8. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2. Các xu hướng hành vi khi xuất hiện cảm xúc tức giận và thất vọng
Trong phần lí luận về xúc cảm thì chúng ta cũng nhận thấy rằng, hai cảm xúc tiêu cực: Tức giận, thất vọng có thể có ảnh hưởng, dẫn đến hành vi bạo lực của chủ thể. Nhằm tìm hiểu thực trạng xu hướng hành vi của học sinh khi xuất hiện hai cảm xúc tiêu cực này chúng tôi đã đưa ra câu hỏi để tìm hiểu xem mỗi khi tức giận hoặc thất vọng thì học sinh sẽ thực hiện những việc làm gì.
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đã thu được kết quả về các biểu hiện hành và mức độ hành vi của học sinh THPT khi có cảm xúc tức giận xuất hiện như sau:
Bảng 4: Các biểu hiện hành vi và các mức độ hành vi khi học sinh tức giận (tính theo%) Hành vi Mức độ (%) Xếp bậc Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
3.1Nghe nhạc tại nhà, xem ti vi, xem phim, đọc truyện 3.0 2.0 41.9 53.0 4 3.2 Chửi rủa 64.1 21.7 8.1 6.1 1 3.3 Ngồi một mình và không làm gì cả 2.5 3.0 32.3 62.2 4 3.4 Ném, đẩy, xô một thứ gì đó 37.9 41.9 17.2 3.0 2 3.5 Trò chuyện với bạn bè 3.0 2.0 90.4 4.5 3 3.6 Đánh, đấm, đá 32.3 50.5 14.1 3.0 2
3.7 Cố gắng nghĩ về một chuyện vui để giảm bớt cảm xúc tức giận
2.5 12.2 45.5 36.9 3
3.8 Tát 31.8 43.9 21.2 3.0 2
3.9 Đi dạo ở đâu đó 3.0 9.6 85.4 2.0 3
3.10 Cấu, véo 14.6 22.7 57.6 5.1 3
Biểu đồ 5: Các biểu hiện hành vi khi học sinh cảm thấy tức giận (tính theo điểm trung bình)
Qua khảo sát cho thấy học sinh có ba xu hướng hành vi chính khi xuất hiện cảm xúc tức giận.
Xu hướng thứ nhất là xu hướng né tránh cảm xúc đó mỗi khi chúng xuất hiện, biểu hiện là học sinh có xu hướng tránh không nghĩ về cảm xúc tức giận đang hiện hữu. Xu hướng thứ hai là xu hướng chuyển cảm xúc tức giận hoặc thất vọng của mình sang một đối tượng nào đó, tham gia một hoạt động nào đó tích cực nhằm giải tỏa cảm xúc tức giận, thất vọng của mình. Xu hướng thứ ba là xu hướng xâm kích mỗi khi cảm xúc tức giận, thất vọng xuất hiện.
Nhìn vào bảng số liệu 4 và biểu đồ 5 chúng ta thấy rằng, đối với cảm xúc tức giận, mỗi khi cảm xúc này xuất hiện thì xu hướng hành vi xâm kích được học sinh lựa chọn nhiều hơn các xu hướng hành vi khác. Cụ thể hạng mục xếp thứ hạng cao nhất là: “Chửi rủa” có điểm trung bình 3, 44 điểm, xếp bậc 1 trên thang điểm trung bình, là hành vi được thực hiện rất thường xuyên mỗi khi học sinh tức giận. “Khi tức giận thì em thường hay chửi, chửi tục chứ không phải bình thường, em thấy đỡ tức hơn. Đôi khi em cũng đánh, đấm đá cái gì đó gần mình nhất chứ làm sao mà ngồi yên một chỗ được” (Nam học sinh lớp 11 D2). Sở dĩ hành vi này được học sinh lựa chọn nhiều nhất vì theo các em, chửi rủa có mức độ nhẹ hơn nhiều so với việc mình đập phá hay ném đồ đạc, thể hiện rằng bản thân không quá mức mất bình tĩnh. Trong khi đó, hành vi này lại phần nào giúp các em giảm được sự bực tức.
Xếp ở bậc 2 (là thứ bậc mà các hành vi được thực hiện với mức độ thường xuyên) là các mục: “Ném, đẩy, xô một thứ gì đó” 3,15 điểm; “Đánh, đấm, đá” 3,12 điểm; “Tát” 3,05 điểm. “Chửi rủa” là giải pháp có vẻ như là an toàn cho các em vì không dùng vũ lực với các bạn khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chính hành vi chửi rủa này đã dẫn đến việc các em học sinh sử dụng bạo lực với nhau. Nguyên nhân là vì học sinh rất coi trọng danh dự, nhân phẩm của bản thân mình, do vậy, khi bị bạn bè chửi rủa, xúc phạm thì dễ nổi cáu và tấn công bạn của mình.
Những hành vi có xu hướng xâm kích này thường được học sinh lựa chọn để giải tỏa cảm xúc tức giận một cách thường xuyên. Theo lí giải của nhiều học sinh, khi tức giận thì không thể ngồi một chỗ và không làm gì cả mà phải làm một cái gì đó thì mới có thể giải tỏa tức giận của mình: . “Em đấm bùm bụp vào con cá sấu bông hay nắm đuôi nó và kéo. Nó là con cá sấu bông em hay ôm ngủ mỗi ngày, nhiều khi bố mẹ mắng em thì em đều lên phòng và làm như vậy. Lúc tức vì không làm được gì đó em cũng hay làm vậy. Cách đó giúp em cảm thấy đỡ tức hơn” (Nữ học sinh lớp 12 D4). Một em khác thường gây bạo lực với bạn bè của mình nói: “Tính em khùng lắm, không kiềm chế được, lúc tức thì không còn biết mình làm gì nữa cả, có hôm đá bóng có đứa nói giọng kiểu coi thường em là em xông vào đánh luôn” (Nam học sinh lớp 12 A6). Khi duy trì các hành vi nêu trên với mức độ
thường xuyên, học sinh sẽ có xu hướng ứng xử bạo lực với bạn bè của mình khi bản thân xuất hiện cảm xúc tức giận.
Xếp thứ bậc thấp nhất (bậc 4) là hai hạng mục: “Nghe nhạc tại nhà, xem ti vi, xem phim, đọc truyện” có điểm trung bình là 1,55 điểm và “Ngồi một mình và không làm gì cả” có điểm trung bình là 1,46 điểm, hai hạng mục này đều xếp thứ bậc 4, đây là hành vi mà học sinh hiếm khi thực hiện nhất khi xuất hiện cảm xúc tức giận.
Như ý kiến của một em học sinh: “Lúc tức thì không thể không làm gì cả được” (Nữ học sinh lớp 11 D4); “Nghe nhạc thì chỉ lúc buồn hay muốn thư giãn gì đó thì nghe nhạc thôi chứ lúc tức chả mấy ai lại nghe nhạc”. (Nam học sinh lớp 12 A6)
Những hành vi trên theo các em là không có hiệu quả, không giúp các em giải tỏa được cảm xúc tức giận của mình nên các em thường không lựa chọn để giải tỏa cảm xúc tức giận của bản thân mỗi khi cảm xúc đó xuất hiện.
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có sự thay đổi đặc biệt về tâm sinh lý, đối với các em, niềm vui, nỗi buồn, sự tức giận…có thể xuất hiện bất chợt. Các em cũng cảm thấy khó kiềm chế hơn trong những tình huống bạn bè khiến cho mình cảm thấy tức giận. Chia sẻ về lí do, nhiều em cũng cho rằng đây có thể là do tâm lý ở lứa tuổi mình: “Tính em cũng sớm nắng chiều mưa lắm, đôi khi đang vui lại thấy buồn, buồn không tả nổi. Ngày trước em cũng không hay dễ nổi khùng đâu nhưng không hiểu sao bây giờ lại vậy, có khi một mâu thuẫn nhỏ xíu xảy ra em cũng tức giận không kiềm chế được. Chắc là do tuổi của bọn em lúc này nó thế” (Nam học sinh lớp 12 A6); “Tuổi bọn em giờ lòng tự trọng cũng cao lắm, ai mà động đến lòng tự trọng hay danh dự của mình là hay giận điên lên, kể cả bố mẹ cũng vậy, khi bố em mà nói những câu xúc phạm đến danh dự của em là em cũng tức sôi máu”. (Nữ học sinh lớp 11 D4)
Những chia sẻ trên cho thấy, không ít em học sinh vin vào lứa tuổi hiện tại của mình để biện hộ cho việc bản thân khó kiềm chế cảm xúc tức giận. Nếu cho
rằng đây là tâm lý lứa tuổi, là việc làm tự nhiên, đương nhiên phải phải thế thì các em sẽ không nỗ lực thực hiện bất cứ việc làm gì để thay đổi bản thân mà sẽ có xu hướng tuân theo cái mà các em cho là tự nhiên đó. Trong khi đó, thực tế cho thấy không có chuyện không thể kiềm chế cảm xúc tức giận khi cảm xúc này xuất hiện hoặc không thể lựa chọn giải pháp chuyển di để giải tỏa cảm xúc tức giận thay vì lựa chọn giải pháp xâm kích. Thế nhưng, các em học sinh lại không nhìn nhận ra vấn đề này, mặc nhiên lựa chọn xu hướng xâm kích và lựa chọn xu hướng này với tần suất thường xuyên mỗi khi cảm xúc tức giận xuất hiện.
Đối với cảm xúc thất vọng, khi cảm xúc này xuất hiện thì xu hướng hành vi xâm kích cũng được học sinh lựa chọn nhiều hơn các xu hướng hành vi khác . Cụ thể các mục xếp thứ bậc cao là: “Chửi rủa” có điểm trung bình 3,12 điểm; “Ném, đẩy, xô một thứ gì đó” 3,01 điểm; “Đánh, đấm, đá” 2,98 điểm đều xếp bậc 2. Cũng như cảm xúc tức giận, khi cảm xúc thất vọng xuất hiện thì xu hướng xâm kích cũng được lựa chọn để giải tỏa sự thất vọng thay vì lựa chọn xu hướng chuyển di hay né tránh.
Bảng 5: Các biểu hiện hành vi và các mức độ hành vi khi học sinh thất vọng
Hành vi Mức độ (%) Xếp bậc Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
3.1Nghe nhạc tại nhà, xem ti vi, xem phim, đọc truyện 3.0 16.7 48.5 31.8 3 3.2 Chửi rủa 48.5 23.2 19.7 8.6 2 3.3 Ngồi một mình và không làm gì cả 3.0 3.5 35.4 58.1 4 3.4 Ném, đẩy, xô một thứ gì đó 31.8 44.4 16.7 7.1 2 3.5 Trò chuyện với bạn bè 5.1 5.6 84.3 5.1 3 3.6 Đánh, đấm, đá 31.8 44.9 12.6 10.6 2 3.7 Cố gắng nghĩ về một chuyện vui để giảm bớt cảm xúc thất vọng 5.1 14.6 48.5 31.8 3
3.8 Tát 21.2 25.3 34.8 18.7 3
3.9 Đi dạo ở đâu đó 3.0 16.7 74.2 6.1 3
3.10 Cấu, véo 22.1 7.6 55.1 25.3 3
Biểu đồ 6: Các biểu hiện hành vi khi học sinh cảm thấy thất vọng (tính theo điểm trung bình)
So sánh điểm trung bình của các item trên của cảm xúc thất vọng so với cảm xúc tức giận thì chúng ta thấy rằng với cảm xúc thất vọng, học sinh dễ kiềm chế được hơn so với cảm xúc tức giận, các hành vi thể hiện sự xâm kích ít hơn và điểm trung bình ở các hạng mục thể hiện sự xâm kích cũng thấp hơn so với cảm xúc tức giận. Một số em học sinh cho rằng khi thất vọng có thể sẽ chưa đến mức khiến bản thân tấn công, chửi, đánh người khác. Đối với nhiều em học sinh thì sự thất vọng đôi khi có thể giải tỏa được bằng cách khác chứ không nhất thiết phải chửi rủa hay đánh đấm: “Khi thất vọng mà gặp được bạn bè để nói chuyện, chia sẻ thì em cũng cảm thấy bớt đi sự khó chịu trong người. Nó không giống như khi em tức giận, khi tức giận thì những việc làm này khiến cảm thấy thấy chưa thực sự được giải tỏa”
(Nữ học sinh lớp 11 D2). Có em học sinh khi so sánh cảm xúc thất vọng với tức giận thì nhận thấy cảm xúc thất vọng ở một bậc thấp hơn, gây ảnh hưởng ít hơn tới
người sở hữu cảm xúc đó: “Em cảm giác như cảm xúc thất vọng nó nhẹ hơn là sự tức giận, khi tức giận thì khó kiềm chế hơn, phải chửi hay đá vào thứ gì đó thì mới hả giận. Còn thất vọng thì cũng có thể chia sẻ với bạn bè để giải tỏa hoặc đi dạo, đi chơi với bạn để đỡ suy nghĩ nhiều, bớt cảm thấy thất vọng hơn”. (Nữ học sinh lớp 12 D4)
Đối với một số em, hành vi xâm kích sẽ được lựa chọn khi xuất hiện cảm xúc thất vọng trong những tình huống: “Khi mình đang tập trung vào làm một cái gì đó mà ai đó phá ngang mình thì mình cảm thấy thất vọng xen lẫn sự bực tức thì mới chửi bạn ấy thôi”(Nam học sinh lớp 11 D2); “Tình cảm của tụi em đang tốt đẹp thì con đó xen vào phá đám, em đang cảm thấy rất hạnh phúc thì tự dưng hạnh phúc tuột khỏi tầm tay, em cảm thấy vô cùng thất vọng, tức tối nên mới kêu người đánh nó” (Nữ học sinh lớp 11 D4). Các thông tin nêu trên cho thấy rằng, cảm xúc thất vọng nếu xuất hiện trong tình huống mà ở đó, chủ thể bị “phá đám” khi đang tập trung tâm sức đạt tới mục tiêu đã đặt ra thì xu hướng xâm kích dễ dàng xuất hiện ở chủ thể hơn so với các tình huống khác.
Xếp thứ bậc thấp nhất là mục “Ngồi một mình và không làm gì cả”, có điểm trung bình là 1,52 xếp thứ hạng 4, đây là hành vi mà học sinh hiếm khi thực hiện nhất khi xuất hiện cảm xúc thất vọng. Như vậy, xu hướng né tránh xếp hạng thấp nhất trong nhóm các hành vi học sinh lựa chọn khi cảm giác thất vọng xuất hiện.
Đối với nhiều em, việc ngồi một mình và không làm gì trong tình huống này thật sự là khó khăn và không thể giúp các em giải tỏa được cảm xúc thất vọng. “Chỉ ngồi một chỗ thì em không làm được, ít ra cũng phải nói chuyện với bạn bè hay đi dạo chơi còn thấy đỡ được cảm xúc thất vọng” (Nam học sinh lớp 11 A6). Một số em lựa chọn phương án này thì cho rằng: “Em không muốn làm gì cả trong tình huống đấy, em chỉ muốn ngồi một chỗ thôi, tất nhiên càng ngồi nhiều càng nghĩ nhiều hơn, càng buồn hơn nhưng em cũng chả thiết làm gì cả”. (Nữ học sinh lớp 12 D4)
Leonard Berkowitz (1989) đã gợi ý rằng: “Điểm mấu chốt của sự thất vọng là một trải nghiệm không dễ chịu. Theo ông, bất cứ sự kiện nào tạo ra cảm xúc tiêu cực, không dễ chịu sẽ kích thích khuynh hướng hung hãn của con người. Do đó bất cứ ai, bất cứ cái gì gây ra sự thất vọng đều khiến chủ thể trở nên khó chịu và sự khó chịu này có xu hướng đáp trả bằng hành vi gây hấn, bạo lực”. [20]
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rằng nhiều em học sinh đã trải nghiệm những cảm xúc khó chịu, bực bội, bứt rứt do tâm trạng thất vọng mang lại và điều đó khiến các em muốn giải tỏa cảm những cảm xúc đó ra bên ngoài bằng một hành động nào đó, có thể là đập phá, chửi rủa… “Em thất vọng khi bạn ấy phản bội em và đến với một đứa con trai khác, em cảm thấy thất vọng, nó khiến em khó chịu, bực bội và em phải đánh, đấm một cái gì đó, muốn nghe tiếng vỡ của một chiếc cốc hay chiếc ly gì đó, vì vậy và em đã ném vỡ một chiếc cốc. Em cảm thấy thỏai mái hơn khi làm vậy” (Nam học sinh lớp 12 A6); “Chửi bạn ấy khiến em cảm thấy ổn hơn, trong người cảm thấy thỏai mái hơn khi không nói được gì, khi bạn ấy nói xấu em, mà đó lại là bạn chơi với em, điều đó khiến em tổn thương, mất niềm tin vào tình bạn. Tính em là vậy, không nói ra là không chịu được”. (Nữ học sinh lớp 11 D2)
Tóm lại, khi xuất hiện cảm xúc tức giận hoặc thất vọng thì học sinh có xu hướng lựa chọn xu hướng xâm kích nhiều hơn so xu hướng né tránh hoặc xu hướng chuyển di. Trong trường hợp này, xu hướng xâm kích hướng các em tấn công sự vật xung quanh, tấn công người khác bằng lời nói, hành động gây tổn thương tới đối phương về thể chất, tinh thần để làm giảm hoặc thỏa mãn cảm xúc tức giận, thất vọng của mình. Nếu xu hướng này tiếp tục được các em học sinh lựa chọn và duy trì với tần suất thường xuyên thì có thể sẽ thành thói quen, từ đó, các em học sinh chưa từng có hành vi bạo lực với bạn bè có thể sẽ có xu hướng ứng xử bạo lực với bạn bè của mình hoặc những em đã từng có hành vi bạo lực với bạn bè sẽ gặp khó khăn nếu muốn hạn chế, chấm dứt hành vi bạo lực của bản thân.
3.4. Một số yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu
3.4.1. Giáo dục gia đình
Gia đình là tác nhân xã hội hóa đầu tiên và quan trọng, khi mới sinh ra, con người hoàn toàn phụ thuộc vào người khác trong việc đáp ứng các nhu cầu của mình. Đối với hầu hết các cá nhân, gia đình là tập thể cơ bản đầu tiên, dạy cho trẻ em những kinh nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần trẻ em kết hợp được nó vào ý thức của cá nhân. Thông qua quá trình đó, gia đình không chỉ