Phương pháp điều tra bảng hỏi

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 47)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi

- Mục đích nghiên cứu

+ Xây dựng một bộ công cụ để xác định một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT ở Hà Nội

+ Thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tài như: Nhận thức của học sinh THPT về các hình thức bạo lực học đường, nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực học đường, hậu quả của hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT...Đồng thời, phát hiện các trường hợp học sinh có hành vi bạo lực trong trường.

- Nội dung nghiên cứu

+ Thiết kế bảng hỏi: Xây dựng một bảng hỏi có đầy đủ nội dung cơ bản của các vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã áp dụng phương pháp phân tích tài liệu và tham khảo các bảng hỏi đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng.

Bảng hỏi có cấu trúc gồm 5 phần chính:

 Thông tin chung (tuổi, lớp, giới tính, kết quả học tập )

 Nhận thức của học sinh về hành vi bạo lực học đường

 Xu hướng hành vi khi học sinh xuất hiện cảm xúc tức giận, thất vọng

 Trải nghiệm của học sinh về hành vi bạo lực học đường

 Một số yếu tố tâm lý xã hội (Giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, mối quan hệ bạn bè, hoạt động vui chơi giải trí mà học sinh tham gia) ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường.

Thang điểm của bảng hỏi là thang điểm 4 điểm (Rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ).

+ Điều tra thử: Nhằm mục đích kiểm tra lại độ khó, độ dài và độ ứng nghiệm của bảng hỏi. Điều tra thử được tiến hành trên 50 học sinh khối lớp 11 và 50 học sinh khối lớp 12. Chúng tôi đã cho học sinh trả lời bảng hỏi đã thiết kế, ghi lại những câu hỏi nào không rõ nghĩa với các em, những câu hỏi này sẽ được sửa lại với sự tham gia đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn. Thời gian trả lời bảng hỏi cũng được chúng tôi ghi lại xem có phù hợp hay không. Từ đó, có sự điều chỉnh phù hợp về cấu trúc bảng hỏi.

+ Điều tra chính thức:

Địa điểm chúng tôi triển khai rải phiếu điều tra là trường cấp ba Xuân Đỉnh nằm trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội. Học sinh của trường chủ yếu sống ở các xã thuộc huyện Từ Liêm như: Cổ Nhuế, Thượng Cát, Xuân Đỉnh, Xuân Phương...Đa số cha mẹ của các em làm nghề nông, buôn bán nhỏ, kinh doanh, một số ít là công chức nhà nước.

Khách thể nghiên cứu là 100 học sinh lớp 11 và 100 học sinh lớp 12 đang học tập tại trường. Lí do đề tài chỉ tiến hành khảo sát trên học sinh khối lớp 11 và khối lớp 12 là vì: Thời gian tiến hành khảo sát là vào đầu năm học mới, khi đó, học

sinh lớp 10 vừa mới bước vào trường cấp ba, chưa có trường hợp nào gây ra hành vi bạo lực học đường theo báo cáo của ban giám hiệu nhà trường và một số giáo viên. Trong khi đó, một trong các mục đích của việc rải phiếu khảo sát là nhằm điều tra, phát hiện các trường hợp học sinh có hành vi bạo lực học đường khi học tập tại trường cấp ba. Đồng thời, cấu trúc bảng hỏi cũng có cấu phần tìm hiểu về trải nghiệm bạo lực của các em học sinh khi học tập tại trường cấp ba Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội. Với thời gian ngắn khi vừa mới bước vào cấp ba thì trải nghiệm của học sinh về hành vi bạo lực chưa có hoặc hiếm có.

Trong mẫu chọn của chúng tôi chỉ có ba lứa tuổi là 16, 17,18. Về giới tính, nữ nhiều hơn nam nhưng không đáng kể: Nam (48%), Nữ (52%). Sau khi khách thể trả lời xong, tiến hành thu phiếu điều tra. Tổng số phiếu thu về là 198 phiếu. Trong việc chọn mẫu nghiên cứu, chúng tôi chọn nhẫu nhiên mỗi khối lớp gồm 2 lớp, các lớp này đều không có đặc điểm gì nổi bật so với các lớp khác trong trường. Các em có thể là đại diện cho học sinh trong trường của mình.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)