8. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Đánh giá các kiểu hành vi trước các tác nhân kích thích
Với câu hỏi đặt ra là: “Bạn sẽ làm gì khi một bạn học sinh nào đó có những hành vi sau đây với bạn?” chúng tôi đã chia ra làm 2 nhóm tình huống ( mỗi nhóm gồm 7 tình huống nhỏ) và 4 nhóm hành vi đáp trả, cụ thể:
Hai nhóm tình huống chúng tôi gọi là tác nhân kích thích bao gồm: Học sinh bị bạn bè xúc phạm về mặt danh dự, nhân phẩm và nhóm tình huống thứ hai là học sinh bị bạn bè đánh giá về mặt ngoại hình, học tập.
Có 4 kiểu hành vi đáp trả bao gồm: Im lặng, bỏ qua; Đánh và chửi bạn một trận để lần sau bạn ấy không còn lặp lại hành vi này nữa; Chửi bạn ấy để lần sau bạn không còn lặp lại hành vi này nữa; Nói cho bạn ấy biết về cảm xúc của bản thân bạn và đề nghị bạn ấy lần sau không nên tiếp tục có hành vi đó nữa.
Bảng 3: Các biểu hiện hành vi của học sinh khi bị các tác nhân kích thích (%)
Các tác nhân kích thích Các kiểu hành vi Im lặng, bỏ qua Đánh và chửi bạn một trận để lần sau bạn ấy không còn lặp lại hành vi này nữa Chửi bạn ấy để lần sau bạn không còn lặp lại hành vi này nữa
Nói cho bạn ấy biết về cảm xúc của bản thân bạn và đề nghị bạn ấy lần sau không nên tiếp tục có hành vi
đó nữa
Nói đểu bạn 33.5 16.0 22.7 27.8
Coi thường bạn 25.0 19.9 33.2 21.9
Chê bạn học dốt 42.2 6.3 15.6 35.9
Chê ngoại hình của
bạn xấu xí 48.5 11.3 10.8 29.4 Nghi ngờ bạn 29.6 14.3 23.5 32.7 Nói rằng bạn sống không tốt với bạn bè 24.5 21.4 29.6 24.5 Xúc phạm danh dự
của bạn bằng lời nói 11.9 32.5 28.4 27.3
Tỉ lệ% trung bình của
nhóm 30.7 17.3 23.4 28.5
Xếp hạng 3 4 4 3
Biểu đồ 3 : Các hành vi phản ứng khi có tác nhân kích thích (tính theo điểm tỉ lệ%)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ, chúng ta thấy rằng chỉ có hai nhóm giải pháp xếp hạng thứ bậc 4, thứ bậc kém nhất, nghĩa là học sinh ít sử dụng nhất, cụ thể là kiểu hành vi đáp trả: “Chửi bạn ấy để lần sau bạn không còn lặp lại hành vi này nữa” có tỉ lệ trung bình là 23,4% và “Đánh và chửi bạn một trận để lần sau bạn ấy không còn lặp lại hành vi này nữa”, 17,3%. Hai kiểu hành vi đáp trả còn lại đều xếp thứ bậc 3, thứ bậc trung bình là: “Im lặng, bỏ qua”, có tỉ lệ trung bình là 30,7% và “Nói cho bạn ấy biết về cảm xúc của bản thân bạn và đề nghị bạn ấy lần sau không nên tiếp tục có hành vi đó nữa”, 28,5%. Như vậy, trước 7 tình huống trên thì kiểu hành vi đáp trả hướng tới sự xâm kích vẫn ít được học sinh sử dụng nhất, thứ hai là nhóm giải pháp hướng tới sự thỏa hiệp và nhóm giải pháp im lặng. Điều đó cho thấy xét về tổng thể thì phần lớn học sinh ít gây bạo lực với bạn bè của mình trong những tình huống trên, tuy nhiên, việc sử dụng nhóm giảp pháp thương thuyết hay im lặng, bỏ qua vẫn còn rất ít.
Xem xét cụ thể hơn bảng số liệu và dựa trên bốn kiểu hành vi đáp trả được phân loại ở trên, chúng ta sẽ thấy có sự khác biệt trong cách ứng xử của học sinh với hai nhóm tình huống (Bị bạn bè xúc phạm về danh dự, nhân phẩm và bị bạn bè đánh giá về mặt ngoại hình, học tập).
Với kiểu hành vi đáp trả im lặng, bỏ qua, trong kiểu hành vi đáp trả này các em học sinh sẽ thể hiện thái độ im lặng hoặc bỏ qua cho hành vi ứng xử của bạn bè mình. Có một số mục được đánh giá ở mức cao như: “Chê ngọai hình của bạn xấu xí” chiếm tỉ lệ 48,5%, đứng vị trí cao nhất; “Chê bạn học dốt” ; chiếm tỉ lệ 42,2%.
Nhiều em học sinh cho rằng với những tình huống này thì có thể chấp nhận được vì không xúc phạm nhiều đến các em. Việc học không được tốt hay ngoại hình không được đẹp thì điều đó cũng bình thường, còn việc nói đểu thì học sinh vẫn thường “cạnh khóe” nhau như vậy, chủ yếu là trêu nhau nhiều hơn. “Chúng nó nói thì kệ chúng nó, xấu hay đẹp cũng tùy quan điểm từng người nữa. Với cả đối với em thì điều đó cũng không quan trọng lắm.” (Nam học sinh lớp 11 D2); “Bọn em học sinh thì nói đểu nhau là chuyện cũng thường xảy ra, chủ yếu là trêu nhau, nói cạnh
khóe nhau thôi. Thế nên là em thì em sẽ bỏ qua cho bạn đó nếu một bạn nào đó nói em như vậy”. (Nữ học sinh lớp 12 D4)
Điều này cho thấy, không phải tình huống nào học sinh cũng lựa chọn giải pháp xâm kích hay thương thuyết, học sinh đã có sự cân nhắc, đánh giá về tình huống trước khi đưa ra giải pháp ứng xử cho mình. Cụ thể, những đánh giá về mặt ngoại hình, mức độ giỏi hay kém trong học tập không phải là những tình huống khiến các em dễ bực tức hay thất vọng. Do đó, kiểu hành vi đáp trả “Im lặng, bỏ qua” được nhiều em học sinh lựa chọn hơn cả trong các tình huống này so với ba kiểu hành vi đáp trả khác.
Trong khi đó, có một số bạn lại cho rằng cùng tùy trường hợp người nói về mình là ai thì mới đưa ra kiểu hành vi đáp trả: “Nếu là bạn em làm vậy thì em cũng thấy bình thường và nghĩ là nó trêu em thôi, em sẽ bỏ qua. Nhưng mà là đứa em không quen, học lớp khác chẳng hạn mà nói em như vậy là em sẽ chửi nó ngay”.
(Nữ học sinh lớp 11 D2)
Như vậy là có một số tình huống, kiểu hành vi đáp trả mà học sinh lựa chọn để ứng phó sẽ có thể khác nhau: Im lặng hay xâm kích, bạo lực tùy theo đối tượng thực hiện hành vi là ai, tùy theo mức độ gắn kết, thân thiết của mối quan hệ hiện tại của học sinh và người bạn đó là như thế nào mà các em sẽ lựa chọn kiểu hành vi đáp trả phù hợp với quan điểm của mình. Chẳng hạn, nếu đó là người bạn thân quen, bạn chơi trong nhóm…thì các em dễ chấp nhận và có xu hướng bỏ qua, còn nếu người bạn đó là người không chơi thân với các em hoặc người không quen biết thì các em sẽ lựa chọn kiểu hành vi đáp trả “xâm kích”: “Nó là cái gì mà dám nói em như vậy, một đứa không quen, không biết lại dám chê bai mình học hành không ra gì, ham chơi thì làm sao mà em nhịn được, mà chả có gì phải nể nang nó cả”. (Nam học sinh lớp 12 A6). Sự khiêu khích về mặt ngôn từ là một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi xâm kích, bạo lực. Bởi lẽ khi học sinh là nạn nhân của sự chỉ trích từ người khác, các em có xu hướng đáp trả lại. Tuy nhiên, sự đáp trả này sẽ tăng lên theo mức độ các em nhận được hành vi gây hấn từ người khác hoặc
cũng có thể nhẹ hơn nếu các em nghĩ rằng người khiêu khích các em không có ý định làm tổn thương các em. Và suy nghĩ này sẽ xuất hiện ở các em nếu đối tượng có ngôn từ khiêu khích các em là bạn bè chơi thân, bạn bè trong nhóm của các em.
Hai mục đứng ở vị trí thấp nhất trong kiểu hành vi đáp trả “Im lặng, bỏ qua” là: “Xúc phạm danh dự của bạn bằng lời nói” chiếm tỉ lệ 11,9% và “Nói rằng bạn sống không tốt với bạn bè” chiếm tỉ lệ 24,5%.
Với kiểu hành vi đáp trả trao đổi, thương thuyết với bạn bè, trong tình huống này học sinh sẽ trao đổi, chia sẻ với bạn bè về suy nghĩ, mong muốn của bản thân để bạn bè không lặp lại hành vi một lần nữa. Trong kiểu hành vi đáp trả này thì các bạn học sinh sẽ nói cho bạn của mình biết về cảm xúc của bản thân và đề nghị đối phương lần sau không nên tiếp tục có hành vi đó nữa. Ở kiểu hành vi đáp trả nhóm này có một số mục chiếm tỉ lệ cao như: “Chê bạn học dốt” chiếm tỉ lệ 35,9%, đứng vị trí cao nhất. Bên cạnh đó, một tình huống khác cũng chiếm vị trí cao trong nhóm là “Nghi ngờ bạn”, chiếm tỉ lệ 32,7. Hai tình huống xếp thứ hạng thấp trong này là “Coi thường bạn”, chiếm tỉ lệ 21,9% và “Nói rằng bạn sống không tốt với bạn bè” chiếm tỉ lệ tương tứng là 24,5%.
Qua số liệu trên chúng ta cũng có thể thấy rằng, kiểu hành vi đáp trả trao đổi, thương thuyết cũng được một số học sinh lựa chọn để ứng phó với tình huống bị bạn bè chê bai về mức độ giỏi hay kém trong học tập (Dù tỉ lệ% ít hơn so với giải pháp im lặng, bỏ qua). Ngoài ra, kiểu hành vi đáp trả này đối với các em sẽ hữu ích khi các em giải tỏa nghi ngờ cho bạn bè của mình ở những tình huống bị bạn bè ngờ vực một vấn đề nào đó liên quan đến mối quan hệ bạn bè, học tập…
Một số em cho rằng cần phải nói ra suy nghĩ của mình cho đối phương để bạn ấy không lặp lại những hành vi trên với mình. “Thật khó chịu khi ai đó cứ bàn tán về ngoại hình của em hay việc học tập của em. Em sẽ nói ra cho bạn ấy biết em khó chịu như thế nào để bạn ấy thôi không tiếp tục hành vi chê bai nữa” (Nữ học sinh lớp 12 D4). Đối với nhiều em học sinh, để giải tỏa nghi ngờ thì điều tốt nhất là hỏi, là nói ra băn khoăn của mình: “Nếu nó nghi ngờ mình điều gì thì mình phải hỏi
nó lí do, chẳng hạn nó nghi ngờ mình đã lấy thứ gì đó của nó thì mình phải nói cho nó biết, giải thích cho nó hiểu là mình không lấy” (Nam học sinh lớp 11 A6). Đối với một số em, mọi việc đều cần có bằng chứng để chứng minh và để bạn bè hiểu rằng sự việc bản thân đang đề cập đến là có thật, từ đó, bạn bè sẽ thay đổi các ứng xử của họ: “Tính em thẳng thắn, có gì không phải thì em nói ra luôn, có sự hiểu lầm thì em cũng tìm và hỏi cho rõ. Như đợt trước có chuyện đứa bạn trong lớp nói xấu em với đứa khác, con đó nó gửi tin nhắn mà thằng kia đã gửi cho nó nói xấu về em luôn. Em gặp đứa kia và hỏi, nó chối, em đưa tin nhắn cho nó đọc thế là nó mới nhận, em nói và bảo lần sau đừng có như vậy nữa, thế thôi. Em phải hỏi cho ra ngọn ngành, vậy nên lần sau bạn ấy đâu có dám làm thế nữa”. (Nữ học sinh lớp 11 D2)
Lựa chọn kiểu hành vi đáp trả trao đổi, thương thuyết là một phương án rất phù hợp để học sinh giải quyết các xung đột, mâu thuẫn của mình bằng thương lượng, thương thuyết. Thương thuyết là cách thức giúp giải quyết vấn đề, giúp cả hai người trong cuộc cảm thấy hiểu nhau hơn, hiểu được suy nghĩ, mong muốn của đối phương, giúp cả hai có thể sống mà không cảm thấy oán giận nhau. Do vậy, đây là giải pháp rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, chỉ với những tình huống bị bạn bè chê về ngoại hình, nghi ngờ thì học sinh mới lựa chọn kiểu hành vi đáp trả này, còn trong các tình huống khác thì sao?
Kết quả điều tra cho thấy học sinh sẽ gây ra hành vi bạo lực tinh thần với bạn bè của mình trong một số tình huống: “Coi thường bạn” chiếm tỉ lệ 33,2%, xếp vị trí cao nhất trong nhóm; “Nói rằng bạn sống không tốt với bạn bè”; chiếm tỉ lệ 29,6%. Hình thức bạo lực tinh thần được thể hiện cụ thể ở hành vi chửi bạn, xúc phạm bạn để lần sau bạn không tiếp tục lặp lại hành vi: “Không chửi nó thì lần sau nó qua mặt mình, không chửi nó là nó không sợ đâu”. (Nữ học sinh lớp 11 D4)
Đặc biệt, với những tình huống sau thì học sinh sẽ gây ra hành vi bạo lực về mặt thể chất và tinh thần với bạn bè của mình: “Xúc phạm danh dự của bạn bằng lời
nói” chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm là 32,5%; “Nói rằng bạn sống không tốt với bạn bè” chiếm tỉ lệ 21,4%.
Ở lứa tuổi học sinh THPT, danh dự của mỗi người luôn được đề cao hàng đầu, một khi bị xúc phạm về mặt danh dự nghĩa là giá trị bản thân bị hạ thấp, không được tôn trọng. Đó là điều không thể chấp nhận đuợc và kẻ dám xúc phạm đến danh dự người khác là kẻ đáng bị “ăn đòn”. Suy nghĩ này không chỉ xuất hiện ở những em là đối tượng của những lời xúc phạm mà những em học sinh ngoài cuộc: “Tại vì nó xúc phạm thằng kia nên mới bị đánh, ai mà chịu được khi bị xúc phạm như thế, là em thì em cũng không chịu được đâu” (Nam học sinh lớp 12 A6). Đây là lí do vì sao tình huống “Xúc phạm danh dự của bạn bằng lời nói” đã chiếm tỉ lệ% cao nhất trong nhóm giải pháp xâm kích, bạo lực (Bao gồm những hành vi bạo lực về mặt thể chất, tinh thần như chửi bạn hoặc đánh và chửi bạn). Ngoài ra, việc bị đánh giá là người sống không tốt với bạn bè là điều rất nghiêm trọng đối với nhiều học sinh. Các em học sinh ở lứa tuổi học sinh THPT đặc biệt rất coi trọng tình bạn, nếu bị bạn bè hoặc những người xung quanh đánh giá rằng mình sống không tốt với bạn bè chơi thân hoặc bạn bè trong nhóm thì điều này có thể gây nên cảm xúc thất vọng, tức giận rất lớn từ phía các em. Các em cảm thấy như mất đi điểm tựa tinh thần của mình. Bởi lẽ với các em, bạn bè là nơi chia sẻ mọi buồn vui, có khi còn gần gũi, dễ chia sẻ hơn cả bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Chính vì vậy việc không những không được đánh giá cao trong sự hy sinh vì tình bạn mà còn bị xem thường, mỉa mai vì sống không tốt với bạn bè bị các em xem là điều rất tệ: “Thật kinh khủng khi bị bị bè coi thường là đứa sống không biết đến bạn bè, tư lợi cá nhân khi tham gia vào nhóm. Em không thể chấp nhận được việc người ta nói thế về em”. (Nữ học sinh lớp 11 D2)
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy, trong những tình huống bị bạn bè coi thường, bị đánh giá rằng bản thân sống không tốt với bạn bè, bị xúc phạm danh dự bằng lời nói thì học sinh sẽ có xu hướng bạo lực nhiều hơn so với các tình huống khác. “Chẳng hạn xúc phạm đến bố mẹ em, chửi bố mẹ em không biết dạy chẳng hạn hay coi thường em, sỉ nhục em thì em sẽ đánh các bạn ấy để các bạn ấy không
lặp lại hành động đó nữa.” (Nam học sinh lớp 12 A6); “Nó nói với bọn trong lớp em là đứa sống ích kỉ, chỉ biết mình mà không nghĩ đến tập thể, em tức quá mới đấm nó” (Nam học sinh lớp 11 D2). Việc coi thường sức mạnh của người khác cũng được các em xếp vào hành vi xúc phạm bạn bè, đặc biệt là đối với học sinh nam: “Chẳng hạn em nói xấu một thằng bảo là thằng đấy thì vị gì, yếu như sên, đánh được ai, hôm sau là bị ăn đánh luôn”. (Nam học sinh lớp 12 A6)
Sự coi thường được các em đánh giá không chỉ thông qua lời nói mà còn thông qua sự đánh giá chủ quan của các em về thái độ của đối phương: “Khi đi qua thấy ánh mắt của nó là em biết nó coi thường em rồi, nhìn em bằng nửa con mắt như vậy thì rõ là coi thường. Em đánh nó để lần sau nó bỏ cái kiểu coi thường người khác đi”(Nữ học sinh lớp 12). Đây là đìều rất đáng lưu tâm bởi lẽ đôi khi một ánh mắt, một cái liếc nhìn của các bạn có thể là hết sức bình thường nhưng lại được các em luận giải rằng đó là…sự coi thường: “Ngồi trong quán nước trước trường, nó đi qua thì em chỉ theo phản xạ và nhìn nó thôi chứ không có ý gì cả, vậy mà nó