Trường hợ p1

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 109)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Trường hợ p1

A. Sơ lược hoàn cảnh gia đình: Em N.V.Đ, 17 tuổi, là con thứ hai trong một gia đình có hai chị em (Chị gái học trường Đại học Dân lập Phương Đông, đã ra trường và đi làm). Gia đình có mức sống trung bình. Bố Đ trước là bộ đội nhưng giờ đã nghỉ hưu, làm nghề lái xe tải. mẹ Đ trước đây đã từng là công nhân nhưng hiện tại chỉ ở nhà quán xuyến việc gia đình. Theo lời Đ kể, bố mẹ Đ là người khá nghiêm khắc, bởi lẽ bố Đ từng ở trong quân đội nên luôn muốn giữ thể diện, danh dự cho gia đình, ít có thời gian dành cho con cái và cũng ít quan tâm tới Đ. Mẹ Đ luôn đòi hỏi, yêu cầu cao ở các con, cách ứng xử của mẹ dành cho Đ thể hiện sự coi thường. Trong gia đình, Đ không hòa thuận với bố mẹ, đặc biệt là với mẹ, mẹ Đ thường có những lời nói, việc làm xúc phạm đến danh dự của em, coi thường em. Do đó, Đ cảm thấy chán nản và không thích nói chuyện với mẹ.

B. Kiểm tra hành vi bạo lực học đường trước tác động

- Quan niệm về hành vi bạo lực của Đ

Đ cho rằng hành vi bạo lực là phải đánh chửi nhau, còn những hành vi như nói xấu sau lưng; Bịa đặt tin đồn ác ý; Gán ghép biệt hiệu xấu khiến bạn bè xấu hổ, e ngại; Khai trừ, cô lập bạn…không phải là hành vi bạo lực

Đ quan niệm, hành vi bạo lực sẽ giúp giải quyết xung đột, mâu thuẫn, khiến bạn bè sợ Đ và lần sau không dám lặp lại hành của họ, muốn chứng tỏ bản thân là nguời chiến thắng.

+ Đ cũng thường có xu hướng ứng xử bạo lực mỗi khi cảm xúc tức giận, thất vọng xuất hiện: Cụ thể là em lựa chọn phương án rất thường xuyên đánh, đấm đá; Ném, đẩy, xô một thứ gì đó hay chửi rủa mỗi khi tức giận, thất vọng. Bên cạnh đó, những tình huống thân chủ sẽ gây ra hành vi bạo lực với bạn bè của mình là khi bị xúc phạm về danh dự, bị bạn bè động chạm đến bố mẹ. Đ cho rằng vì tính cách của mình là nóng tính, giống bố, vì vậy, việc kiềm chế bản thân rất khó, khi tức giận là phải “xả ra hết”.

- Trải nghiệm bạo lực của Đ

Đ là học sinh lớp 11, thường gây bạo lực với bạn bè của mình (đánh đập, chửi bạn) khi cảm thấy tức giận. Điều này xảy ra từ khi Đ vào học cấp 2 đến nay.

Nhiều lần Đ chửi nhau, gây gổ đánh bạn chỉ vì bạn ấy và không thể thống nhất được một vấn đề gì đó trong lớp (chẳng hạn bài vở, chuyện trong nhóm học nhảy…); Đ cũng đánh các bạn khi biết các bạn nói xấu sau lưng em hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm Đ bằng lời nói. Qua tìm hiểu thông tin từ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thì được biết từ khi bước vào lớp 10 thì Đ đã đánh nhau rất nhiều lần. Một lần, thân chủ nói bạn của mình chữ xấu hơn mình nên có kết quả bài kiểm tra thấp hơn em và bạn ấy đã đuổi theo, nhổ nước bọt vào mặt Đ, vậy là Đ đã lao vào đánh bạn của mình chảy máu mũi và từ đó không chơi với bạn nữa. Một lần khác Đ cùng với bạn của mình đánh một bạn khác bị lệch mũi, chảy máu phải vào bệnh viện, kế quả là gia đình Đ phải đền bù tiền cho gia đình của bạn ấy để chữa trị. Một lần khác là lúc Đ đang ngồi trong lớp học thì người bạn cùng lớp đến nắm tai em và kéo, kết quả là cũng bị Đ đánh. Lần gần đây nhất, vì bênh người yêu, Đ đã đánh nhau và nhờ cả anh họ của mình học ở một trường khác đánh hộ, vụ đánh nhau khiến mấy bạn nam bị thương phải vào băng bó ở phòng y tế của trường.

Giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết trong lớp, Đ không hòa hợp với bạn bè, không thể làm việc nhóm được vì thân chủ luôn chỉ làm theo ý mình, muốn người khác tuân theo. Cô giáo nhiều lần trò chuyện riêng với Đ nhưng không thay đổi

được hành vi của em. Nhiều bạn trong lớp thể hiện rõ thái độ không thích Đ, sợ thân chủ mỗi khi Đ nổi giận.

C. Tác động thông qua tham vấn tâm lý

Sau khi nắm được một số thông tin cơ bản về Đ, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề của em và từ đó, có định huớng tác động nhằm thay đổi nhận thức, hành vi qua thông qua các buổi tham vấn tâm lý. Nội dung của các buổi làm việc này dựa trên mục tiêu, nội dung của phương pháp tác động tâm lý (xem chương 2) để giúp Đ thay đổi được nhận thức, thái độ, hành vi của mình với hành vi bạo lực học đường.

Buổi 1: Mục tiêu:

+ Sử dụng các kĩ năng tham vấn như kĩ năng đặt câu hỏi, phản hồi, thấu cảm, tóm tắt vấn đề, cung cấp thông tin với mục đích tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, lịch sử vấn đề của thân chủ (Trải nghiệm bạo lực)

+ Tìm hiểu mong muốn hiện tại của thân chủ trước vấn đề hiện tại của thân chủ, từ đó, nhà tham vấn bày tỏ quan điểm, mong muốn của mình trong việc giúp đỡ, hỗ trợ cho thân chủ

+ Trao đổi với thân chủ về sổ buổi, thời gian, thời điểm, cách thức trao đổi, liên lạc, gặp gỡ giữa nhà tham vấn và thân chủ trong quá trình tham vấn nếu thân chủ đồng ý tham gia vào quá trình tham vấn.

Buổi 2: Mục tiêu:

+ Sử dụng các kĩ năng tham vấn như kĩ năng đặt câu hỏi, phản hồi, thấu cảm, tóm tắt vấn đề, cung cấp thông tin, kĩ năng đương đầu với mục đích:

 Giúp thân chủ nhận ra những điểm được và mất khi thực hiện hành vi bạo lực, từ đó giúp thân chủ nhìn nhận thêm về hậu quả của hành vi bạo lực.

 Sử dụng kĩ năng đương đầu, giúp thân chủ thay đổi nhận thức về mục đích của hành vi bạo lực. Từ đó, hình thành một số suy nghĩ tích cực hơn ở thân chủ

 Giúp thân chủ phát hiện ra các dấu hiệu về mặt cơ thể mỗi khi thân chủ xuất hiện cảm xúc tức giận, thất vọng

 Trang bị cho thân chủ kĩ năng kiềm chế nóng giận, kĩ năng thương thuyết, nội dung và cách áp dụng kĩ thuật hết giờ mỗi khi nóng giận

 Cách theo dõi, khuyến khích bản thân và đánh giá kết quả đạt được khi áp dụng các kĩ năng, kĩ thuật được học vào việc kiềm chế cảm xúc tức giận, thất vọng

Buổi 3: Mục tiêu:

+ Trao đổi với thân chủ về kết quả thân chủ đạt được sau buổi 2 đến thời điểm hiện tại

+ Lắng nghe thân chủ chia sẻ về những khó khăn thân chủ gặp phải trong quá trình áp dụng các kiến thức, kĩ năng được học vào thực tế

+ Khuyến khích thân chủ và tiếp tục hỗ trợ cho than chủ khắc phục các khó khăn thân chủ đang gặp phải.

+ Cùng thân chủ trao đổi, tổng kết hiệu quả của quá trình tham vấn

Kết quả

Bằng cách sử dụng các kĩ năng tham vấn tâm lý, chúng tôi đã dẫn dắt và dần khiến cho Đ nhìn ra những hậu của hành vi bạo lực do mình gây ra, giúp Đ nhìn nhận thêm về các giải pháp khác để xử lí xung đột như giải pháp thương thuyết. Đồng thời, trang bị cho Đ các kĩ năng như kĩ năng kiềm chế sự nóng giận, kĩ năng thương thuyết…Đ đã dần thay đổi nhận thức, hành vi của mình mỗi khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực như tức giận, thất vọng.

D. Kiểm tra hành vi bạo lực học đường sau tác động

- Quan niệm về hành vi bạo lực

+ Đ cho rằng tất cả các hành vi trong câu 1 của bảng điều tra đều là hành vi bạo lực.

+ Thương thuyết là cách thức giúp giải quyết xung đột, mâu thuẫn chứ không phải là bạo lực.

- Xu hướng hành vi

+ Đ đã luôn lựa chọn các hành vi (Nghe nhạc, trò chuyện với mẹ, với chị, chơi đá bóng…) mỗi khi cảm xúc tức giận, thất vọng xuất hiện nhằm giảm bớt cảm xúc tiêu cực của bản thân mình.

+ Đ cũng lựa chọn giải pháp im lặng, bỏ qua hoặc thương thuyết (trò chuyện với bạn bè để cùng tìm kiếm giải pháp tích cực cho vấn đề của thân chủ với bạn bè) thay vì lựa chọn giải pháp đánh và chửi bạn như trước đây. Cho dù đó là những tình huống mà trước đây Đ sẽ gây bạo lực ngay lập tức (Chẳng hạn bị xúc phạm danh dự, bị coi thường, nói xấu…). Đ chủ động nhiều hơn, chia sẻ, lắng nghe, quan tâm tới các bạn nhiều hơn thay vì thờ ơ.

+ Đ không gây bất cứ hành vi bạo lực nào với bạn bè của mình trong thời gian từ lần tham gia tham vấn buổi 1 đến nay.

+ Qua trao đổi, chia sẻ với Đ, NTV nhận thấy thân chủ rất vui vẻ, lạc quan, tự tin và yêu đời. Cụ thể là Đ chia sẻ cảm giác thích thú, vui vẻ với những thay đổi của bản thân mình và hiệu qủa tích cực của những thay đổi đó. Đ chia sẻ muốn tiếp tục áp dụng các biện pháp hữu hiệu đã học được và chia sẻ với nhiều các bạn bè khác của mình những phương pháp hay đã học được.

- Qua trao đổi với giáo viên chủ nhiệm thì được biết trong thời gian này, Đ rất cởi mở, hòa đồng, việc học tập cũng tốt hơn. Các bạn trong lớp chơi với Đ nhiều hơn. Đặc biệt Đ không vi phạm kỉ luật trong vòng 1 tháng qua, không gây ra bất cứ vụ đánh nhau nào trong trường. Hai bạn học cùng lớp với Đ cũng cho biết tính tình

Đ dễ tính hơn rất nhiều, không nóng nảy như trước đây, trao đổi bài vở cũng rất bình tĩnh, không nổi cáu. Mọi người cũng nhận Đ chủ hay cười hơn, hay chủ động lắng nghe, chia sẻ với các bạn.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)