Giáo dục gia đình

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 36)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4.2.Giáo dục gia đình

Gia đình là một hiện tượng xã hội lịch sử, hình thành từ rất sớm và tồn tại bền vững với lịch sử của loài người. Ở góc độ TLH xã hội, gia đình được nhìn nhận như là kết quả của quá trình hoạt động nhóm với những phẩm chất đặc biệt của nhóm. Vì vậy, gia đình được xem là một nhóm tâm lý – xã hội có ý nghĩa đối với từng thành viên trong đó. Sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình dựa trên mối quan hệ hôn nhân và huyết thống giúp các thành viên cùng chung sống và có trách nhiệm với nhau thông qua các quan hệ qua lại: Quan hệ vợ - chồng; quan hệ cha mẹ- con cái; quan hệ ông bà – cháu...

Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, một trong 5 chức năng cơ bản của gia đình là chức năng giáo dục con (chức năng xã hội hóa). Gia đình là một thiết chế xã hội và là nơi xảy ra quá trình xã hội hóa đầu tiên của con người. Theo quan điểm của các nhà giáo dục học, tâm lý học thì gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất hình thành đến nhân cách trẻ em. Nghiên cứu cho thấy, môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng đối với việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thông qua các mối quan hệ giao tiếp trong gia đình, trẻ lĩnh hội được vai trò đầu tiên (trong đó có vai trò giới tính), thấu hiểu những chuẩn mực và giá trị đầu tiên. Những phong cách hành vi của cha mẹ đã tác động tới sự hình thành hình ảnh “Cái tôi” ở đứa trẻ.

Trong một gia đình, nếu chuẩn mực của gia đình phù hợp với sự phát triển của xã hội sẽ trở thành nhân tố tích cực tác động tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Một gia đình được coi là gia đình gia giáo và con cái được coi là con của

một gia đình gia giáo nghĩa là gia đình ấy có phép tắc tốt trong mọi sinh hoạt gia đình, cách ứng xử đẹp, nuôi dạy con trở thành người công dân tốt cho xã hội. Ví dụ: Trong gia đình sống phải có khuôn phép (Có người trên, kẻ dưới, con cái phải lễ phép, kính trọng, sống có hiếu với ông bà, cha mẹ, anh chị em phải thương yêu nhau); trong sinh hoạt hàng ngày gọi phải dạ, bảo phải vâng, đi đâu phải xin phép, lúc về phải chào hỏi, đi đến nơi, về đến chốn, đúng thời gian đã được phép...; mọi người trong gia đình phải nêu gương tốt, bảo ban nhắc nhở con cháu... [2, tr.73-75]

Giáo dục gia đình ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh, riêng đối với vấn đề bạo lực học đường, sự ảnh hưởng này thể hiện ở chỗ khi được bố mẹ dặn dò, các em sẽ chứng kiến hành vi bạo lực mà không làm gì để giúp đỡ nạn nhân, dù nạn nhân có thể là bạn thân của mình. Chẳng hạn khi phụ huynh học sinh dặn dò con cái mình không được tham gia can ngăn các vụ bạo lực trường học bởi lẽ các em không đủ sức để thực hiện việc làm đó, nếu có chuyện không may xảy ra thì người thiệt thân là các em và gia đình thì các em sẽ làm theo lời dặn của bố mẹ mình. [21]

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu xã hội học trên thế giới cho thấy có sự ”chuyển giao giữa hành vi bạo lực” giữa các thế hệ trong gia đình. Theo đó, nếu trẻ em thường xuyên hoặc thỉnh thoảng chứng kiến cảnh cha mẹ đánh chửi nhau thì trẻ em sẽ học quan niệm ”bạo lực là một cách giải quyết vấn đề” và điều này sẽ được truyền cho các thế hệ sau. Trẻ sẽ bình thường hóa các hành vi bạo lực, cho rằng hành vi bạo lực là hành vi phổ biến và dễ chấp nhận các tình huống chứa đựng hành vi bạo lực đối với bản thân hay với những người xung quanh.

Mặt khác, nhiều gia đình thiếu quan tâm đến con cái, chỉ chăm lo đời sống vật chất cho con mà không tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của con thì điều đó có thể dẫn đến việc các em không nhận thức đúng về bản thân mình, không có kĩ năng trong các mối quan hệ xã hội và dễ dẫn đến các hành vi sai lệch, hành vi bạo lực học đường.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 36)