Kiến nghị một số biện pháp

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 121)

Từ kết quả nghiên cứu trên đây, để có thể giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, góp phần nâng cao đời sống tâm lý của học sinh THPT, góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ, đồng thời hình thành và rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Trở thành những công dân có ích cho xã hội trong tương lai, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:

- Về phía học sinh:

Học sinh cần nâng cao nhận thức về khái niệm, hình thức, hậu quả của hành vi bạo lực học. Đồng thời, trang bị những kĩ năng cần thiết như kĩ năng kiềm chế nóng giận, kĩ năng thương thuyết… và có cách ứng xử phù hợp với bản thân và bạn bè trước những tình huống có thể dẫn tới hành vi bạo lực.

-Về phía nhà trường:

Trước hết, sự gần gũi của các thầy cô chủ nhiệm, các thầy cô bộ môn với học trò, trò chuyện, tâm tình với các em như những người bạn là một cách để thầy cô có

thể hiểu được suy nghĩ, mong muốn của học trò, từ đó, có cách ứng xử phù hợp thay vì chỉ giáo dục theo phương pháp áp đặt, một chiều.

Nhà trường cũng cần chú ý, quan tâm hơn đến việc rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh, giáo dục về mặt kiến thức liên quan đến hành vi bạo lực học đường, nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả… Việc làm này có thể thông qua các bộ môn như giáo dục công dân, đưa môn kĩ năng sống vào giảng dạy trong trường học để trang bị cho các em các kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, kiềm chế nóng giận, kĩ năng thương thuyết…

Bên cạnh đó, nhà trường cũng có thể thành lập và duy trì hoạt động của phòng tư vấn, tham vấn tâm lý học đường để giúp đỡ, hỗ trợ các em học sinh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, trong các mối quan hệ xã hội…

Ngoài ra, nhà trường cũng cần thay đổi, điều chỉnh các chính sách, nguyên tắc làm việc trong việc phát hiện và xử lí các trường hợp học sinh vi phạm kỉ luật nói chung, có hành vi bạo lực học đường nói riêng. Thật khó có thể giảm thiểu, loại bỏ được hành vi bạo lực học đường khi nhà trường còn duy trì cách ứng xử bao che cho học sinh mỗi khi học sinh gây ra hành vi bạo lực.

- Về phía gia đình:

Gia đình cần tạo nên bầu không khí lành mạnh, không bạo lực, sử dụng kĩ năng thương thuyết trong mọi vấn đề của cuộc sống gia đình để các em học tập được mẫu hành vi ứng xử tốt.

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm tới đời sống của con cái, gần gũi, lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng con, trở thành người bạn đồng hành của con để có thể hiểu được suy nghĩ, mong muốn của con cái. Từ đó, bố mẹ có thể đưa ra ứng xử phù hợp dựa trên sự hiểu biết tâm lý, đời sống của con mình.

Bố mẹ cần có sự quan tâm sâu sát hơn, cần thường xuyên liên lạc, trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với các lực lượng giáo dục này nhằm nắm bắt được tình hình học tập của con, những khó khăn ở nhà trường mà con cái đang gặp phải để từ

đó, phối hợp cùng nhà trường có định hướng giáo dục phù hợp, hỗ trợ con vượt qua khó khăn trong học tập, khó khăn trong mối quan hệ bạn bè.

- Về phía xã hội:

Các phương tiện truyền thông đại chúng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến về vấn đề bạo lực học đường. Góp phần định hướng cho người dân nói chung, học sinh THPT nói riêng có nhận thức, hành vi đúng đắn trước vấn nạn bạo lực học đường, tham gia tích cực vào việc giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường.

Tất nhiên, sự phối hợp đồng bộ của các yếu tố nêu trên sẽ là yếu tố cần thiết để giảm thiểu được vấn đề bạo lực học đường một cách có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên), Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc, Giáo trình Tâm lý học phát triển, Nxb ĐH Sư phạm. 2. Đỗ Hạnh Nga (2005), Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh trung

học cơ sở về nhu cầu độc lập, Hà Nội, tr. 73-75.

3. Hoàng Bá Thịnh (08/2009), Bạo lực học đường: một vấn đề xã hội hiện nay, Hội thảo “Nhu cầu, định hướng đào tạo tâm lí học đường tại Việt Nam”, Hội thảo Khoa học quốc tế, Hà Nội , tr.16 – 27.

4. Hoàng Linh (biên soạn), Tư vấn tâm lý thanh thiếu niên, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội. 5. Hoàng Phê (1997)– Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học.

6. Lê Thị Ngọc Quý (2002), “Quan niệm và biểu hiện tình bạn của học sinh THPT hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học.

7. Lê Văn Hồng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sự phạm, Nxb Giáo dục. 8. Mã Ngọc Thể (1998), Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi

phạm pháp của trẻ, tạp chí tâm lý học số 4, tr. 22- 26.

9. Nguyễn Khắc Viện (1999) – Tâm lý gia đình, Nxb Thanh Niên.

10.Nguyễn Khắc Viện (1995)– Từ điểm Tâm lý học, Nxb Thế Giới, Hà Nội, tr.91, tr.138.

11.Nguyễn Thị Hồng Thúy (2008), Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý đến rối loạn lo âu của trẻ em, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.

12.Nguyễn Thành Ly (1998), “Tìm hiểu một số đặc điểm về tình bạn thân thiết của học sinh THPT”, khóa luận tốt nghiệp.

13.Nguyễn Quang Uẩn (2009), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư Phạm.

14.Nguyễn Văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

15.Phạm Kiều Quy, khoa Xã hội học - Bạo lực trong gia đình từ phía người chồng đối với người vợ (nghiên cứu khoa học).

16. Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lí học - Tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội, tr. 95, tr. 117. 17.Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1998), Tâm lý học xã hội (Những vấn đề lý luận), Nxb

Giáo dục.

18.Nguyễn Văn Lượt (11/2009), Bạo lực học đường: nguyên nhân và một số biện

pháp hạn chế, Hội thảo khoa học toàn quốc: Nhà trường Việt Nam trong một nền

giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, TP. Hồ Chí Minh, tr. 9 - 20

19.Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội (Những vấn đề lý luận), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20.Trần Thị Minh Đức (2010), Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ Tâm lý học xã hội, Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội.

21.Trần Thị Minh Đức, Hành vi gây hấn của học sinh phổ thông trung học, Năm 2008- 2010, Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu Châu Á và Quỹ cao học Hàn Quốc, ĐHQGHN, chủ trì đề tài.

22.Đặng Hoàng Minh, Trần Thành Nam (2011), Hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên – con đường hình thành và cách tiếp cận đánh giá, Tạp chí Tâm lý học số 12, tr. 22 – 26.

23.Phan Mai Hương (08/2009) , Viện Tâm lý học, “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay ”, Hội thảo “Nhu cầu, định hướng đào tạo tâm lí học đường tại Việt Nam”, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Hà nội, tr. 28 - 33

24.Văn Thị Kim Cúc (2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ li hôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 97- 98.

25.Vũ Mạnh Lợi - Bạo lực trên cơ sở giới: Trường hợp Việt Nam . 26.Viện Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức.

28.Vũ thị Nho (2000)– Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.133- 134, tr. 116, tr.256.

29.Vũ Thị Thu Trang (2003), “Những yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi bạo lực của người chồng đối với người vợ trong các gia đình ở thành phố Hải Dương, Khóa luận tốt nghiệp”.

30.Carroll E.Lzard (1992), Những cảm xúc người, Nxb Giáo dục.

31.Fischer, Những khái niệm cơ bản của tâm lý học xã hội, Nxb Thế giới. 32.LX Côn, Tâm lý thanh niên, NxbTrẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

33.P.M. Iacopxơn (1997), Đời sống tình cảm của học sinh, Nxb Giáo dục. 34.P.M. Lacopxơn (1997), Đời sống tình cảm của học sinh, Nxb Giáo dục.

Website 35.http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed. 36.http://tuvantamly.vn. 37.http://www.tamlyhoc.net. 38.http://phapluattp.vn. 39.http://ictdanang.vn. 40.http://news.goonline.vn. 41.http://www.hanoimoi.com.vn. 42.http://vietbao.vn. 43.http://www.baomoi.com.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Xin chào bạn!. Hiện chúng tôi đang nghiên cứu một đề tài nghiên cứu về đời sống tâm lý của học sinh THPT. Mong bạn giúp đỡ chúng tôi bằng cách đánh dấu (X) vào các phương án trả lời mà bạn cho là phù hợp nhất. Nếu có ý kiến khác, các bạn vui lòng ghi ngắn gọn vào những dòng trống.

(Bạn vui lòng không ghi tên vào phiếu)

Câu 1: Theo bạn, những hành vi, ứng xử nào sau đây bạn bè đã từng ứng xử với bạn hoặc bạn đã từng ứng xử với bạn bè của mình? Hành vi nào là bạo lực, những hành vi nào không phải là bạo lực?

Hành vi Các loại hành vi Xếp loại hành vi Bạn bè đã từng ứng xử với mình Mình đã từng ứng xử với bạn Là bạo lực Không phải là bạo lực 1.1 Gán ghép bạn bè bằng những biệt hiệu xấu dẫn đến

việc bạn bè xấu hổ, e ngại

1.2 Bịa ra những tin đồn ác ý cho bạn bè 1.3 Nói xấu sau lưng bạn

1.4 Chửi rủa bạn bằng những ngôn từ xúc phạm

1.5 Khiến bạn của bạn tin rằng sự xúc phạm như thế là đúng

1.6 Khai trừ, cô lập, tránh tiếp xúc với bạn một cách có chủ ý

1.7 Đe dọa, sỉ nhục/ lăng mạ bạn với những lời lẽ mạt sát

1.8 Chụp ảnh, quay phim cảnh lăng nhục bạn và phát tán trên Internet, trên điện thoại…

1.9 Dọa nạt bạn bằng bất cứ cách nào : quắc mắt, quát mắng, đập phá tài sản (cặp sách, điện thoại, đồ dùng học tập…)

1.10 Chấn, cướp đồ dùng (đồ dùng học tập, cặp sách, điện thoại…) của bạn

1.11 Tát hoặc ném vật gì đó vào bạn, làm bạn tổn thương

1.12 Đẩy hoặc xô thứ gì vào bạn, kéo tóc bạn 1.13 Đấm bạn bằng tay hoặc bằng vật gì đó 1.14 Đá, kéo lê, đánh đập bạn tàn nhẫn

1.15 Đe dọa sử dụng hoặc thực tế đã sử dụng đồ vật, dụng cụ gì đó (roi, gậy, ghế gộc, lưỡi lam, ống nước vạt nhọn…) để làm hại bạn

Câu 2 : Khi tức giận em cảm thấy cơ thể mình có biểu hiện

2.2 Nhịp thở mạnh hơn 2.3 Người nóng lên 2.4 Run tay hoặc run chân 2.5 Nhức đầu

- Biểu hiện khác ...

Câu 3: Khi tức giận em sẽ:

Hành vi Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

3.1Nghe nhạc tại nhà, xem ti vi, xem phim, đọc truyện 3.2 Chửi rủa 3.3 Ngồi một mình và không làm gì cả 3.4 Ném, đẩy, xô một thứ gì đó 3.5 Trò chuyện với bạn bè 3.6 Đánh, đấm, đá

3.7 Cố gắng nghĩ về một chuyện vui để giảm bớt cảm xúc tức giận

3.8 Tát

3.9 Đi dạo ở đâu đó 3.10 Cấu, véo

Hành vi khác...

Câu 4: Khi thất vọng em cảm thấy cơ thể mình có biểu hiện:

4.1 Mệt mỏi 4.2 Nhức đầu - Biểu hiện khác ... Câu 5: Khi thất vọng em sẽ: Hành vi Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

5.1Nghe nhạc tại nhà, xem ti vi, xem phim, đọc truyện 5.2 Chửi rủa 5.3 Ngồi một mình và không làm gì cả 5.4 Ném, đẩy, xô một thứ gì đó 5.5 Trò chuyện với bạn bè 5.6 Đánh, đấm, đá

5.7 Cố gắng nghĩ về một chuyện vui để giảm bớt cảm xúc thất vọng

5.8 Tát

5.9 Đi dạo ở đâu đó 5.10 Cấu, véo

Câu 6: Bạn sẽ làm gì khi một bạn học sinh nào đó có những hành vi sau đây với bạn: (Với mỗi hành vi bạn hãy chỉ chọn 1 trong 4 giải pháp)

Hành vi của bản thân bạn trước hành vi của học sinh đó

Hành vi của bạn đó Nói đểu bạn Coi thường bạn Chê bạn học dốt Chê ngoại hình của bạn xấu xí Nghi ngờ bạn Nói rằng bạn sống không tốt với bạn bè Xúc phạm danh dự của bạn bằng lời nói 6.1 Im lặng, bỏ qua 6.2 Đánh và chửi bạn một trận để lần sau bạn ấy không còn lặp lại hành vi này nữa

6.3 Chửi bạn ấy để lần sau bạn không còn lặp lại hành vi này nữa 6.4 Nói cho bạn ấy biết về cảm xúc của bản thân bạn và đề nghị bạn ấy lần sau không nên tiếp tục có hành vi đó nữa

Câu 7: Em thích chơi môn thể thao nào?

Môn thể thao Thời gian Độ thành thạo

ít Trung bình Nhiều Kém Trung bình Khá 7.1 Đá bóng 7.2 Cầu lông 7.3 Chơi game 7.4 Đánh bài 7.5 Đọc sách 7.6 Đua xe 7.7 Bơi lội 7.8 Erobic - Môn thể thao khác...

Câu 8: Khi bạn làm hỏng việc, không vâng lời hoặc làm việc gì đó khiến bố/ mẹ, ông/ bà tức giận thì bạn thường được bố/ mẹ, ông/ bà dạy bảo như thế nào:

Cách thức dạy bảo Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

8.1Giải thích cho em hiểu vì sao 8.2 Chửi rủa, la mắng

8.3 Dọa tống cổ ra khỏi nhà

8.4 Ví em như những con súc vật tầm thường (Ví dụ: Ngu như lợn, đồ chó…)

8.5 Dọa đánh, nhưng không đánh 8.6 Tước bỏ quyền lợi

8.7 Trói, nhốt, giam trong phòng 8.8 Mắng là đồ ngốc, lười, kém cỏi 8.9 Phạt, bắt làm việc nhà, không cho ăn

8.10 Đánh, đập, tát tai, quật vào mông, đấm đá, cấu véo

8.11 Đánh gây thương tích 8.12 Túm tóc, véo tai

Câu 9: Em tự đánh giá mình là người như thế nào?

9.1 Nóng nảy 9.2 Điềm tĩnh 9.3 Hoạt bát 9.4 Ưu tư

Câu 10: Sự việc nào xảy ra trong vòng 06 tháng gần đây khiến bạn cảm thấy không hài lòng về bản thân mình?

10.1 Đá 10.3 Chửi 10.5 Tát

10.2 Đấm 10.4 Cãi vã

Câu 11: Xin bạn cho biết đôi điều về bản thân?

11.1 Bạn là: Nam Nữ

11.2 Bạn đang học lớp Lớp 10 Lớp 11 Lớp12

11.3 Kết quả học tập của bạn năm vừa qua:

Giỏi Khá Trung bình Yếu

PHỤ LỤC 2

PHỎNG VẤN HỌC SINH THPT

Xin chào bạn. Hiện chúng tôi đang nghiên cứu một đề tài về đời sống tâm lý của học sinh THPT. Chúng tôi muốn tìm hiểu các kinh nghiệm cũng như các khuyến nghị của bạn về những cách thức nhằm tăng cường kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong học sinh THPT.

Tất cả các thông tin mà bạn cung cấp là tự nguyện và sẽ được giữ bí mật. Câu trả lời của bạn sẽ chỉ được sử dụng để giúp các cấp chính quyền, nhà nước có thể đề ra các chính sách quan tâm tốt hơn tới các vấn đề mà học sinh THPT phải đối mặt.

Cảm ơn bạn!

Nội dung phỏng vấn cụ thể: 1. Thông tin chung

a. Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân bạn?

 Tuổi?

 Bạn là người gốc ở đây hay từ đâu chuyển đến? Hiện đang sống với ai?

 Hoàn cảnh gia đình của bạn? (Tuổi, nghề nghiệp của bố mẹ? Anh chị em? Bạn là con thứ mấy trong gia đình?)

 Hoàn cảnh kinh tế của gia đình bạn?

2. Quan niệm về hành vi bạo lực

a. Theo quan điểm của bạn thì hành vi bạo lực học đường là gì? Theo bạn thì những hành vi nào sau đây sẽ được coi là hành vi bạo lực, những hành vi nào

không phải là hành vi bạo lực học đường? Giải thích (từng hành vi một)? Bạn đã từng trải qua những hành vi đó hay chưa?

(Giới thiệu bảng hành vi bạo lực do người nghiên cứu đưa ra)

b. Theo bạn thì những hành vi nào trong số những hành vi này là hành vi chấp nhận được, hành vi nào là không chấp nhận được? Vì sao? (Giải thích từng hành vi một)

3. Trải nghiệm bạo lực (trải nghiệm, bối cảnh, tiến trình).

c. Những nguyên nhân nào thường dẫn bạn đến xung đột, có hành vi bạo lực với các bạn khác?

d. Với những nguyên nhân đó thì những cảm xúc tiêu cực nào xuất hiện ở bạn

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)