Hoạt động vui chơi giải trí mà học sinh tham gia

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 105)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.4.4. Hoạt động vui chơi giải trí mà học sinh tham gia

Hoạt động vui chơi giải trí mà học sinh tham gia là một trong những chỉ số phần nào nói lên đặc điểm về mặt nhân cách của học sinh. Với những hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, học sinh không những rèn luyện được sức khỏe, trí thông minh mà còn tích lũy được nhiều kiến thức,kĩ năng có ích cho học tập, cuộc sống. Trong khi đó, những hoạt động vui chơi, giải trí không lành mạnh (Chơi game bạo lực, đánh bài bạc ăn tiền, đua xe) sẽ góp phần hình thành ở các em những nét tính cách xấu (chẳng hạn sát phạt lẫn nhau, sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, muốn thể hiện bản thân là anh hùng qua những hành vi bạo lực...).

Biểu đồ 8: Thời gian và mức độ thành thạo của các hoạt động vui chơi giải trí của học sinh (tính theo điểm trung bình)

Ở đây, có hai vấn đề chúng tôi tìm hiểu sâu là thời gian các em dành cho các hoạt động vui chơi giải trí và mức độ thành thạo của các em với những hoạt động vui chơi giải trí đó.

Kết quả điều tra về thời gian tham gia hoạt động cho thấy một số hoạt động xếp thứ hạng cao là “Đọc sách” 2,2 điểm; “Chơi Game” 2,07 điểm;“Cầu lông” 2,02 điểm; “Đánh bài” 1,91 điểm;“Đá bóng” 1,67 điểm đều xếp hạng 2. Điều này cho thấy học sinh dành mức thời gian trung bình cho các hoạt động này. Các hoạt động khác như “Bơi lội” có điểm trung bình là 1,65 điểm; “Aerobic” 1,40 điểm; “Đua xe” 1,27 điểm cùng xếp hạng 3, thứ bậc thể hiện rằng học sinh dành ít thời gian cho các hoạt động này.

Như vậy, bên cạnh những hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh như đọc sách, chơi cầu lông, đá bóng thì có những hoạt động vui chơi giải trí không lành mạnh khác cũng xếp thứ hạng cao mà học sinh cũng tham gia là chơi game, đánh bài.

Em thấy trong học sinh việc đánh bài là nhiều, chơi game cũng vậy, các trò game các bạn nam hay chơi là MU, võ lâm truyền kì, Thiên long bát bộ… đặc biệt là các bạn nam. (Nữ học sinh lớp 11 D4)

“Bọn em con trai thì thích chơi game đánh nhau, hay các trò mạo hiểm như đua xe máy, ô tô chứ mấy trò picachu thì hầu như không khi nào chơi”. (Nam học sinh lớp 11 A6)

Thời gian tập trung cho hoạt động vui chơi giải trí ở mức trung bình, tuy nhiên mức độ thành thạo của học sinh trong phần lớn những hoạt động này đạt mức khá. Biểu đồ 1 về mức độ thành thạo của học sinh trong các hoạt động cho thấy có 4 hoạt động xếp thứ hạng cao nhất là “Chơi game” có điểm trung bình là 2,46 điểm; “Cầu lông” 2,40 điểm; “Đọc sách” 2,40 điểm; “Đánh bài” 2,35 điểm, đều xếp thứ hạng 1, cho thấy rằng học sinh rất thành thạo trong các hoạt động này.

Qua phỏng vấn sâu cho thấy, có những bạn học sinh trung bình mỗi ngày dành từ 4 – 5 tiếng cho hoạt động chơi game. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới

hoạt động học tập của các em: “Lắm lúc ham chơi game em cũng chẳng muốn học”

(Nam học sinh lớp 12 A6). Nhiều học sinh còn thường xuyên đánh bài trên lớp học:

“Đánh bài thì bọn lớp em ngày nào chả chơi trên lớp” (Nam học sinh lớp 11 A6);

“Bọn em có hôm chơi bài ăn tiền ở căng tin bị cô giáo đi qua bắt được, bác bảo vệ đuổi thì bọn em giải tán một lúc lại ra sân bóng chơi tiếp. Chơi nhiều cũng nghiền chị ạ!”. (Nam học sinh lớp 12 A6)

Nhiều thầy cô giáo cũng phản ánh về tình trạng học sinh đánh bài trên lớp học gây mất trật tự, ảnh hưởng đến lớp học, có phê bình nhưng các em vẫn trốn để chơi. Có khi còn ra cả căng tin chơi cờ bạc ăn tiền, bị phạt, bị kỉ luật rồi lại đổi địa điểm ra chỗ khác như sân bóng, các khu nhà mới trong trường đang xây dang dở. Việc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí không lành mạnh đã thu hẹp thời gian dành cho hoạt động học tập và ảnh hưởng tới hoạt động học tập của các bạn học sinh. ). Như ý kiến của một em học sinh: “Bọn em có hôm còn bỏ cả học đi chơi bài, chơi xóc đĩa ở cái khu nhà đang xây dở ấy, vừa lúc chán học lại đang chơi hăng thì vào học nên bọn em rủ nhau trốn tiết đi chơi bài, xóc đĩa. Có hôm cãi nhau, đánh nhau ỏm tỏi vì mấy thằng chơi ăn gian”. (Nam học sinh lớp 12 A6)

Trong khi thời gian học cấp ba là khoảng thời gian rất cần ở các em học sinh sự tập trung vào vấn đề học tập để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp và đại học, đặc biệt là học sinh khối 12. Thế nhưng thực tế cho thấy không ít các bạn học sinh dành nhiều thời gian cho hoạt động vui chơi giải trí không lành mạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học tập của các em học sinh.

Đặc biệt, hình thức giải trí không lành mạnh như chơi game bạo lực với những cảnh chém giết có thể dẫn tới việc học sinh có hành vi bạo lực học đường nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy được mối liên hệ giữa game bạo lực và hành vi bạo lực. Chẳng hạn trong nghiên cứu của Vincent Matthews, Trường đại học Indiana (Mỹ) tiến hành đã cho thấy rằng những hình ảnh giết chóc ở trong các trò chơi game không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến não của những người có “máu” hung hăng mà các những người hiền lành. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận:

“Các em trong nhóm ngoan hiền đều có mô hình hoạt động não tương tự như nhóm hung hăng khi chơi các trò game bạo lực, xem các cảnh bắn giết.” Nhà tâm lý học Elizabeth Carll đã nhận định : “Việc trình diễn đại trà mọi cảnh tượng bạo lực sẽ làm cho thanh thiếu niên có suy nghĩ rằng bạo lực là phương tiện giải quyết mọi bất đồng” ..[20]

Trong nghiên cứu của mình, qua phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng nhận thấy những em học sinh từng có hành vi bạo lực với các bạn của mình hầu hết đều là những em học sinh có thời gian dành cho hoạt động chơi game bạo lực là khá nhiều, trung bình khoảng 4 – 6 tiếng mỗi ngày. Đây là một vấn đề đòi hỏi sự quan tâm rất lớn và sự phối hợp đồng bộ giữa nhiều lực lượng giáo dục khác nhau nhằm định hướng tốt cho học sinh, giúp các em cảnh giác và gạt bỏ những hình thức giải trí không lành mạnh này.

Các mục có thứ hạng thấp hơn là “Đua xe” có điểm trung bình là 1,27 điểm về thời gian dành cho hoạt động và 1,65 điểm về mức độ thành thạo; hoạt động “Aerobic” có tỉ lệ tương ứng là 1,40 điểm và 1,57 điểm, hai mục này đều xếp hạng 3 về thời gian và mức độ thành thạo. “Không có nhiều thời gian nên bọn em cũng không tham gia nhiều được vào hoạt động Aerobic. Hơn nữa, hoạt động này tòan các bạn nữ tham gia mà thôi”. (Nam học sinh lớp 11 D2). Với hoạt động “đua xe”, hình thức này theo đánh giá của các bạn học sinh thì diễn ra ở các bạn nam là chủ yếu: “Các bạn nam thường thích cảm giác mạnh nên việc tham gia trò chơi này nhiều hơn”. (Nữ học sinh lớp 12 D4)

Tóm lại, bên cạnh những hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh như đọc sách, chơi cầu lông, đá bóng, bơi lội, Aerbobic thì có những hoạt động vui chơi giải trí không lành mạnh khác mà học sinh cũng tham gia như chơi game, đánh bài, đua xe. Trong đó, các hoạt động vui chơi giải trí không lành mạnh là chơi game bạo lực, đánh bài được học sinh dành không ít thời gian tham gia. Đây là mảnh đất thuận lợi để các lệch chuẩn xã hội nảy sinh, phổ biến trong học sinh là những lệch chuẩn trong ứng xử và hành vi, đó là sự vô kỉ luật trong học tập cũng như trong lối sống,

sự tha hóa về nhân cách : Bỏ tiết, trốn học,cướp giật đồ, trộm cắp…Nhận biết rõ điều này, các cấp, các ngành cũng như từ phía nhà trường, gia đình cần có những biện pháp tích cực, kịp thời nhằm khắc phục triệt để tình trạng này.

3.5. Tác động nhằm thay đổi nhận thức, hành vi bạo lực học đường của học sinh thông qua tham vấn tâm lý

3.5.1. Trường hợp 1

A. Sơ lược hoàn cảnh gia đình: Em N.V.Đ, 17 tuổi, là con thứ hai trong một gia đình có hai chị em (Chị gái học trường Đại học Dân lập Phương Đông, đã ra trường và đi làm). Gia đình có mức sống trung bình. Bố Đ trước là bộ đội nhưng giờ đã nghỉ hưu, làm nghề lái xe tải. mẹ Đ trước đây đã từng là công nhân nhưng hiện tại chỉ ở nhà quán xuyến việc gia đình. Theo lời Đ kể, bố mẹ Đ là người khá nghiêm khắc, bởi lẽ bố Đ từng ở trong quân đội nên luôn muốn giữ thể diện, danh dự cho gia đình, ít có thời gian dành cho con cái và cũng ít quan tâm tới Đ. Mẹ Đ luôn đòi hỏi, yêu cầu cao ở các con, cách ứng xử của mẹ dành cho Đ thể hiện sự coi thường. Trong gia đình, Đ không hòa thuận với bố mẹ, đặc biệt là với mẹ, mẹ Đ thường có những lời nói, việc làm xúc phạm đến danh dự của em, coi thường em. Do đó, Đ cảm thấy chán nản và không thích nói chuyện với mẹ.

B. Kiểm tra hành vi bạo lực học đường trước tác động

- Quan niệm về hành vi bạo lực của Đ

Đ cho rằng hành vi bạo lực là phải đánh chửi nhau, còn những hành vi như nói xấu sau lưng; Bịa đặt tin đồn ác ý; Gán ghép biệt hiệu xấu khiến bạn bè xấu hổ, e ngại; Khai trừ, cô lập bạn…không phải là hành vi bạo lực

Đ quan niệm, hành vi bạo lực sẽ giúp giải quyết xung đột, mâu thuẫn, khiến bạn bè sợ Đ và lần sau không dám lặp lại hành của họ, muốn chứng tỏ bản thân là nguời chiến thắng.

+ Đ cũng thường có xu hướng ứng xử bạo lực mỗi khi cảm xúc tức giận, thất vọng xuất hiện: Cụ thể là em lựa chọn phương án rất thường xuyên đánh, đấm đá; Ném, đẩy, xô một thứ gì đó hay chửi rủa mỗi khi tức giận, thất vọng. Bên cạnh đó, những tình huống thân chủ sẽ gây ra hành vi bạo lực với bạn bè của mình là khi bị xúc phạm về danh dự, bị bạn bè động chạm đến bố mẹ. Đ cho rằng vì tính cách của mình là nóng tính, giống bố, vì vậy, việc kiềm chế bản thân rất khó, khi tức giận là phải “xả ra hết”.

- Trải nghiệm bạo lực của Đ

Đ là học sinh lớp 11, thường gây bạo lực với bạn bè của mình (đánh đập, chửi bạn) khi cảm thấy tức giận. Điều này xảy ra từ khi Đ vào học cấp 2 đến nay.

Nhiều lần Đ chửi nhau, gây gổ đánh bạn chỉ vì bạn ấy và không thể thống nhất được một vấn đề gì đó trong lớp (chẳng hạn bài vở, chuyện trong nhóm học nhảy…); Đ cũng đánh các bạn khi biết các bạn nói xấu sau lưng em hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm Đ bằng lời nói. Qua tìm hiểu thông tin từ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thì được biết từ khi bước vào lớp 10 thì Đ đã đánh nhau rất nhiều lần. Một lần, thân chủ nói bạn của mình chữ xấu hơn mình nên có kết quả bài kiểm tra thấp hơn em và bạn ấy đã đuổi theo, nhổ nước bọt vào mặt Đ, vậy là Đ đã lao vào đánh bạn của mình chảy máu mũi và từ đó không chơi với bạn nữa. Một lần khác Đ cùng với bạn của mình đánh một bạn khác bị lệch mũi, chảy máu phải vào bệnh viện, kế quả là gia đình Đ phải đền bù tiền cho gia đình của bạn ấy để chữa trị. Một lần khác là lúc Đ đang ngồi trong lớp học thì người bạn cùng lớp đến nắm tai em và kéo, kết quả là cũng bị Đ đánh. Lần gần đây nhất, vì bênh người yêu, Đ đã đánh nhau và nhờ cả anh họ của mình học ở một trường khác đánh hộ, vụ đánh nhau khiến mấy bạn nam bị thương phải vào băng bó ở phòng y tế của trường.

Giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết trong lớp, Đ không hòa hợp với bạn bè, không thể làm việc nhóm được vì thân chủ luôn chỉ làm theo ý mình, muốn người khác tuân theo. Cô giáo nhiều lần trò chuyện riêng với Đ nhưng không thay đổi

được hành vi của em. Nhiều bạn trong lớp thể hiện rõ thái độ không thích Đ, sợ thân chủ mỗi khi Đ nổi giận.

C. Tác động thông qua tham vấn tâm lý

Sau khi nắm được một số thông tin cơ bản về Đ, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề của em và từ đó, có định huớng tác động nhằm thay đổi nhận thức, hành vi qua thông qua các buổi tham vấn tâm lý. Nội dung của các buổi làm việc này dựa trên mục tiêu, nội dung của phương pháp tác động tâm lý (xem chương 2) để giúp Đ thay đổi được nhận thức, thái độ, hành vi của mình với hành vi bạo lực học đường.

Buổi 1: Mục tiêu:

+ Sử dụng các kĩ năng tham vấn như kĩ năng đặt câu hỏi, phản hồi, thấu cảm, tóm tắt vấn đề, cung cấp thông tin với mục đích tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, lịch sử vấn đề của thân chủ (Trải nghiệm bạo lực)

+ Tìm hiểu mong muốn hiện tại của thân chủ trước vấn đề hiện tại của thân chủ, từ đó, nhà tham vấn bày tỏ quan điểm, mong muốn của mình trong việc giúp đỡ, hỗ trợ cho thân chủ

+ Trao đổi với thân chủ về sổ buổi, thời gian, thời điểm, cách thức trao đổi, liên lạc, gặp gỡ giữa nhà tham vấn và thân chủ trong quá trình tham vấn nếu thân chủ đồng ý tham gia vào quá trình tham vấn.

Buổi 2: Mục tiêu:

+ Sử dụng các kĩ năng tham vấn như kĩ năng đặt câu hỏi, phản hồi, thấu cảm, tóm tắt vấn đề, cung cấp thông tin, kĩ năng đương đầu với mục đích:

 Giúp thân chủ nhận ra những điểm được và mất khi thực hiện hành vi bạo lực, từ đó giúp thân chủ nhìn nhận thêm về hậu quả của hành vi bạo lực.

 Sử dụng kĩ năng đương đầu, giúp thân chủ thay đổi nhận thức về mục đích của hành vi bạo lực. Từ đó, hình thành một số suy nghĩ tích cực hơn ở thân chủ

 Giúp thân chủ phát hiện ra các dấu hiệu về mặt cơ thể mỗi khi thân chủ xuất hiện cảm xúc tức giận, thất vọng

 Trang bị cho thân chủ kĩ năng kiềm chế nóng giận, kĩ năng thương thuyết, nội dung và cách áp dụng kĩ thuật hết giờ mỗi khi nóng giận

 Cách theo dõi, khuyến khích bản thân và đánh giá kết quả đạt được khi áp dụng các kĩ năng, kĩ thuật được học vào việc kiềm chế cảm xúc tức giận, thất vọng

Buổi 3: Mục tiêu:

+ Trao đổi với thân chủ về kết quả thân chủ đạt được sau buổi 2 đến thời điểm hiện tại

+ Lắng nghe thân chủ chia sẻ về những khó khăn thân chủ gặp phải trong quá trình áp dụng các kiến thức, kĩ năng được học vào thực tế

+ Khuyến khích thân chủ và tiếp tục hỗ trợ cho than chủ khắc phục các khó khăn thân chủ đang gặp phải.

+ Cùng thân chủ trao đổi, tổng kết hiệu quả của quá trình tham vấn

Kết quả

Bằng cách sử dụng các kĩ năng tham vấn tâm lý, chúng tôi đã dẫn dắt và dần khiến cho Đ nhìn ra những hậu của hành vi bạo lực do mình gây ra, giúp Đ nhìn nhận thêm về các giải pháp khác để xử lí xung đột như giải pháp thương thuyết. Đồng thời, trang bị cho Đ các kĩ năng như kĩ năng kiềm chế sự nóng giận, kĩ năng thương thuyết…Đ đã dần thay đổi nhận thức, hành vi của mình mỗi khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực như tức giận, thất vọng.

D. Kiểm tra hành vi bạo lực học đường sau tác động

- Quan niệm về hành vi bạo lực

+ Đ cho rằng tất cả các hành vi trong câu 1 của bảng điều tra đều là hành vi

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)