Giả thuyết nghiên cứu - Các yếu tố tâm lý cá nhân: Nhận thức của học sinh về hình thức, mục đích, hậu quả của hành vi bạo lực học đường; yếu tố xúc cảm cảm xúc tức giận, thất vọng và cá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ LAN ANH
MỘT SỐ YẾU TỐ TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ LAN ANH
MỘT SỐ YẾU TỐ TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Đối tượng nghiên cứu
4 Khách thể nghiên cứu
5 Giả thuyết nghiên cứu
6 Nội dung nghiên cứu
7 Phạm vi nghiên cứu
8 Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam
1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài 15
1.2.1 Hành vi bạo lực 15
1.2.2 Hành vi bạo lực học đường 19
1.2.2.1 Khái niệm hành vi bạo lực học đường 19
1.2.2.2 Các hình thức bạo lực học đường
1.2.3 Các yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường 21
1.2.4 Các yếu tố xã hội tác động đến hành vi bạo lực học đường 27
1.2.4.1 Yếu tố kinh tế và yếu tố văn hóa 27
1.2.4.2 Giáo dục gia đình
Trang 41.2.4.3 Ảnh hưởng của bạn bè
1.2.4.4 Giáo dục nhà trường 33
1.2.5 Một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của Học sinh THPT 34
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổ chức nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu về mặt lý thuyết
2.1.2 Nghiên cứu về mặt thực tiễn
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi
2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 43
2.2.4 Phương pháp xử lí số liệu bằng SPSS 44
2.2.5 Biện pháp tác động qua tham vấn tâm lý 45
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1 Trải nhiệm của học sinh về hành vi bạo lực học đường 49
3.2 Đánh giá các kiểu hành vi trước các tác nhân kích thích 55
3.3 Một số yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu 63
3.3.1 Nhận thức 63
3.3.1.1 Nhận thức của học sinh THPT về các hình thức bạo lực học đường 62
3.3.1.2 Nhận thức về mục đích của hành vi bạo lực 67
3.3.1.3 Nhận thức về hậu quả của hành vi bạo lực 70
3.3.2 Các xu hướng hành vi khi xuất hiện cảm xúc tức giận và thất vọng 74 3.4 Một số yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu 82
3.4.1 Giáo dục gia đình 82
Trang 53.4.2 Giáo dục nhà trường 89
3.4.3 Mối quan hệ bạn bè 95
3.4.4 Hoạt động vui chơi giải trí mà học sinh tham gia 99
3.5 Tác động qua tham vấn tâm lý 103
3.5.1 Trường hợp 1 103
3.5.2 Trường hợp 2 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
1 Kết luận 114
2 Kiến nghị một số biện pháp 115
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1 Hành vi bạo lực tinh thần của học sinh THPT ……… 50 Biểu đồ 2 Hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT ………53 Biểu đồ 3 Các hành vi phản ứng khi có tác nhân kích thích ………56 Biểu đồ 4 Nhận thức của học sinh THPT về các hình thức bạo lực học……… 64 Biểu đồ 5 Các biểu hiện hành vi khi học sinh cảm thấy tức giận……… 75 Biểu đồ 6 Các biểu hiện hành vi khi học sinh cảm thấy thất vọng………79 Biểu đồ 7 Cách thức dạy bảo của bố mẹ khi học sinh làm hỏng việc, không vâng lời……….….83 Biểu đồ 8 Thời gian và mức độ thành thạo của các hoạt động vui chơi giải trí của học sinh……… 99 Bảng 1 Hành vi bạo lực tinh thần của học sinh THPT ……….……… 49 Bảng 2 Hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT ……….53 Bảng 3 Các biểu hiện hành vi của học sinh khi bị các tác nhân kích thích…… 56 Bảng 4 Các biểu hiện hành vi và các mức độ hành vi khi học sinh tức giận…….74 Bảng 5 Các biểu hiện hành vi và các mức độ hành vi khi học sinh thất vọng……… 78
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới, nạn bạo lực học đuờng và bắt nạt học đường đang ngày một tăng nhanh, đặc biệt là các vụ bạo lực học đường có sử dụng đến vũ khí Tại Châu Á, theo một nghiên cứu của chính phủ Nhật Bản thì nạn gây hấn trong các trường học với bạn đã tăng hơn 5% trong năm 2003 so với các năm trước đó Các
vụ bắt nạt trong các trường học lên tới đỉnh điểm vào năm 1995 với 60.096 vụ Còn
ở Hàn Quốc, khoảng cuối tháng 2 năm 2007, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết: Nạn bạo lực học đường đã gia tăng ở nước này: 15,9% học sinh thú nhận từng nếm mùi bạo lực ở trường học
Tại Châu Âu, hiện tượng bắt nạt học đường thường xuyên xảy ra ở trường tiểu học, liên quan tới khoảng 15% số học sinh, ở trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh bắt nạt từ 3% - 10%, với mức độ cao đột biến ở độ tuổi 13 – 14 Ở Anh, trong năm học
2007, cảnh sát buộc phải xuất hiện tại trường học hơn 7.300 lần, nhưng thực sự trên toàn nước Anh, bạo lực học đường có thể lên đến 1000 vụ, do khoảng 1/3 nhân viên cảnh sát quên nhập dữ liệu Ở Đức, năm 2008 có khoảng 60.000 học sinh tham gia, tăng 2.500 em so với năm trước Hơn thế, bạo lực băng đảng trên các đường phố cũng đang ngấm dần vào các trường học
Ở Nam Phi, hơn 1/5 học sinh bị tấn công tình dục trong trường học Ủy ban quyền con người Nam Phi cho biết 40% trẻ em được phỏng vấn tiết lộ các em là nạn nhân của bạo lực học đường
Tại Mỹ, nghiên cứu của hội đồng phòng chống tội phạm quốc gia khẳng định 43% học sinh cả nam lẫn nữ thuộc độ tuổi từ 13 – 17 tuổi đã từng bị dọa nạt hoặc chế giễu trên Internet.[9]
Riêng ở Việt Nam, bạo lực học đường đã và đang là mối lo ngại của ngành giá dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội Theo thống kê của cục cảnh sát điều tra về
Trang 8trật tự xã hội thì trong 5 năm có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây ra Tuy nhiên trên thực tế, con số đó đang ngày một tăng lên và những nạn nhân của những vụ bạo lực học đường là không thể kể hết
Môi trường học đường - nơi mà chúng ta biết đến với những khẩu hiệu:
“Tiên học lễ, hậu học văn”, “Dạy chữ, rèn người lại là nơi nhiều em học sinh “tặng” cho bạn của mình những cái tát, những cú đấm, đá, là “đánh nhau hội đồng”, đánh
“vì nhìn đối phương không vừa mắt”, “đánh để chứng tỏ mình giỏi”, nơi mà những hành động túm tóc, xé áo, đấm đá,…và việc sử dụng hung khí như dao, mã tấu, ống nước vạt nhọn…để thanh toán lẫn nhau Các hành vi nêu trên cho thấy bạo lực học đường bao gồm hàng loạt các hành vi ở các cấp độ khác nhau Bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong phạm vi trường học mà có thể là ở những địa điểm khác ngòai trường học (quán nước, quán game, ngòai sân cỏ…) Đó là lí do dẫn đến kết luận của nhiều người: “Gần đây bạo lực học đường đang “biến tướng” rất nguy hiểm” Tất cả những điều đó cho thấy tình trạng bạo lực học đường ngày một nguy hiểm về mức độ và tính chất bạo lực
Một thực tế mà ai cũng nhận thấy rõ là báo chí đã tốn không ít giấy mực cho
ra những bài viết về tình trạng bạo lực học đường, về những nguyên nhân, về các giải pháp…nhằm góp phần giúp giảm bớt tình trạng bạo lực học đường đang bùng phát ngày một mạnh mẽ hơn Trong một hệ thống những vấn đề, lí do dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, chúng ta không thể bỏ qua một vấn đề hết sức quan trọng
là những yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi bạo lực học đường Việc phân tích những yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi bạo lực học đường chính có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta có thể vạch ra những giải pháp cụ thể để góp phần thiết thực nhằm giảm bớt hành vi bạo lực học đường, từ đó góp phần giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, một vấn đề gây bức xức và nhức nhối trong dư luận xã hội
Với ý nghĩa như vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT”
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
Phân tích một số yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT Từ đó, đề xuất một số kiến nghị giúp giảm thiểu hành vi bạo lực học đường, trong đó có biện pháp tác động thông qua tham vấn tâm lý cho học sinh THPT
3 Đối tượng nghiên cứu
Một số yếu tố tâm lý cá nhân và một số yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT
4 Khách thể nghiên cứu
- 200 học sinh tại trường THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội, trong đó: + Học sinh khối lớp 11: 100
+ Học sinh khối lớp 12: 100
- Phỏng vấn sâu 05 học sinh có hành vi bạo lực học đường
- Phỏng vấn sâu 02 giáo viên đang giảng dạy tại trường, trong đó mỗi khối bao gồm 1 giáo viên
5 Giả thuyết nghiên cứu
- Các yếu tố tâm lý cá nhân: Nhận thức của học sinh (về hình thức, mục đích, hậu quả của hành vi bạo lực học đường); yếu tố xúc cảm (cảm xúc tức giận, thất vọng) và các yếu tố tâm lý xã hội (giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, mối quan
hệ bạn bè, hoạt động vui chơi giải trí mà học sinh tham gia) có ảnh hưởng đến hành
vi bạo lực lực đường của học sinh THPT
- Phần lớn học sinh THPT có xu hướng ứng xử bạo lực khi xuất hiện những xúc cảm tiêu cực như sự tức giận, thất vọng
- Có thể làm giảm hành vi bạo lực học đường ở học sinh thông qua biện pháp tham vấn tâm lý
Trang 106 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài và làm rõ một số khái niệm cơ bản: Khái niệm hành vi bạo lực, khái niệm hành vi bạo lực học đường, các yếu tố tâm lý cá nhân (nhận thức, xúc cảm), các yếu tố tâm lý xã hội (bạn bè, trường học, giáo dục gia đình ), học sinh THPT
- Điều tra thực trạng hành vi bạo lực học đường tại địa bàn nghiên cứu Làm
rõ một số yếu tố tâm lý cá nhân và một số yếu tố xã hội dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiểu, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường
7 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu
+ Đề tài chỉ nghiên cứu yếu tố tâm lý cá nhân nhận thức (nhận thức của học
sinh về hình thức, mục đích, hậu quả của hành vi bạo lực), xúc cảm (cảm xúc tức giận, thất vọng) và một số yếu tố xã hội (Giáo dục gia đình, nhà trường, bạn bè ) dẫn đến hành vi bạo lực học đường giữa học sinh và học sinh THPT
- Về không gian nghiên cứu
Học sinh tại trường THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội
8 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS
- Phương pháp tác động thay đổi nhận thức và hành vi bạo lực học đường ở học sinh THPT thông qua tham vấn tâm lý
Trang 11NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn
ra với hình thức, mức độ, tính chất ngày một nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần của học sinh Điều này được thể hiện qua các báo cáo về những trường hợp học sinh bị tấn công từ trong trường học, ngoài trường học và ngay cả trong nhà Trước tình trạng này, nhiều công trình nghiên cứu của các nước trên thế giới cũng đã tập trung đi sâu nghiên cứu về chủ đề này Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về tình trạng bạo lực học đường ở các nước phương tây tiêu biểu có thể kể đến:
Nghiên cứu có tên “Bạo lực trong các trường công của Mỹ” do MushinsKi
M, tiến hành năm 1994 là một phần trong một loạt các bài điều tra hàng năm của giáo viên trường công lập Mỹ MetLife Nghiên cứu nhằm kiểm tra thực trạng hành
vi bạo lực, nhận thức của giáo viên, sinh viên và các quan chức thực thi pháp luật về tình trạng bạo lực học đường trong các trường học
Những người tham gia khảo sát công nhận bạo lực là một vấn đề trong các trường học của họ, tuy nhiên, sự cảm nhận về tầm quan trọng của vấn đề này lại có
sự khác nhau giữa các nhóm Báo cáo của sinh viên nói lên rằng họ nhìn thấy và lo
sợ bạo lực nhiều hơn so với giáo viên Mặc dù phần lớn các giáo viên và học sinh cảm thấy an toàn trong trường học, 11% giáo viên và 23% học sinh đã là nạn nhân của bạo lực Giáo viên báo cáo rằng các vũ khí thường xuyên được mang đến trường sẽ tăng lên khi cảm nhận về chất lượng của một nền giáo dục trong nhà trường giảm Ít nhất 2/3 giáo viên và 83% hoặc nhiều hơn của các cán bộ của pháp luật khẳng định rằng sự thiếu giám sát của cha mẹ ở nhà và sự phối hợp lỏng lẻo
Trang 12giữa gia đình và nhà trường được xem là yếu tố chính góp phần vào bạo lực đường 66% sinh viên nói rằng việc họ mang súng/dao mang đến trường chủ yếu để gây ấn tượng với bạn bè hoặc để làm tăng cảm giác về tầm quan trọng của bản thân mình Trong khi đó, có 38% giáo viên cho rằng học sinh muốn tự bảo vệ hoặc cố gắng để gây ấn tượng với bạn bè khi mang vũ khí đến trường [35]
Một công trình nghiên cứu khác của Glew GM và các cộng sự tiến hành năm
2005 trên 3530 học sinh lớp ba, lớp bốn, lớp năm tại Mỹ với đề tài “Bắt nạt, tâm lý
xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở trường tiểu học” với mục tiêu xác định tỷ lệ bắt nạt trong trường tiểu học và mối liên quan của nó với nhà trường, thành tích học tập, hành động kỷ luật, và cảm giác của bản thân: cảm giác buồn, an toàn, và phụ thuộc Kết quả của nghiên cứu cho thấy 23% trẻ em được khảo sát đã từng tham gia bắt nạt, hoặc đã từng là kẻ bắt nạt, nạn nhân, hoặc cả hai Nạn nhân và kẻ bắt nạt là nạn nhân có thành tích học tập thấp hơn so với những người ngoài cuộc Tất cả 3 nhóm nêu trên đều có cảm giác không an toàn khi ở trường học hơn so với những đứa trẻ ngoài cuộc Nạn nhân và kẻ bắt nạt là nạn nhân cho biết, họ cảm thấy rằng
họ không thuộc về trường học Họ thường cảm thấy buồn bã nhiều hơn so với những đứa trẻ bình thường Những kẻ bắt nạt và nạn nhân của hành vi bắt nạt chủ yếu là nam giới
Tác giả đã đưa ra kết luận: Tỷ lệ bắt nạt thường xuyên của các học sinh tiểu học là đáng kể Đồng thời, mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt đã chỉ ra rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng trường tiểu học Các nghiên cứu được trình bày trong tài liệu này cho thấy sự cần thiết phải có các chương trình giảng dạy chống bạo lực dựa trên bằng chứng ở bậc tiểu học.[35]
Công trình nghiên cứu của Wang J và cộng sự năm 2009 được tiến hành tại
Mỹ với đề tài: “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất, bằng lời nói, quan hệ, và mạng” đã nghiên cứu bốn hình thức của hành vi bắt nạt trong trường học ở nhóm thanh thiếu niên Mỹ và mối liên quan với các đặc điểm về mặt nhân học xã hội, hỗ trợ của cha mẹ, và bạn bè đã được khảo sát
Trang 13Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ về hành vi bắt nạt người khác hoặc đã từng bị bắt nạt ở trường học ít nhất một lần trong 2 tháng gần đây là 20,8%
về mặt thể chất, 53,6% bằng lời nói, 51,4% về mặt xã hội, hoặc 13,6% về mặt điện
tử Các bạn trai dính líu nhiều hơn vào bắt nạt thể chất hoặc bằng lời nói, trong khi các bạn gái thì bị dính líu nhiều hơn đến các kiểu bắt nạt khác Các bạn nam có xu hướng là người đi bắt nạt qua mạng, trong khi các bạn gái có xu hướng là nạn nhân của hiên tượng bắt nạt đó Thanh thiếu niên người Mỹ gốc Phi đã tham gia bắt nạt nhiều hơn (về mặt thân thể, lời nói, hay qua mạng), nhưng lại ít trở thành nạn nhân của những hình thức bắt nạt (bằng lời nói hoặc quan hệ) Nghiên cứu cho thấy, sự
hỗ trợ cao hơn của cha mẹ có liên quan đến việc thanh thiếu niên ít dính líu đến tất
cả các hành vi bắt nạt nêu trên Ngoài ra, việc thanh thiếu niên có nhiều bạn bè sẽ có liên quan đến các hành vi bắt nạt nhiều hơn và họ cũng ít bị bắt nạt hơn về những hình thức như thể chất, bằng lời nói, và quan hệ trừ hình thức bắt nạt qua mạng
Từ kết quả nghiên cứu như trên, tác giả cũng đưa ra những kết luận quan trọng Đó là sự hỗ trợ của cha mẹ có thể bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tất cả bốn hình thức bắt nạt Liên kết bạn bè theo kiểu khác với bắt nạt truyền thống và bắt nạt mạng.[35]
Ở Ấn Độ, một công trình nghiên cứu về “Bạo lực trong nước và trường học giữa các học sinh trung học ở Jamaica được tiến hành năm 2000 do Soyibo K, Lee
MG, Đại học West Indies, Kingston, Jamaica tiến hành đã xác định sự phổ biến của bạo lực gia đình và trường học giữa các học sinh trung học ở Jamaica Nghiên cứu được tiến hành trên 3.124 học sinh (1.467 trẻ em trai và 1.657 bé gái) được lựa chọn ngẫu nhiên từ 34 các trường trung học, ở 13 trong số 14 giáo xứ của Jamaica Có 1.590 học sinh lớp 10 (tuổi trung bình 16 năm) và 1.534 học sinh lớp 11 (tuổi trung bình 17 năm) 1617 sinh viên đến từ nông thôn và 1507 từ các cộng đồng đô thị Kết quả cho thấy 78,5% học sinh đã chứng kiến bạo lực trong cộng đồng của của các em, 60,8% là trong các trường học, và 44,7% trong gia đình Có 29% các sinh viên đã gây ra chấn thương cho người khác Một số vũ khí đã được sử dụng bởi các sinh viên trong các hành vi bạo lực và những hành vi bạo lực bao gồm việc sử dụng
Trang 14tay hoặc bàn chân 59,8%, nói những lời tục tĩu, xúc phạm 59,1%; đá và đấm 54,5%; dao 18,4%; dao phay 8,9%; kéo 8,5%; dĩa 7,5%; súng 6,9%; các loại vũ khí khác (ví dụ như chai, compa…) 6,7%; axit 5,5% Các học sinh nam mang vũ khí nhiều hơn các học sinh nữ Nghiên cứu cũng chỉ ra sự cần thiết phải đưa ra các giải pháp để giải quyết tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực học đường cao trong các trường trung học ở Jamaica.[35]
“Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi” là tên một đề tài nghiên cứu về bạo lực học đường được Liang H và cộng sự được tiến hành tại Anh năm 2007 Nghiên cứu nhằm kiểm tra tỉ lệ của hành vi bắt nạt của
5074 học sinh vị thành niên đang học lớp 8 (tuổi trung bình 14,2 năm) và lớp 11 (tuổi trung bình 17,4 tuổi) ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam Phi Làm rõ mối liên quan giữa những hành vi này với mức độ bạo lực và các hành vi nguy hiểm
ở thanh thiếu niên Kết quả cho thấy: Hơn 1/3 (36,3%) học sinh THPT đã tham gia vào hành vi bắt nạt, 8,2% là kẻ bắt nạt, 19,3% là nạn nhân và 8,7% kẻ bắt nạt là nạn nhân (những người đi bắt nạt người khác và bị những người khác bắt nạt) Nam sinh viên dễ trở thành thủ phạm và nạn nhân của hành vi bắt nạt, bên cạnh đó, các bạn trai trẻ tuổi dễ trở thành là nạn nhân của hành vi bắt nạt học đường Bạo lực và hành
vi chống lại xã hội đã được tăng lên trong hành vi bắt nạt Nghiên cứu cũng cho thấy kẻ bắt nạt là nạn nhân thường thể hiện hành vi bạo lực, chống đối xã hội và có những hành vi nguy hiểm hơn so với kẻ bắt nạt Kẻ bắt nạt là nạn nhân có ý định tử
tự và hút thuốc nhiều hơn so với nạn nhân Nghiên cứu cho rằng hành vi bắt nạt là một vấn đề khá phổ biến của trẻ Nam Phi Hành vi bắt nạt cũng được xem như là một chỉ báo của các hành vi bạo lực, chống đối xã hội và hành vi nguy hiểm
Ngoài ra, còn có thể kể đến những công trình tiêu biểu khác về hành vi bắt nạt học đường như “Liên hệ giữa thừa cân và béo phì với các hành vi bắt nạt ở trẻ
em tuổi đi học” ở Canada do Janssen và cộng sự tiến hành năm 2004 Nghiên cứu
đã cho thấy mối liên quan giữa những trẻ em bị béo phì và nguy cơ trở thành nạn nhân của hành vi bắt nạt học đường Những trẻ em này bị bắt nạt nhiều hơn so với trẻ em có cân nặng bình thường Hành vi bắt nạt có thể là việc gọi hay trêu chọc
Trang 15hoặc đánh, đá, hoặc đẩy nạn nhân Hoặc công trình nghiên cứu do Nansel TR và công sự tiến hành năm 2001 với chủ đề “Hành vi bắt nạt trong giới trẻ Mỹ: Sự phổ biến và mối liên hệ với điều chỉnh tâm lý xã hội” đã đưa ra kết luận: Tại Hoa Kì, sự phổ biến trong hành vi bắt nạt giữa thanh thiếu niên là đáng kể Những vấn đề về bắt nạt là những vấn đề đáng được lưu tâm, cho cả các nghiên cứu trong tương lai
và can thiệp dự phòng…[35]
Nhìn chung, các nghiên cứu đã phần nào phản ánh được thực trạng bạo lực, bắt nạt học đường ở một số quốc gia trên thế giới, chỉ ra một số hình thức bạo lực, bắt nạt học đường điển hình, ảnh hưởng của hành vi bạo lực, bắt nạt học đường đến tâm lý, thể chất của thanh thiếu niên, chỉ ra một số yếu tố góp phần gia tăng hay giảm thiểu tình trạng bạo lực, bắt nạt học đường (mối quan hệ bạn bè, sự hỗ trợ của
bố mẹ…)
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam
Hiện nay, mặc dù tại Việt Nam, tình trạng bạo lực học đường học giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô giáo được báo chí phản ánh khá nhiều nhưng chưa có nghiên cứu sâu, toàn diện về hành vi bạo lực của thanh niên nói chung và môi trường học đường nói riêng
Trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, có thể kể đến một số nghiên cứu nhỏ
lẻ, các bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề bạo lực trong phạm vi trường học của học sinh đã được nhắc đến như:
Một báo cáo khoa học có tiêu đề: “Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ” của tác giả Mã Ngọc Thể đã đề cập đến mối quan hệ giữa vị thành niên với các nhóm bạn, ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến nhận thức của các lứa tuổi, khảo sát một số hành vi phạm pháp của trẻ dưới tác động của nhóm bạn Kết quả khảo sát cho thấy, các thành viên trong cùng một nhóm trẻ vị thành niên thường có cùng một sở thích, nhu cầu Trẻ tồn tại trong nhóm có xu hướng thích nghi với chuẩn mực của nhóm dưới nhiều hình thức khác nhau ngay cả khi buộc các em chấp nhận những hậu quả xấu, có 88% trẻ trả lời rằng
Trang 16bị ảnh hưởng do các đặc điểm xấu của bạn khi chơi cùng nhóm, trong khi đó, trẻ không dám phản đối các chuẩn mực của nhóm vì sợ bị loại khỏi nhóm (68%) Bên cạnh đó, trong các nguyên nhân dẫn tới việc trẻ phạm tội là do bạn bè rủ rê, kích động (55%); do a dua, bắt chước theo bạn (34,6%) Khi đơn độc một mình thì có tới 85% các em học sinh từng có hành vi phạm pháp trả lời rằng các em sẽ không thực hiện hành vi nếu chỉ có một mình, khi không có sự tương trợ, giúp đỡ của bạn Báo cáo cũng nêu ra một số hành vi làm trái pháp luật của trẻ vị thanh niên do ảnh hưởng của nhóm như: Sử dụng ma túy (7,8%); đánh nhau (19,8%); trộm cắp (40,3%); gây rối trật tự công cộng (12,5%)…
Từ kết quả trên, tác giả đưa ra kết luận, nhóm bạn không chính thức đóng một vài trò quan trọng trong việc tác động đến nhận thức, hành vi của trẻ, làm cho trẻ phạm tội từ thụ động đến tự giác (55%) Từ đó, tác giả cũng khẳng định rằng nhiệm vụ cơ bản của gia đình, nhà trường, xã hội là phải tiếp cận, điều chỉnh được tình cảm, ý chí, nắm bắt đúng, đầy đủ đặc điểm tâm lý đặc trưng của trẻ vị thành niên, định hướng các em vào các hoạt động tốt, hoạt động giao lưu tích cực nhằm phát triển hoàn thiện về nhân cách, thẩm mỹ, đạo đức…[8, tr 22 - 26]
Bên cạnh đó, báo cáo khoa học: “Hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên – con đường hình thành và cách tiếp cận đánh giá” của TS Đặng Hoàng Minh và Trần Thành Nam đã chỉ ra con đường hình thành hành vi bạo lực học đường và cách tiếp cận, đánh giá hành vi bạo lực học đường
Về con đường hình thành hành vi bạo lực, theo phân tích của báo cáo, đó là kết quả của sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố sinh học, môi trường xã hội, sự phát triển nhận thức và tình cảm của cá thể qua thời gian Trong từng giai đoạn của
sự phát triển cá thể, các yếu tố trên sẽ lần lượt thay thế nhau, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sự xuất hiện của hành vi bạo lực trong tương lai Báo cáo cũng đưa ra hệ thống đánh giá nguy cơ bạo lực dựa trên trường học đang được áp dụng ở
Mỹ và các nước Tây Âu Báo cáo cũng nêu sơ lược quy trình đánh giá nguy cơ bạo lực dựa trên trường học gồm 6 giai đoạn: (a) Giới thiệu học sinh đến với người đánh
Trang 17giá; (b) Xem xét các tài liệu có liên quan đến trẻ; (c) Phỏng vấn cha mẹ; (d) Phỏng vấn những cá nhân khác có liên quan; (e) Phỏng vấn trẻ; (f) Xây dựng chân dung tâm lý, kết luận và khuyến nghị Phương pháp thường sử dụng phuơng pháp phỏng vấn cấu trúc, thu thập và phân tích thông tin từ nhiều nguồn nhằm xây dựng chân dung tâm lý của hành vi bạo lực Việc đánh giá tất nhiên đòi hỏi người đánh giá phải được đào tạo bài bản và tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, đồng thời, việc đánh giá nguy cơ bạo lực trong thanh thiếu niên phải được kết hợp với các phương pháp can thiệp phòng ngừa Một khó khăn trong việc đánh giá là sự phát triển các kĩ năng, nhận thức, cảm xúc của các em trong giai đoạn thanh thiếu niên chưa ổn định,
do đó, khó đưa ra để đánh giá chính xác hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên
Báo cáo trên tuy giới thiệu về một mô hình đánh giá nguy cơ bạo lực có hiệu quả của Mỹ và các nước Tây Âu, tuy nhiên, cách tiếp cận của mô hình có thể đưa ra được những gợi ý có giá trị trong công tác đánh giá và ngăn chặn nạn bạo lực học đường trong giới trẻ ở Việt Nam [18, tr 9 - 20]
Bài báo khoa học: “Bạo lực học đường: Nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế” của ThS Nguyễn Văn Lượt đã đi sâu tìm hiểu một số nguyên nhân tâm lý
xã hội dẫn đến hành vi bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh và một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường hiện nay Bài báo đưa ra một
số nguyên nhân tâm lý – xã hội dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh như:
Quan hệ cha mẹ và con cái trong gia đình, bài báo khẳng định nếu cha mẹ đối xử bàng quan - xa cách hoặc nghiêm khắc - cứng nhắc với con cái thì con cái
họ sẽ không có cơ hội chia sẻ những tâm tư, tình cảm Những thiếu hụt trong nhận thức, những lệch lạc trong hành vi không được kịp thời uốn nắn Từ đó, hình thành nên các hành vi bạo lực học đường, đánh bạn, trấn lột Bên cạnh đó, nếu cha mẹ là những người luôn luôn chấp hành tốt các qui định thì đứa trẻ sẽ có xu hướng chấp hành các qui định đó tốt hơn so sới các gia đình mà bố mẹ chúng coi thường pháp luật, thường xuyên vi phạm quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội, vợ chồng đối xử
Trang 18với nhau bằng bạt tai, gậy gộc, chửi thề Trẻ em quan sát và bắt chước những gì người lớn làm, nếu cha mẹ chúng vi phạm quy tắc, chuẩn mực, có các hành vi bạo lực thì các em cũng có thể làm điều tương tự như vậy ở trường học
Yếu tố thứ hai mà báo cáo đề cập đến là sự khao khát khẳng định cái tôi ở trẻ, nếu trong gia đình trẻ không được thể hiện những suy nghĩ, quan điểm, niềm tin và hành xử theo cách riêng của mình thì trẻ có thể sẽ có xu hướng gia nhập vào các nhóm bạn xấu (trong và ngoài nhà trường) để thỏa mãn nhu cầu khẳng định cái tôi Trẻ tiếp thu các chuẩn mực, giá trị của nhóm mà những chuẩn mực này thường là đi ngược lại nội quy, quy tắc, chuẩn mực của nhà trường Từ đó, hình thành ở trẻ những hành vi xấu như có hành vi bạo lực với bạn bè của mình để được tôn làm “đại ca”, để “ra oai” với bạn cùng trang lứa
Ngoài ra, sức ảnh hưởng của văn hóa, phương tiện truyền thông(chẳng hạn các trò game, phim ảnh, sách báo có nội dung bạo lực, khiêu dâm) có thể ảnh hưởng đến tính cách của trẻ, dẫn đến việc trẻ hành động như tính cách của những nhân vật trong game Từ đó, hình thành hành vi bạo lực ở học sinh
Từ việc đưa ra một số nguyên nhân, tác giả cũng nêu ra một vài biện pháp hạn chế nạn bạo lực học đường Các giải pháp này tập trung vào ba lực lượng giáo dục chính: Cha mẹ học sinh, nhà trường và xã hội Về phía cha mẹ học sinh, cha mẹ cần lựa chọn mối quan hệ tin tưởng – bình đẳng với con cái để con cái có thể bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình Về phía nhà trường, bài báo cũng chỉ ra một số biện pháp mà giáo viên, nhà trường có thể thực hiện nhằm ngăn chặn, giảm thiểu hành vi bạo lực học đường như: quan tâm, lắng nghe học sinh; dạy cho học sinh các kĩ năng kiểm soát sự giận dữ, giải quyết xung đột; có mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh…cả trong và ngoài môi trường nhà trường Về phía xã hội, bài báo khẳng định các cơ quan chức năng cần có những biện pháp để hạn chế sự ảnh hưởng của văn hoá độc hại đến nhân cách của trẻ [27, tr 322 - 325]
Một bài viết khác có tên: “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay” của Phan Mai Hương đã trình bày khảo sát của tác giả về thực trạng bạo lực học đường bằng phương pháp phân tích tài liệu và các số liệu thứ cấp được công bố trên diễn đàn
Trang 19Qua bài viết, tác giả đã đưa ra những vấn đề trọng điểm như: Bạo lực học đường ngày một gia tăng về số lượng và mở rộng địa bàn; bạo lực học đường ngày một nguy hiểm về mức độ và tính chất bạo lực; bối tượng gây bạo lực học đường ngày một đa dạng; bạo lực học đường ngày một đa dạng về kiểu loại và phong phú về biểu hiện; bạo lực học đường có thể bắt đầu từ những nguyên cớ vô cùng đơn giản
Từ các phân tích này, bài viết cũng đưa ra một số giải pháp nhằm giúp đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường như: Sự quan tâm của phụ huynh trong việc giáo dục con cái, của nhà giáo dục trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho các em học sinh, của các nhà công tác xã hội, các nhà tâm lý trong việc trợ giúp tâm lý cho học sinh, cũng như cho giáo viên… Tuy nhiên, bài viết của tác giả chưa đề cập đến nguyên nhân tâm lý của tình trạng bạo lực học đường [23, tr 28 - 33]
Hoàng Bá Thịnh với báo cáo khoa học: “Bạo lực học đường: một vấn đề xã hội hiện nay” dựa trên kết quả khảo sát 200 phiếu tại hai trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) đã làm rõ bức tranh về thực trạng, nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực trong nữ sinh THPT Kết quả khảo sát cho thấy có tới 96,7% số học sinh được hỏi cho rằng ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau Con số đáng lo ngại là có tới 64% các em nữ thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác Khảo sát cũng đưa ra thực trạng về nhận thức của nữ sinh về bạo lực và nguyên nhân xuất hiện bạo lực, kết quả cho thấy, có 57,3% các em nữ sinh cho rằng hành vi bạo lực trong nữ sinh là “bình thường” và “chấp nhận được” Mặc dù hầu hết các em nhận thức được hậu quả của bạo lực là gây tổn thương về tinh thần và thể xác (34,5%), làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái (27,6%) nhưng vẫn còn 19,5% cho rằng hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì Bên cạnh đó, có một số lí do thường dẫn tới hành vi bạo lực học đường trong nữ sinh như: Thấy ghét thì đánh (24%), nó dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%); người khác nhờ đánh (20%) và chả có lý do gì cũng đánh (12%).Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, 33% học sinh nữ không sử dụng phương tiện nào khi đánh nhau mà chỉ thông qua các cách thức như túm tóc, cào cấu, xé áo…Ngoài ra, có 28% sử dụng dép, guốc; 8% sử dụng gậy gộc, 4% dùng gạch đá, và 0,7% dùng dao
Trang 20lam, ống tuýp nước Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học
Từ việc chỉ ra thực trạng, nhận thức của nữ sinh về hình thức bạo lực, nguyên nhân, hậu quả của hành vi bạo lực, nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh như sự thiếu quan tâm của cha mẹ, bạo hành gia đình; Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đại chúng; Sức ép tâm lý và bất mãn xã hội…Từ đó, đưa ra một số kết luận, kiến nghị nhằm giúp giảm thiểu, ngăn chặn hành vi bạo lực trong nhóm nữ sinh THPT [11, tr.16 – 27]
Tiêu biểu là đề tài nghiên cứu có tên “Hành vi gây hấn của học sinh phổ
thông trung học”, Năm 2008- 2010 do Trần Thị Minh Đức chủ trì được tiến hành
trên 771 học sinh THPT, thuộc ba khối lớp của bậc PTTH với 34% là học sinh nam
và 66% là học sinh nữ Khách thể nghiên cứu ở địa bàn thành phố Hà Nội (THPT
Lê Quý Đôn, THPT Ngọc Hồi, THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh Trì); tại tỉnh Bắc Ninh (THPT Hàn Thuyên và chuyên Bắc Ninh) và trường THPT chuyên Thái Bình Nghiên cứu đã tìm hiểu về nhận thức của học sinh THPT về hành vi gây hấn; chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của hành vi gây hấn ở học sinh THPT Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số đặc điểm tâm lý – xã hội của học sinh thực hiện hành vi gây hấn và học sinh bị gây hấn
Về thực trạng của hành vi gây hấn, nghiên cứu cho thấy có 0,1% học sinh không bao giờ/ hiếm khi gây hấn; 95,3% học sinh thỉnh thoảng gây hấn; 4,5% học sinh gây hấn thường xuyên Về mức độ bị gây hấn của học sinh bởi những bạn cùng học, số liệu nghiên cứu cho thấy có 2,6% học sinh thường xuyên bị gây hấn và 97,4% học sinh thỉnh thoảng bị gây hấn trong phạm vi trường học Ngoài ra, về mức độ chứng kiến hành vi gây hấn, 12,7% học sinh thường xuyên chứng kiến hành
vi gây hấn; 83,1% học sinh thỉnh thoảng chứng kiến hành vi gây hấn và 4,1% học sinh ít hoặc hiếm khi chứng kiến hành vi gây hấn trường học Về nguyên nhân dẫn tới hành vi gây hấn, kết quả nghiên cứu cho thấy có một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới hành vi gây hấn ở học sinh THPT là: vì ganh tị, vì cần tiền, ghen tuông, trả
Trang 21thù tình, muốn thể hiện mình…Về nhận thức của học sinh THPT với hành vi gây hấn, có 2,2% học sinh nhận thức về biểu hiện của hành vi gây hấn ở mức độ tốt; 39,8% nhận thức ở mức độ trung bình và 58% học sinh nhận thức ở mức độ kém Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh có nhận thức tốt về những dạng gây hấn có nguồn gốc bản năng, tự vệ và gây hấn do thất vọng, giận dữ hơn nhận thức về hành
vi gây hấn thể chất có nguồn gốc từ quá trình học hỏi, quan sát và quá trình xã hội hóa của cá nhân Cụ thể với những hành vi được xã hội chấp nhận do đặc thù nghề nghiệp như (binh sỹ, đao phủ, võ sỹ…) và những hành vi gây hấn đã được hợp thức hóa thì học sinh không coi đó là biểu hiện của gây hấn Bên cạnh đó, học sinh có nhận thức đúng về gây hấn tinh thần thấp hơn so với nhận thức về gây hấn thể chất
Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra một số đặc điểm tâm lý – xã hội của học sinh thực hiện hành vi gây hấn và học sinh bị gây hấn, đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn chặn hành vi gây hấn ở học sinh THPT [21]
Ngoài ra, còn một vài bài viết khác có thể kể đến ở đây như: Hiện tượng tiêu cực trong thanh niên Việt Nam hiện nay và công tác giáo dục vận động thanh niên (Lê Ngọc Dung, Hồ Bá Thông, 2004), Bạo lực với trẻ em gái trong môi trường trường học (Nguyễn Phương Thảo, Đặc Bích Thủy, Trần Thị Vân Anh, 2005), Tìm hiểu những hành vi sai lệch chuẩn mực của học sinh PTTH Dân Lập Đinh Tiên Hoàng (Nguyễn Thị Phượng, 2006), Cách thức cha mẹ quan tâm đến con và hành vi lệch chuẩn của trẻ (Lưu Song Hà, 2008)…
Tóm lại, các nghiên cứu trên đây chủ yếu vạch ra thực trạng của vấn đề bạo lực học đường ngày nay, nghiên cứu hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên Tại Việt Nam, những sự việc rất nhỏ như chuyện bạn bè bắt nạt nhau, nói xấu , tung tin đồn, tẩy chay hay cô lập bạn học còn chưa được quan tâm phân tích từ góc độ tâm
lý, xã hội và giới ở người có hành vi bạo lực và người chịu bạo lực
1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1 Hành vi bạo lực
- Hành vi
Trang 22Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm hành vi là gì? Theo quan niệm của thuyết hành vi thì hành vi được xem như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể
Trong từ điển tâm lý định nghĩa: “Hành vi là các hoạt động cụ thể, những phản ứng của con người hay động vật khi bị một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích với mục đích thích nghi với môi trường”.[10]
“Những cá nhân trong xã hội có hành vi phản ứng khác nhau trước những kích thích của môi trường Nguyên nhân gây ra hành vi khác nhau của cá nhân trước cùng một kích thích là do cá nhân có nhu cầu, động cơ, tri giác, thái độ, niềm tin, kinh nghiệm…không đồng nhất như nhau”
Trong từ điển Tiếng Việt thì hành vi được định nghĩa là “tòan bộ những phản ứng cách cư xử biểu hiện ra bên ngòai của một con người trong hòan cảnh nhất định”
Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng hành vi là “Phản ứng của con người hoặc động vật do tác động của cơ thể với môi trường xung quanh
- Hành vi gây hấn
Dưới góc độ Tâm lý học, hành vi gây hấn được các nhà nghiên cứu tập trung xem xét ở mức độ cố ý của chủ thể khi thực hiện hành vi nhằm làm tổn thương người khác cho dù mục đích có đạt được hay không Hành vi gây hấn dù cố ý gây hại mà chưa gây hậu quả nào thì hành vi của họ vẫn xếp vào loại gây hấn, xâm kích Như vậy, hành vi gây hấn là một thuật ngữ khoa học theo nghĩa rộng nhằm chỉ việc làm tổn thương người khác về thể chất, tinh thần một cách cố ý (Ngay cả khi không
đạt được mục đích)
- Bắt nạt học đường
Bắt nạt bắt nạt học đường là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng học sinh mạnh hơn đe dọa học sinh yếu hơn và không có khả năng chống trả Bắt nạt được thể hiện ở 3 dạng hành vi lạm dụng, đó là: Lạm dụng tâm lý, lạm dụng thể chất và
Trang 23lạm dụng lời nói Ở nhiều nước khác trên thế giới, khái niệm bắt nạt học đường thường được sử dụng nhiều hơn khái niệm bạo lực học đường
- Bạo lực
Sẽ rõ ràng hơn khi chúng ta điểm qua một số định nghĩa về bạo lực trước khi xem xét đến khái niệm hành vi bạo lực Theo từ điển Tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học thì “Bạo lực chính là dùng sức mạnh để trấn áp hoặc lật đổ” [26]
Theo định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu rằng bạo lực là hành động thiên về việc dùng sức mạnh, tấn công nhằm đàn áp hoặc lật đổ một cá nhân, tổ chức hay thế lực nào đó Một định nghĩa khác lại cho rằng bạo lực là tất cả những hành động có nguy cơ hoặc đã đưa đến kết quả là sự đau đớn, tổn thất về mặt tinh thần, văn hóa,
xã hội cho đối tượng chịu bạo lực
“Bạo lực là những hành động dẫn đến hay có khả năng dẫn đến những tổn thất về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực”[15]
Định nghĩa này đặt trọng tâm nhấn mạnh về các giới hạn, phạm vi mà hành
vi bạo lực có thể tác động, ảnh hưởng tới Đó là các khía cạnh về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực Trong cuốn “Bạo lực trên cơ sở giới” của TS Vũ Mạnh Lợi lại cho rằng bạo lực là: “Những hành động có tính thỉnh thoảng gây ra những tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe hay tâm lý được coi là bạo lực” [25] Khái niệm này nhấn mạnh về mức độ tổn thương về mặt sức khỏe và tâm lý cho người chịu bạo lực, đồng thời, nhấn mạnh về tần suất của hành động theo nghĩa, dù hành động là thỉnh thoảng nhưng gây ra những thương tổn nghiêm trọng về mặt sức khỏe hay tâm lý của người chịu bạo lực đều được coi là hành động bạo lực
Tóm tại, những định nghĩa trên tựu trung lại đều nhấn mạnh rằng bạo lực là hành động có nguy cơ hoặc dẫn đến kết quả là sự tổn thương về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực Dù hành động đó diễn ra thường xuyên hay chỉ thỉnh thoảng
Trang 24Chúng tôi cho rằng bạo lực là những lời nói, thái độ, hành động có khả năng dẫn đến tổn thất về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực
- Hành vi bạo lực
Theo Tâm lý học đại cương của Nguyễn Quang Uẩn thì hành vi gồm có hành
vi hợp chuẩn và hành vi lệch chuẩn Trong đó, một cách chung nhất thì hành vi của con người bị bó hẹp trong các hoạt động nhằm thích nghi với môi trường để đảm bảo sự tồn tại của các cá thể trong môi trường đó Hành vi nào phù hợp với môi trường, đảm bảo sự tồn tại chắc chắn của cơ thể có thể được gọi là hành vi hợp chuẩn còn hành vi nào làm rào cản cho cơ thể không thích nghi được với môi trường có thể được coi là hành vi lệch chuẩn
Còn theo từ điển tâm lý của Nguyễn Khắc Viện thì “Gọi là hành vi khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu Còn khi nhấn mạnh về tính khách quan tức là các yếu tố bên ngòai kích thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được chứ không như tình ý bên trong thì nó lại là ứng xử” [10, tr.138]
Theo các ý kiến trên về hành vi chúng ta có thể nhận thấy rằng hành vi bạo lực chính là một hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, không phù hợp với các quy định luật pháp và con người sẽ rất khó sống và phát triển tốt trong một môi trường mà ở đó ẩn chứa những hành động thù địch, gây tổn thương
Từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu hành vi bạo lực là bất kì hành
vi nào mang tính tấn công, xâm kích (sử dụng lời nói, thể hiện thái độ, hành vi đe dọa, sử dụng công cụ, phương tiện…); không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, pháp lý (xúc phạm, cô lập, uy hiếp…người khác) dẫn đến hay có khả năng dẫn đến những tổn thất về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạo lực
Có người cho rằng hành vi bạo lực đồng nhất với khái niệm gây hấn, tuy nhiên, thực tế giữa hai khái niệm này có chút khác biệt Theo PGS TS Trần Thị Minh Đức trong cuốn “Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ Tâm lý học xã hội” thì hai khái niệm này có khác biệt Hành vi bạo lực được mổ xẻ nhiều hơn ở góc độ đối
Trang 25tượng bị hại, kết quả của hành động cụ thể là số thương vong, số thiệt hại về của cải, vật chất và tinh thần Từ bạo lực chỉ là một dạng của hành vi gây hấn, có nghĩa hẹp hơn so với khái niệm gây hấn Nếu hành vi bạo lực xem xét nhiều hơn về hậu quả của hành động thì hành vi gây hấn được xem xét nhiều hơn ở bản chất của hành động, tức là hành động của họ có phải cố ý không và sự cố ý có nguy cơ đe dọa sự
an tòan hay làm tổn hại đến người khác không Dưới góc độ Tâm lý học, hành vi gây hấn được các nhà nghiên cứu tập trung xem xét ở mức độ cố ý của chủ thể khi thực hiện hành vi nhằm làm tổn thương người khác cho dù mục đích có đạt được hay không Hành vi gây hấn dù cố ý gây hại mà chưa gây hậu quả nào thì hành vi của họ vẫn xếp vào loại gây hấn, xâm kích Trong khi đó ở hành vi bạo lực thì khi chưa gây ra bạo lực, chưa được gọi là hành vi bạo lực [20, tr 51]
Việc phân biệt như trên chỉ nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các phạm trù khái niệm này, còn về bản chất, hành vi gây hấn, hành vi bạo lực hay hành vi bắt nạt học đường đều có bản chất chung là làm hại, gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho người khác một cách cố ý
1.2.2 Hành vi bạo lực học đường
1.2.2.1 Khái niệm hành vi bạo lực học đường
Gây hấn học đường là một thuật ngữ khoa học theo nghĩa rộng nhằm chỉ việc làm tổn thương người khác về thể chất, tinh thần một cách cố ý (Ngay cả khi không đạt được mục đích) Trong tâm lý học xã hội, người ta còn dùng thuật ngữ chuyên hơn là “bắt nạt học đường” để chỉ hiện tượng học sinh mạnh hơn đe dọa học sinh yếu hơn và không có khả năng chống trả Thuật ngữ ngoài đời chung nhất, quen nhất gọi là “bạo lực học đường” Tuy nhiên, tựu trung lại thì các khái niệm này đều
có bản chất chung là “làm hại, gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho học sinh một cách cố ý”.[20, tr 182]
Theo Phan Mai Hương, Viện Tâm lý học thì Hành vi bạo lực học đường là thuật ngữ dùng để chỉ những hành vi bạo lực trong môi trường học đường hoặc những hành vi bạo lực của lứa tuổi học đường Bao gồm trong những thuật ngữ này
Trang 26là hàng loạt các hành vi bạo lực với các mức độ khác nhau, từ không lời đến có lời,
từ hành động đơn giản đến những hành động thù địch, gây hấn, phá phách, gây tổn thương, thậm chí tổn hại đến người khác.[23, tr 28] Khái niệm này bao quát tất cả các hình thức, mức độ của hành vi bạo lực học đường, đồng thời đưa ra hậu quả của các hình thức bạo lực học đường
Từ các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: Hành vi bạo lực học đường là
bất kì một hành vi bạo lực nào làm hại, gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho học sinh một cách cố ý, bao gồm các mức độ khác nhau từ không lời đến đến có lời, từ hành động đơn giản đến thù địch, phá phách, sử dụng công cụ, phương tiện xảy ra ở trường học hoặc ở bên ngoài trường học nhưng do mối quan hệ học đường gây nên
+ Khiến nạn nhân sống trong bầu không khí bị đe dọa hoặc bị lăng mạ với những lời lẽ mạt sát, cô lập, tránh tiếp xúc với nạn nhân
+ Nạn nhân bị xúc phạm khiến họ ngộ nhận, bị mất đi niềm tin vào chính bản thân mình, buộc họ phải tin rằng họ bị hành hạ như thế là đúng
+ Chụp ảnh, quay phim cảnh lăng nhục nạn nhân phát tán trên Internet, trên điện thoại…
- Bạo lực về mặt thể chất
Trang 27Được hiểu là sự xúc phạm thân thể, gây đau đớn hoặc thương tích cho người bị
hại, cốt thỏa mãn sự tức giận hoặc thói thô lỗ của kẻ bạo lực, nhất là dùng sức mạnh
để khuất phục, không chế nhằm kiểm soát người bị hại trong vòng cương tỏa của mình
+ Bao gồm những hành vi dùng sức mạnh để tấn công nạn nhân (đấm đá, bạt tai, làm gãy xương, bầm dập…)
+ Dùng các loại vật dụng công cụ để đánh đập gây tổn thương về mặt cơ thể (roi, gậy, ghế gộc, lưỡi lam, ống nước vạt nhọn…)
- Bạo lực về mặt kinh tế
+ Lấy, cướp các đồ vật có giá trị (tiền, điện thoại, đồng hồ…)
+ “Nộp phí” hằng ngày (hay hằng tuần, hàng tháng…)
1.2.3 Các yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường
- Nhận thức
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, hành động) Nhận thức là sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan trong đầu óc con người Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức, hiểu biết, phản ánh hiện thực xung quanh và cả hiện thực bản thân mình, trên cơ sở
đó, con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động
Nhận thức được chia làm hai mức độ: Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, đó
là cảm giác, tri giác, trong đó con người nhận biết được những cái bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động tới giác quan của con người; mức độ cao hơn
là nhận thức lý tính, còn gọi là quá trình tư duy, con người nắm được cái bản chất bên trong, những mối quan hệ có tính qui luật, bản chất của sự vật hiện tượng Các quá trình này bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người [16, tr.117]
Trang 28Dưới góc độ Tâm lý học, nhận thức là sự phản ánh những thuộc tính của sự vật hiện tượng trong mối quan hệ của chúng trong hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người Sống trong điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội đòi hỏi con người phải nhận thức được những qui luật của tự nhiên và các qui luật của xã hội để hoạt động nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân con người.[28, tr.256]
Tâm lý học xem nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người Nhận thức có mối quan hệ với thái độ và thành vi
Các quan niệm của các nhà Tâm lý học cho thấy rằng: nhận thức là sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan trong đầu óc con người, bao gồm các quá trình
từ biết (nhận biết, ghi nhớ, nhắc lại), đến hiểu (có thể áp dụng kiến thức vào giải quyết tình huống mới) Quá trình nhận thức vận động, phát triển liên tục không ngừng, mang bản chất xã hội - lịch sử Kết quả cuối cùng của quá trình nhận thức cho ta hiểu biết và kiến thức giúp con người ngày càng tiếp cận hiện thực, tiếp cận chân lý Kiến thức là những hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên và xã hội, nhờ học tập trong nhà trường và từng trải trong thực tế cuộc sống mà có Nhận thức
là quá trình thu nhận những tri thức chân thật về thế giới khách quan trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, là quá trình tâm lý phản ánh sự vật, hiện tượng xung quanh và bản thân con người, trên cơ sở đó, con người thể hiện thái độ, tình cảm và hành động
Về mối liên hệ giữa nhận thức và gây hấn, BVBerkowitz đã phát triển phép phân tích kết hợp giữa nhận thức và gây hấn Sự phân tích này chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh bởi những kinh nghiệm vô thức kích thích vào các suy nghĩ về kí ức, và biểu lộ phản ứng kèm theo những biểu hiện sinh lý Sự kết hợp này đem lại những trải nghiệm về cảm xúc tức giận hay sợ hãi Tiếp theo đó, ở mức cao hơn, quá trình nhận thức hướng đến cách giải quyết theo cảm xúc Điều này tạo cho con người cảm giác yên tâm hành động theo cảm xúc của họ Sự xem xét kĩ càng mối quan hệ này đã làm rõ những cảm xúc khác nhau như sự tức giận, sợ hãi
Trang 29hay cả hai liên quan đến sự nhận thức của họ và cuối cùng nhận thức có thể ngăn cản hoặc làm tăng hành vi gây hấn trong sự kết hợp với những cảm xúc và niềm tin.[20]
Nhận thức đúng đắn của học sinh về hành vi bạo lực học đường là nhân tố quan trọng giúp hình thành thái độ, tình cảm đúng đắn Trong khi đó, tình cảm là hệ thống thái độ đối với những sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan có liên quan đến nhu cầu, động cơ của con người Nếu tình cảm không được xây dựng trên
cơ sở nhận thức đúng đắn thì nó sẽ thiếu đi sự sáng suốt và tình cảm sẽ mất phương hướng Một khi sở hữu nhận thức đúng đắn, hình thành thái độ, tình cảm đúng đắn, học sinh sẽ đưa ra cách ứng xử đúng đắn với hành vi bạo lực học đường
Như vậy có thể thấy rằng, nhận thức về hành vi bạo lực học đường đúng hay sai có thể dẫn đến những hành vi bạo lực hay không bạo lực, bạo lực ở mức độ như thế nào khi chủ thể bắt gặp tình huống đem lại cho bản thân cảm xúc tiêu cực như tức giận, sợ hãi, xấu hổ
- Xúc cảm
“Trong khi phản ánh thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn tỏ thái độ của mình với nó Những hiện tượng tâm lý thể hiện thái độ của con người với những cái mà họ nhận thức được gọi là xúc cảm và tình cảm của con người” [16, tr.95]
Giữa phản ánh nhận thức và phản ánh xúc cảm tình cảm có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau Phản ánh nhận thức là tiền đề cho phản ánh xúc cảm Ngược lại, xúc cảm tình cảm cũng có vai trò tác động, củng cố nhận thức hoàn thiện, sâu sắc hơn Xúc cảm là động lực kích thích con người tìm tòi chân lý Vậy xúc cảm là
gì?
Theo Nguyễn Quang Uẩn, Xúc cảm – tình cảm là những rung động thể hiện thái độ của cá nhân đối với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của mình Xúc cảm là có tính nhất thời, đa dạng, có tính tình huống, nó thực hiện
Trang 30chức năng sinh học (giúp cơ thể thích nghi với môi trường bên ngòai với tư cách là một cá thể).[13]
Theo Vũ Dũng, những khía cạnh nội dung của cảm xúc được phản ánh ở hiện tượng và hoàn cảnh có giá trị đặc biệt với chủ thể [27]
Theo Carroll Elzard, cảm xúc là một hiện tượng tâm lý phức tạp, thể hiện qua ba yếu tố đặc trưng sau:
Xúc cảm là một hiện tượng tâm lý phức tạp, thể hiện trên ba phương diện: + Cảm nhận hay ý thức về cảm xúc
+ Các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ hô hấp tiến hóa và
Trang 31Những xúc cảm tiêu cực là những rung cảm không tốt, có thể ảnh hưởng mạnh mẽ, gây nên những thái độ, hành vi tiêu cực của con người, chẳng hạn như sự khó chịu, tức giận Sự giận giữ làm máu dồn vào bàn tay khiến cá nhân dễ có những hành động như vơ một vật gì đó làm vũ khí hoặc đánh vào kẻ gây sự và hooc – môn được tiết ra nhiều là adre–na–lin để giải phóng năng lượng cần thiết cho hành động mạnh Do đó, sự tức giận quá mức có thể dẫn tới mất khôn, việc không làm chủ được bản thân trong cơn giận có thể để lại những hậu quả không lường trước được Cảm xúc tức giận có thể khiến chủ thể có xu hướng ứng xử bạo lực Đặc biệt, trong tình huống chủ thể có xu hướng cảm nhận về ý định có tính thù địch trong hành vi của người khác
Bên cạnh đó, trong một hoàn cảnh, sự gây hấn hoặc chứng kiến những người khác gây hấn có thể làm tăng cường cảm xúc tiêu cực Nhưng việc giảm những cảm xúc này thì cũng không đảm bảo sẽ làm giảm sự gây gổ Khi tức giận đã qua đi thì ý định gây gổ có thể vẫn còn tồn tại Sự gây hấn thù địch xuất phát từ sự giận dữ, mục đích có thể là hướng đến nhằm làm tổn thương bản thân, ai đó hoặc một vật nào đó Hành vi này giúp giảm cảm xúc tức giận của cá nhân Các nghiên cứu trên trẻ nhỏ cho thấy: tính dễ gắt gỏng, dễ cáu kỉnh, khó trấn tĩnh thường phát triển khuôn mẫu hành vi gây hấn ở lứa tuổi sau này Các nhà tâm lý học khi nghiên cứu về gây hấn đều cho rằng sự nhận thức, những xúc cảm ấm ức, tức giận; cảm giác đau đớn, thất vọng hay bị sỉ nhục đều có khả năng đẩy con người đến hành vi bạo lực [20, tr.125]
Với cảm xúc thất vọng, thất vọng được định nghĩa như là sự cản trở hay ngăn chặn một số hành vi hướng tới mục tiêu, khi điều chúng ta mong muốn sắp trở thành hiện thực mà bị ngăn chặn thì sẽ dẫn tới động cơ gây hấn do thất vọng gây ra
Lý thuyết về thất vọng – gây hấn của Dollard và cộng sự (1939) cho rằng, tâm trạng thất vọng làm người ta sẵn sàng gây hấn Tâm trạng thất vọng do các sự
cố bên ngoài làm con người gặp trở ngại khi đạt mục đích, điều này dẫn đến gây hấn Nếu thất vọng thôi thúc tiềm ẩn và được lặp đi lặp lại nhiều lần thì đến một lúc
Trang 32nào đó sẽ dâng lên theo kiểu “tức nước vỡ bờ”, thất vọng thúc đẩy con người làm tổn thương đối phương [20, tr.63]
Dollard và cộng sự đã đưa ra mô hình về thất vọng – gây hấn để mô tả lý thuyết của mình như sau:
Leonard Berkiwitz (1978) đã xây dựng lại lý thuyết thất vọng – gây hấn khi đánh giá về lý thuyết thất vọng – gây hấn, ông cho rằng tâm trạng thất vọng có thể tạo nên sự tức giận, cảm xúc dễ dẫn đến gây hấn Ông cho rằng cá nhân đã có những trải nghiệm không dễ chịu khi thất vọng, từ đó, kích thích khuynh hướng hung hãn ở con người Bất cứ cái gì gây nên thất vọng đều trở nên khó chịu Và sự khó chịu này có xu hướng đáp trả bằng hành vi gây hấn
Tất nhiên, cảm xúc tức giận hay thất vọng không phải lúc nào cũng dẫn tới việc chúng ta gây hấn với ai đó, bởi lẽ chúng có thể bị kìm hãm bởi việc chủ thể sợ
sự phê phán hay trừng phạt Sự kìm hãm này như một chướng ngại vật chống lại và làm giảm thiểu sự gây hấn Bên cạnh đó, việc con người có thực hiện hành vi gây hấn khi tức giận, thất vọng hay không còn tùy thuộc vào tác nhân kích thích, nhận thức của chủ thể “Những cảm xúc của con người tương tự như những cái đầu máy hơi nước Nếu bạn đốt lửa trong nồi hơi của đầu máy và làm tăng áp lực thì không sớm thì muộn nó sẽ nổ Tuy nhiên, nếu bạn giữ nước và quay tròn cái bánh xe rồi bóp còi thì áp lực của hơi nước có thể được giữ ở một mức độ an toàn” (20, tr.68)
Tâm trạng
thất vọng
(Mục đích)
Điều kiện khác cho phản ứng (từ bỏ)
Bị thúc đẩy tới gây hấn
Nhanh chóng đi đến gây hấn
Gây hấn bị dồn nén vào bên trong (ví dụ
tử tử)
Trực tiếp
Chuyển di
Trang 33Tóm lại, khi nghiên cứu các yếu tố tâm lý cá nhân liên quan đến hành vi bạo lực học đường thì việc quan tâm tới yếu tố nhận thức, xúc cảm đóng vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa nền tảng giúp chúng ta có thể tìm hiểu, lý giải được nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT
1.2.4 Các yếu tố xã hội tác động đến hành vi bạo lực học đường
1.2.4.1 Yếu tố kinh tế và yếu tố văn hóa
- Kinh tế xã hội
Các lý thuyết về bạo lực, gây hấn đã lý giải hợp lí rằng khi con người thất vọng ở bản thân hoặc rơi vào tình trạng đói nghèo, họ có thể dễ dàng có xu hướng tấn công người khác để giải thoát những bức bí chồng chất trong người Các giai đoạn thoái trào kinh tế dẫn đến đói nghèo cũng dẫn đến sự gây hấn Vào năm 1940, Carl Hovland và Rober Sears đã lưu ý sự liên kết giữa bạo lực từ chủng tộc và thời điểm khó khăn của kinh tế thị trường Việc xem xét lại những thông tin ở 14 bang phía Nam nước Mỹ từ năm 1882-1930, những người nghiên cứu đã tìm ra những liên kết tiêu cực mạnh mẽ giữa số vụ hành hình của nhóm phân biệt chủng tộc người Mỹ với người da đen và những chỉ dẫn kinh tế như giá trị của bông, vải sợi khi giá của cotton giảm thì nhiều vụ hành hình, bạo loạn xã hội xảy ra hơn
Carl Hovland và Rober Sears đã gợi ý rằng việc gây hấn chống lại giữa người da đen và người da trắng đã làm thay đổi những khuynh hướng gây gổ do thất bại về mặt kinh tế
Như vậy, có thể thấy rằng yếu tố kinh tế xã hội cũng có thể góp phần quan trọng dẫn đến hành vi gây hấn, bạo lực Kinh tế nghèo nàn, thiếu thốn cái ăn có thể
là nguyên nhân dẫn đến những vụ xô xát, bạo loạn để giành giật nơi ăn, chốn ở Bên cạnh đó, thực tế cho thấy những gia đình nghèo đói, thiếu thốn về kinh tế có thể dẫn đến một số vấn đề như bạo lực gia đình, bố mẹ không quan tâm đến con cái, từ đó, những đứa con trong gia đình có thể liên quan nhiều hơn đến bạo lực trường học [21]
Trang 34- Yếu tố Văn hóa
Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, con người có cơ hội tiếp cận với các phương tiên truyền thông đại chúng (báo, đài, ti vi, radio, internet ) nhiều hơn, đặc biệt là các bạn trẻ Tuy nhiên, khi có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các phương tiện truyền thông đại chúng thì bên cạnh việc lĩnh hội được những tri thức, kinh nghiệm quý báu của xã hội loài người về tất cả các lĩnh vực cuộc sống thì các phương tiện truyền thông như radio, sách báo, tranh khiêu dâm, ti vi, phim ảnh, đặc biệt là game trực tuyến cũng khiến cho bạo lực mọc lên như nấm Bằng chứng nào cho thấy điều đó?
Việc thường xuyên xem các sách báo, tranh ảnh khiêu dâm liên quan đến bạo lực đã làm ”chai sạn” nhận thức, cảm xúc của người xem Một thực nghiệm của Charles Mullin và Daniel Linx (1955) cho thấy rằng sau khi những nam giới trải qua ba tối để xem phim về bạo lực tình dục thì học cũng nhanh chóng trở nên ít bực mình hơn với những cưỡng ép và sự đánh đập Bên cạnh đó, ba ngày sau thì sự đồng cảm của họ dành cho những nạn nhân của bạo lực tình dục cũng ít hơn so với trước và họ coi những vết thương của các nạn nhân đó ít nghiêm trọng hơn [20]
Một số nhà nghiên cứu như Huston, Robert Liebert và Robert Baron, Center Wall, Erm đã đưa ra những thực nghiệm chứng minh sự ảnh hưởng của các chương trình bạo lực trên ti vi với ảnh hưởng của trẻ em và người lớn Các thực nghiệm này đều rút ra những kết luận tương đối giống nhau là những trẻ em hoặc người lớn xem nhiều chương trình bạo lực trên ti vi thì có xu hướng ứng xử bạo lực nhiều hơn trong cuộc sống Những thiếu niên thích xem phim bạo lực sẽ thấy việc hãm hại thiên hạ là những chuyện không đến nỗi xấu lắm Chúng sẽ chậm phản ứng trước những tiếng kêu cứu, chậm ra tay can thiệp trong các trường hợp cần cứu gấp Rất nhiều trường hợp các em học sinh có hành vi tàn ác với bạn bè, đôi khi còn hành hung cha mẹ, anh chị em ruột như nhốt, đánh đập em tới tấp, xô mẹ ngã xuống lầu
Trang 35Từ năm 1994 tới năm 1997, một nghiên cứu phân tích khoảng 10.000 chuơng trình từ mạng và truyền hình cáp cho thấy có sáu trong mười chương trình chứa bạo lực – hành động có sức hấp dẫn thể chất mạnh mẽ với mục đích đe dọa, làm đau, hủy họai Trong đó có 73% cảnh bạo lực, những kẻ gây hấn đã không bị phạt, 58% nạn nhân không đuợc giúp đỡ trải qua nỗi đau Trong những chương trình cho trẻ em, chỉ có 5% bạo lực được cho là có hậu quả lâu dài và 2/3 trong số
đó miêu tả bạo lực như một trò vui cười
Những hình ảnh bạo lực trên ti vi đã ảnh hưởng đến hành vi của người xem, trong một nghiên cứu trên 208 tù nhân, thì 9 trong số 10 tù nhân thừa nhận họ đã học những thủ đoạn phạm tội mới bằng việc xem những chương trình tội phạm 4 trong số 10 người nói rằng họ đã cố gắng phạm những tội đặc biệt, những tội họ đã được xem trên ti vi (Chương trình ti vi, 1997, dẫn theo David Myers, 2005)
Các trò chơi game bạo lực sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của người chơi game theo hướng tiêu cực Khi lặp lại các trò chơi, người chơi có thể tăng cảm giác thất vọng xâm lược, cũng như tăng sự bày tỏ thù nghịch Điều này dẫn đến hành vi xâm lược Sau khi chơi các trò chơi bạo lực, thiếu niên mạnh dạn hơn với các chiến hữu của chúng, chúng hay lập luận nhiều hơn với các giáo viên ở trường, và tham gia gây hấn nhiều hơn nữa ở bất cứ nơi nào chúng có tiếp xúc Ngoài ra, sau khi trò chơi bạo lực được duy trì liên tục, trong thực nghiệm, người chơi giảm các hành vi xã hội: Cá nhân ít giúp đỡ người đang khóc lóc ở hành lang bên ngoài và ít có sự trợ giúp người khác khi họ gặp khó khăn (Kết luận của Douglas Gentile và Craig Anderson sau khi tiến hành thực nghiệm)
Nhà tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “Lứa tuổi học sinh, việc các em khám phá và hành động một cách tự do để khẳng định mình trong mắt người lớn và bạn
bè đã trở thành một nhu cầu Đến với trò chơi điện tử, các em sẽ được làm theo những gì mình thích để thỏa mãn sự tò mò mang tính tâm lý Tuy nhiên, chưa đến tuổi trưởng thành nên các em chưa có đủ kỹ năng để làm chủ thời gian và cảm xúc bản thân Vì vậy, có rất nhiều trường hợp chìm đắm trong một thế giới xa lạ dẫn đến
Trang 36rối loạn tâm lý và là hậu quả khôn lường nếu các game thủ mang chính những “kỹ năng” của mình từ trò chơi điện tử áp dụng vào cuộc sống ngoài đời thực” [38]
Yếu tố văn hóa ở đây cũng bao hàm cả hệ thống niềm tin, phong tục tập quán của vùng miền mà cá nhân sống trong đó Chẳng hạn, ở những cộng đồng có mức tội phạm cao, sử dụng chất gây nghiện sẽ dạy thanh niên các hành vi bạo lực ở trường học Các trường học nằm ở khu dân cư có nhiều tội phạm thì ngay cả giáo viên cũng bị hành hung nhiều hơn ở những nơi khác
1.2.4.2 Giáo dục gia đình
Gia đình là một hiện tượng xã hội lịch sử, hình thành từ rất sớm và tồn tại bền vững với lịch sử của loài người Ở góc độ TLH xã hội, gia đình được nhìn nhận như là kết quả của quá trình hoạt động nhóm với những phẩm chất đặc biệt của nhóm Vì vậy, gia đình được xem là một nhóm tâm lý – xã hội có ý nghĩa đối với từng thành viên trong đó Sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình dựa trên mối quan hệ hôn nhân và huyết thống giúp các thành viên cùng chung sống và có trách nhiệm với nhau thông qua các quan hệ qua lại: Quan hệ vợ - chồng; quan hệ cha mẹ- con cái; quan hệ ông bà – cháu
Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, một trong 5 chức năng cơ bản của gia đình là chức năng giáo dục con (chức năng xã hội hóa) Gia đình là một thiết chế xã hội và là nơi xảy ra quá trình xã hội hóa đầu tiên của con người Theo quan điểm của các nhà giáo dục học, tâm lý học thì gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất hình thành đến nhân cách trẻ em Nghiên cứu cho thấy, môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng đối với việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Thông qua các mối quan hệ giao tiếp trong gia đình, trẻ lĩnh hội được vai trò đầu tiên (trong đó có vai trò giới tính), thấu hiểu những chuẩn mực và giá trị đầu tiên Những phong cách hành vi của cha mẹ đã tác động tới sự hình thành hình ảnh “Cái tôi” ở đứa trẻ
Trong một gia đình, nếu chuẩn mực của gia đình phù hợp với sự phát triển của xã hội sẽ trở thành nhân tố tích cực tác động tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ Một gia đình được coi là gia đình gia giáo và con cái được coi là con của
Trang 37một gia đình gia giáo nghĩa là gia đình ấy có phép tắc tốt trong mọi sinh hoạt gia đình, cách ứng xử đẹp, nuôi dạy con trở thành người công dân tốt cho xã hội Ví dụ: Trong gia đình sống phải có khuôn phép (Có người trên, kẻ dưới, con cái phải lễ phép, kính trọng, sống có hiếu với ông bà, cha mẹ, anh chị em phải thương yêu nhau); trong sinh hoạt hàng ngày gọi phải dạ, bảo phải vâng, đi đâu phải xin phép, lúc về phải chào hỏi, đi đến nơi, về đến chốn, đúng thời gian đã được phép ; mọi người trong gia đình phải nêu gương tốt, bảo ban nhắc nhở con cháu [2, tr.73-75]
Giáo dục gia đình ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh, riêng đối với vấn đề bạo lực học đường, sự ảnh hưởng này thể hiện ở chỗ khi được
bố mẹ dặn dò, các em sẽ chứng kiến hành vi bạo lực mà không làm gì để giúp đỡ nạn nhân, dù nạn nhân có thể là bạn thân của mình Chẳng hạn khi phụ huynh học sinh dặn dò con cái mình không được tham gia can ngăn các vụ bạo lực trường học bởi lẽ các em không đủ sức để thực hiện việc làm đó, nếu có chuyện không may xảy
ra thì người thiệt thân là các em và gia đình thì các em sẽ làm theo lời dặn của bố
mẹ mình [21]
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu xã hội học trên thế giới cho thấy có sự ”chuyển giao giữa hành vi bạo lực” giữa các thế hệ trong gia đình Theo đó, nếu trẻ em thường xuyên hoặc thỉnh thoảng chứng kiến cảnh cha mẹ đánh chửi nhau thì trẻ em
sẽ học quan niệm ”bạo lực là một cách giải quyết vấn đề” và điều này sẽ được truyền cho các thế hệ sau Trẻ sẽ bình thường hóa các hành vi bạo lực, cho rằng hành vi bạo lực là hành vi phổ biến và dễ chấp nhận các tình huống chứa đựng hành
vi bạo lực đối với bản thân hay với những người xung quanh
Mặt khác, nhiều gia đình thiếu quan tâm đến con cái, chỉ chăm lo đời sống vật chất cho con mà không tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của con thì điều đó có thể dẫn đến việc các em không nhận thức đúng về bản thân mình, không có kĩ năng trong các mối quan hệ xã hội và dễ dẫn đến các hành vi sai lệch, hành vi bạo lực học đường
Trang 381.2.4.3 Ảnh hưởng của bạn bè
Học sinh ở lứa tuổi THPT có nhu cầu giao tiếp rất lớn, các em muốn mở rộng mối quan hệ giao tiếp với nhiều người, tuy vậy, đối tượng mà các em hướng tới nhiều nhất là bạn bè cùng lứa tuổi Nhu cầu giao tiếp với bạn bè ở lứa tuổi này đôi khi đẩy lùi hoạt động học tập xuống thứ yếu, hạ thấp sự hấp dẫn của giao tiếp với ngừơi thân trong gia đình Lí do là vì các em cho rằng bạn bè là người hiểu các
em, có đời sống tâm lý, tâm tư, tình cảm giống nhau, do đó, các em dễ bộc bạch, tâm sự, chia sẻ và đồng cảm với nhau Học sinh cũng rất tin tưởng bạn bè mỗi khi gặp khó khăn, muốn được chia sẻ với bạn bè những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống Ngòai ra, ở độ tuổi này, nhu cầu tự khẳng định rất lớn, trong khi không ít bố
mẹ vẫn xem con của mình còn bé, chính vì điều này, học sinh rất mong có bạn, đặc biệt là bạn thân để được rèn luyện, được tin cậy, được tự khẳng định bản thân
Tình bạn ở độ tuổi học sinh PTTH có cơ sở, có lý trí và bền vững hơn tuổi thiếu niên Ở đây, nổi bật là tình bạn của những bạn bè cùng độ tuổi, cùng giới phát triển mạnh Nhu cầu chọn được bạn thân là đòi hỏi tất yếu ở các em [28, tr.133-134] Bên cạnh đó, hầu hết học sinh ở độ tuổi này có nhóm bạn, thường là cùng lứa tuổi, cùng mối quan tâm và quan điểm xã hội ở trường học hay gần nơi cư trú Đây
là bối cảnh khác với gia đình, trường học khi mà học sinh có thể tham gia các hoạt động không hoặc ít có sự giám sát trực tiếp của người lớn Trong nhóm bạn, vai trò độc lập của cá nhân góp phần hình thành các kinh nghiệm trong quan hệ xã hội cũng như ý thức về bản thân khác với những gì có trong gia đình Nhóm bạn cũng tạo ra cơ hội cho các thành viên chia sẻ, thảo luận về các mối quan tâm mà trong đó
có những cái thường không làm được điều tương tự với cha mẹ hay các thầy cô giáo Đối với bạn bè, học sinh đề cao các giá trị như biết tôn trọng bạn bè, biết giúp
đỡ bạn, hy sinh vì bạn Việc đánh giá một người bạn tốt dựa trên những tiêu chuẩn như vậy có nhiều điểm tích cực nhưng trong những trường hợp cụ thể, mặt tiêu cực cũng không lường hết được Trong trường hợp các em gặp được bạn tốt thì các tiêu chuẩn đó là nền tảng để các em xây dựng được một tình bạn lâu bền, bạn bè quý mến, giúp đỡ nhau, hướng tới những giá trị tích cực Tuy nhiên, nếu các em tiếp xúc
Trang 39với bạn xấu thì các em sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị xấu mà nhóm hướng tới Bên cạnh đó, một vấn đề khác rất đáng lưu ý là trong khi tham gia nhóm bạn, các thành viên dễ có xu hướng tuân thủ và đánh giá tích cực về nhóm của mình đồng thời nhận dạng một cách đối lập thậm chí tiêu cực với nhiều nhóm khác
Trên một khía cạnh khác, nhóm bạn cũng có khi tạo ra tác động rất tiêu cực đến thành viên của nhóm đó hoặc nhóm khác bằng cách cùng hành động để ruồng
bỏ, làm xấu hổ thậm chí hành hạ người đó Trong khi đó, học sinh ở lứa tuổi này khó có thể sống thiếu tình bạn Sự bất hòa trong quan hệ với bạn bè, sự thiếu bạn thân hoặc tình bạn bị phá vỡ đều có thể đem đến những cảm xúc nặng nề và học sinh có thể xem như là một bi kịch của bản thân Sự phê phán, chê bai, ruồng bỏ của bạn bè một cách công khai hay ngấm ngầm đều có thể khiến cho học sinh cảm thấy đơn độc, từ đó, dễ dẫn đến việc các em có những hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội
Thực tế cho thấy trong nhiều vụ bạo lực học đường diễn ra hiện nay cho thấy rằng khi trẻ tham gia vào một nhóm bạn xấu, tiếp thu các chuẩn mực, giá trị của nhóm, thường là đi ngược lại nội quy, quy tắc, chuẩn mực của nhà trường, xã hội và khi một hoặc một vài bạn trong nhóm gặp vấn đề rắc rối trong mối quan hệ với một
cá nhân khác hoặc nhóm bạn khác thì các thành viên trong nhóm có thể sẽ ra sức bênh vực bằng những hành vi bạo lực dù chưa phân tích để hiểu hành động đó là đúng hay sai hoặc dù biết sai nhưng vẫn thực hiện
Có những bạn dù không muốn tham gia bênh vực thành viên trong nhóm nhưng dưới áp lực của cả nhóm cũng đành tuân theo bởi lẽ đó là chuẩn mực của nhóm, nếu không tuân theo sẽ bị loại bỏ khỏi nhóm
1.2.4.4 Giáo dục nhà trường
Môi trường học đường và các yếu tố tâm lý xã hội như thái độ xã hội đối với vấn đề bạo lực, đặc điểm/ loại hình trường học, mối quan hệ trong nhà trường và sự giám sát của nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện phát triển hay giảm bớt sự thường xuyên và mức độ trầm trọng của nạn nhân học sinh gây bạo
Trang 40lực với nhau Chẳng hạn trong một trường học, nếu vấn đề bạo lực học đường được quan tâm, coi trọng, mọi thành viên trong trường học: Hiệu trưởng, ban giám hiệu, cán độ đoàn, bảo vệ, học sinh đều được nêu cao tinh thần đấu tranh chống bạo lực học đường thì khi đó, mọi chính sách liên quan trọng trường học sẽ chú ý đến vấn
đề này, mọi ngừơi sẽ thực hiện nghiêm khắc và tình trạng bạo lực học đường (nếu có) sẽ bị phát hiện, đẩy lùi Ngược lại, nếu nhà trường coi nhẹ vấn đề này, coi đó là việc bình thường của lứa tuổi học sinh, bao che, dung túng cho các em, không có hình thức kỉ luật thích đáng để làm gương thì học sinh sẽ không phải bận tâm, lo lắng, suy nghĩ nhiều mỗi khi có ý định thực hiện hành vi bạo lực với bạn bè của mình Đồng thời, những học sinh bị bạo lực hoặc muốn bảo vệ các bạn bị bạo lực sẽ không dám lên tiếng để cầu cứu Từ đó, nạn bạo lực trong trường học sẽ gia tăng
Ngoài ra, học sinh có thể học hỏi các khuôn mẫu hành vi (lời nói, cư xử) của giáo viên và hệ thống quy định tiêu chuẩn học đường đã bị lạc hậu Hệ thống phân quyền vốn có trong hệ thống giáo dục cũng có thể dễ dàng dẫn đến việc lạm dụng học sinh một cách tinh tế, như giáo viên tự cho mình quyền làm nhục học sinh khi chúng vi phạm kỉ luật trong trường học hoặc có thể bị loại trừ khỏi lớp học, trường học Cách ứng xử mang tính bạo lực của thầy cô giáo trong nhà trường không những có thể trở thành khuôn mẫu hành vi cho học sinh noi theo mà còn có thể là điều kiện để những học sinh có xu hướng bạo lực tiếp bước
1.2.5 Một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của Học sinh THPT
Cho đến thời điểm hiện nay, các nhà Tâm lý học đều thống nhất gọi giai đoạn phát triển tâm lý ở lứa tuổi THPT là ”tuổi thanh niên” (A.V Petropski) D.B Elkônin gọi giai đoạn này là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên
Về giới hạn độ tuổi, dù có nhiều quan điểm khác nhau về giới hạn độ tuổi của học sinh THPT, tuy nhiên về cơ bản có thể xác định: Học sinh THPT là những
em bước vào độ tuổi từ 15 – 18 tuổi Đây là thời kì ở các em sự phát triển thể chất
đi vào giai đoạn hòan chỉnh, đồng thời về mặt tâm lý cũng có những biến đối đáng
kể Hoạt động của các em ngày càng phong phú, phức tạp nên vai trò và hứng thú