Quan hệ công chúng chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước - sử dụng quan hệ công chúng là công cụ quản lý thông tin báo chí (Trang 71)

12. LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN 1HÔNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.4.3. Quan hệ công chúng chính phủ

• Nhiệm vụ của những ngưòi làm PR trong chính phủ

Hoạt động của các chuyên gia PR trong chính phủ khá đa dạng, thậm chí được coi là đa dạng hơn bất kì lĩnh vực nào khác của PR. Nhiệm vụ của PR là cung cấp thông tin đên người dân (ví dụ, thông tin về các kỳ bâu cử Quốc hội, về các quyết định mới của chính phủ), giúp người dân hiểu và ủng hộ các chính sách, chủ trương của chính quyền, các chương trình mới của chính phủ, động viên người dân tích cực tham gia các chương trình,

hoạt động của chính phủ ví dụ như chương trình xóa đói giảm nơhèo, sinh đẻ kế hoạch, phòng chống AIDS. PR chính phủ thực hiện công việc nhằm cổ động, tuyên truyền nâng cao hình ảnh của chính phủ, giải quyết các cuộc khủng hoảng, đóng vai trò là người giải thích, phát ngôn cho chính phủ trong các tình huống như chiến tranh, tai n ạn ...

Các chuyên gia PR ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong hoạt động thông tin của chính phủ. Tại các nước phương Tây, Nga và Trung Mỹ, PR được coi là có vai trò trung tâm trong việc giành và giữ quyền lực chính trị. Hãng Saatchi& Saatchi đã từng là cố vấn PR cho các chương trình vận động tranh cử tổng thống tại Nga và Panama.

• Vai trò của PR trong chính phủ

Công tác PR trong chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng, và tầm quan trọng này ngày càng gia tăng trong nền chính trị hiện đại. ơ Việt Nam, chính phủ rất chú trọng đến công tác dân vận và tuyên truyền. PR là cầu nổi giữa chính phủ và người dân, là sự thể hiện của nền dân chủ.

Hoạt động của chính phủ bao trùm mọi mặt của đời sông xã hội, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sổng người dân. Phần lớn hoạt động của chính phủ cũng đều liên quan và dựa vào các hoạt động quan hệ công chúng. Trên thực tế, một chính phủ thực sự được coi là dân chủ là một chính phủ duy trì mối quan hệ mật thiết với các cử tri, nhạy bén đáp ứng các yêu câu của nhân dân, dựa trên cơ sở sự hiểu biết lẫn nhau và hoạt động thông tin hai chiều.

Neu người dân không chủ động tham gia hoạt động của chính phủ, và không có được sự hiêu biết về các hoạt động của chính phủ, thì các quan chức chính phủ do người dân bầu chọn hoặc thông qua chỉ định/phân bô có thê sẽ không hiểu được nhu cầu và mối quan tâm thực sự của các cử tri. Những chương trình đầu tư tốn kém có thể được thực hiện chỉ để đáp ứng những nhu cầu đã bị đánh giá quá mức, trong khi những nhu cầu bức xúc hơn thì lại không được đáp ứng. Những nhóm có lợi ích đặc biệt có thể khống chế quá trình ra quyết định. Sự bất mãn của dân chúng có thể ngấm ngầm phát triển, và bùng phát do một sổ sự kích động bề ngoài chứ không phải do hiểu biết sâu xa về các vấn đề.

Bộ máy của chính phủ ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân, từ giao thông đi lại, chăm sóc y tế đến an ninh quốc phòng, bộ máy hành pháp, các chương trình phúc lợi xã hội... Bộ máy của chính phủ càng lớn, càng phức tạp thì chính phủ càng khó gần dân, càng gặp khó khăn hơn trong việc lắng nghe và đáp ứng những nhu cầu của người dân. Hàng năm, hàng loạt báo cáo được đưa ra, song chúng tràn ngập những thuật ngữ, từ chuyên môn khiến người dân càng khó hiểu và giảm lòng tin vào tính hiệu quả trong hoạt động của chính phủ, càng xa rời và giảm nhiệt tình trong việc hợp tác với chính phủ.

Xã hội ngày càng phát triển, người dân ngày càng có nhu cầu được tham gia theo dõi, giám sát, có ý kiến đối với các hoạt động của chính phủ, để đảm bảo quyền dân chủ, quyền lợi của mình do đó khuynh hướng người dân tham gia vào hoạt động của chính phủ ngày càng tăng. Ví dụ, Hiệp hội quốc tế về người dân tham gia hoạt động chính phủ đã có thành viên tham gia đến từ 17 quốc gia khác nhau, tổ chức hội nghị thường niên, có tạp chí riêng, website. Tổ chức này được thành lập với mục đích lôi cuốn sự tham gia của người dân vào các quyết định của chính phủ, của các ngành có ảnh hưởng đến cuộc sổng của họ.

Các hoạt động PR chính phủ, thường được gọi dưới nhiều tên khác nhau như hoạt động công chúng (public affairs), thông tin công chúng (public information), truyền thông công chúng (public communication). Chúng được sử dụng như là những phương tiện chính trị và quản lý đê đạt được những mục đích khác nhau của chính phủ, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý của chính phủ. Rất khó biết thực sự số người làm PR chính phủ là bao nhiêu, vì chức vụ của họ được gọi dưới những cái tên khác nhau, và đôi khi chính phủ cũng không muốn công khai thừa nhận sự tồn tại của chức năng này. Bộ phận quan trọng này trong hoạt động của chính phủ nhiều khi được gọi là “Bộ máy tuyên truyền” . Tại Mỹ, theo thống kê của chính phủ, có khoảng 40 ngàn nhân viên thông tin làm việc trong tất cả các cấp chính quyền.

Nhấn mạnh vai trò của PR trong chính phủ, tác giả James L. Garnett đã viết trong cuốn “Thông tin để đạt hiệu quả trong cơ quan chính phủ1’ cho răng vì những quyết định và hành động của chính phủ thường ảnh hưởng

đến nhiều người hơn và với hậu quả lớn hơn, nên hoạt động thông tin trong chính phủ rất quan trọng và thường là khó khăn hơn hoạt động thông tin trong doanh nghiệp. Hoạt động PR trong chính phủ có thể khác nhau tùy cơ

quan, song chúng được dựa trên hai cơ sở cơ bản: (1) một chính phủ dân

chủ phải thông tin cho người dân biết hoạt động của mình, và (2) hoạt động

quản lý chính phủ hiệu quả đòi hỏi phải có sự chủ động tham gia và ủng hộ của người dân.

Các hoạt động PR trong chính phủ sẽ có sự khác biệt tùy theo chế độ chính trị, đặc điêm của từng quốc gia. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm chung, và ngày nay chúng ta đều biết hầu hết các chính phủ đều áp dụng hoạt động PR dưới nhiều hình thức. PR là hoạt động không thể thiếu của các chính phủ, nhất là ở tầm quan hệ quốc tế. Ngày nay, trong khuynh hướng toàn cầu hóa, sự phụ thuộc và mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng lớn, do đó, hoạt động PR là cần thiết và không thể thiếu trong việc vận động, thuyết phục sự họp tác, hỗ trợ của chính phủ các nước nhằm những mục đích như hợp tác phát triển kinh tế, giáo dục, hoạt động an ninh quốc phòng. Các quốc gia, không kể lớn nhỏ, đều cần sử dụng PR để thu hút đồng minh, đổi tác, tăng cường sức mạnh và vị thế trên trường quổc tế.

Các mục tiêu chung của các chương trình PR chính phủ ở tất cả các cấp, có ít nhất 3 điểm chung: 1/Thông tin cho các thành phần liên quan về các hoạt động của chính phủ; 2/Đảm bảo sự chủ động hợp tác trong các chưong trình của chính phủ (ví dụ như chương trình bầu cử), cũng như sự tuân thủ các chương trình quy định của chính phủ; 3/Vận động sự ủng hộ của người dân đối với các chương trình và chính sách mà chính phủ đã đưa ra (ví dụ như chương trình viện trợ nước ngoài, chương trình phúc lợi xã h ộ i...).

Hoạt động PR chính phủ có thể khác nhau tùy theo điều kiện chính trị - kinh tế văn hóa của từng quốc gia. Ví dụ, ở Mỹ, công dân có quyền tiếp cận thông tin của chính phủ được quy định trong luật pháp, chỉ trừ một sô lĩnh vực như an ninh quốc gia, một số hồ sơ nhân sự, còn phân lớn các thông tin của chính phủ được mở ra đổi với ngưcri dân.

• N h ữ n g h o ạ t đ ộ n g P R tr o n g c h ín h phủ

Hoạt động PR trong chính phủ thường bao gồm những nội dung cơ bản sau: 1/Thông tin đến người dân về hoạt động của chính phủ, nâng cao hình ảnh và uy tín của chính phủ; 2/Thuyết phục, vận động người dân tham gia các hoạt động của chính phủ; 3/Quản lý thông tin. Khi hoạt động PR ngày càng tăng cường tính chuyên nghiệp thì nó đã chứng tỏ được khả năng làm cho chính phủ nhạy bén hơn trong việc đáp ứng nhu cầu và những mối quan tâm của người dân, giành sự ủng hộ và chấp nhận đổi với các chương trình thiết yếu, và làm cho các dịch vụ xã hội trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn đối với những đổi tượng cần được phục vụ. Nói tóm lại, chức năng PR trong chính phủ đang ngày càng được thừa nhận là một yếu tổ góp phần tạo nên một chính phủ hoạt động hiệu quả.

Nghiên cứu của Hội PR Mỹ đã đưa ra kết luận về vai trò to lớn của PR trong chính trị: PR có khả năng cải thiện việc thực hành dân chủ bằng cách khuyến khích việc trao đôi thông tin và ý kiến về các vấn đề chung. PR là phương tiện để công chúng nói lên những mong muốn, nguyện vọng của mình với các the chế trong xã hội. PR giải thích và nói hộ cho công chúng với các tổ chức, nếu không các tố chức này sẽ không đáp lại nguyện vọng của công chúng, và đồng thời PR cũng chuyên tải những thông điệp của tô chức tới công chúng. PR cũng là phương tiện đế đạt được sự thích ứng giữa các nhóm, các tổ chức, tạo nên những mối quan hệ thuận lợi hơn, đem lại lợi ích cho công chúng. Quá trình điều chỉnh cũng giúp giảm bớt các hành động áp đặt, áp bức, tăng cường tự do cho người dân. PR là một yểu tổ cơ bản trong hệ thống thông tin giúp các cá nhân được thông tin vê nhiêu mặt của nhũng vấn đề có ảnh hưởng đến đời sổng của họ. PR có thể giúp khuyến khích các tổ chức quan tâm hơn đến lợi ích của xã hội, cộng đồng.

Tiểu kết: Hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước bao trùm mọi mặt của đời sổng xã hội, ảnh hường đến mọi mặt của đời sổng người dân. Như Nghị quyết TƯ Đảng đã chỉ rõ: “Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước liên quan đến dân, đến doanh nghiệp, tác động trực tiêp đên toàn xã hội và có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn”52. Các cơ quan quản lý nhà

52 T ài liệu n g h iên cứ u c á c N g h ị q u ỵ ết H ộ i ngh ị T rung ư ơ n g 5 , k h ó a X (D à n h c h o cán b ộ ch ủ chốt và báo cá o v iê n ). 2 0 0 7 . N X B C h ín h trị Q u ố c gia . T rang 127.

nước muốn tồn tại và phát triển thuận lợi thì cần thiết lập và duy trì nhừng mối quan hệ nội bộ, mối quan hệ với người dân (đổi tượng phục vụ của cơ quan nhà nước), môi quan hệ với báo chí (là cầu nổi giừa cơ quan và người dân), moi quan hệ với các cơ quan nhà nước khác.

Báo chí có khả năng tác động, định hướng, làm thay đổi quan điểm của công chúng về các vấn đề trong xã hội. Do đó, báo chí có thể được sử dụng đế tác động vào tư tưởng của công chúng nhàm đạt được những mục tiêu đề ra về chỉnh trị, tư tưởng. Nhìn từ góc độ này, có thể thấy báo chí như con dao hai lưỡi, cơ quan nhà nước có thể sử dụng để tác động vào công chúng nhằm đạt được những mục tiêu của quản lý nhà nước; mặt khác, báo chí cũng có thê trở thành công cụ để đấu tranh với những sai trái của chính quyền. Biết cách sử dụng báo chí nghĩa là biết cách quan hệ với báo chí, biết cách quản lý thông tin. Quan hệ báo chí, quản lý thông tin là nhừng nội dung cơ bản của Quan hệ công chúng.

Từ những lập luận trên, có thể thấy Quan hệ công chúng có thê và phải được sử dụng như là công cụ cần thiết và hiệu quả đê quản lý thông tin báo chí. Đặc biệt, đổi với các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, đê đảm bảo làm tổt nhiệm vụ phục vụ nhân dân, đảm bảo quyền làm chủ của người dân, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng chính sách của Đảng, Nhà nước, bảo vệ uy tín, hoạt động của tổ chức, trong điều kiện một nên báo chí phát triên, công cuộc đổi mới, hội nhập, cải cách hành chính đang được đây mạnh, thì rất cần làm tốt công tác quản lý thông tin báo chí. Do đó, hệ thông cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam rất cần sử dụng Quan hệ công chúng như là công cụ đe quản lý báo chí.

CHƯƠNG 2

THựC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THÔNG TIN BÁO CHÍ TẠI CÁC C ơ QUAN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

2.1. MỘT SÓ ĐẶC ĐIẺM ĐÁNG CHÚ Ý CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

C ô n g c u ộ c c ả i c á c h h à n h c h í n h

Thể chế chính trị nước ta là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã

hội53. Trong cơ cẩu bộ máy quản lý nhà nước Việt Nam, Đảng là lực lượng

lãnh đạo toàn diện, từ cấp Trung ương cho đến cấp địa phương. Phần lớn

nhân sự cấp cao, lực lượng lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước đêu là Đảng viên.

Các cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam đang trải qua những thay đổi ngay trong bản thân nó: đó là công cuộc cải cách hành chính nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng. Chât lượng nguôn nhân lực ngày càng nâng cao: cán bộ trẻ, có học. Bản thân các bộ, các ngành đang nỗ lực tiến hành những cải tổ, thay đổi. Bên cạnh đó, có những thay đổi của môi trường là: nước ta đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công cuộc đôi mới, mở rộng dân chủ xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế. Truyền thông đại chúng ở nước ta phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế phát triển, giáo dục phát triển, thông tin phát triển, nền kinh tế, trình độ dân trí được nâng cao, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh. Những yếu tổ này tác động ngày càng sâu săc đên hoạt động truyền thông, v ề mặt quốc tế, khuynh hướng toàn cầu hóa nền kinh tể, tăng cường giao lưu hợp tác ngày càng thể hiện rõ nét. Việt Nam gia

53 Hiến p h áp 1992

nhạp WTO, ASEAN, tăng cường họp tác đa dạng, không chỉ với các nước xã họi chủ nghĩa mà còn tăng cường hợp tác với các nước phương Tây như Mỹ, Phap đê phát triên kinh tê. Việt Nam ngày càng hoà nhập với cộng đông quôc tê và khăng định vị thê của mình trên trường quốc tế (ứng cứ ghế thành viên không thường trực hội đồng bảo an LHQ).

Việt Nam một mặt đây mạnh phát triển kinh tế, tăng cường hội nhập, dân chủ hóa xã hội; mặt khác, Đảng và Nhà nước vẫn quyết tâm kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, duy trì sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nền kinh tê thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện này, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam một mặt phải trải qua những thay đối cần thiết để thích nghi với quá trình đổi mới, hội nhập, mặt khác vẫn duy trì những đặc trưng riêng biệt, truyền thổng của thể chế chính trị - xã hội Việt Nam, và nền văn hóa Việt Nam.

Mục tiêu hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước của nước ta hiện nay là tạo cơ chế để thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá, thúc đẩy tiến trình hội nhập, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế - xã

Một phần của tài liệu Quản lý thông tin báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước - sử dụng quan hệ công chúng là công cụ quản lý thông tin báo chí (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)