Truyền thông và công tác lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước - sử dụng quan hệ công chúng là công cụ quản lý thông tin báo chí (Trang 38)

12. LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN 1HÔNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.2.4. Truyền thông và công tác lãnh đạo, quản lý

16 G iáo trình Q uàn lỵ h ọc kinh tế qu ố c dàn, tr. 16, tập II, Trirờng Đại học kinh tế q u ố c dân, K hoa K hoa học quân lý, N h à X uất bán K h o a học và Kỹ thuật, Hà Nội 2002.

thuân. Theo Halpin (1966), những hành vi này thể hiện tình bạn, sự tôn trọng và sự tin tưởng lẫn nhau.

+ Hành vi nhiệm vụ: bao gồm đặt ra các chỉ thị, phân công nhiệm vụ,

đề ra các thủ tục, và phối hợp hành động. Theo Halpin, những hành động này là những nỗ lực nhằm “thiết lập các mô hình tổ chức, các kênh thông tin và thủ tục rõ ràng.”

Như vậy, bên cạnh việc lãnh đạo, quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật thì việc sử dụng các hành vi truyền thông, hành vi quan hệ là một phần cơ bản trong công tác quản lý. Các cơ quan quản lý nhà nước cần dựa vào các hoạt động truyền thông/hành vi quan hệ như là một biện pháp quan trọng để thực hiện công tác quản lý, lãnh đạo.

Tóm lại, việc điểm qua các lý thuyết về tổ chức, truyền thông và lãnh đạo, ta có thể thấy công tác truyền thông của cơ quan quản lý nhà nước nói chung có thể chịu ảnh hưởng bởi những yểu tố sau đây:

• N hững yếu tố nội thân:

1. Lĩnh vực hoạt động của tổ chức

2. Loại tổ chức: mở hay đóng; loại hình truyền thông được áp dụng mang tính phản ứng hay đón đầu?

3. Quy mô của tổ chức/Mức độ đầu tư vào công tác truyền thông 4. Nhân tố con người: ban lãnh đạo và các viên chức

• N hững yếu tố bên ngoài

1. Môi trường chính trị - pháp luật 2. Kinh tế

3. Môi trưòng văn hóa - xã hội 4. Truyền thông đại chúng

5. Kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật thông tin 6. Môi trưcmg sổng

7. Đối tượng công chúng - thái độ của họ

8. Ảnh hưởng của môi trường quốc tế, đặc biệt là ảnh hưởng học hỏi từ các hệ thống quản lý nhà nước của các nước khác

Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu Cutlip và các cộng sự18, thái độ của người dân có ảnh hưởng lớn đến hoạt động truyền thông của chính phủ. Sự thờ ơ của người dân với chính phủ, sự mất lòng tin đối với thông tin do chính phủ đưa ra có thể làm giảm hiệu quả của công tác truyền thông của chính phủ. Cutlip cũng nhấn mạnh vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông của chính phủ. Theo Cutlip, luôn xảy ra một cuộc đẩu tranh không ngừng giữa giới báo chí để giành “quyền của người dân được thông tin” và những quan chức muốn tìm mọi cách để che giấu thông tin trong những lĩnh vực nhạy cảm. Như vậy, báo chí là một lực lượng có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đối với công tác truyền thông của chính phủ.

1 .3 . L Ý L U Ậ N V È B Á O C H Í V À Q U Ả N L Ý B Á O C H Í

1.3.1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và ảnh hưởng của báo chí

• Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của báo chí

Lý luận và thực tiễn hoạt động báo chí đã chỉ ra rằng, báo chí là bộ phận cơ bản, cốt lõi nhất, mang những nét bản chất nhất của truyền thông đại chúng. Với tư cách là một loại hình hoạt động chính trị - xã hội ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội khi đã đạt đến một trình độ phát triến nhất định, báo chí mang trong mình những tiềm năng to lớn đổi với đời sống xã hội. Bản thân sự ra đời, tồn tại và phát triển của báo chí đã khẳng định một cách khách quan vai trò, tác dụng và ý nghĩa của nó trong xã hội. Tổng họp những vai trò, tác dụng của báo chí cũng chính là chức năng xã hội của nó.

Báo chí có các nhóm chức năng: Thông tin (khả năng cung cấp thông

tin phong phú, đa dạng, kịp thời về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và

môi trường cho công chúng); Tư tưởng (khả năng tác động hết sức rộng lớn

và mạnh mẽ vào ý thức xã hội, hình thành một hệ tư tưởng thống trị với

những định hướng nhât định); Tổ chức - quản lỷ (các khách thể quản lý như

các tổ chức, đon vị kinh tế, mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội... được báo chí phản ánh trên nhiều góc độ - sự chấp hành các chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước, chổng tiêu cực.); Phát triển văn hóa và giải trí

(giới thiệu tới đông đảo nhân dân các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các giá trị văn hóa - nhân văn, đại chúng hóa những giá trị tinh thần của nhân loại, làm phong phú thêm đời sổng của người dân). Lênin viết: “Báo chí là ngư­ ời tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể” .

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, báo chí, xuất bản là lĩnh vực thuộc hình thái ý thức xã hội và mang tính giai cấp rõ nét. c . Mác và Ph. Ăngghen từng khẳng định “Nhiệm vụ của báo đảng là gì? Trước tiên là tiến hành những cuộc thảo luận, chứng minh phát trien và bảo vệ những đòi hỏi của Đảng, bác bỏ và lật đổ những tham vọng của phe thù địch"19. Hai nhà sáng lập chủ nghĩa Mác định nghĩa ngắn gọn nhưng rất đầy đủ về báo đảng: Báo đảng là người phát ngôn của Đảng, là đội tiên phong của giai cấp vô sản, là người tuyên bố và bảo vệ luận cương và phương hướng của Đảng. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rằng: Vai trò, nhiệm vụ của báo chí

XHCN trước hết phải là vũ khỉ tư tưởng sắc bén... là công cụ đau tranh

giai cấp chổng kẻ thù của giai cấp vô sản, của quần chúng đông đảo20.

Đối với mỗi đảng, nhất là đổi với đảng công nhân, thì việc lập ra tờ báo hàng ngày là cái mốc quan trọng đê tiến lên phía trước. Đó là trận địa ban đầu, từ đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với đối thủ của mình bằng vũ khí tương xứng. Báo hàng ngày là công cụ tuyên truyền, cổ động quần chúng không có gì thay thế được. Vai trò của tờ báo không phải chỉ đóng khung ở chỗ phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị và thu hút những bạn đồng minh chính trị. Tờ báo không những chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể... N hờ có tờ báo và gắn liền với tờ báo, một tô chức cố định tự nó sẽ thành hình, nó không những chỉ làm công tác địa phương, mà còn làm các công tác chung thường xuyên nữa, nó giúp cho những nhân viên của nó quen việc theo dõi chăm chú những biên cô chính trị, đánh giá ý nghĩa của những biến cố ẩy và ảnh h- ưởng của những biên cô ây đến các tầng lớp khác nhau trong nhân dân, và vạch ra cho đảng cách mạng những phương pháp họp lý để tác động đến những biến cố ấy.

19 Các M ác và Ph. A ngghen: T o àn tập, N X B Chính trị quốc gia, H à Nội, 1995, tập IV, trang 384 20 Các Mác, P h.A ngghen: về c ô n g tác báo chí, T h ô n g tấn xã V iệt N a m , Hà N ội, 1982, trang 7'

Trong “Thư gửi lớp học viết bảo Huỳnh Thúc Kháng” neày 9/6/1949, Hô Chủ tịch viết: Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huân luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đen mục đích chung, tôn chỉ của tờ báo là đoàn kết toàn dân, thi đua ái quốc. Trong bài nói chuyện tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ III, Người nói: Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng (...). Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy, là vũ khí sắc bén

’ u 21

của họ .

Theo nhà nghiên cứu Ellen Hume, giám đổc Trung tâm truyền thông đại chúng và xã hội của trường đại học Massachusset tại Boston, Hoa Kỳ22, trong mối quan hệ giữa nhà nước và người dân, báo chí có những chức năng quan trọng như sau: Báo chí thực hiện việc giám sát đổi với những người nắm quyền hành, buộc họ phải có trách nhiệm với nhân dân, báo chí soi sáng những vấn đề cần sự chú ý của công luận, báo chí giáo dục công dân, giúp họ đưa ra những quyết định đúng về chính trị, báo chí là nhịp cầu nôi liền người dân, giúp gắn kết xã hội dân sự lại với nhau.

v ề vai trò của truyền thông đại chúng với các cơ quan chính phủ,

Edmund Burke đã đưa ra thuyết về “lực lượng thứ tư”23, trong đó báo chí được coi là đóng vai trò đại diện người dân giám sát các hoạt động của chính quyền để đảm bảo chính quyền thực sự phục vụ người dân. Còn theo hai học giả Maxwell McComb và Don Shaw, truyền thông đại chúng có khả năng không chỉ định hướng sự quan tâm của dư luận vào một sô vân đê mà còn tác động đến cách suy nghĩ của độc giả về vấn đề đó. Theo đó, truyền thông đại chúng có thế vạch trần và lôi kéo sự chú ý của công chúng đối với các vụ bê bối, tham nhũng... của những quan chức chính phủ, vạch ra những sai lầm của chính phủ, tác động đến nhận thức của công chúng, nhân dân về các việc làm của chính phủ. Theo Vivian, các tin bài không chỉ có thể giúp công chúng nhận thức về vấn đê mà còn làm thay đôi quan điểm của họ về vân đê đó, đặc biệt là quan điểm của họ vê các nhân vật chính trị. Báo chí có khả năng ảnh hưởng đến tiêu chuấn mà người dân sử

21 Hồ Chí M inh: Toàn tập, trang 616

22 Bài viết “O uyền tự d o b á o c h ỉ ' . Nguồn: vvebsite của Đại sứ quán H o a Kỳ, T ư liệu dịch: Chính trị - xã hội và văn h ó a M ỹ. h ttp ://v ie tn a m e se .v ietn a m . U sem b assy .g o v .

23 C hính trị gia người A n h sống ở thế ki 17, người đầu tiên đư a ra khái niệm b á o c h í là “ lực lượng th ứ tư” .

dụng để đánh giá các vấn đề và nhân vật chính trị24. Như vậy, truyền thông đại chúng có khả năng gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức và ngưò'i lãnh đạo của tổ chức đó.

• Ảnh hưởng của báo chí

+ Tác động chính trị: các nhà chính trị đều ý thức rằng báo chí không

chỉ là phương tiện phổ biến thông tin trong xã hội mà còn là một lực lượng mạnh mẽ có sức tác động và gây ảnh hưởng lớn trong xã hội. Trong thời đại thông tin và toàn cầu hóa hiện nay, báo chí công luận càng có khả năng thu hút sự quan tâm của công chúng, tác động đến tư tưởng của công chúng và gây ảnh hưởng đến thái độ, hành động của công chúng.

+ Tính khuynh hướng chính trị - bản chát của báo chí: các nhà sáng

lập chủ nghĩa cộng sản khoa học cho ràng: khuynh hướng chính trị tư t- ưởng là sự thể hiện đặc trưng của mục đích, quan điểm xã hội, thái độ chính trị trong báo chí. Đối với báo chí vô sản, Mác-Ăngghen cho rằng: Xuất bản tờ báo xã hội chủ nghĩa khoa học cũng như bất cứ tờ báo chân chính cách mạng nào khác, hoàn toàn không có phương hướng khoa học nhất định là vô nghĩa.

Như vậy, báo chí của giai cấp, của nhóm xã hội nào, phản ánh tư tưởng, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của giai cấp đó, của nhóm xã hội đó và trong một xã hội có giai cấp, báo chí luôn thuộc về một giai cấp, thể hiện khuynh hưóng chính trị, tư tưởng và bảo vệ cho lợi ích của giai cấp đó. Và, một khi được vận dụng một cách đúng đắn và tự giác, có ý thức thì tính khuynh hướng được phát triển ở một trình độ cao sẽ trở thành tính Đảng. Tính Đảng chính là đỉnh cao của tính khuynh hướng. Trong các bài viết, bài nói chuyện về công tác báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: Đ- ường loi chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng.

Theo thuyết vấn đề được un tiên do hai nhà nghiên cứu McCombs và Shaw đưa ra, thì quan điểm chính trị của báo chí bị chi phổi bởi đội ngũ các biên tập viên, phóng viên. Họ là những người quyết định lựa chọn nội dung tin, cách thức đưa tin, lượng tin... do đó họ là người thẩm định đâu là sự

24 N h ữ n g quan điểm này đư ợc V ivian, J. tó m lược trong cuốn P hư ơn g tiện cùa Truyền thõng đ ại chúng

kiện quan trọng đáng chú ý trong ngày, và do đó họ quyết định diện mạo bức tranh phản ánh sự kiện trong ngày sẽ ra sao. Một sô nhà nghiên cứu khác (Nelkins,Altschult, Lupton) cũng đã chứng minh nội dung thông tin báo chí không chỉ bị ảnh hưởng bởi đội ngũ phóng viên, biên tập viên mà còn bởi chủ sở hữu của chính cơ quan báo chí đó. Báo chí thể hiện quan điểm và tiếng nói của những người cung cấp tài chính cho sự tồn tại của cơ quan báo chí đó. Những lập luận này càng khẳng định tính giai cấp và tính chính trị của báo chí. Rất khó có cơ sở để đưa ra một loại hình báo chí trung lập, phi giai cấp. Báo chí luôn phục vụ cho những đổi tượng cụ thể, là tiếng nói của những tầng lóp cụ thể, là vũ khí chiến đấu của một giai cấp cụ thể.

• M ộ t số th u y ế t về ảnh h ư ở n g của b áo c h í đ ối v ó i c ô n g ch ú n g

+ Thuyết định hướng vấn đề ưu tiên cho rằng truyền thông đại chúng

có ảnh hưởng rất quan trọng với xã hội. Theo Severin và Tankard, “truyền thông tạo nên quan điểm của công chúng về các vấn đề lớn trong xã hội, và các vấn đề được nhấn mạnh chưa chắc đã là những vấn đề quan trọng trong thực tế”, và “tin tức không chỉ định hướng nội dung suy nghĩ của chúng ta, mà còn định hướng cả cách chúng ta suy nghĩ về vấn đề.”

+ Thuyêt vê sự chủ động hình thành tâm lý khán giả của Gerbner

(1973) cho rằng truyền thông đại chúng phản ánh thế giới một cách có chọn lọc, có sai lệch và có định kiến. Hậu quả là phần đông khán giả sẽ cho rằng nhũng hình ảnh mà họ nhìn thấy là tấm gương phản ánh thế giới. Murray và Dun Woody cũng kết luận ràng truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quan điểm của công chúng về một sổ vấn đề cụ thể.

Tóm lại, những học thuyết này cho thấy báo chí không hoàn toàn mang tính khách quan, mà là sự thể hiện quan điểm, tiếng nói của một giai cấp, tầng lóp, nhóm người nhất định. Báo chí có khả năng tác động, hình thành, định hướng quan điểm của công chúng về các vấn đề trong xã hội. Do đó có thê kêt luận báo chí có tính giai cấp và tính định hướng chính trị rõ rệt. Báo chí có thê được sử dụng như công cụ để tác động vào tư tưởng của công chúng nhằm đạt được những mục tiêu đề ra về chính trị, tư tưởng.

• Q uản lý báo chí là gì?

Sióchru và các tác giả25 cho rằng quản lý báo chí thể hiện ở hai khía

cạnh: quản lý vê mặt kinh tê (quản lý ngành) và quản lý vê mặt xã hội (quản

lý về mặt nội dung). Một cách cụ thể hơn, theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn26, nội dung quản lý nhà nước về báo chí gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí; tổ chức thông tin báo chí; và quản lý thông tin của báo chí. Cụ thể hơn, quản lý báo chí còn chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước - sử dụng quan hệ công chúng là công cụ quản lý thông tin báo chí (Trang 38)