Khái quát về nền báo chí Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước - sử dụng quan hệ công chúng là công cụ quản lý thông tin báo chí (Trang 95)

12. LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN 1HÔNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.3.1. Khái quát về nền báo chí Việt Nam

Báo chí và xuất bản là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, chính trị của Đảng và Nhà nước ta; là công cụ săc bén để tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, động viên, cổ vũ, tổ chức nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thòi là chiếc cầu hữu nghị, là cánh cửa đê Việt Nam

mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới. Báo chí Việt Nam vừa là cơ quan

ngôn luận của Đảng, nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân, đóng góp

tích cực vào thành tựu chung cuả Cách mạng Việt Nam; Trách nhiệm của nhà báo là chiến sĩ cách mạng của Đảng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.

Một số quan điểm mang tính nguyên tắc sau đây: Báo chí, xuất bản nước ta đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, vừa là tiêng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghê nghiệp, vừa là diên đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyên chủ nghĩa M ác-Lênin, tư tưởng Hô Chí Minh, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đôi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ, văn minh. Luôn giữ vừng tính đảng, tính tư tưởng, tính nhân dân, tính chiến

đâu, tính văn hoá; vừa kiên trì bản chất của nền báo chí cách mạng, vừa nồ lực vươn lên để theo kịp trình độ phát triển của báo chí, xuât bản khu vực và thế giới: hiện đại về mô hình, tổ chức, phương thức hoạt động, không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ. Sự nghiệp báo chí, xuất bản Việt Nam phát triển đi đôi với tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

Tại Việt Nam, nền báo chí cách mạng từ khi ra đời đã là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cơ quan báo chí thường là tiếng nói của các tổ chức, bộ ngành, báo chí là cơ quan tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân, biểu dương những tấm gương tích cực trong đời sống, phê phán những hiện tượng tiêu cực, góp phần đấu tranh làm xã hội tốt đẹp hơn. Báo chí nước ta được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ sự định hướng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về nội dung, định hướng thông tin. Trên cơ sở đó, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện tốt công tác quản lý báo chí, đảm bảo báo chí phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước.

• B á o ch í V iệ t N a m t r o n g th ò i kỳ đổi m ó i

Báo chí ở nước ta ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng, nội dung, khả năng tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, báo chí đứng trước nhu cầu thông tin của người dân, sự cạnh tranh giữa các báo đài ngày càng tăng. Bên cạnh các tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của báo chí đổi với công cuộc đôi mới toàn diện đất nước, đặt biệt trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước.

Sau hơn 20 năm đổi mới toàn diện, đất nước ta đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội hết sức to lớn. Công cuộc đổi mới của chúng ta thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Trong thành tích chung ấy, có phần đóng góp xứng đáng của đội ngũ báo chí. Với khâu hiệu "Đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước", báo chí nước ta những năm vừa qua tiếp tục phát triển mạnh mẽ về sổ lượng, loại hình, ân phâm, công nghệ, phạm vi tác động đến công chúng.

Tinh đen đau năm 2007, cả nước có 687 cơ quan báo chí với khoảng

hơn 800 ân phâm, gôm có 172 báo (trung ương: 71; địa phương: 101)' 448

tạp chí (trung ương: 352; địa phương: 96); 67 đài phát thanh, truyền hình (trung ương: 02; địa phương: 65); 10 báo điện tử, 105 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí; hàng nghìn trang tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Ở tất cả các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đều có cơ quan báo chí. Các bộ có số lượng lớn là Bộ Quốc phòng (trên 20 cơ quan báo chí), Bộ Công an (gần 20 cơ quan báo chí), Bộ Y tế (15 cơ quan báo chí). Tổ chức chính trị - xã hội có nhiều cơ quan báo chí, nhất là Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với 10 cơ quan báo chí. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có ít nhất từ 2 đến 3 cơ quan báo chí, gồm báo của đảng bộ địa phương, đài phát thanh - truyền hình, tạp chí của hội văn nghệ. Các địa phương có nhiều cơ quan báo chí nhất là Thành phổ Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nang, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai...

Hiện nay, đã có khoảng 15.000 người đã được cấp thẻ nhà báo, hàng ngàn người là cán bộ, nhân viên kỹ thuật, hành chính làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục ngàn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động gắn bó với nghề báo hoặc sống chủ yếu dựa vào dịch vụ cho nghề báo. Theo số liệu thông kê, trong đội ngũ nhà báo hiện nay có hơn 53% là đảng viên, gần 20% là đoàn viên, v ề chuyên môn, hơn 85% cán bộ báo chí có trình độ đại học, trong đó 25% học chuyên ngành báo chí, 3,5% có trình độ trên đại học.

So với năm 1986 - thời điểm đất nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới thì số lượng các cơ quan báo chí, số lượng báo, đài, tạp chí và đội ngũ những người làm báo hiện nay tăng từ 3 đến 4 lần; nếu so với năm 2001, các chỉ sô này tăng 1,3 đên 1,4 lân59. Năm 1969, mạng thông tin toàn câu (internet), một trong những phát minh lớn nhất của ỉoài người trong thê kỷ XX ra đời và gân 20 năm sau mới có mặt ở Việt Nam, nhung đên thời điêm

59 N ăm 2 0 0 1 c ó 4 8 6 c ơ quan b á o ch í, 15 4 b á o , 3 3 4 tạp ch í, 3 b á o đ iện từ, 6 7 đài phát thanh, truyền hình, hơn 1 1 .0 0 0 nh à b á o đ ư ợ c cấp th è n h à b á o . T ính đến cu ố i năm 2 0 0 6 , cả n ư ớ c c ó 5 4 nhà xuất bản, tă n2 4 lần so vớ i n ăm 2 0 0 0 ; 125 đơn v ị phát hành văn hoá phẩm , gần 9 0 0 đơn v ị in. s ố đầu sá ch xuất bàn năm 2 0 0 6 (2 4 .9 8 9 sá c h ) tăn g gậ p 4 lần năm 1 9 9 7 (8 3 6 3 sách); tổ n g số lao đ ộ n g củ a c á c N X B là 4 .9 0 0 ngư ờ i (1 .2 3 6 b iên tập v iê n ), tăn g gần 5 lần so v ớ i năm 1 9 9 7 .

này, số người sử dụng internet của Việt Nam gần bằng 19%, một mức khá cao ơ khu vực Đong Nam A. Sự ra đời và phát triên vượt bậc của báo điện tử noi mạng internet cùng với khả năng tích hợp nhiêu loại hình báo chí trên một thiêt bị truyên thông hiện đại tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải thu nhận thông tin của các cơ quan báo chí, xuất bản và công chúng của báo chí, xuất bản.

Với bốn loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), báo chí nước ta đã trở thành hệ thống thông tin đa loại hình, đa phương tiện, làm tốt chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc xã hội - nghề nghiệp.

Cụ thể chỉ tính riêng năm 2006, báo chí nước ta đã có nhiều nồ lực, thành tích trong việc thông tin, tuyên truyền các sự kiện lớn của đất nước: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; các kỳ họp của Quốc hội khoá XI; Việt Nam được kết nạp vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Năm APEC Việt Nam 2006, nhất là Tuần lễ cấp cao APEC và Hội nghị APEC 2006; Việt Nam được toàn thể các nước châu Á nhất trí đề cử là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên họp quốc; các hoạt động đối ngoại rất thành công của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta; thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực xuất khâu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh, quốc phòng giữ vững trật tự, an toàn

xã hội; tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận 20 năm đổi mới đất nước.

Chính nhờ việc phản ánh sinh động này của báo chí, hình ảnh Việt Nam đang trên đường đổi mới đã gây ấn tượng rất sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế.

Hơn một vạn nhà báo đang có mặt ở khắp mọi vùng miên của đât nước ngày đêm sâu sát mọi lĩnh vực của đời sông xã hội đê phản ánh kịp thòi, sinh động phong trào hành động cách mạng của các tâng lớp nhân dân; cô vũ công cuộc đôi mới, phát hiện, nêu gương các nhân tô mới, điên hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt. Song song với biêu dương mặt tích cực, báo chi nước ta đã kiên quyết và đi đầu trong cuộc đẩu tranh chông các hiện tượng tiêu cực như: tham nhũng, quan liêu, lãng phí, vi phạm dân

chu, thoai hoa bien chât vê đạo đức, lôi sông; gian lận trong thương mại làm hàng giả... Nhiêu vụ việc tiêu cực được đưa ra ánh sáng trước hết là nhờ sự phát hiện và đâu tranh kiên quyết của báo chí như các vụ: Epco - Minh Phụng, Công ty Dâu khí Petro ở Vũng Tàu, vụ mua bán quota hàng

dệt may ở Bộ Thương mại, vụ vi phạm quản lý đất đai ở Đồ Sơn, V . V . .

• Nhũng thành tích nổi bật của báo chí Việt Nam

Nhìn trên tổng thể, báo chí, xuất bản nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ về nhiều mặt: tăng loại hình; tăng số lượng cơ quan báo chí, xuất bản; tăng sổ đầu báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuât bản, nhà in sách báo, ấn phẩm, chương trình; tăng chất lượng nội dung, hình thức, công nghệ in ấn, truyền tải thông tin; tăng sổ lượng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng số lượng nhà báo, người làm công tác xuât bản và đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan báo chí, xuất bản; tăng sổ lượng công chúng báo chí, xuất bản, đặc biệt là ở nước ngoài; tăng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật.

Phần lớn các cơ quan báo chí, xuất bản hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, định hướng chính trị, thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tô chức xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân. Báo chí, xuât bản đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điêm, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước; thông tin, cổ vũ phong trào hành động cách mạng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lóp nhân dân; phát hiện, cổ vũ nhân tổ mới, điển hình tiên tiến, thành quả của công cuộc đổi mới; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, chổng thông tin, quan điểm sai trái, chống âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực phản động, thù địch; góp phần quan trọng vào quá trình dân chủ hoá đời sông xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đổi với sự nghiệp đổi mới; là chiêc câu nổi Việt Nam với bạn bè thế giới, mở rộng tầm nhìn, giao lưu, hội nhập với bên ngoài.

Thành tích, công lao của báo chí, xuất bản đối với sự nghiệp đôi mới đất nưó'c là to lớn và quan trọng, được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, biểu dương. Chưa bao giờ sức mạnh to lớn của báo chí, xuất bản lại

được the hiẹn mọt cach đây đủ và sinh động như thời điểm hiện tại. Một phong trao hanh đọng cach mạng sâu rộng do báo chí, xuât bản phát độnơ học tập, làm theo tâm gương sáng ngời của các anh hùng, liệt sỳ Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Hoàng Thượng Lân, Nguyễn Văn Giá, Hoàng Kim Giao... qua các cuốn nhật ký chiến tranh "Mãi mãi tuổi hai mươi", "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm"... được cả xã hội nhiệt liệt hưởng ứng. Một câu truyên hình, phát thanh, một bài báo, một cuốn sách, thậm chí một tin ngăn, một bức ảnh nhỏ có thê tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới hàng triệu con người, cả trong và ngoài nước. Một đợt quyên góp giúp đỡ nạn nhân cơn bão Chan chu do báo chí phát động đã cuốn hút cả xã hội hăng hái tham gia, chỉ riêng qua kênh báo chí đã góp được hàng chục tỷ đồng. Như đã nêu ở trên, báo chí là một trong những lực lượng đi đầu trong việc phanh phui các vụ tham nhũng, tiêu cực, lãng phí ở PMU 18, Thanh tra Nhà nước, Thương mại, Dầu khí, nhà công, đất công ở Hà Nội, Hải Phòng, Thành phổ Hồ Chí Minh, V . V . .

Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vai trò của báo chí đổi với công cuộc cải cách hành chính (CCHC). Báo chí được coi là 1 trong 5 giải pháp trong Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 được phê duyệt trong Quyết định sổ 13 6/2001/QĐ-TTg. Đặc biệt, trong Đe án tuyên truyền Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 178/2003/QĐ- TTg, đã nhấn mạnh việc huy động và sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng như các đài phát thanh, đài truyền hình, các báo viết ở Trung ương và địa phương, các tạp chí, tập san chuyên ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước và qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện thành công chương trình CCHC nhà nước.

Phát biểu trong buổi gặp mặt với lãnh đạo các cơ quan thông tân báo chí đầu Xuân Đinh Hợi 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu: “Chưa bao giờ đội ngũ những người làm báo Việt Nam lớn mạnh, các loại hình báo chí phát triển đa dạng, phong phú, vai trò và ảnh hưởng của báo chí có tác động tích cực và mạnh mẽ trong xã hội như hiện nay” . Thủ tướng nhấn mạnh: Báo chí là kênh thông tin quan trọng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo và điều hành các giải pháp phát triên kinh tê

xã hội, là công cụ quan trọng, hừu ích trong công tác đấu tranh phòng chông tham nhũng và đẩy mạnh cải cách hành chính. Thủ tưóng cũng đâ

khang đinh nhiẹm vụ cua báo chí là cùng Chính phủ "phát huy và phải tiếp

tục lam quyet liệt, đông bộ, mạnh m ẽ và hiệu quả hơn" các nhiệm vụ phát

triển, cải cách hành chính và đấu tranh chổng tham nhũng... "Bảo chí ph ả i

làm thê nào đê nhân dân cảm nhận được về quyết tâm cải cách hành chỉnh đặc biệt là thủ tục hành chỉnh của Chỉnh phủ".

N hững yếu kém, khuyết điểm của báo chí Việt Nam

Bên cạnh những thành tựu, ưu điểm đã nêu, hoạt động báo chí, xuất bản của ta thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm mà Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), Thông báo kết luận 162-TB/TW của Bộ Chính trị (khoá IX), Thông báo kết luận số 41-TB/TW của Bộ Chính trị (khoá X) và một sô văn bản khác của Đảng, Nhà nước đã nêu ra chậm được khắc phục, có mặt, có lúc đáng lo ngại.

+ Chưa quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách,

nghị quyết của Đ ảng và N hà nước về bảo chí, xuất bản:

Một bộ phận không nhỏ người làm báo, viết văn, kê cả một so cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí, văn học, nghệ thuật, nhà xuất bản chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước - sử dụng quan hệ công chúng là công cụ quản lý thông tin báo chí (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)