Trường hợp 2

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 114)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.5.2.Trường hợp 2

A. Sơ lược hoàn cảnh gia đình

Em L.V.T , 18 tuổi, là con thứ hai trong một gia đình có hai anh em, anh trai T đang học năm 3 trường đại học Giao thông vận tải. T sống cùng bố mẹ, anh trai, ông bà nội. Bố mẹ T là công nhân, thường xuyên đi làm theo ca nên ít có thời gian dành cho T và anh trai. Theo đánh giá, nhìn nhận của T thì mẹ T không quan tâm tới T giống như là anh trai, không thương em bằng anh trai, mẹ thường nói nhẹ nhàng với anh T, bênh vực cho anh mỗi khi anh làm sai nhưng với T thì những lỗi tương tự sẽ bị chửi mắng, có lúc mẹ lạnh lùng, không quan tâm đến T. Do tính tình mẹ và T không hợp nhau (anh T giỏi nói ngọt theo đánh giá của T trong khi mẹ T lại thích nghe lời ngọt ngào, còn T thì không làm được như vậy). Bên cạnh đó, vì anh đã đi học đại học nên được mẹ coi trọng và yêu quý hơn so với T). Bố T rất nóng tính nên cũng thường chửi mắng em khi em làm sai việc gì đó. Với anh trai, T cũng không tìm được tiếng nói chung do hai anh em có nhiều điểm bất đồng trong tính cách, thói quen, quan điểm sống nên cả hai hay xung đột, cãi vã. Anh trai cũng thường mắng T, coi thường T, vì vậy mà T không ưa anh. Trong gia đình, cách nuôi dạy con cái của ông bà nội và bố không giống nhau. Bố T không tôn trọng ông nội và mẹ T cũng không thích ông bà. Do đó, trong gia đình thường hay cãi vã nhau. Nhiều lần cãi nhau với ông nội, bố T trút sự tức giận lên đầu T hoặc anh trai T, chửi mắng hai anh em thậm tệ bằng những ngôn ngữ tục tĩu, điều đó khiến T cảm thấy buồn, chán.

B. Kiểm tra hành vi bạo lực học đường sau tác động

- Quan niệm về hành vi bạo lực

Thân chủ cho rằng hành vi bạo lực chắc chắn phải là phải đánh nhau, chửi nhau. Và các hành vi khác thì tương tự như trường hợp của Đ, T cho rằng những

hành vi như nói xấu sau lưng; Gán ghép bạn bè bằng biệt hiệu xấu khiến bạn bè xấu hổ, e ngại; Bịa ra tin đồn ác ý cho bạn bè; Khai trừ, cô lập bạn…không phải là hành vi bạo lực. Thân chủ cũng cho rằng những hành vi này không phải là bạo lực vì nó không gây đau đớn cho bạn bè và đó là những hành vi phổ biến mà nhiều bạn thực hiện.

- Xu hướng hành vi

+ Chính vì cho rằng những hành vi nêu trên không phải là hành vi bạo lực nên bên cạnh những hành vi bạo lực về thể chất, thân chủ cũng thường xuyên có cách ứng xử bạo lực tinh thần với bạn bè của mình.

+ Thân chủ cũng thường có xu hướng ứng xử bạo lực mỗi khi cảm xúc tức giận, thất vọng xuất hiện: Cụ thể là thân chủ lựa chọn phương án rất thường xuyên đánh, đấm đá; Ném, đẩy, xô một thứ gì đó hay chửi rủa mỗi khi tức giận, thất vọng. Bên cạnh đó, những tình huống thân chủ sẽ gây ra hành vi bạo lực với bạn bè của mình là khi thân chủ bị xúc phạm về danh dự, bị bạn bè động chạm đến bố mẹ; Có ánh mắt nhìn coi thường thân chủ, nghi ngờ hay nói thân chủ sống không tốt với bạn bè, nói đểu thân chủ. Thân chủ đánh giá bản thân là người nóng nảy nên không thể kiềm chế được khi tức giận, thất vọng.

- Trải nghiệm bạo lực

Thân chủ là học sinh lớp 12, thường gây bạo lực với bạn bè của mình (đánh đập, chửi bạn) khi cảm thấy tức giận. Nhiều lần thân chủ gây gổ đánh bạn chỉ vì bạn ấy nói đểu với thân chủ hay có ánh nhìn mà theo thân chủ là có vẻ “coi thường”. Từ hồi học cấp hai thân chủ đã hay gây gổ với bạn, đánh chửi bạn và lên cấp ba mọi việc có vẻ trầm trọng hơn. Theo lời thân chủ thì khi bắt đầu vào học cấp ba đến giờ thân chủ có vẻ khó kiềm chế hơn, tức giận nhiều hơn và không sợ hãi khi gây hành vi bạo lực. Có một lần thân chủ đánh bạn ở ngoài cổng trường vì bạn nói đểu thân chủ, nói rằng thân chủ sống không tốt với bạn bè. Thân chủ đánh bạn và khiến bạn bị thương ở đầu, chảy nhiều máu ở mặt và sau đó, thân chủ bị kỉ luật và bị nhà trường đình chỉ học một vài ngày. Sau lần đó, thân chủ lại rủ hai bạn nam lớp khác sang đánh một bạn ở lớp khác ngay trong trường học vì thân chủ cảm thấy ghét bạn

nam này. Sau sự việc này, thân chủ lại bị kỉ luật, bố mẹ lên gặp ban giám hiệu và thân chủ bị buộc nghỉ học một vài hôm. Một vài lần khác thân chủ đánh nhau ở ngoài trường và cũng bị kỉ luật. Lí do chủ yếu cũng là vì các bạn khác xúc phạm đến danh dự của thân chủ, nói xấu sau lưng thân chủ. Trong mối quan hệ bạn bè, nhiều bạn xa lánh thân chủ, không chơi với thân chủ hoặc tỏ ra thờ ơ, không quan tâm tới thân chủ, vì vậy, thân chủ cũng thể hiện sự thờ ở, bất cần của mình với các bạn đó.

Nhiều lần bị nhà trường kỉ luật, buộc nghỉ học mỗi khi gây ra hành vi đánh nhau, nêu tên trước trường nhưng thân chủ không cảm thấy sợ mà còn cảm thấy bất công, thấy tức vì đôi khi cách xử phạt của nhà trường không công bằng. Cụ thể là có một lần thân chủ bênh bạn nên đánh nhau với bạn học sinh đã đánh bạn của thân chủ, đối với thân chủ thì đối phương phải chịu kỉ luật nặng hơn còn thân chủ chỉ bênh bạn nên hình phạt phải nhẹ hơn. Thân chủ đã bị một số bạn bè mà thân chủ gây ra hành vi bạo lực và bạn bè trong lớp xa lánh từ sau khi gây ra các hành vi bạo lực, thân chủ cũng bị thầy cô chú ý nhiều hơn, bố mẹ mắng mở thậm tệ. Hiện thân chủ cảm thấy buồn và chán. Trước đây thân chủ còn cảm thấy sợ bố mẹ phạt thì hiện tại hình phạt của bố mẹ, nhà trường không khiến thân chủ cảm thấy sợ.

Giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết trong lớp, thân chủ hay gây gổ với các bạn, sống không được lòng các bạn vì tính tình thân chủ lạnh lùng, sống cô lập, không thích trò chuyện với các bạn. Các bạn trong lớp cũng ái ngại khi chơi với thân chủ vì thân chủ thường hay đánh các bạn bè, để lại ấn tượng xấu cho các bạn trong lớp.

C. Tác động tham vấn tâm lý Buổi 1:

Mục tiêu:

+ Sử dụng các kĩ năng tham vấn như kĩ năng đặt câu hỏi, phản hồi, thấu cảm, tóm tắt vấn đề, cung cấp thông tin với mục đích tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, lịch sử vấn đề của thân chủ (Trải nghiệm bạo lực)

+ Tìm hiểu mong muốn hiện tại của thân chủ trước vấn đề hiện tại của thân chủ, từ đó, nhà tham vấn bày tỏ quan điểm, mong muốn của mình trong việc giúp đỡ, hỗ trợ cho thân chủ

+ Trao đổi với thân chủ về sổ buổi, thời gian, thời điểm, cách thức trao đổi, liên lạc, gặp gỡ giữa nhà tham vấn và thân chủ trong quá trình tham vấn nếu thân chủ đồng ý tham gia vào quá trình tham vấn.

Buổi 2: Mục tiêu:

+ Sử dụng các kĩ năng tham vấn như kĩ năng đặt câu hỏi, phản hồi, thấu cảm, tóm tắt vấn đề, cung cấp thông tin, kĩ năng đương đầu với mục đích:

 Giúp thân chủ nhận ra những điểm được và mất khi thực hiện hành vi bạo lực, từ đó giúp thân chủ nhìn nhận thêm về hậu quả của hành vi bạo lực.

 Sử dụng kĩ năng đương đầu, giúp thân chủ thay đổi nhận thức về mục đích của hành vi bạo lực. Từ đó, hình thành một số suy nghĩ tích cực hơn ở thân chủ

 Giúp thân chủ phát hiện ra các dấu hiệu về mặt cơ thể mỗi khi thân chủ xuất hiện cảm xúc tức giận, thất vọng

 Trang bị cho thân chủ kĩ năng kiềm chế nóng giận, kĩ năng thương thuyết, nội dung và cách áp dụng kĩ thuật hết giờ mỗi khi nóng giận

 Cách theo dõi, khuyến khích bản thân và đánh giá kết quả đạt được khi áp dụng các kĩ năng, kĩ thuật được học vào việc kiềm chế cảm xúc tức giận, thất vọng

Buổi 3: Mục tiêu:

+ Trao đổi với thân chủ về kết quả thân chủ đạt được sau buổi 2 đến thời điểm hiện tại

+ Lắng nghe thân chủ chia sẻ về những khó khăn thân chủ gặp phải trong quá trình áp dụng các kiến thức, kĩ năng được học vào thực tế

+ Khuyến khích thân chủ và tiếp tục hỗ trợ cho thân chủ khắc phục các khó khăn thân chủ đang gặp phải.

+ Cùng thân chủ trao đổi, tổng kết hiệu quả của quá trình tham vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D. Kiểm tra hành vi bạo lực sau tác động

- Quan niệm về hành vi bạo lực

+ Thân chủ cho rằng tất cả các hành vi trong câu 1 của bảng điều tra đều là hành vi bạo lực

- Xu hướng hành vi

+ Thân chủ đã luôn lựa chọn các hành vi ( Nghe nhạc, trò chuyện với bạn bè, ra ngòai hít thở không khí trong lành...) mỗi khi cảm xúc tức giận, thất vọng xuất hiện để giảm bớt cảm xúc tiêu cực của mình.

+ Thân chủ không gây bất cứ hành vi bạo lực nào với bạn bè của mình trong thời gian từ lần tham gia tham vấn buổi 1 đến nay.

+ Thông qua theo dõi, thực hành, thân chủ chia sẻ rằng thân chủ cảm thấy bản thân khá hơn, thỏai mái hơn mỗi khi tức giận, thất vọng vì cảm xúc không còn lên tới đỉnh điểm như trước đây khi sử dụng kĩ thuật hết giờ, kiềm chế nóng giận, thư giãn…mỗi khi phát hiện ra cảm xúc tức giận, thất vọng xuất hiện. Thân chủ chia sẻ có một hôm, một người bạn trong lớp thân chủ nói với thân chủ rằng một người bạn khác cùng lớp đã nói xấu thân chủ với một người khác, khi nghe người bạn đó kể lại, thân chủ đã rất tức giận vì người bạn kia cũng là người mà lâu nay không ưa thân chủ. Tuy nhiên, thân chủ đã đi ra ngòai và hít thở, đếm từ 1 – 20, tự nhắc nhở bản thân cần phải bình tĩnh và hẹn gặp riêng bạn ấy để hỏi rõ mọi chuyện thay vì đi tìm gặp và đánh bạn đó ngay lập tức như trước đây. Khi trò chuyện với bạn đó, thân chủ cũng im lặng và lắng nghe đối phương đưa ra lời giải thích và cân nhắc nhiều hơn về suy nghĩ, quan điểm của đối phương nhiều hơn là chỉ nghĩ cho bản thân mình như trước đây. Thân chủ cũng suy nghĩ nhiều về những hậu quả có

thể xảy ra nếu mình đánh hoặc chửi bạn mình để tuyệt đối không gây ra bất cứ hành vi bạo lực tinh thần, thể chất nào với bạn bè.

+ Bên cạnh đó, thay vì giữ thái độ im lặng hoặc thờ ơ như trước đây với các bạn bè không ưa thân chủ, thân chủ tỏ ra thân thiện, quan tâm hơn tới cuộc sống của các bạn, giúp đỡ các bạn khi các bạn cần... Thân chủ nhận ra rằng nếu mang đến cho các bạn sự thân thiện, nhiệt tình, vui vẻ thì các bạn cũng sẽ trao lại cho mình điều đó. Bạn bè thân chủ có vẻ rất ngạc nhiên về sự thay đổi của thân chủ và thân chủ cảm thấy vui vì điều đó. Từ những thay đổi này, mối quan hệ của thân chủ với bạn bè trong lớp từ đó cũng cải thiện hơn, các bạn gần gũi với thân chủ nhiều hơn, vui vẻ trò chuyện với thân chủ thay vì thờ ơ như trước đây. Với gia đình, thân chủ cũng quan tâm, chia sẻ với bố mẹ nhiều hơn, gần gũi với anh trai hơn và có những bủôi trò chuyện, tâm sự với anh về tâm trạng, suy nghĩ, mong muốn của mình trong mối quan hệ của hai anh em để anh thân chủ hiểu hơn về thân chủ. Từ đó, mối quan hệ của thân chủ với bố mẹ, anh trai cũng cải thiện hơn trước. Mọi người gần gũi nhau hơn, chia sẻ nhiều hơn.

- Qua chia sẻ của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm cho biết hiện tại trong lớp T thân thiện với các bạn hơn, ít nổi cáu hơn trước và đặc biệt là không gây ra bất cứ hành vi bạo lực nào trong thời gian gần đây. Lớp trưởng lớp cũng chia sẻ rằng T không còn quậy phá trong giờ học nhiều như trước mà tập trung hơn trong các giờ học, có vẻ bình tĩnh và điềm đạm hơn trước.

Kết quả tác động qua tham vấn tâm lý trên hai trường hợp cho thấy rằng có thể làm giảm hành vi bạo lực học đường ở học sinh THPT thông qua biện pháp tham vấn tâm lý. Đây là biện pháp rất đáng được coi trọng và đặt ra trong một hệ thống các biện pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi hành vi bạo lực học đường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 114)