Phương pháp xử lí số liệu bằng SPSS

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 50)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu bằng SPSS

- Mục đích nghiên cứu

+ Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về hành vi bạo lực học đường và hiện trạng hành vi bạo lực học đường tại địa bàn nghiên cứu

+ Tìm hiểu một số yếu tố tâm lý cá nhân và một số yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT

- Nội dung nghiên cứu

Phương pháp xử lí số liệu bằng SPSS nhằm giúp thống kê và xử lí số liệu%, điểm trung bình các phiếu điều tra viết bằng bảng hỏi đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng.

Trong quá trình sử dụng phần mềm SPSS, điểm trung bình được xét theo thang đánh giá.

Thang đánh giá khoảng cách bậc của điểm trung bình được tính: n (max) – n (min) n

Với các câu có thang 4 bậc (Câu 4, câu 5, câu 8), khoảng cách bậc là 0,75. Như vậy, thang điểm trung bình sẽ là:

Bậc 1: Rất thường xuyên: 3,25 – 4 điểm Bậc 2: Thường xuyên: 2,5 < 3,25 điểm Bậc 3: Thỉnh thoảng: 1,75 < 2,5 điểm

Bậc 4: Không bao giờ: 1 < 1,75 điểm

Với các câu có thang 3 bậc (câu 7), khoảng cách bậc là 0,66. Như vậy thang điểm trung bình sẽ là:

Hạng 1: Nhiều : 2,32 - 3 điểm

Hạng 2: Trung bình: 1,66 < 2,32 điểm Hạng 3: Ít: 1 < 1,66 điểm

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tính khoảng cách biệt tỉ lệ phần trăm với các thang 4 bậc (câu 6) là: 100/ 4 = 25%

Như vậy, thang điểm % sẽ là: Bậc 1: Tốt: 75% < 100% Bậc 2: Khá 50% < 75%

Bậc 3: Trung bình 25% < 50% Bậc 4: Kém : 1< 25%

2.2.5. Biện pháp tác động thay đổi nhận thức, hành vi của học sinh có hành vi bạo lực học đường thông qua tham vấn tâm lý

- Mục đích tác động

+ Nhằm giúp học sinh thay đổi quan niệm, nhận thức về các hình thức của hành vi bạo lực học đường, ý nghĩa của hành vi bạo lực, hậu quả của hành vi bạo lực.

+ Hình thành những suy nghĩ, hành vi tích cực cho học sinh mỗi khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực trong mối quan hệ với bạn bè và những người xung quanh (thầy/ cô, cha/ mẹ, anh chị em...). Từ đó, giúp học sinh giảm thiểu, từ bỏ hành vi bạo lực.

- Nội dung thực hiện

Do hạn chế về thời gian và điều kiện tổ chức, vì vậy, chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm với giới hạn như sau:

 Tác động qua tham vấn tâm lý được tiến hành trên 02 học sinh có hành vi bạo lực học đường tại địa bàn nghiên cứu

 Phương pháp tác động tham vấn tâm lý chỉ tập trung tác động vào vấn đề đã nêu mà không tác động toàn diện vào nhận thức, thái độ, kỹ năng của học sinh

 Quá trình thực hiện phương pháp tác động được tổ chức tại văn phòng tư vấn của trường THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội

 Thời gian tiến hành phương pháp tác động tham vấn tâm lý được giới hạn trong vòng 2 tháng. Để đánh giá kết quả áp dụng phương pháp tác động thì chúng tôi sử dụng một số nội dung trong bảng hỏi dùng trong khảo sát thực trạng và thông qua cách thức xử lí tình huống của học sinh trước những cảm xúc tiêu cực xuất hiện trong các tình huống giao tiếp hàng ngày với bạn bè, thầy/ cô...

+ Các biện pháp tiến hành:

 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, thái độ của học sinh về hành vi bạo lực học đường.

 Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của học sinh về các tình huống có khuynh hướng sử dụng bạo lực với bạn bè.

 Biện pháp 3: Hình thành kĩ năng kiềm chế nóng giận, kĩ năng thương thuyết, từ bỏ thói quen sử dụng bạo lực khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực.

`+ Quy trình tác động hành vi nhận thức dựa trên 3 luận điểm chính:

Nhận thức (suy nghĩ) của con người có ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc

Nhận thức có thể nhận ra và thay đổi được

Việc thay đổi những ý nghĩ tiêu cực bằng những ý nghĩ tích cực sẽ góp phần làm cho hành vi thay đổi theo hướng tích cực. Từ đó, cảm giác sẽ thay đổi theo hướng tích cực và nó tác động trở lại suy nghĩ rồi đến hành vi.

+ Quy trình tham vấn tác động

Quá trình tham vấn tác động được triển khai theo quy trình như sau:

Bước 1: Tiếp cận, phỏng vấn sâu học sinh có hành vi bạo lực học đường, kiểm tra hành vi bạo lực trước tác động (Thông qua phiều điều tra, phỏng vấn).

Bước 2: Phát hiện vấn đề học sinh đang gặp phải dẫn tới việc học sinh có hành vi bạo lực và đưa ra định hướng tác động thông qua tham vấn tâm lý

Bước 3: Triển khai quá trình tham vấn tâm lý, quá trình tham vấn được tiến hành trên 03 gặp gỡ chính (Ngoài ra, có các buổi trao đổi, liên lạc thông qua điện thoại, chat yahoo)

Buổi 1: Mục tiêu:

+ Sử dụng các kĩ năng tham vấn như kĩ năng đặt câu hỏi, phản hồi, thấu cảm, tóm tắt vấn đề, cung cấp thông tin với mục đích tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, lịch sử vấn đề của thân chủ (Trải nghiệm bạo lực)

+ Tìm hiểu mong muốn hiện tại của thân chủ trước vấn đề hiện tại của thân chủ, từ đó, nhà tham vấn bày tỏ quan điểm, mong muốn của mình trong việc giúp đỡ, hỗ trợ cho thân chủ

+ Trao đổi với thân chủ về sổ buổi, thời gian, thời điểm, cách thức trao đổi, liên lạc, gặp gỡ giữa nhà tham vấn và thân chủ trong quá trình tham vấn nếu thân chủ đồng ý tham gia vào quá trình tham vấn.

Buổi 2: Mục tiêu:

+ Sử dụng các kĩ năng tham vấn như kĩ năng đặt câu hỏi, phản hồi, thấu cảm, tóm tắt vấn đề, cung cấp thông tin, kĩ năng đương đầu với mục đích:

 Giúp thân chủ nhận ra những điểm được và mất khi thực hiện hành vi bạo lực, từ đó giúp thân chủ nhìn nhận thêm về hậu quả của hành vi bạo lực.

 Sử dụng kĩ năng đương đầu, giúp thân chủ thay đổi nhận thức về mục đích của hành vi bạo lực. Từ đó, hình thành một số suy nghĩ tích cực hơn ở thân chủ

 Giúp thân chủ phát hiện ra các dấu hiệu về mặt cơ thể mỗi khi thân chủ xuất hiện cảm xúc tức giận, thất vọng

 Trang bị cho thân chủ kĩ năng kiềm chế nóng giận, kĩ năng thương thuyết, nội dung và cách áp dụng kĩ thuật hết giờ mỗi khi nóng giận

 Cách theo dõi, khuyến khích bản thân và đánh giá kết quả đạt được khi áp dụng các kĩ năng, kĩ thuật được học vào việc kiềm chế cảm xúc tức giận, thất vọng

Buổi 3: Mục tiêu:

+ Trao đổi với thân chủ về kết quả thân chủ đạt được sau buổi 2 đến thời điểm hiện tại

+ Lắng nghe thân chủ chia sẻ về những khó khăn thân chủ gặp phải trong quá trình áp dụng các kiến thức, kĩ năng được học vào thực tế

+ Khuyến khích thân chủ và tiếp tục hỗ trợ cho than chủ khắc phục các khó khăn thân chủ đang gặp phải.

+ Cùng thân chủ trao đổi, tổng kết hiệu quả của quá trình tham vấn

Bước 4: Đánh giá hiệu quả của quá trình tác động (Thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm, các bạn bè của học sinh...)

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Trải nghiệm của học sinh về hành vi bạo lực học đường

Nhằm tìm hiểu trải nghiệm của học sinh về hành vi bạo lực học đường, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi nhằm tìm hiểu xem các em học sinh đã bao giờ có cách ứng xử bạo lực với bạn bè của mình hay ngược lại, nhận hành vi bạo lực từ các bạn. Kết quả khảo sát cho thấy học sinh THPT đã có từng có những hành vi bạo lực học đường với bạn bè của mình và ngược lại, cũng nhận sự bạo lực từ phía các bạn. Các hành vi bạo lực này chủ yếu là bạo lực về mặt tinh thần.

Bảng 1: Hành vi bạo lực tinh thần của học sinh THPT

Hành vi Bạn bè đã từng ứng xử với mình Mình đã từng ứng xử với bạn 1.1Gán ghép bạn bè bằng những biệt hiệu xấu dẫn đến

việc bạn bè xấu hổ, e ngại

51.5 42.9 1.2Bịa ra những tin đồn ác ý cho bạn bè 40.4 10.1

1.3Nói xấu sau lưng bạn 5.2 23.2

1.4Chửi rủa bạn bằng những ngôn từ xúc phạm 39.4 21.2 1.5Khiến bạn của bạn tin rằng sự xúc phạm như thế là

đúng 31.8 9.6

1.6Khai trừ, cô lập, tránh tiếp xúc với bạn một cách có chủ ý

29.3 10.1 1.7Đe dọa, sỉ nhục/ lăng mạ bạn với những lời lẽ mạt sát 19.7 5.6 1.8 Chụp ảnh, quay phim cảnh lăng nhục bạn và phát tán

trên Internet, trên điện thoại… 8.1 2.0

1.9 Dọa nạt bạn bằng bất cứ cách nào: quắc mắt, quát mắng, đập phá tài sản (cặp sách, điện thoại, đồ dùng học tập…)

16.7 8.6 1.10 Chấn, cướp đồ dùng (đồ dùng học tập, cặp sách,

0 10 20 30 40 50 60 Tỉ lệ % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hành vi Bạn bè đã từng ứng xử với mình Mình đã từng ứng xử với bạn

Biểu đồ 1: Hành vi bạo lực tinh thần của học sinh THPT (%) Chú thích:

1. Gán ghép bạn bè bằng những biệt hiệu xấu dẫn đến việc bạn bè xấu hổ, e ngại

2. Bịa ra những tin đồn ác ý cho bạn bè 3. Nói xấu sau lưng bạn

4. Chửi rủa bạn bằng những ngôn từ xúc phạm

5. Khiến bạn của bạn tin rằng sự xúc phạm như thế là đúng 6. Khai trừ, cô lập, tránh tiếp xúc với bạn một cách có chủ ý 7. Đe dọa, sỉ nhục/ lăng mạ bạn với những lời lẽ mạt sát

8. Chụp ảnh, quay phim cảnh lăng nhục bạn và phát tán trên Internet, trên điện thoại…

9. Dọa nạt bạn bằng bất cứ cách nào: quắc mắt, quát mắng, đập phá tài sản (cặp sách, điện thoại, đồ dùng học tập…)

10.Chấn, cướp đồ dùng (đồ dùng học tập, cặp sách, điện thoại…) của bạn

Mười hành vi nêu trên là các hành vi bạo lực về mặt tinh thần, trong số đó, một số hành vi chiếm tỉ lệ% cao các em em học sinh cho rằng bản thân đã ứng xử

với bạn bè hay bạn bè đã từng ứng xử với mình như: “Gán ghép bạn bè bằng những biệt hiệu xấu dẫn đến việc bạn bè xấu hổ, e ngại” có tỉ lệ 51,5% các học sinh đã từng bị bạn bè gán ghép mình với những biệt hiệu xấu và khiến các bạn cảm thấy xấu hổ, e ngại và có 42,9% các bạn học sinh cho rằng các em cũng từng có hành vi ứng xử như vậy với bạn bè của mình. Bởi vì cho rằng hành vi “Gán ghép bạn bè bằng những biệt hiệu xấu dẫn đến việc bạn bè xấu hổ, e ngại” không phải là hành vi bạo lực, do đó, các em học sinh mặc nhiên sử dụng hành vi này với bạn bè của mình với mục đích vui đùa. Dù biết bạn bè e ngại, hay xấu hổ với những lời nói mà các em sử dụng thì các em cũng cho rằng điều đó không ảnh hưởng đến bạn bè của mình. Như ý kiến của một em học sinh : “Những hành vi như nói xấu sau lưng bạn, gán ghép bạn bè bằng những biệt hiệu xấu dẫn tới việc bạn bè xấu hổ, e ngại không phải là hành vi bạo lực vì nó diễn ra thường xuyên, hơn nữa cũng không ảnh hưởng gì đến bạn bè”. (Nữ học sinh lớp 11 D4)

Các hành vi bạo lực về mặt tinh thần khác cũng chiếm tỉ lệ% cao là : “Bịa ra những tin đồn ác ý cho bạn bè” chiếm tỉ lệ tương ứng là 40,4% và 10,1%. Chửi rủa bạn bằng những ngôn từ xúc phạm 39,4% và 21,2% ; Khiến bạn của bạn tin rằng sự xúc phạm như thế là đúng 31,8% và 9,6% ; Khai trừ, cô lập, tránh tiếp xúc với bạn một cách có chủ ý 29,3% và 10,1%. Các em học sinh thường đưa ra lí do: “Chỉ là đùa cho vui” khi thực hiện các hành vi nêu trên : “Chửi nó cho vui ấy mà, càng xúc phạm thì càng hài hơn” (Nam học sinh lớp 12 A6) ; Em bịa chuyện mục đích là trêu nó, ngồi chán chán thì trêu nó thôi, em cũng trêu nó suốt, lắm lúc nó cũng giận chả thèm nói chuyện với em. Nhưng mà thế càng vui, càng giận em càng trêu nhiều hơn. Chỉ là đùa cho vui thôi mà chị”. (Nam học sinh lớp 12 D2)

Đằng sau những hành vi mà các em cho rằng “Chỉ là đùa cho vui” ấy lại có thể khiến cho các bạn của các em khổ sở khi tự dưng bị đặt vào một câu chuyện hoàn toàn không có thật gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các em hoặc có thể dẫn tới mâu thuẫn, căng thẳng trong mối quan hệ bạn bè và dẫn tới hành vi bạo lực về mặt thể chất. Nhiều em học sinh khi bị bạn bè nói lời xúc phạm đã rất tức giận và

có hành vi bạo lực với đối phương bởi theo các em đó là hành vi không thể chấp nhận được.

Có thể nói, xuất phát từ nhận thức sai lầm về các hình thức bạo lực, biểu hiện của hành vi bạo lực, không ít các em học sinh đã có những ứng xử bạo lực với bạn bè của mình, đặc biệt là hình thức bạo lực tinh thần. Bởi cho rằng đó là những hành vi bình thường, phổ biến nên chúng không phải là hành vi bạo lực, và khi đã cho rằng đó không phải là hành vi bạo lực thì các em không ngần ngại thể hiện những hành vi đó với bạn bè của mình hoặc nhận các ứng xử bạo lực đó từ bạn bè. Hệ quả tất yếu của nhận thức sai lầm đã dẫn tới hành vi bạo lực học đường trong môi trường học đường : “Bạn bè trong lớp em cũng cho là như vậy, những hành vi đó quá nhiều, nói xấu sau lưng, gán ghép bạn bè, cô lập bạn bè là những hành vi quá bình thường rồi”. (Nữ học sinh lớp 12 D4)

Có thể thấy rằng, những hành vi bạo lực về mặt tinh thần có ảnh hưởng rất lớn và nặng nề đến đời sống tinh thần của học sinh trung học phổ thông, có những em học sinh gặp khó khăn trong quan hệ giao tiếp với bạn bè và thường bị bạn bè gán ghép với các biệt hiệu xấu, bịa tin đồn, nói xấu sau lưng. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của quá trình học tập, ảnh hưởng xấu đến việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp của các em với bạn bè xung quanh mình : “Bạn ấy nói em ở trong phòng với 3 bạn trai khác và đã có vấn đề gì đó xảy ra, em buồn lắm. Thực ra hôm đó em chỉ qua nhà bạn nam ở gần trường và mượn sách tham khảo, bất ngờ hai bạn trai của bạn ấy đến chơi, em cũng ngồi nói chuyện bình thường thôi nhưng lúc đi ra khỏi nhà bạn ấy thì mấy đứa bạn gái của em đi qua nhìn thấy em đi từ trong nhà ra với ba bạn trai và bàn tán rằng em là đứa con gái không ra gì. Sau đó các bạn còn nói chuyện đó ra cho các bạn khác trong lớp biết. Các bạn nhìn em như một đứa con gái hư hỏng vậy nhưng thực sự em không phải như vậy. Các bạn không thèm chơi với em, mấy bạn nữ trong nhóm cũng không tin em nữa. Em thực sự cảm thấy bị tổn thương và chỉ biết khóc thôi, không ai tin em cả”. (Nữ học sinh lớp 11 D2)

Đó là những hành vi bạo lực về mặt tinh thần, còn các hành vi bạo lực về mặt thể chất thì thực trạng ra sao ?

Bảng 2: Hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT

Hành vi Bạn bè đã từng ứng xử với bạn Bạn đã từng ứng xử với bạn bè 1.1 Tát hoặc ném vật gì đó vào bạn, làm bạn tổn thương 9.6 5.1 1.2 Đẩy hoặc xô thứ gì vào bạn, kéo tóc bạn 13.6 8.1 1.3 Đấm bạn bằng tay hoặc bằng vật gì đó 12.6 6.6 1.4 Đá, kéo lê, đánh đập bạn tàn nhẫn 5.1 0.0 1.5 Đe dọa sử dụng hoặc thực tế đã sử dụng đồ vật,

dụng cụ gì đó (roi, gậy, ghế gộc, lưỡi lam, ống nước vạt

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)