến tính công khai, trung thực của thông tin, uy tín của cơ quan nhà nước.

2. 2 . 7 . K h o a h ọ c k ỹ t h u ậ t

Khoa học kỹ thuật thông tin luôn là một trong những yếu tổ đặc biệt quan trọng quyết định phương thức, tốc độ, chât lượng của hoạt động truyền thông nói chung. Đổi với các cơ quan quản lý nhà nước, sự phát triển của kỳ thuật thône tin là con dao hai lưỡi. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các kỳ thuật thông tin mới, đặc biệt là mạng Internet, đang khiến cho việc tiếp cận và phổ biến thông tin ngày càng trở

56 A n T hư , T ạp ch í H à N ộ i N g à n năm 57 T h e o tạp ch í PCỈVorld

nên dễ dàng hơn. Các chương trình truyền hình, các trang w eb ... là công cụ giúp các cơ quan quản lý nhà nước phô biên, tuyên truyền nhanh chóng đến với đông đảo nhân dân vê các chính sách, hoạt động của mình, thể hiện quan điêm của mình. Đài Truyên hình Việt Nam với các kênh truyền hình không chỉ phủ sóng đến từng vùng trong nước mà còn vươn ra tiếp cận với kiều bào và khán giả nước ngoài, là công cụ thông tin, tuyên truyền vô cùng hữu dụng của nhà nước ta, giúp người dân nhanh chóng nắm bắt được tình hình trong nước, góp phần chổng lại những luận điệu tuyên truyền bóp méo sự thật của các thế lực thù địch, đồng thời là nguồn cung cấp thông tin đa dạng, phong phú cho người dân. Website của chính phủ, Quổc hội... là nguồn cung cấp thông tin cho người dân về hoạt động của nhà nước.

Tuy nhiên, sự phát triển của kỹ thuật thông tin cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đổi với các công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước. Mạng Internet là nguồn cập nhật và phô biến thông tin với phạm vi rất rộng và với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Thông tin trên mạng mang tính nhiều chiều, cả tích cực và tiêu cực. Do đó, các cơ quan nhà nước không những không thê che dấu thông tin mà còn đứng trước nhu cầu phải cung cấp thông tin đúng để ngăn chặn, đổi phó với những luồng thông tin sai trái. Ngày nay, các cơ quan nhà nước có thể sử dụng các trang web để phổ biến thông tin về hoạt động của cơ quan mình, song cũng phải thận trọng với những trang web giả, những blog giả có thể làm mất uy tín của tổ chức. Vụ “blog của Thủ tướng” cho thấy việc lạm dụng kỹ thuật mới có thể gây ra những hiểu nhầm, thậm chí có những trang web bóp méo sự thật... có thể gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của cơ quan, tô chức.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng những thành tựu công nghệ mới như chính phủ điện tử ... đã được tiến hành nhưng còn chậm. Hệ thống giao dịch, thủ tục còn phức tạp, chậm, lạc hậu, gây phiền h à ... kém hiệu quả, gây tổn kém. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tôc độ của công tác truyên thông, phổ biến thông tin đến người dân.

Tình trạng tham nhũng có thể gây cản trở đến sự ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào các cơ quan quản lý nhà nước. Sự thât bại của đề án 112 “tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005” cho thấy khi nạn tham nhũng vẫn còn hoành hành, thì việc hiện đại hóa

công tác thông tin của nhà nước còn bị ảnh hưởng nehiêm trọna, hạn chế rât lớn đên việc nâng cao tính hiệu quả, hiện đại của công tác truyền thông thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước.

2.2.8. Tình hình trong nước và quốc tế

Những hoạt động tăng cường hội nhập, những diễn biến mới của tình hình quốc tê đều có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông của cơ quan quản lý nhà nước. Sự phát triển của nền kinh tế, trình độ dân trí được nâng cao, quá trình dân chủ hóa xã hội, quá trình giao lưu mở rộng họp tác quôc tê đang buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải có những thay đổi, cải cách đê thích nghi. Đê tham gia tiến trình hội nhập, đội ngũ cán bộ viên chức phải được nâng cao trình độ về ngoại ngữ, về luật pháp quốc tế, về giao tiếp quôc tê... Công cuộc cải cách hành chính buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải thay đổi văn hóa giao tiếp, từ bỏ chế độ quan liêu, thói hạch sách, nhũng nhiễu. Hoạt động của truyền thông đại chúng buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải công khai thông tin.

v ề mặt quốc tế, những thay đổi phức tạp của tình hình thế giới đòi hỏi phải có những chiến lược truyền thông linh động, mềm dẻo hơn. Ví dụ, việc Hạ viện Mỹ thông qua các đạo luật về nhân quyền xuyên tạc tình hình ở Việt Nam đòi hỏi các cơ quan như Bộ Ngoại giao phải có những phát ngôn phản đổi phù hợp trước báo chí trong nước và quốc tế. Ngược lại, việc chính quyền Mỹ thông qua dự luật PNTR cho Việt Nam, việc Việt Nam gia nhập WTO là những tiến bộ cần được tuyên truyền rộng rãi. Nhũng thay đổi tích cực trong mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước như Mỹ, P h áp ..., quan điêm của Việt Nam về tình hình xung đột Israel - Palestine, thái độ của Việt Nam với cuộc chiến chống khủng bô đêu là những vấn đề mà người làm truyền thông trong các cơ quan quản lý nhà nước phải lưu ý khi thực hiện công tác truyên thông, đê bảo đảm uy tín cho

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước - sử dụng quan hệ công chúng là công cụ quản lý thông tin báo chí (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)