Là một người làmcông tác quản lý giáo dục ở trường tiểu học, bản thân tôi nhận thức rất rõ ảnhhưởng của môi trường xung quanh đối với việc ngăn ngừa bạo lực học đường, chính vì vậy tôi đ
Trang 11 Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụhuynh, ngành giáo dục và của toàn xã hội Hiện tượng giáo viên đối xử thiếu thân thiện với học sinh, có hành vi ngược đãi, thiếu công bằng trong giáodục hay hiện tượng học sinh gây gổ, đánh nhau, dùng những ngôn ngữ xúcphạm của học sinh gây mất đoàn kết đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắpmọi nơi, từ thành thị cho đến nông thôn Nó không những gây ra những tác độngxấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đếntính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy củathầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường Việc giáo viên ngược đãihọc sinh, đối xử thiếu thân thiện, không công bằng với học sinh không còn làchuyện hiếm Số học sinh chưa ngoan ngày càng nhiều, đặc biệt tình trạng sửdụng bạo lực để giải quyết mối quan hệ giữa các học sinh với nhau ngày cànggia tăng Trong khi đó môi trường gia đình, nhà trường và xã hội trong thời kỳhội nhập cùng với sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ thông tin, bêncạnh những mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến tư tưởng,tình cảm của mọi đối tượng trong xã hội mà đặc biệt là các em học sinh tiểu học.Nhiều gia đình cha mẹ thường xuyên cãi nhau, thậm chí còn đánh nhau và dùng
vũ lực đối với con cái Đâu đó ở một số nhà trường chưa thực sự quan tâm đếncông tác phòng ngừa bạo lực học đường dẫn đến việc thực hiện các qui định vềđạo đức nhà giáo, đạo đức của học sinh chưa nghiêm Ngoài xã hội thì hàngngày vẫn xảy ra các vụ xô xát, đánh nhau hội đồng của học sinh Tất cả nhữngmặt tiêu cực ấy lại được truyền đi nhanh chóng thông qua các trang mạng xãhội Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh, sẽ hình thành cho các em tínhcách hung hãn, không kiềm chế được cảm xúc, rất dễ nổi nóng dẫn đến hay đánhnhau, chửi bậy
Vậy làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng bạo lực học đường, hình thànhlối ứng xử có văn hoá cho giáo viên và học sinh là nỗi băn khoăn, trăn trở củanhiều nhà quản lý nhà giáo dục cũng như của toàn xã hội Là một người làmcông tác quản lý giáo dục ở trường tiểu học, bản thân tôi nhận thức rất rõ ảnhhưởng của môi trường xung quanh đối với việc ngăn ngừa bạo lực học đường,
chính vì vậy tôi đã lựa chọn và tập trung nghiên cứu đưa ra “ Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn góp phần phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học Nga Yên”
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Trang 2Nghiên cứu lý luận và thực tiễn của môi trường giáo dục và tình trạng bạolực học đường để đưa ra các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện,
an toàn góp phần phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học Nga Yên
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
- Lý luận về môi trường giáo dục và các nội dung về bạo lực học đường
- Thực tiễn về xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn ở trườngtiểu học nói chung và trường tiểu học Nga Yên nói riêng
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc, nghiên cứu các tài
liệu có liên quan đến môi trường giáo dục và bạo lực học đường
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra thực trạng,
thu thập các thông tin về môi trường giáo dục và bạo lực học đường ở trường tiểuhọc
+ Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh, phụ
huynh học sinh, các cấp lãnh đạo để tìm hiểu về xây dựng môi trường thân thiện,
an toàn, phòng chống bạo lực
+ Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của giáo viên học sinh và các
thành viên khác có liên quan để đánh giá môi trường giáo dục và bạo lực họcđường
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các tài liệu, số liệu thu thập
được, tìm nguyên nhân và giải pháp để xây dựng môi trường giáo dục thânthiện, an toàn Tổng hợp kết quả đạt được để khẳng định hiệu quả của sáng kiếnkinh nghiệm
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lý luận.
“Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi thô bạo, ngang ngược,bất chấp mọi công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác ( Có thể dùng lờinói, hành động có hoặc không có vũ khí ) gây nên những tổn thương về mặttinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học Tình trạng bạolực học đường bao gồm những hành vi bạo lực về thể chất như đánh nhau giữacác học sinh, hay là những hình phạt về thế chất của các thầy cô giáo trong họcđường, bạo lực tinh thần như tấn công lời nói, thái độ ” [1]
“Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần cóảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của ngườihọc Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là môi trường giáo dục
Trang 3mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; không có
tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cólối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa; người học được tôn trọng, đối xử côngbằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triểnphẩm chất và năng lực” [2]
Như vậy để có một môi trường giáo dục tốt không có bạo lực học đườngvừa cần phải quan tâm đến điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụcho công tác giáo dục đầy đủ, an toàn và đảm bảo thẩm mỹ vừa phải xây dựngđược mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong trường, ở gia đình vàngoài xã hội, hình thành được hành vi ứng xử đúng mực của giáo viên, học sinh,phụ huynh học sinh
Thế nên, việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thânthiện, phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của nhiều ngành, nhiềucấp, của toàn xã hội và phải đáp ứng theo các yêu cầu đã được quy định tại Nghịđịnh số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 Chính phủ (có hiệu lực thihành từ ngày 05 tháng 9 năm 2017) Tuy nhiên nhà trường vẫn giữ vai trò chủđạo trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,phòng, chống bạo lực học đường
2.2 Thực trạng của môi trường giáo dục và bạo lực học đường
Thời gian gần đây, trong nhà trường liên tiếp rộ lên những chuyện làm dưluận đau xót và lo ngại Giáo viên, bảo mẫu bạo hành học sinh bằng những cáchxâm hại thể chất và tinh thần, vi phạm pháp luật về quyền trẻ em nhưng không ýthức rằng đó là hành vi phạm pháp.Có nơi đã từng xảy ra giáo viên bị phụ huynhhọc sinh vào trường chửi mắng, hành hung gây thương tích, xúc phạm danh dự,hay chuyện học sinh đánh bạn học vẫn cứ diễn ra Những vụ việc đó không chỉgây bất an trong nhà trường mà còn kéo theo sự xuống cấp đạo đức học đường
và đạo đức xã hội Đã có tình trạng nhiều học sinh ham chơi, lười học, hỗn láo,nói tục, quậy phá, hay đánh nhau, lưu manh nhưng nhà trường không có biệnpháp để uốn nắn, giáo dục Tình trạng đó cũng gây ức chế cho giáo viên, dẫnđến những trường hợp bạo hành học sinh như là một cách phản ứng tiêu cực,hành xử thiếu sáng suốt
Ở trường Tiểu học Nga Yên mặc dù chưa xảy ra các vi phạm nhân quyềncủa giáo viên đối học sinh nhưng vẫn còn có hiện tượng học sinh lười học,không chịu làm bài tập cô giao, có học sinh thiếu lễ phép với thầy cô, khôngvâng lời cha mẹ, có thái độ hỗn láo với người lớn, nhiều em còn nói tục, chửibậy và cãi nhau với bạn bè, cá biệt còn có em đánh bạn cùng lớp, cùngtrường.Theo quan sát và tìm hiểu của bản thân thông qua đội ngũ giáo viên chủ
Trang 4nhiệm tôi thấy có tới khoảng 1/10 số học sinh của trường có một hoặc một sốbiểu hiện nêu trên.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên Có nguyên nhânnguyên nhân xuất phát từ ngay nội tại bản thân các em, có nguyên nhân từ giađình, có nguyên nhân tác động của nhà trường và cuối cùng là ảnh hưởng từ xãhội
Về phía học sinh: Học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi hình thành nhân cách,
tư duy trực quan đang chiếm ưu thế, dễ xúc động, hay thay đổi, thiếu khả năngkiểm soát cảm xúc và khả năng ứng xử hợp tình hợp lý với những tình huốngxảy ra trong cuộc sống Vì thế các em dễ có những thái độ, hành vi không đúngmang tính bạo lực
Về phía gia đình: Trong thời buổi hiện nay, các bậc phụ huynh đều laođầu vào công việc và cả những mối quan hệ khác bên ngoài mà lơ là việc chămsóc và giáo dục, định hướng cho con cái Nhiều gia đình, chỉ biết chu cấp đầy đủcho con, sẵn sàng trang bị đầy đủ các thiết bị điện tử để con có thể vào mạnginternet, mua cho con các loại đồ chơi trong đó có đồ chơi mang tính bạo lực như súng, kiếm, đao…nhưng thiếu quan tâm đến con cái, không thường xuyêntheo dõi, nắm bắt tâm tư và những diễn biến tâm sinh lý, tình cảm của con cái đểkịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc Đồng thời, nhiều hộ gia đình lại xuấthiện tình trạng bạo lực ngay trong nhà mình Ví dụ chồng đánh vợ, cha đánh con
vô hình chung đã gieo rắc vào đầu trẻ sự tổn thương tâm hồn cũng như mầmmống bạo lực
Đối với nhà trường: Trong xu thế phát triển như hiện nay, khi mà cáctrường học tập trung giảng dạy về kiến thức văn hóa, chạy theo căn bệnh thànhtích là chủ yếu mà thiếu sự theo dõi sát sao, khuyên răn và ngăn chặn kịp thờinhững biểu hiện bạo lực học đường Mặc khác là sự tha hóa đạo đức, nhân cáchcũng như công cuộc mải mê chạy đua kiếm tiền của một bộ phận nhỏ giáo viên
đã làm mờ đi vẻ đẹp giáo dục Cùng với đó, vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội,Đội có phần giảm sút, chưa tạo ra được những sân chơi bổ ích cho học sinhtham gia, cơ sở vật chất không đảm bảo để phục vụ cho giáo dục
Đối với xã hội: Còn một nguyên nhân mà chúng ta không thể không nóiđến là do tác động của mặt trái xã hội đến các em học sinh Hằng ngày, trẻthường xuyên chứng kiến những vụ ẩu đả, đánh nhau tại nơi mình sinh sốnghoặc trên phim ảnh, game bạo lực đẫm máu Chính những điều này đã in dấutrong đầu các em khiến nhiều em học sinh bị tiêm nhiễm và làm theo
Tất cả các nguyên nhân trên đều bắt nguồn từ nhận thức của con người.Chính vì chưa nhận thức đầy đủ được vai trò của môi trường giáo dục đối với
Trang 5việc phòng chống bạo lực học đường nên cả gia đình, nhà trường và xã hội chưatạo ra cho học sinh một môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, giúp các em cóđiều kiện tốt nhất để phát triển một cách toàn diện cả về Đức -Trí - Thể - Mỹ.
Đầu năm học 2018-2019, tôi đã thực hiện một cuộc điều tra nho nhỏ vềnhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh khối 4, khối 5 trongtrường đối với vấn đề môi trường giáo dục với phòng chống bạo lực học đườngbằng phiếu điều tra thông qua việc trả lời một số câu hỏi:
* Đối với giáo viên và phụ huynh học sinh:
Câu hỏi 1: Anh ( Chị) hiểu như thế nào là một môi trường giáo dục thânthiện, lành mạnh, an toàn?
Câu hỏi 2: Trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lànhmạnh, an toàn phòng chống bạo lực học đường thuộc ai?
Câu hỏi 3: Anh (Chị) đã làm gì để góp phần xây dựng môi trường giáodục thân thiện, lành mạnh, an toàn, phòng chống bạo lực học đường?
* Đối với học sinh:Hãy khoanh vào trước ý trả lời đúng:
Câu hỏi 1: Môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn là:
1 Môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại vềthể chất và tinh thần; không có tệ nạn xã hội, không bạo lực
2 Người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh,ứng xử văn hóa
3 Người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái;được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực
4 Cả ba ý trên
Câu hỏi 2: Bạo lực học đường bao gồm những hành vi:
1.Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với học sinh;
2.Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục,chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triểncủa trẻ em
3 Đánh đập, giam hãm, không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, khôngcho mặc đủ ấm
Trang 6Kết quả điều tra:
Đối tượng tham gia
khảo sát
Số lượng người tham gia
Số người nhận thức đầy đủ
Số người nhận thức chưa đầy đủ
2.3 Những giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn phòng chống bạo lực học đường
2.3.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh đối với việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, phòng chống bạo lực học đường
Đây là một giải pháp không mới nhưng là giải pháp mà tôi cho là rất quantrọng có tính chiến lược, vì nếu tư tưởng thông suốt thì mọi vấn đề sẽ được giảiquyết tận gốc Chính vì thế, khi thực hiện chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dụcthân thiện, lành mạnh, an toàn, phòng chống bạo lực học đường điều đầu tiênngười cán bộ quản lí cần quan tâm đó là nâng cao nhận thức của cán bộ giáoviên, phụ huynh và học sinh đối với vấn đề này
Trước tiên cần giúp giáo viên, học sinh trong trường hiểu được: Môitrường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là môi trường giáo dục mà ngườihọc được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; không có tệ nạn xãhội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sốnglành mạnh, ứng xử văn hóa; người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bìnhđẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất
và năng lực
Tiếp đến là phải giúp mọi người hiểu rõ: Bạo lực học đường là hành vihành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạmdanh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại vềthể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập
Trang 7Đặc biệt cần phải giúp mọi thành viên trong trường nắm được: Tráchnhiệm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện không phảicủa riêng một cá nhân hay tập thể nào mà là của toàn xã hội, trong đó nhàtrường đóng vai trò nòng cốt vì các thành viên trong trường là những người trựctiếp tạo dựng môi trường giáo dục trong trường học và chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ môi trường đó
Thực hiện nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh, nhàtrường đã triển khai và cung cấp đầy đủ các Chỉ thị của Bộ Giáo dục, các vănbản hướng dẫn của các ngành, các cấp có liên quan môi trường giáo dục và bạolực học đường đến mọi thành viên trong trường như: Luật Giáo dục Tiểu học,
Luật Trẻ em, Nghị định 80/2017/NĐ-CP Tổ chức cho cán bộ giáo viên nghiên
cứu các văn bản của các cấp có liên quan đến nội dung trên
Biện pháp tiếp theo nhà trường lựa chọn để nâng cao nhận thức cho giáoviên và học sinh đó là tuyên truyền Hình thức tuyên truyền được thực hiệnthông qua hội nghị, các buổi chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp, thông qua hệ thống
khẩu hiệu được treo quanh trường như: “Điều gì mà mình không muốn thì đừng làm với người khác”; “Là một công dân văn minh thì không nói tục, chửi bậy”,
“ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Nhà trường thân thiện, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan”, “Bạo lực là vi phạm pháp luật”, “ Đừng vung tay, hãy cầm tay”
Hình ảnh một số khẩu hiệu được treo trong trường
Qua tuyên truyền, giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh hiểu đượcthế nào là môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh, những hành vinào được coi là hành vi bạo lực học đường, bản thân mỗi người phải làm gì đểgóp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh
Trang 82.3.2 Xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện bộ qui tắc ứng xử văn hóa trong trường học và các nội qui, qui định của nhà trường.
Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh, không
có bạo lực học đường nhất thiết phải xây dựng được bộ qui tắc ứng xử văn hóa
trong trường học và triển khai thực hiện một cách nghiêm túc Khi xây dựng bộ
quy tắc ứng xử cần đảm bảo các nguyên tắc định hướng giáo dục đạo đức, lốisống và hoàn thiện nhân cách giáo viên và học sinh, phù hợp với chuẩn mực đạođức đã được xã hội thừa nhận, phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp vớimục tiêu, đặc điểm của nhà trường, đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi Đồngthời, nội dung các qui tắc ứng xử phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễkiểm tra, thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa con người vớicon người (thầy - thầy, thầy - trò, thầy - phụ huynh, trò - trò, trò - phụ huynh )
và quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cảnh quan
Ví dụ:
- Qui tắc ứng xử của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đối vớingười học ghi rõ: Thương yêu, dịu dàng, nghiêm khắc với học sinh; sẵn sàng
bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của các em Trong mọi tình huống, mỗi
cán bộ giáo viên luôn đặt tình thương và trách nhiệm đối với học sinh lên hàngđầu Luôn ý thức có trách nhiệm đối với tương lai của mỗi học sinh, với tiền đồ
của dân tộc Tôn trọng ý kiến của từng cá nhân học sinh; luôn lắng nghe và cùng
chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của học sinh Ứng xử thân thiện, gầngũi, không xúc phạm danh dự, thân thể, không phân biệt đối xử đối với học sinh.Thấu hiểu hoàn cảnh riêng của mỗi học sinh; quan tâm, giúp đỡ các em có hoàncảnh đặc biệt; học sinh chậm tiến bộ; luôn tạo cơ hội cho học sinh sửa chữa lỗilầm, tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu vươn lên Tôn trọng nhân cách của họcsinh, mềm mỏng nhưng kiên quyết, nghiêm khắc khi xử lý vi phạm của học
sinh; không có thái độ trù dập học sinh Luôn là tấm gương sáng, mẫu mực về
đạo đức, tác phong cho học sinh noi theo
- Qui tắc ứng xử của người học đối với bạn bè cũng chỉ rõ: Ngôn ngữđúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt.Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt,lôi kéo, vu khống, nói xấu bạn bè, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩmngười học khác Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươnlên trong học tập và rèn luyện Không được bao che khuyết điểm chobạn; không được có những hành động phân biệt đối xử, gây gổ đánh nhau; giữgìn mối quan hệ bình đẳng
Đặc biệt khi xây dựng bộ qui tắc ứng xử nội dung phải được thảo luận dânchủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường Khi đã thống nhất phảitriển khai tới mọi thành viên của trường để thực hiện Trong quá trình thực hiệnphải được kiểm tra, giám sát thường xuyên để tránh hình thức, giáo điều không
Trang 9mang lại hiệu quả Hàng tháng trong phiên họp Hội đồng Sư phạm cần đưa nộidung thực hiện qui tắc ứng xử và các nội qui của nhà trường vào để đánh giácùng với đánh giá việc thực hiện nền nếp dạy và học Qua đó phát hiện nhữnghành vi chưa chuẩn mực để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh Đặc biệt những hiệntượng, hành vi vi phạm các qui tắc ứng xử phải được xử lý nghiêm minh để nhắcnhở mọi thành viên phải ghi nhớ mà thực hiện.
Bên cạnh bộ qui tắc ứng xử, nhà trường cũng phải xây dựng một số nộiqui trưng bày ở những nơi dễ nhìn, dễ thấy Những nội qui này qui định cụ thểchỉ ra những việc nên làm, không nên làm để học sinh nhìn vào đó thực hiện dầndần hình thành cho các em những thói quen tốt, những kĩ năng cần thiết trongcuộc sống, giao tiếp hàng ngày vì lứa tuổi học sinh tiểu học thiên về tư duy trựcquan, nặng về nhận thức cảm tính, dễ quên
* Chẳng hạn: ở nội quy lớp học qui định:
- Không vẽ bậy, vẩy mực lên bàn ghế, tủ, tường, và các đồ dùng có trongphòng
- Sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp sách vở và các đồ dùng học tập
- Thực hiện vệ sinh lớp học đảm bảo sạch sẽ
- Không tự ý di chuyển đồ dùng trong phòng, nghịch những thiết bị liênquan đến điện
* Trong nội quy học sinh ghi rõ:
- Đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin phép và có lý do chính đáng
- Ra vào lớp khẩn trương, nghiêm túc đầu giờ học, giữa và sau buổi học
- Trong lớp tích cực tham gia các hoạt động học tập
Trang 10Trong nội quy và các qui định đều ghi rõ học sinh nào thực hiện tốt nhữngnội dung này sẽ được biểu dương, khen thưởng, học sinh vi phạm nội qui tuỳtheo lỗi nặng nhẹ sẽ bị phê bình hoặc xử lí kỉ luật.
Bằng những việc làm trên đã đần dần hình thành các nét ứng xử văn hóa trong giáo viên và học sinh Mối quan hệ giữa các thành viên trong trường thân thiện hơn,thầy cô gần gũi với học sinh, hòa nhã với đồng nghiệp, học sinh cũng thân thiết với nhau hơn, thường xuyên giúp đỡ nhau trong học tập .
Hình ảnh học sinh đang vui chơi thân thiêt với nhau
2.3.3 Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh.
Ở bậc tiểu học trên địa bàn huyện Nga Sơn nói chung và ở trường Tiểu họcNga Yên nói riêng, giáo viên chủ nhiệm lớp cũng chính là giáo viên dạy cácmôn văn hóa Chính vì thế, giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên gần gũivới học sinh do đó sẽ là người có sức ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh Giáoviên chủ nhiệm là hình mẫu để học sinh noi theo, là nơi để các em chia sẻ tâm tưnguyện vọng của mình Vậy nên để xây dựng được các mối quan hệ thân thiện,giảm thiểu những hành vi bạo lực, tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, nhàtrường cần phát huy tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm trước hết phải thực sự là tấmgương mẫu mực để học sinh noi theo Bởi mỗi lời nói, mỗi việc làm của giáo
Trang 11viên chủ nhiệm sẽ được các em ghi nhớ và sẵn sàng làm theo vì các em là họcsinh tiểu học, nhận thức của các em chủ yếu là trực quan
Tiếp theo giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng tập thể lớp mình phụ tráchthành tập thể đoàn kết với các mối quan hệ bạn bè thân thiết, thầy trò gần gũi,yêu thương Điều này sẽ giúp các em vui vẻ sẵn sàng chia sẻ, hợp tác trong họctập cũng như trong mọi hoạt động Muốn đạt được điều đó các giáo viên chủnhiệm cần quan tâm và chia sẻ với các em như những người bạn, cùng học, cùnglao động, vui chơi với các em Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của từng họcsinh để kịp thời giải tỏa những vướng mắc, xích mích giữa các em học sinh vớinhau, chia sẻ những khó khăn với học sinh, để an ủi và động viên các em vượtkhó vươn lên, đặc biệt chú ý những học sinh có điều kiện và hoàn cảnh như: giađình quá khó khăn, học sinh mồ côi, học sinh mà bố mẹ có mâu thuẫn, rạn nứttình cảm…
Giáo viên và học sinh trò chuyện cùng nhau trong giờ ra chơi
Giáo viên và học sinh đang lao động cùng nhau
Để động viên giáo viên chủ nhiệm phát huy tốt vai trò của mình, nhàtrường đã xây dựng kế hoạch tổ chức vinh danh giáo viên chủ nhiệm giỏi ngay