Ngoài công việc tham vấn tâm lý tại các thành phố lớn ở Việt Nam mà các cá nhân và tổ chức đang làm, tâm lý học đường có thể tham gia công tác sàng lọc đánh giá chẩn đoán tâm lý học sinh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
ĐÀO LAN HƯƠNG
NHU CẦU ĐƯỢC TRỢ GIÚP TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG CỦA
HỌC SINH THPT BẮC NINH
Chuyờn ngành: TÂM LÍ HỌC
Mã số : 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
HÀ NỘI – 2009
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Đối tượng nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Khách thể nghiên cứu 8
6 Giả thuyết nghiên cứu 8
7 Phương pháp nghiên cứu 9
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 10
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10
1.1.1.Lịch sử nghiên cứu TLHĐ tại nước ngoài 10
1.1.2.Lịch sử nghiên cứu TLHĐ tại Việt Nam 13
1.2.Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 16
1.2.1.Khái niệm “Nhu cầu” 16
1.2.1.1.Các lý thuyết nghiên cứu nhu cầu 16
1.2.1.2.Định nghĩa “Nhu cầu” 22
1.2.1.3.Đặc điểm của nhu cầu 24
1.2.1.4.Mối quan hệ giữa nhu cầu và nhận thức 26
1.2.2 Khái niệm “Tâm lý học đường” 26
1.2.3 Khái niệm “ Trợ giúp tâm lý học đường” 27
1.2.3.1 Định nghĩa “Trợ giúp tâm lý học đường” 27
1.2.3.2 Nội dung của hoạt dộng trợ giúp TLHĐ 27
1.2.3.3.Yêu cầu đối với nhà TLHĐ 29
1.2.4 Khái niệm “Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường” 30 1.2.5 Khái niệm “Học sinh THPT” và đặc điểm tâm lý học sinh THPT
Trang 31.2.5.1 Khái niệm “học sinh THPT” 31
1.2.5.2 Đặc điểm tâm lý học sinh THPT 31
1.2.5.3 Những khó khăn tâm lý học sinh THPT thường gặp phải 34
1.3 Các tiêu chí để đánh giá nhu cầu được trợ giúp TLHĐ của học sinh THPT 36
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 38
2.1 Tổ chức nghiên cứu 38
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 38
2.1.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 40
2.1.3 Quá trình nghiên cứu và những khó khăn thuận lợi trong quá trình nghiên cứu 41
2.2.Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu 42
2.2.2.Phương pháp quan sát 43
2.2.3.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 44
2.2.4.Phương pháp phỏng vấn sâu 45
2.2.5.Phương pháp thống kê toán học 47
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 48
3.1.Thực trạng những KKTL mà học sinh THPT Bắc Ninh gặp phải trong cuộc sống 48
3.1.1.Thực trạng những KKTL của học sinh 48
3.1.1.1 Nhóm khó khăn trong học tập 50
3.1.1.2 Nhóm khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai 53
3.1.1.3 Nhóm khó khăn từ phía bản thân 57
3.1.1.4 Nhóm khó khăn trong các mối quan hệ 60
3.1.2.Các phương thức giải quyết KKTL của học sinh 71
3.2.Nhận thức của học sinh Bắc Ninh về hoạt động trợ giúp TLHĐ 75 3.3.Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT Bắc Ninh 82
Trang 43.3.1 Nhu cầu của khách thể đối với các hoạt động trợ giúp TLHĐ
nói chung 83
3.3.2.Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh đã sử dụng dịch vụ 87
3.3.3.Xu hướng tìm đến sự trợ giúp TLHĐ trong tương lai 89
3.3.4.Nhu cầu của học sinh về nội dung trợ giúp TLHĐ 94
3.3.5.Nhu cầu của học sinh về hình thức trợ giúp TLHĐ 105
3.3.6.Nhu cầu của học sinh về thời gian địa điểm trợ giúp tâm lý 114
3.3.7.Mong đợi của học sinh đối với các chuyên gia tâm lý 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
Danh mục tài liệu tham khảo 123
Phiếu điều tra 127
Câu hỏi phỏng vấn sâu 135
Phụ lục 137
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh biến đổi xã hội hơn hai thập kỷ qua cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay nhà trường và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức Từ các vấn đề như rối nhiễu cảm xúc (lo âu, trầm cảm, tức giận…) đến rối nhiễu hành vi (chống đối
xã hội, bạo lực học đường…) cho đến lạm dụng game online, nghiện rượu,
ma tuý, có thai tuổi vị thành niên, bỏ học, tự tử… đều cần các giải pháp phòng ngừa về mặt lâu dài hoặc can thiệp giúp đỡ khẩn cấp Thực tế các nước trên thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây đã cho thấy tâm lý học đường đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề nói trên Ngoài công việc tham vấn tâm lý tại các thành phố lớn ở Việt Nam
mà các cá nhân và tổ chức đang làm, tâm lý học đường có thể tham gia công tác sàng lọc đánh giá chẩn đoán tâm lý học sinh gặp khó khăn, dự phòng và phát triển tâm lý học sinh, tham vấn tâm lý, can thiệp, trị liệu cho những học sinh gặp khó khăn về tâm lý, điều phối, phối hợp với các cơ quan tổ chức nhằm thiết kế các chương trình phòng ngừa và can thiệp ở cấp độ trường hoặc rộng hơn…Tất cả các hoạt động này đều trực tiếp đóng góp cho việc xây
dựng chương trình “ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ giáo
dục đang phát động và giúp giáo viên, học sinh vượt qua những thách thức và khó khăn mà chúng ta đang phải đối mặt
Học sinh trung học phổ thông gồm đa số các em từ 16 đến 18 tuổi, độ tuổi vị thành niên Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt của cuộc đời con người, là bước trung chuyển từ một con người “tí hon” trở thành người lớn trưởng thành, cũng là giai đoạn tuổi dậy thì với những biến đổi về tâm – sinh
lý, thể chất đến mức nhiều người coi đây là giai đoạn “khủng hoảng” đầu đời Giai đoạn này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các điều kiện văn hoá, giáo dục, kinh tế của gia đình, nhà trường và xã hội Bên cạnh đó, áp lực học hành thi
cử, việc thích ứng với cuộc sống ngày càng biến động, tiếp thu nhiều nền văn
Trang 7hoá khác nhau khiến nhiều học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập, trong việc tìm và định hướng lý tưởng sống cho mình…
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, số lượng học sinh chán học, lười học chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các trường dẫn đến tình trạng học lực ngày càng kém Bên cạnh đó, các em học sinh có những lúng túng, khó khăn trong học tập, trong các quan hệ xã hội, khó khăn trong việc giao tiếp ứng xử với bạn bè, thầy cô, vướng mắc trong quan hệ với cha mẹ và khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai…Những điều này có thể khiến các em bị stress, lo âu, trầm cảm hoặc có những hành vi lệch chuẩn
Chính vì vậy, các em rất cần được tư vấn, trợ giúp về tâm lý nếu không các em sẽ không đủ sức mạnh để vượt qua chính mình và mất phương hướng trong cuộc sống và trong công việc tương lai
Trong khi ở các nước đang phát triển, tại mỗi trường học đều có những phòng tư vấn tâm lý học đường thì ở nước ta, tâm lý học đường vẫn chưa thực
sự trở thành một chuyên ngành được đào tạo bài bản, các phòng tâm lý học đường đã có nhưng phần lớn tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Ngay cả những hình thức trợ giúp này cũng mới chỉ ở hình thức tham vấn, giải đáp những vướng mắc khó khăn của các em thôi chứ chưa thực sự trở thành dịch vụ tâm lý học đường chuyên nghiệp và ngay cả việc thực hiện các phòng tư vấn tâm lý trong trường học cũng gặp rất nhiều khó khăn
Thực tế cho thấy, khi các trường phổ thông tổ chức những buổi về tham vấn, tư vấn tâm lý trực tiếp, những buổi nói chuyện chuyên đề về tâm lý đã thu hút rất nhiều các em học sinh tham gia, điều này chứng tỏ các em cũng rất quan tâm đến vấn đề này và có nhu cầu được chia sẻ, giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý Tuy nhiên để đánh giá nhu cầu được trợ giúp TLHĐ của học sinh đến đâu nhằm đáp ứng nhu cầu này thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể
Trang 8Rõ ràng, việc thực hiện duy trì các phòng TLHĐ còn gặp rất nhiều khó khăn Và theo quan sát của chúng tôi, ở mỗi một địa phương mỗi vùng miền thì có cách thức tổ chức, trợ giúp khác nhau và nhu cầu được trợ giúp TLHĐ của học sinh trung học phổ thông cũng rất khác nhau
Bắc Ninh là một tỉnh giáp ranh với thành phố Hà Nội Từ trung tâm thành phố Bắc Ninh đến thủ đô Hà Nội chỉ vẻn vẹn 30km Được coi là thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh đang có sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng với hàng loạt các khu công nghiệp bao quanh tỉnh cùng với sự đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn như Samsung, Canon…đã khiến cho bộ mặt kinh tế của Bắc Ninh có nhiều khởi sắc kéo theo đời sống nhân dân được cải thiện và phát triển Khi đời sống vật chất được nâng cao kéo theo những nhu cầu mới về mặt tinh thần cũng như áp lực cuộc sống ngày càng tăng Con người cũng cần có nhu cầu được chia sẻ được giúp đỡ khi có các áp lực về mặt tâm lý, đặc biệt là thế hệ trẻ Bắc Ninh những người đang hàng ngày, hàng giờ chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của cuộc sống và chịu ảnh hướng trực tiếp từ sự thay đổi ấy Câu hỏi được đặt ra là, ở một tỉnh nhỏ như Bắc Ninh các em học sinh đã được sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tâm lý học đường chưa
và nhu cầu được trợ giúp TLHĐ của các em như thế nào?
Chính vì những lý do nêu trên mà chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài “Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ
thông Bắc Ninh”
2 Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng nhu cầu được trợ giúp TLHĐ của học sinh trung học phổ thông Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu đó của học sinh THPT ở Bắc Ninh trong điều kiện hiện nay
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường
Trang 94 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài có những nhiệm vụ cụ thể sau:
4.1 Nghiên cứu lý luận:
- Tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ
đó xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ của đề tài: Nhu cầu, trợ giúp tâm lý học đường, nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường
- Xác định những quan điểm lý luận và phương pháp luận định hướng cho nghiên cứu thực tế
4.2 Nghiên cứu thực tiễn:
Đánh giá thực trạng nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông hiện nay ở một số trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
4.3 Đề xuất kiến nghị
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả và tính thiết thực của các phòng tâm lý học đường trong các trường THPT
5 Khách thể nghiên cứu
Tổng số lượng khách thể nghiên cứu là 366 học sinh lớp 10 và lớp 11 tại hai trường THPT Hàn Thuyên, Thành phố Bắc Ninh và THPT Tiên Du I, huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Trong đó:
- 168 em trường THPT Hàn Thuyên
- 198 em trường THPT Tiên Du I
6 Giả thuyết khoa học
- Sự phát triển tâm lý, cùng với những khó khăn, áp lực trong học tập cũng như trong cuộc sống dẫn đến các em học sinh lúng túng, lo lắng, căng thẳng, do đó phần lớn các em đều có nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường
là khá cao
Trang 10- Tuy nhiên, phần lớn học sinh vẫn có nhận thức chưa đầy đủ về các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường
- Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh là khác nhau ở mỗi lứa tuổi, giới tính và địa bàn sinh sống
7 Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
7.4 Phương pháp quan sát
7.5 Phương pháp thống kê toán học
Trang 11NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại nước ngoài:
Tâm lý học đường là một nhánh của ngành Tâm lý học được ra đời đầu tiên tại Mỹ vào đầu thế kỷ XX
Linghtner Witmer, cha đẻ của ngành Tâm lý học lâm sàng đã mở phòng khám tâm lý đầu tiên vào năm 1896 tại trường đại học Pennsylvania Phòng khám của Witmer đã cung cấp các dịch vụ bao gồm giáo giục và can thiệp lâm sàng Nhân viên phòng khám đã điều trị cho các trẻ em có khó khăn tâm
lý trong học tập bằng cách điều trị trực tiếp cho những đứa trẻ tại phòng khám
và tư vấn cho các nhà giáo dục tại trường Tuy nhiên, sự chuyên nghiệp của ngành tâm lý học đường phát triển mạnh ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20 từ khi có sự
ra đời của đạo luật phổ cập giáo dục cho trẻ em Những đạo luật này đã dẫn tới hàng loạt trẻ em có các vấn đề về thể chất và tinh thần trong trường học Cùng thời gian đó, những sinh viên cá biệt được giáo dục trong các cơ sở riêng dẫn đến nhu cầu cần các chuyên gia để hỗ trợ cho việc giáo dục này Cũng trong thời gian này, những bài kiểm tra đo lường trong giáo dục được xây dựng mà tiêu biểu là test IQ của Simon – Binet được thử nghiệm ở Pháp Chính Binet được giới tâm lý học tôn vinh là cha để của tâm lý học học đường Test của Binet đã được mang đến Mỹ vào những năm 1900 và được chuẩn hoá vào năm 1916 bởi Lewis Terman của trường đại học Standford, ngày nay đó là thang đo trí thông minh Standford-Binet Vai trò chính của các nhà tâm lý học đường thời đó là thực hiện và dịch chuẩn hoá các trắc nghiệm, tham vấn với giáo viên và phụ huynh học sinh về khó khăn trong học tập, động cơ, hành vi là những vai trò thứ yếu trong nghề nghiệp của họ (Wikipedia, 2009)
Frank Parsons (1854 – 1908) được xem là cha đẻ của ngành hướng dẫn
tư vấn nghề ở Mỹ Ông đã cho ra đời cuốn sách “Cẩm nang hướng nghiệp”
Trang 12(Vocational Bureau) nhằm trợ giúp các cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm ra cách bắt đầu xây dựng một nghề nghiệp thành công và hiệu quả Ông thực sự mong muốn công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp được đưa vào trường học (Lê Thị Lan Phương,2003)
Năm 1909, cuốn sách “ Chọn lựa một nghề” (Choosing a Vocation) được xuất bản được coi là sự cống hiến lớn lao cho công tác hướng dẫn tư vấn
nghề Boston trở thành địa điểm tổ chức “Hội nghị công tác hướng dẫn tư vấn
nghề nghiệp” đầu tiên và kết quả của hội nghị này đánh dấu sự ra đời của
“Hiệp hội tư vấn hướng nghiệp quốc gia Mỹ” năm 1913, tổ chức tiền nhiệm của “Hiệp hội tham vấn Mỹ” sau này
Frank Parsons đã hình dung ra công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp
có hệ thống trong trường học Ông cũng thấy được tầm quan trọng của công tác tham vấn cá nhân Nguyên tắc của ông trong công tác hướng dẫn tư vấn nghề đã ảnh hưởng sâu sắc đến những lĩnh vực rộng lớn hơn của công tác tham vấn Mục đích chính của Parsons đối với công tác hướng dẫn tư vấn nghề được thể hiện trong 3 quá trình:
(1) Sự thấu hiểu một cách rõ ràng về bản thân, về khả năng thích hoài bão, nguồn lực cũng như những hạn chế của bạn đối với nghề, động lực thúc đẩy bạn chọn nghề
(2) Kiến thức về những yêu cầu, điều kiện của thành công, những thuận lợi và khó khăn, sự đền bù; những cơ hội và những triển vọng phát triển trong giới hạn khác nhau của công việc
(3) Nguyên nhân thực sự trong mối liên hệ của hai nhóm trong thực tế Sau này, mặc dù công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp trong trường học được phát triển, song nhiều người đã tán thành việc cần có một cách tiếp cần rộng hơn với tham vấn trong trường học Những người này cho rằng những chuyên gia tư vấn hướng nghiệp không nên chỉ tập trung quan tâm về ngành nghề mà còn nên chú ý đến sự khác biệt lớn trong những nhu cầu về
Trang 13tâm lý và giáo dục của học sinh Nói cách khác những chuyên gia tư vấn hướng nghiệp phải là những nhà tham vấn tâm lý
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, tâm lý thực hành chưa được phân chia thành lâm sàng, tham vấn, tâm lý học đường như ngày nay Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc kéo theo những hậu quả tâm lý nặng nề làm nảy sinh nhu cầu rất lớn các trắc nghiệm tâm lý và nó tác động một cách trực tiếp đến hoạt động hướng nghiệp trong trường học (Ngô Minh Uy, 2008)
Năm 1927, chuyên ngành TLHĐ đầu tiên được đào tạo tại trường Đại học New York bao gồm đào tạo đại học và sau đại học.
Năm 1930 thì đào tạo tiến sỹ TLHĐ đầu tiên và nhà nước Mỹ đã cấp giấy chứng nhận nhà tâm lý học đường tại New York và Pensylvania
Sau những năm 30 của thế kỷ 20 thì Hiệp hội các nhà tâm lý học Mỹ (American Psychological Asociation) được thành lập nhưng loại trừ các nhà tâm lý học đường vì không có bằng tiến sỹ, một yêu cầu đối với những thành viên
Đến năm 1969 thì Hiệp hội các nhà tâm lý học đường quốc gia được thành lập (The National Association of School Psychologist) Đây cũng là tổ chức lớn nhất có ảnh hưởng tới nghề nghiệp của tổ chức tâm lý học đường
Năm 1980, các nhà tâm lý học đường đã thay đổi chức năng và vai trò của nhà tâm lý học đường từ “đánh giá và đánh giá chuyên sâu” (assessment and placement intensive) sang “đánh giá và can thiệp sâu đối với những nhóm
có nguy cơ ở trường phổ thông” (preferential assessment, interventions and at least secondary prevention for at risk groups) Những thay đổi này đã làm cho
nỗ lực đáp nhu cầu của sinh viên, học sinh cũng như phụ huynh học sinh, giáo viên và cộng đồng ngày được nâng cao
Đến năm 1997, tiêu chuẩn quốc gia dành cho các chương trình tư vấn học đường, kể từ đó ngành Tâm lý học đường được xem như là đã hoàn thiện
Hiện nay, Hiệp hội các nhà tâm lý học đường Mỹ được xem như là nguồn tham khảo và kiểu mẫu cho các chương trình tâm lý học đường của hầu
Trang 14hết các nước trên thế giới Ngày nay, các dịch vụ hỗ trợ tâm lý học đường đã trở nên phổ biến trong các trường học ở nhiều nước trên thế giới
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại Việt Nam
Tâm lý học đường trên thế giới hiện nay đã có một quá trình phát triển lâu dài Tuy nhiên, ở nước ta nó vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ, các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh còn chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức
Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam đã có chương trình khải đạo trong trường học Sau ngày thống nhất với sự thay đổi hoàn toàn cách thức giáo dục thì chương trình khải đạo không còn tồn tại theo đúng nghĩa của nó nữa
Năm 1984, trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và tâm bệnh lý NT do bác sỹ Nguyễn Khắc Viện thành lập trở thành nơi đầu tiên thực hành, phát triển nghề tham vấn trong đó có lĩnh vực tâm lý trẻ em và gia đình Phương châm nghiên cứu của trung tâm là chiết trung, không suy tôn một trường phái nào, không lấy một học thuyết nào làm chính thống Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu sâu từng trường hợp Ngoài nghiên cứu ứng dụng, trung tâm còn biên soạn nhiều đầu sách, chương trình đào tạo, dịch và phổ biến một số phương pháp nghiên cứu tâm lý trẻ em (Vũ Dũng, 2009)
Trong vòng 10 năm trở lại đây, tình trạng học sinh tự tử, có những rối nhiễu về tâm lý, bỏ học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… đã khiến các nhà giáo dục, các nhà tâm lý có cái nhìn quan tâm nhiều hơn đến việc phải cung cấp cho học sinh, sinh viên các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường Chính vì vậy, thông tư số 9971/BGD-DT, Bộ giáo dục đào tạo đã gửi các cơ sở đào tạo và
trường học về việc “triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên”, đồng thời Bộ giáo dục cũng phát động việc xây dựng “ngôi trường thân thiện, học
sinh tích cực” trong trường học Điều này chứng tỏ các cấp lãnh đạo ngành
giáo dục đã bước đầu quan tâm đến việc phát triển và cung cấp các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên nhằm giúp các em ngoài
Trang 15việc được trang bị tốt về văn hoá còn có một sức khoẻ tinh thần khoẻ mạnh và lành mạnh
Có lẽ cũng chính mục tiêu đó mà nhiều trường đã kết hợp với các tổ chức, các viện, trường đào tạo, nghiên cứu về tâm lý để mở ra các phòng tâm
lý học đường cho học sinh sinh viên Ở thành phố Hồ Chí Minh, tính đến nay
đã có hơn 50 trường từ bậc tiểu học, THCS đến PTTH Bắt đầu từ năm 2009,
sở giáo dục thành phố sẽ tuyển tham vấn viên tâm lý Ở Hà Nội có khoảng gần 10 trường THPT có phòng tham vấn học đường (Kỷ yếu hội thảo “Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam”,Tr.428) những trường đi tiên phong trong vấn đề này như trường THPT Đinh Tiên Hoàng, tiếp theo đó là các trường như THPT Trần Hưng Đạo, THPT Trần Nhân Tông…
Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức nhằm xác định mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ, nội dung của tâm lý học đường như:
Hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh” do
viện nghiên cứu giáo dục, đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
năm 2003; Hội thảo “Kinh nghiệm bước đầu thực hiện mô hình tham vấn
trong trường học” do Văn phòng tư vấn trẻ em thành phố HCM tổ chức năm
2005; Hội nghị toàn quốc về “Tư vấn tâm lý, giáo dục, thực tiễn và định
hướng phát triển” do Hội khoa học tâm lý giáo dục TPHCM tổ chức năm
2006; Hội thảo khoa học “Hỗ trợ tâm lý cho học sinh sinh viên” do Hội khoa học tâm lý tỉnh Đồng Nai tổ chức năm 2007; Hội thảo “Tâm lý học đường
triển khai và ứng dụng thực tiễn vào nhà trường Việt Nam” tổ chức năm 2008
do Trường Đại học sư phạm Hà Nội và Viện nghiên cứu sư phạm tiến hành;
và gần đây nhất là hội thảo khoa học quốc tế “Nhu cầu định hướng và đào tạo
tâm lý học đường tại Việt Nam” do nhiều cơ quan tổ chức nghiên cứu và đào
tạo tâm lý diễn ra ngày 3 -4 tháng 8 năm 2009…
Ngoài những cuộc hội thảo toạ đàm về tâm lý học đường, những cơ quan tổ chức nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành tâm lý học cũng đã có
Trang 16những nghiên cứu về các vấn đề tâm lý học đường ở các cấp độ khác nhau
Có thể kể ra đây một số nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu như:
Luận văn thạc sỹ “Nhu cầu được giáo dục sức khoẻ sinh sản của học
sinh trung học phổ thông” của Nguyễn Hà Thành năm 2007 Ở luận văn này
tác giả đã chỉ ra thực trạng giáo dục sức khoẻ sinh sản ở các trường phổ thông còn nhiều bất cập và hạn chế mặc dù học sinh rất có nhu cầu được giáo dục về lĩnh vực này Từ kết quả nghiên cứu thu được, tác giả đã đưa ra những đề xuất khuyến nghị để thực hiện hình thức giáo dục này có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của các em học sinh
Nghiên cứu về “Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh –
sinh viên Việt Nam hiện nay” của Bùi Thị Xuân Mai cho thấy có trên 90% số
người được hỏi cho là cần và rất cần các dịch vụ tham vấn Nhóm khách thể ở lứa tuổi vị thành niên thì có nhu cầu tham vấn về học tập, quan hệ bạn bè, trạng thái tâm lý không cân bằng…nhóm lứa tuổi thanh niên lại quan tâm nhiều hơn đến vấn đề như công việc, tình bạn, tình yêu, sức khoẻ trong đó có
cả trạng thái tâm lý không cân bằng
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mùi và cộng sự về đề tài “Nhu cầu
tham vấn của học sinh một số trường trung học trên địa bàn thành phố Hà Nội” cho thấy “sự hài lòng, rất yên tâm” của các em về cuộc sống hiện tại chỉ
chiếm 3,2% trong khi mức độ “hài lòng và lo lắng” pha trộn với “thường xuyên lo lắng, không yên tâm” là trên 65% Điều này phản ánh cuộc sống của các em có quá nhiều áp lực Các em rất cần có sự trợ giúp tư vấn kịp thời để vượt qua những áp lực, khó khăn tâm lý
Ngoài những luận văn, khoá luận nghiên cứu về nhu cầu tư vấn tâm lý còn có các khoá luận, luận văn khác của sinh viên, học viên cao học trường Đại học KHXH&NV nghiên cứu về những khó khăn, rối nhiễu tâm lý mà học
sinh thường gặp phải như: Khoá luận tốt nghiệp “Tìm hiểu một số nguyên
nhân tâm lý của hiện tượng kém thích nghi học đường ở học sinh lớp 6” của
Trang 17Nguyễn Thị Thuý (2002); Khoá luận “Bước đầu phát hiện và đánh giá rối
nhiễu tăng động giảm chú ý của học sinh THCS” của Trần Quang Minh
(2002); Khoá luận tốt nghiệp “Bước đầu tìm hiểu về rối nhiễu lo âu, trầm cảm
của học sinh PTTH” của Lê Thị Hà (2003); Khoá luận tốt nghiệp “Tìm hiểu những rối nhiễu hành vi và một số yếu tố liên quan đến rối nhiễu hành vi ở trẻ
vị thành niên” của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2004)…
Những nghiên cứu trên đã cho thấy những khó khăn, rối nhiễu tâm lý
mà học sinh hay gặp phải là rất đa dạng, và phong phú Học sinh ở bất kỳ cấp học nào cũng đều có nguy cơ mắc phải những rối nhiễu này Điều này chứng
tỏ trợ giúp tâm lý học đường là rất cần thiết, với những hiệu quả mà dịch vụ mang lại chắc chắn sẽ góp phần giúp các em giải quyết các khó khăn tâm lý,hạn chế tối đa những rối nhiễu tâm lý mà các em có thể gặp phải, đảm bảo
sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
Như vậy, rõ ràng tuy ở nước ta chưa hình thành một phân ngành tâm lý học đường chính thức nhưng việc nghiên cứu cũng như ứng dụng về các lĩnh vực tâm lý học đã và đang được tiến hành và thực hiện có hiệu quả Chắc chắn trong một thời gian không xa việc nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng tâm lý học đường sẽ được phổ biến một cách rộng rãi
1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu:
1.2.1 Khái niệm “nhu cầu”:
1.2.1.1 Các lý thuyết nghiên cứu nhu cầu:
Nhu cầu đã được bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ thế kỷ thứ 19 bởi W.Kohler E thorndile, N.E.Miller Các ông nghiên cứu nhu cầu ở động vật, các kiểu hành vi của con vật được thúc đấy bởi nhu cầu Họ đã giải thích mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng của cơ thể bằng cái gọi là “luật hiệu ứng”
và từ đó khẳng định nhu cầu cơ thể quyết định hành vi (Hoàng Thị Thu Hà, 2003)
Trang 18Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học phương Tây chia thành nhiều các trường phái nghiên cứu khác nhau và họ bắt đầu tiến hành nghiên cứu nhu cầu cơ thể của con người
Luận thuyết xung năng của Clark Hull đề xướng theo cách tiếp cận sinh học để giải thích về nhu cầu động cơ Hull cho rằng các nhu cầu sinh lý chi phối đời sống con người Tuy nhiên, ông cũng không phủ nhận sự có mặt của nhu cầu động cơ khác nhau Luận thuyết xung năng đã sinh vật hoá hệ thống nhu cầu động cơ của con người, xem nhu cầu là những xung năng mang tính sinh vật nảy sinh từ sự thiếu hụt thức ăn, không khí, nước uống Vì vậy ông
đã quy gán cho các nhu cầu nội tâm và nhu cầu xã hội đều do nhu cầu sinh vật tạo ra
Nghiên cứu của K Lewin lại cho rằng nhân tố thúc đẩy hoạt động con người không chỉ có nhu cầu cơ thể (xung năng) mà còn có cả nhu cầu xã hội Khi xuất hiện một nhu cầu nào đó đồng thời xuất hiện những liên tưởng có liên quan đến nhu cầu đó ở chủ thể Mọi ý nghĩ của con người đều liên quan đến các nhu cầu khác nhau vì vậy tạo ra một chuỗi những căng thẳng là nguồn gốc của tính tích cực hoat động và chính hoạt động sẽ làm giảm trạng thái căng thẳng đó
Các nhà Tâm lý học hành vi như J Watson, Skinner không quan tâm nghiên cứu những yếu tố xảy ra bên trong con người như ý thức, vô thức, động cơ nhu cầu…mà theo họ nhiệm vụ của tâm lý học là nghiên cứu hành vi, phân tích mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường qua phân tích tập hợp các cặp đôi “kích thích - phản ứng” (S-R) để tìm ra những quy luật nhất định của hành vi Tuy nhiên qua các nghiên cứu của họ ta thấy các thực nghiệm đã nghiên cứu khá rõ và kỹ về các nhu cầu đặc biệt là các nhu cầu cụ thể, nhu cầu sinh lý Mặc dù vậy, họ lại đồng nhất hoá nhu cầu của con người và nhu cầu con vật
Trong lý thuyết phân tâm của mình S Freud đã đề cập đến vấn đề nhu
cầu của cơ thể trong “Lý thuyết bản năng của con người” Ông khẳng định,
Trang 19Phân tâm học coi trọng nhu cầu tự do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục Việc thoả mãn nhu cầu tình dục sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được tôn trọng, ngược lại, kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến hành vi mất định hướng của con người Khát dục trong Phân tâm học không có ý nói đến việc thoả mãn những khát khao thông thường mà là sự đòi hỏi thoả mãn những khát khao mãnh liệt Những mong muốn này được thoả mãn sẽ đem lại cho con người những khoái cảm đặc biệt và sẽ tạo ra một trạng thái tâm lý sung sướng, khoan khoái, dễ chịu Khi một khát vọng nào đó chưa được thoả mãn thì sự căng thẳng về mặt tâm
lý lên đến tột đỉnh (Phạm Minh Lăng, 2004 )
Erich Fromm nhà phân tâm học mới quan niệm rằng: “Nhu cầu tạo ra cái tự nhiên của con người Đó là những nhu cầu:
1 Nhu cầu quan hệ người – người
2 Nhu cầu tồn tại “cái tâm” con người
3 Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo
4 Nhu cầu về sự bền vững và hài hoà
5 Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu
Những nhu cầu này tạo là thành phần tạo nên nhân cách”
Nhà tâm lý học Mỹ A Maslow đã đưa ra luận thuyết thứ bậc về nhu cầu, động cơ vào năm 1954 Theo ông con người có 5 nhu cầu gốc (những nhu cầu khác đều là phái sinh từ những nhu cầu này) mang tính bẩm sinh được sắp xếp thành thứ bậc từ thấp lên cao, chúng hoạt hoá và điều khiển hành vi con người:
(1): Nhu cầu sinh lý: ăn uống, tình dục
(2): Nhu cầu an toàn: sự an toàn, trật tự và ổn định
(3): Nhu cầu được chấp nhận và yêu thương
(4): Nhu cầu được tôn trọng
(5): Nhu cầu tự thể hiện
Trang 20Maslow mô tả những nhu cầu này như bản năng tự nhiên (chịu ảnh hưởng lớn của di truyền) Những nhu cầu này tuy là bẩm sinh nhưng những hành vi mà ta thực hiện để thoả mãn chúng thì ở mỗi người mỗi khác và phải được học tập, rèn luyện Maslow đưa ra hình ảnh cái thang để diễn tả lý thuyết này vì theo ông muốn phát triển nhu cầu ở bậc cao hơn thì ít nhất nhu cầu ở bậc thấp hơn (liền kề) phải được thoả mãn đến mức độ nhất định Việc thoả mãn nhu cầu ở bậc thang thấp hơn sẽ kích thích người ta nghĩ tới việc phải thoả mãn nhu cầu ở bậc thang cao hơn Vì vậy theo ông, về nguyên tắc ở cùng một thời điểm chỉ có một nhu cầu chiếm vị trí nổi trội trong nhân cách của mỗi người Sự phát triển của mỗi nhu cầu trong thang đều phụ thuộc vào những nhu cầu khác có được thoả mãn hay không Maslow gọi những nhu cầu
ở bậc thang thấp là những nhu cầu bị thiếu hụt (không được thoả mãn dễ gây
ra sự thiếu hụt cho cơ thể) Trái lại những nhu cầu ở bậc thang cao do ít cần thiết cho sự tồn tại nên việc thoả mãn những nhu cầu này có thể trì hoãn (không nhất thiết phải thoả mãn ngay) Tuy nhiên, việc thoả mãn những nhu cầu ở bậc thang cao lại quan trọng cho sự phát triển của cá nhân nên Maslow gọi các nhu cầu này là nhu cầu phát triển Nó có tác dụng kích thích sự xuất hiện những nhu cầu mới hướng tới sự hoàn thiện con người qua sự tham gia vào những hoạt động có tính thách thức ngày một nhiều hơn (Lê Khanh, 2006)
Tuy những đóng góp của Maslow khi nghiên cứu về nhu cầu là rất quan trọng nhưng nhiều ý kiến không tán thành quan điểm của ông cho rằng, nhu cầu và động cơ của con người là bẩm sinh, có bản chất sinh học Ngoài ra quan niệm của ông về thứ tự thoả mãn nhu cầu lần lượt từ thấp đến cao theo kiểu “leo thang” là một quan niệm máy móc và cứng nhắc không phù hợp với thực tế diễn ra trong đời sống tâm lý con người
Carl Rogers nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng với liệu pháp “thân chủ trọng tâm” trong nghiên cứu của mình đã đề cập đến vai trò của nhu cầu về sự quan tâm tích cực tới việc phát triển ‘cái tôi’ của đứa trẻ Nhu cầu về sự quan tâm
Trang 21tích cực được hiểu là nhu cầu được thừa nhận, được yêu thương, được ủng hộ
từ những người khác, đặc biệt từ mẹ và những người thay thế khi trẻ ở tuổi sơ sinh Hành vi của trẻ được điều khiển tuỳ thuộc vào tính chất, nội dung và mức độ của sự thừa nhận, yêu thương và ủng hộ mà trẻ nhận được từ những người khác Ông cũng nhấn mạnh, nhu cầu về sự quan tâm tích cực có tính chất tương hỗ Khi một người tự đòi hỏi mình phải làm việc để đáp ứng nhu cầu của ai đó về sự quan tâm tích cực thì ngược lại chính họ cũng cảm thấy nhu cầu của mình về sự quan tâm tích cực cũng được người đó làm thoả mãn (Lê Khanh, 2006)
Henry Murray khi nghiên cứu vấn đề nhu cầu thì khẳng định nhu cầu là một tổ chức cơ động hướng dẫn và thúc đẩy hành vi Nhu cầu ở mỗi người khác nhau về cường độ, mức độ, đồng thời các loại nhu cầu chiếm ưu thế cũng khác nhau ở mỗi người Ông đưa ra bảng phân loại nhu cầu của con người bao gồm 20 nhu cầu cụ thể như nhu cầu thành đạt, tôn trọng, vui chơi,
tự vệ, an toàn…Do ảnh hưởng của phân tâm học ông đã cho rằng nhu cầu quy định xu hướng nhân cách đều xuất phát từ những libido vô thức Tuy nhiên, ông đã đưa ra một quan điểm tiến bộ về nhu cầu: thể nghiệm ban đầu của nhu cầu là cảm giác băn khoăn luôn ám ảnh như con người có thiếu thốn một cái
gì đó Nó là sự cần thiết của chủ thể cần cho hoạt động sống và vì thế gây cho chủ thể một mức độ tích cực nhất định.(Hoàng Thị Thu Hà, 2003)
Các nhà tâm lý học Liên Xô khi nghiên cứu về nhu cầu khẳng định nhu cầu là yếu tố bên trong, quan trọng đầu tiên thúc đẩy con người hoạt động; khác hẳn với con vật, mọi nhu cầu của con người (kể cả những nhu cầu sơ đẳng) đều có bản chất xã hội
Uznatze là người đầu tiên trong tâm lý học Xô Viết nghiên cứu về nhu cầu Ông là người khám phá ra mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi Ông cho rằng không có gì có thể đặc trưng cho một cơ thể sống hơn sự có mặt của nó ở nhu cầu, đó là cội nguồn của tính tích cực Nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra tính tích cực, nhu cầu xây dựng xu hướng, hành vi
Trang 22X.L Rubinstein khẳng định nhu cầu của con người thể hiện mối quan
hệ của con người với thế giới xung quanh Con người luôn phải hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định, nhu cầu là sự đòi hỏi về cái gì đó nằm ngoài chủ thể “Cái gì đó” chính là đối tượng của nhu cầu, có khả năng đem lại sự thoả mãn nhu cầu thông qua hoạt động của chủ thể Vì vậy, theo ông phải thống nhất yếu tố khách quan với yếu tố chủ quan trong quá trình hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu Khả năng đáp ứng những đòi hỏi ấy vừa phụ thuộc vào đối tượng trong những điều kiện cụ thể vừa phụ thuộc vào năng lực của chính chủ thể Nhu cầu con người vừa mang tính thụ động vừa mang tính tích cực Tính thụ động của nhu cầu thể hiện ở chỗ khả năng thoả mãn nhu cầu lệ thuộc vào chính thế giới, đối tượng tồn tại trong hiện thực khách quan Tính tích cực của nhu cầu thể hiện nhu cầu thúc đẩy chủ thể tích cực hoạt động tìm kiếm cách thức, phương tiện, điều kiện, đối tượng nhằm thoả mãn nó Tính tích cực của nhu cầu thể hiện cao thấp tuỳ thuộc vào mức
độ của nhu cầu Ở mức độ ý hướng tính tích cực thấp nhất, cao hơn là mức độ
ý muốn và cao nhất là mức độ ý định
A.N.Leonchiep cho rằng: cũng như những đặc điểm tâm lý khác của con người, nhu cầu cũng có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn Theo ông, nhu cầu thực sự bao giờ cũng có tính đối tượng: “Một nhu cầu thực sự bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó” Nói cách khác, một nhu cầu thực sự bao giờ đối tượng của nó cũng được xác định rõ ràng Khi mới xuất hiện, nhu cầu chỉ là một trạng thái thiếu thốn về một cái gì đó còn chưa được chủ thể xác định một cách rõ ràng mà ông gọi là “trạng thái có tính chất nhu cầu” chứ chưa phải là “một nhu cầu thực sự” Lúc này nhu cầu còn “chưa biết đến” đối tượng của nó, đối tượng này phải được chủ thể phát lộ ra Chỉ chờ kết quả của
sự phát lộ này nhu cầu mới có được tính vật thể (tính đối tượng, nội dung tâm lý) của nó, mới trở thành “một nhu cầu thực sự”
Nhu cầu, với tính chất là sức mạnh nội tại thì chỉ có thể được thực thi trong hoạt động Lúc đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như là một điều kiện, một tiền
Trang 23đề cho hoạt động, chỉ đến khi chủ thể thực sự bắt đầu hành động với đối tượng thì lập tức xảy ra sự biến hoá của nhu cầu, nó không còn tồn tại một cách tiềm tàng Sự phát triển của hoạt động càng đi xa bao nhiêu thì nhu cầu càng chuyển hoá bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động Ông phê phán việc tách nhu cầu ra khỏi hoạt động vì như vậy sẽ coi nhu cầu là điểm xuất phát của hoạt động Mối liên hệ giữa hoạt động với nhu cầu được ông mô tả bằng
sơ đồ: Hoạt động – Nhu cầu – Hoạt động Ông cho rằng, để hiểu bản chất của nhu cầu con người thì khi nghiên cứu nó không được tách nó ra khỏi những điều kiện vật chất của nó, khỏi phương thức thoả mãn nó, và do đó cũng không được tách nó khỏi hoạt động mà trong đó diễn ra sự biến đổi của nhu cầu (Leonchiev, 1989)
Khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ, ông cho rằng: khi
mà đối tượng của nhu cầu xuất hiện, cái mà được nhận biết (được cảm nhận, được hình dung, hoặc được tư duy) thì có được chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động, tức là trở thành động cơ Hay, nội dung đối tượng của nhu cầu chính là động cơ của hoạt động Một hoạt động diễn ra bao giờ cũng hướng vào việc đạt mục đích đạt kết quả nhất định nào đó Động cơ của hoạt động chính là cái nhu cầu đã được đối tượng hoá và được hình dung trước dưới dạng các biểu tượng của kết quả hoạt động
1.2.1.2 Định nghĩa nhu cầu:
Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về nhu cầu, tiêu biểu là các quan niệm mà chúng ta đã xem xét trong phần lịch sử nghiên cứu về nhu cầu Vậy nhu cầu là gì?
Theo nghĩa từ nhu cầu hiểu một cách chung nhất là sự đòi hỏi tất yếu, cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển Nhu cầu là trạng thái của cá nhân xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và đó là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân
Trong cuốn Từ điển tâm lý, Nguyễn Khắc Viện định nghĩa: “Nhu cầu
là điều kiện cần thiết để đảm bảo tồn tại và phát triển, được thoả mãn thì dễ
Trang 24chịu, thiếu hụt thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức Có nhu cầu của con người, có nhu cầu chung của tập thể, khi hoà hợp, khi mâu thuẫn, có nhu cầu cơ bản, thiết yếu, có nhu cầu thứ yếu, giả tạo Nhu cầu do trình độ phát triển của xã hội mà biến đổi”
Theo Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Minh Hạc trong cuốn Tâm lý
học thì cho rằng“ Nhu cầu là đòi hỏi ở môi trường xung quanh những cái cần
thiết (không thể thiếu) cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.”
Trần Hiệp trong Tâm lý học xã hội cho rằng: “Nhu cầu là một trạng
thái tâm lý xuất hiện khi cá nhân cảm thấy cần phải có điều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình Trạng thái tâm lý đó kích thích con người hoạt động nhằm đạt được những điều mình mong muốn.”
Mã Nghĩa Hiệp trong Tâm lý học kinh doanh lại cho rằng “Nhu cầu là
yêu cầu của cá thể hoặc quần thể hữu cơ đối với sự vật khác quan (để tồn tại
và phát triển) trong điều kiện sinh hoạt nhất định Đối với loài người nhu cầu
là yêu cầu và ước muốn, theo phương thức phù hợp với điều kiện sinh tồn của con người đối với sự vật khách quan để duy trì và phát triển đời sống của mình Do vậy, về thực chất, nhu cầu của con người là phản ánh nhu cầu khách quan của con người và xã hội trong não người.”
Theo Leonchiev thì “Nhu cầu là một trạng thái của con người cần một
cái gì đó cho cơ thể nói riêng và con người nói chung để sống và hoạt động Nhu cầu luôn có đối tượng Đối tượng của nhu cầu có thể là vật chất hoặc tinh thần chứa đựng khả năng thoả mãn nhu cầu Nhu cầu có vai trò định hướng đồng thời là động lực bên trong kích thích hoạt động của con người.”
Tóm lại tuy cách diễn đạt khác nhau ở mỗi nhà nghiên cứu nhưng tựu chung lại ta có những ý chính sau: Nhu cầu là trạng thái tâm lý của con người thể hiện sự cần thiết thoả mãn về một đối tượng cụ thể cần thiết cho sự tồn tạo
và phát triển của chủ thể Sự thoả mãn ấy là điều kiện để chủ thể nhu cầu tồn tại và phát triển Nếu nhu cầu được thoả mãn thì chủ thể cảm thấy thoải mái
dễ chịu ngược lại thấy bứt rứt khó chịu Nhu cầu vừa là tiền đề vừa là kết quả
Trang 25của hoạt động Thoả mãn nhu cầu thực chất là quá trình con người chiếm lĩnh một hình thức hoạt động nhất định trong xã hội Nhu cầu thể hiện ở động cơ, cái thúc đẩy con người hoạt động và động cơ trở thành hình thức thể hiện của nhu cầu
Như vậy, ta có thể hiểu nhu cầu là trạng thái tâm lý của con người
biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển với tư cách là một nhân cách
1.2.1.3 Đặc điểm của nhu cầu:
Tính đối tượng của nhu cầu:
Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng cụ thể Theo X.L.Rubinstein ở cấp
độ tâm lý nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng xác định Đối tượng của nhu cầu nằm ngoài chủ thể lại là nơi chứ đựng khả năng thoả mãn nhu cầu ấy Bản thân đối tượng đáp ứng nhu cầu luôn tồn tại một cách khách quan và không tự bộc lộ ra khi chủ thể có cảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi Nó chỉ bộc lộ ra khi chủ thể tiến hành hoạt động nhờ vậy mà nhu cầu có tính đối tượng và chính bản thân vật thể được nhận biết lại trở thành động cơ có chức năng định hướng thúc đẩy hoạt động
Nhu cầu thực sự là một sức mạnh khi nó gặp đối tượng, từ đó làm xuất hiện những mối liên hệ cơ động giữa các nhu cầu với vật thể Chính quá trình gặp gỡ giữa nhu cầu và vật thể đã làm nảy sinh động cơ và hướng dẫn hoạt động của chủ thể Ở con người đối tượng đáp ứng yêu cầu cũng như bản thân các trạng thái nhu cầu đều được phản ánh vào đầu óc con người dưới dạng biểu tượng với tính chất là một hiện tượng tinh thần Ở đây, sự biến đổi có ý nghĩa quan trọng nhất đặc trưng cho sự chuyển tiếp sang cấp độ tâm lý là sự xuất hiện những mối liên hệ cơ động giữa nhu cầu và đối tượng thoả mãn nhu cầu
Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn
nó quy định Phương thức thoả mãn nhu cầu chính là hoạt động
Trang 26Theo tâm lý học hoạt động của Leonchiev tâm lý con người nói chung
và nhu cầu nói riêng được nảy sinh từ hoạt động thực tiễn Hoạt động và chỉ duy nhất thông qua hoạt động mà thôi nhu cầu mới được cụ thể hoá
Tính ổn định của nhu cầu:
Trong xu thế vận động, nhu cầu có thể xuất hiện lặp lại khi sự đòi hỏi gây ra nhu cầu tái thiết Ở cấp độ tâm lý, nhu cầu có tính ổn định
Tính tích cực của nhu cầu:
Nhu cầu bao giờ cũng mang tính tích cực Nó thúc đẩy cá nhân tiến hành hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu của mình Chính thông qua hoạt động
mà tâm lý, ý thức, nhân cách của con người mới nảy sinh và hình thành
Tính thoả mãn của nhu cầu:
Nhu cầu là những đòi hỏi của con người cần được thoả mãn Khi được thoả mãn, nhu cầu sẽ thúc đẩy cá nhân hăng say hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu tiếp theo của mình, tính tích cực của con người càng được nâng cao hơn Còn nếu những nhu cầu của con người không được thoả mãn thì cá nhân sẽ xuất hiện tâm trạng bứt dứt, khó chịu
Trạng thái ý chí - cảm xúc của nhu cầu:
Nhu cầu thường đi kèm với trạng thái ý chí, cảm xúc đặc biệt khi nhu cầu ở mức độ cao Những trạng thái cảm xúc tiêu biểu như tính hấp dẫn của đối tượng có liên quan đến một nhu cầu nhất định, sự hài lòng khi nhu cầu được thoả mãn hay trạng thái căng thẳng lo âu, chán nản khi nhu cầu không đáp ứng Trạng thái cảm xúc này thúc đẩy con người đi tìm phương thức hành động mới để thoả mãn nhu cầu của mình Do đó nhu cầu trở thành một trong những động cơ mạnh mẽ nhất thúc đẩy chủ thể tiến hành hoạt động Khi nhu cầu được thoả mãn thì những trạng thái cảm xúc sẽ biến mất hoặc chuyển sang trạng thái ngược lại
Tính xã hội của nhu cầu:
Nhu cầu của con người bao giờ cũng mang tính xã hội và tính lịch sử nhất định Tuy nhu cầu là những đòi hỏi, mong muốn của cá nhân nhưng nó
Trang 27lại bị quy định bởi hoàn cảnh xã hội, thông qua các mối quan hệ xã hội, hoạt động giao tiếp xã hội mà con người tham gia Nền văn hoá cũng quy định tính
xã hội của nhu cầu
1.2.1.4 Mối quan hệ giữa nhu cầu và nhận thức
Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó Cái đó nó được cá nhân nhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn về ý nghĩa của nó đối với sự tồn tại và phát triển của cá nhân Lúc đó, nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy
cá nhân hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu
Nhận thức có một vị trí đặc biệt đối với nhu cầu:
Thứ nhất, nhận thức giúp nhu cầu chuyển thành động cơ thúc đẩy hành động
Thứ hai, nhận thức giúp cá nhân tìm ra phương thức và cách thức thoả mãn nhu cầu phù hợp với nền văn hoá xã hội đương đại
Thứ ba, nhận thức giúp cá nhân xác định được các công cụ, điều kiện thoả mãn nhu cầu
Thứ tư, nhận thức giúp cá nhân lựa chọn nhu cầu cơ bản, thường trực trong thời điểm hiện tại để thoả mãn và kìm nén một số nhu cầu khác
Ngược lại, nhu cầu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động nhận thức của cá nhân Nhu cầu thôi thúc con ngưòi nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, giúp hoạt động nhận thức của cá nhân có tính mục đích, có tính lựa chọn cao Và cũng chính trong quá trình nhận thức mà nhu cầu được phát triển
1.2.2 Khái niệm “Tâm lý học đường”:
Tâm lý học đường (TLHĐ) hay tâm lý học trường học có tên tiếng anh
là “School psychology”
Hiện có rất nhiều các quan niệm khác nhau về khái niệm tâm lý học đường
Có khái niệm cho rằng tâm lý học đường là một lĩnh vực của tâm lý học
áp dụng nguyên tắc của tâm lý học lâm sàng và tâm lý học giáo dục để chẩn
Trang 28đoán và điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên có những vấn đề trong hành vi
và học tập.(Wikimedia, 2009)
Tuy nhiên, theo chúng tôi thì khái niệm TLHĐ theo T.S Trần Thị Lệ
Thu thì có vẻ đầy đủ hơn cả “Tâm lý học đường (tâm lý học trường học) là
một chuyên ngành thực hiện công việc đánh giá (phòng ngừa) nhằm phát hiện những học sinh có thể có khó khăn về nhận thức, cảm xúc, xã hội hay hành vi, phát triển và thực hiện các chương trình can thiệp tâm lý cho học sinh; cố vấn cho giáo viên, phụ huynh và các chuyên gia/cán bộ chuyên môn có liên quan; tư vấn cho học sinh; tham gia phát triển và lượng giá chương trình; nghiên cứu, giảng dạy, hỗ trợ và giám sát cho những người đang học nghề” (Kỷ yếu hội thảo “Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học
đường tại Việt Nam”, Tr.313)
1.2.3 Khái niệm “Trợ giúp tâm lý học đường”
1.2.3.1 Định nghĩa “Trợ giúp tâm lý học đường”
“Trợ giúp tâm lý học đường” là một hoạt động trợ giúp tâm lý cho học sinh trong môi trường học đường Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái
niệm “Trợ giúp tâm lý học đường” của TS Nguyễn Thị Minh Hằng : “Trợ
giúp tâm lý học đường là một hệ thống các hoạt động mang tính thực tiễn nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi, tối đa giúp cho học sinh có thể tự quyết định hay giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống học đường của mình theo hướng tích cực để phát triển nhân cách toàn diện”
1.2.3.2 Nội dung của “trợ giúp tâm lý học đường”
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường Tuy nhiên, trong luận văn này chúng tôi đưa ra cách hiểu về dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường của TS Nguyễn Thị Minh Hằng
Theo TS Nguyễn Thị Minh Hằng thì trợ giúp tâm lý học đường là một lĩnh vực ứng dụng của tâm lý học vào trường học, có vai trò trung tâm là trợ giúp cho học sinh, ban giám hiệu, và cha mẹ học sinh Hoạt động trợ giúp tâm
lý thường được hình thành trong khuôn khổ các mô hình chăm sóc về y học –
Trang 29tâm lý – giáo dục – xã hội dành cho trẻ em nói chung và học sinh nói riêng bao gồm:
- Trợ giúp trẻ em có những khó khăn về y học, xã hội, tâm lý trong quá trình phát triển của mình
- Ủng hộ các dự định, kế hoạch, các hoạt động, hứng thú của trẻ để các
em có điều kiện thực hiện chúng
- Bảo đảm việc trẻ em được sống, được vui chơi và học tập trong những điều kiện tốt, lành mạnh, có lợi cho sự phát triển cả về thể chất và tâm
- Hoạt động chẩn đoán tâm lý học sinh: Hoạt động này mang tính định
hướng cho các nhà tâm lý học đường nhằm:
+ Chẩn đoán để lập hoặc bổ sung dữ liệu cho hồ sơ tâm lý học đường của học sinh
+ Chẩn đoán để xác định phương thức và hình thức giúp đỡ học sinh khi các em gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và những khó khăn khác liên quan
+ Chẩn đoán nhằm lựa chọn phương tiện, công cụ và hình thức trợ giúp học sinh trong quá trình học tập một cách phù hợp nhất
- Hoạt động dự phòng và phát triển tâm lý: Hoạt động này được tiến
hành với tất cả học sinh trong một trường học nhằm tạo ra những điều kiện tâm lý –xã hội thuận lợi để học sinh có thể phát triển tốt nhất về mọi mặt
và nâng cao được chất lượng cuộc sống tinh thần của mình Hoạt động này bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
+ Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh
Trang 30+ Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở học sinh hoặc bồi dưỡng các nhân tài, các thần đồng
+ Chẩn đoán sớm các rối nhiễu tâm lý có thể xuất hiện ở học sinh
+ Hạn chế đến mức tối đa các rỗi nhiễu tâm lý học đường ở học sinh
- Hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý cho học sinh, giáo viên và phụ
huynh:
Đặc thù của tham vấn, tư vấn tâm lý học đường thể hiện ở đối tượng được tham vấn bao gồm có học sinh, giáo viên và cả phụ huynh học sinh đồng thời thể hiện ở nội dung tham vấn là các vấn đề liên quan đến học tập và các mối quan hệ trong trường học Trong các đối tượng thường được tham vấn chủ yếu là các em học sin Tuy nhiên, nhiều khi các em tìm đến với dịch vụ
để được tham vấn không phải xuất phát từ nhu cầu của các em mà do yêu cầu của giáo viên hay của phụ huynh
- Hoạt động trị liệu tâm lý: Với hoạt động này, nhà tâm lý học đường
trở thành nhà trị liệu cho học sinh, giúp học sinh vượt qua các rỗi nhiễu tâm
lý Song đây không phải là một nhiệm vụ ưu tiên của nhà tâm lý học đường bởi vì chỉ nhà tâm lý học đường không thì không đủ thẩm quyền chuyên môn
để tiến hành công việc này
- Hoạt động điều phối: Với hoạt động này, học sinh, phụ huynh hoặc
giáo viên sẽ được nhận sự giúp đỡ về xã hội – tâm lý của các cơ sở trợ giúp ngoài khuôn khổ trường học Hoạt động này chỉ diễn ra khi học sinh, giáo viên, phụ huynh cần sự trợ giúp đặc biệt vượt ra ngoài chức năng, thẩm quyền của nhà tâm lý học đường, khi nhà tâm lý học đường không đủ kiến thức, kinh nghiệm để trợ giúp học sinh, khi nhà tâm lý học đường gặp một vấn đề nào đó mà sự giải quyết vấn đề ấy chỉ có thể thực hiện được khi ở ngoài không gian trường học, ngoài các mối quan hệ học đường
1.2.3.3 Yêu cầu đối với nhà tâm lý học đường:
Theo TS Đinh Phương Duy trong bài “Định hướng cho công tác tư vấn học đường” (Kỷ yếu hội thảo “Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học
Trang 31đường tại Việt Nam, tr.490) thì chân dung nhà tâm lý học đường được xem
xét với hai cấu trúc: Những đặc điểm về giá trị và những đặc điểm về năng
lực hoạt động
Những đặc điểm về giá trị bao gồm:
- Nhà tư vấn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tự ra quyết định tốt nhất của thân chủ
- Nhà tư vấn thông cảm và chấp nhận vô điều kiện đối với những cảm xúc và tình cảm của thân chủ
- Nhà tư vấn phải có thái độ nhiệt tình với thân chủ
- Nhà tư vấn phải tôn trọng thân chủ
- Quan tâm đến thân chủ, tỏ lòng chân thành chia sẻ, giúp đỡ thân chủ
- Nhà tư vấn phải xem sự giúp đỡ như là một nhu cầu của mình
- Nhà tư vấn phải có tư cách đạo đức nghề nghiệp
Dựa vào khái niệm “Nhu cầu” và khái niệm “Trợ giúp tâm lý học
đường” chúng tôi cho rằng nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của
học sinh là những mong muốn của các em học sinh được tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường, để được nâng đỡ về mặt tâm lý, giải toả cảm xúc, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến học đường để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển nhân cách toàn diện
Trang 321.2.5 Khái niệm “Học sinh THPT” và đặc điểm tâm lý của học sinh THPT
1.2.5.1 Khái niệm “Học sinh THPT”
Học sinh phổ thông trung học là những người đang theo học từ lớp 10 đến lớp 12 trong bậc phổ thông hệ 12 năm
1.2.5.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh PTTH:
Lứa tuổi học sinh PTTH là lứa tuổi đầu thanh niên (15-16) và thanh niên (17- 18) Đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt sinh lý và tâm lý
Về mặt sinh lý: Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành
về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn Tuổi thanh niên bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý Đa số các em đã vượt qua thời kỳ phát dục và nhìn chung đây là lứa tuổi các em có cơ thể cân đối, khoẻ và đẹp
Về mặt xúc cảm, tình cảm: Chất lượng của các rung động, thể nghiệm
trở nên phong phú hơn, phạm vi các khách thể gây nên sự đáp ứng các xúc cảm được mở rộng rõ rệt, xúc cảm được phân hoá, khả năng tự kiểm soát và
tự điều chỉnh xúc cảm, hành vi của học sinh cũng được hình thành Các em bắt đầu có những rung động sâu sắc đối với các quan hệ qua lại trong gia đình, trong sinh hoạt, trong nhà trường
Trong quan hệ tình cảm gia đình thì gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến
sự phấn đấu, sự phát triển nhân cách của các em Do ảnh hưởng giáo dục và
sự trợ giúp của gia đình về các mặt, cuộc sống tình cảm của các em phát triển
ở mức độ cao
Quan hệ bạn bè ở lứa tuổi này giữ vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm của các em Tình bạn bền vững sâu sắc và ổn định hơn so với lứa tuổi thiếu niên Bạn bè đối với các em trở thành chỗ dựa tinh thần hết sức quan trọng, là chỗ tâm tình thổ lộ những vướng mắc thầm kình Lời khuyên của bạn nhiều khi có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết những vấn đề quan trọng của các em
Trang 33Đặc biệt ở lứa tuổi này tình bạn khác giới, tình yêu nam nữ xuất hiện Tình cảm lúc này thường mang tính lãng mạn thơ mộng Nhà trường và gia đình cần quan tâm cung cấp cho các em những kiến thức về giáo dục giới tính
Về đặc điểm phát triển xã hội:
Đây là thời kỳ hình thành người công dân trong mỗi người, là thời kỳ
tự xác định về mặt xã hội, thời kỳ gia nhập tích cực vào cuộc sống xã hội, hình thành những phẩm chất tinh thần của người công dân Ở lứa tuổi này, sự
tự ý thức của học sinh phổ thông trung học mang một tính chất mới về chất, được gắn với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý – đạo đức trong nhân cách của mình trên các bình diện cả mục đích và nguyện vọng cụ thể trong cuộc sống
Thanh niên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình Chính điều này khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng
Thanh niên không chỉ đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt, mà biết đánh giá nhân cách mình nói chung trong toàn
bộ những thuộc tính nhân cách
Thanh niên không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc và tốt hơn thiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và của chính mình
Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan - hệ thống quan điểm về xã hội, về tự nhiên, về các nguyên tắc và quy tắc cư xử…Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và của sự tồn tại
xã hội loài người Việc hình thành thế giới quan không chỉ giới hạn ở tính tích cực nhận thức mà còn thể hiện ở phạm vi nội dung nữa Học sinh mới lớn
Trang 34quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, nghĩa vụ và tình cảm Họ thường đặt câu hỏi cuộc sống của mình có
ý nghĩa xã hội như thế nào
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên học sinh
Sự phát triển của ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai
Việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của học sinh Càng cuối cấp học thì sự lựa chọn càng nổi bật Các em hiểu rằng cuộc sống tương lại phụ thuộc vào chỗ mình có biết lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn hay không Việc quyết định một nghề nào đó ở nhiều em đã có căn
cứ Nhiều em biết so sánh đặc điểm riêng về thể chất, tâm lý, khả năng của mình với yêu cầu nghề nghiệp, dù sự hiểu biết của các em về yêu cầu của nghề nghiệp là chưa đầy đủ
Thanh niên học sinh còn định hướng một cách phiến diện vào việc học tập ở đại học Đại đã số các em hướng dần vào các trường đại học hơn là học nghề, các em chưa chú ý đến yêu cầu của xã hội đối với các ngành nghề khác nhau và mức độ đào tạo của các nghề khi quyết định nghề nghiệp tương lai cho mình Điều là là do công tác hướng nghiệp trong nhà trường và đoàn thể còn nhiều thiếu sót (Lê Văn Hồng, 2001)
Rõ ràng, với những đặc điểm về tâm lý như vậy, lứa tuổi học sinh phổ thông rất dễ gặp phải những khó khăn tâm lý nảy sinh trong cuộc sống Sự định hướng giúp đỡ của gia đình, nhà trường, xã hội, của các hình thức trợ giúp tâm lý học đường khi gặp khó khăn các em sẽ giúp các em có nghi lực,
có niềm tin và phát triển nhân cách toàn diện hơn Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về những khó khăn tâm lý mà các em gặp phải, các em cần sự trợ giúp tâm lý nào và hình thức trợ giúp tâm lý ra sao…
Trang 351.2.5.3 Những khó khăn tâm lý mà học sinh THPT thường gặp phải
Có rất nhiều cách phân loại các khó khăn tâm lý Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi chỉ đưa ra hai cách phân loại các KKTL mà thường được nhắc đến nhiều nhất Theo TS Nguyễn Thi Minh Hằng thì có thể phân loại KKTL theo hai tiêu chí sau:
* Thứ nhất là theo tính chất của khó khăn thì có bốn nhóm KKTL chính
Có các dạng rối nhiễu hành vi học đường như sau:
+ Các hành vi liên quan đến hoạt động học tập: bỏ học, trốn tiết, không
làm hoặc không làm đầy đủ bài tập, không ghi chép bài, nói chuyện riêng trong giờ học, phá rối, chọc bạn, bày trò nghịch ngợm
+ Các hành vi xâm kích/vi phạm nội quy học đường như nói tục, chửi
bậy, xâm phạm tài sản chung của trường lớp, đe doạ bạn, đe doạ giáo viên, cãi bạn/chửi thầy cô giáo, đánh bạn, đánh thầy cô giáo, ăn mặc lỗ lăng, hở hang không phù hợp với văn hoá học đường, để kiểu tóc kỳ dị không phù hợp với lứa tuổi và văn hoá học đường, mua/bán các đồ dùng, vận dụng trong trường học, mang đến trường những vận dụng bị cấm (dao, kiếm )
+ Các hành vi phi xã hội (phạm pháp) như ăn trộm, ăn cướp, mua/bán
các chất gây nghiện, môi giới mại dâm, hành nghề mại dâm, đua xe máy, làm mất trật tự trị an đường phố, tàng trữ, mua/bán các loại vũ khí
+ Các hành vi rối nhiễu khác: Bỏ nhà đi, nghiện rượu, nghiện ăn/chán
ăn, nghiện game online, sử dụng ma tuý, quan hệ tình dục bừa bãi, toan tự tử,
tự tử
- Khó khăn trong các mối quan hệ: thầy cô, bạn bè, người khác
Trang 36- Khó khăn có nguyên nhân từ gia đình: Không được bố mẹ chăm sóc,
có bất hoà trong gia đình, có mâu thuẫn, xung đột với bố mẹ, chị em, gia đình không hoàn thiện, ly tán, ly hôn
Thứ hai là dựa vào tiêu chí lứa tuổi / bậc học:
- Tuổi mẫu giáo bé: Trẻ gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường mới, khó khăn trong việc tách mẹ
- Tuổi mẫu giáo lớn: Trẻ gặp khó khăn khi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học, khó khăn trong việc hình thành các kỹ năng tiền học đường
- Tuổi tiểu học (nhi đồng): Khó khăn nổi bật là khó khăn thích ứng với môi trường học đường mới, thường khó khăn của học sinh liên quan đến học tập như vụng đọc, vụng viết, tăng động giảm chú ý
- Tuổi trung học cơ sở (thiếu niên): Khó khăn nổi bật là có các vấn đề
về hành vi do nhân cách hình thành mạnh Xuất hiện mâu thuẫn giữa mong muốn của bản thân và khả năng hiện có, mâu thuẫn giữa xu hướng muốn độc lập và sự kiểm soát của cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn nói chung
- Tuổi trung học phổ thông (đầu thanh niên): Khó khăn nổi trộ là khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai
Dựa trên những tiêu chí phân loại KKTL ở trên chúng tôi cũng đưa ra bốn nhóm KKTL mà học sinh THPT thường gặp phải đó là:
- KKTL từ phía bản thân như khó khăn trong giao tiếp, mặc cảm tự ty
về bản thân, luôn cảm thấy buồn rầu, hay giận dỗi, cãi nhau vô cớ
- KKTL trong học tập như khó tập trung nghe giảng, khó tiếp thu bài, khó khăn trong việc ghi nhớ, vận dụng kiến thức đã học
- KKTL trong các mối quan hệ bao gồm KKTL trong mối quan hệ giữa học sinh với bạn bè, với cha mẹ, thầy cô, với làng xóm láng giềng
- KKTL trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai
Đây cũng chính là bốn nhóm KKTL chính mà chúng tôi sẽ tiến hành điều tra thực tiễn
Trang 371.3 Các tiêu chí để đánh giá nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh
Để đánh giá nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT chúng tôi đưa ra ba tiêu chí để đánh giá:
- Nhóm học sinh có nhu cầu cao: Đó là những học sinh đã tìm đến với
các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường hoặc có xu hướng chắc chắn sẽ tìm đến với các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường trong tương lai Tần suất lựa chọn mong muốn và rất mong muốn được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh
là hơn 60%
- Nhóm học sinh có nhu cầu trung bình: Đó là những học sinh còn
lưỡng lự, băn khoăn khi tìm đến với các dịch vụ tâm lý học đường Tần suất lựa chọn nhu cầu trợ giúp là từ 40% đến 60%
- Nhóm học sinh có nhu cầu thấp: Đó là những học sinh cho rằng các
dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường là chưa thật sự cần thiết, các em có nhu cầu được trợ giúp chưa cao Tần suất lựa chọn mong muốn được trợ giúp tâm lý học đường là dưới 40%
(Tiêu chí đánh giá dựa theo điểm trung bình sẽ được chúng tôi trình bày rõ ở phần phương pháp nghiên cứu)
Dựa vào những tiêu chí đánh giá này, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra thực tiễn để đánh giá nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT Bắc Ninh
Tóm lại, nghiên cứu “nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học
sinh THPT Bắc Ninh” được chúng tôi cụ thể hoá bằng các tiêu chí sau đây:
- Nghiên cứu thực trạng những khó khăn tâm lý của học sinh
+ Thực trạng những khó khăn tâm lý học đường của học sinh
+ Các phương thức giải quyết khó khăn tâm lý học đường của học sinh
- Nhận thức của học sinh đối với các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường
- Nhu cầu của học sinh đối với các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường
+ Mức độ mong muốn được trợ giúp của học sinh
Trang 38+ Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh đã sử dụng dịch vụ
+ Xu hướng tìm đến các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường trong tương lai + Nhu cầu được có phòng tâm lý học đường và các hoạt động tâm lý trong trường học nói chung
+ Nhu cầu của học sinh về nội dung trợ giúp tâm lý học đường
+ Nhu cầu của học sinh về hình thức trợ giúp tâm lý học đường
+ Nhu cầu của học sinh về địa điểm và thời gian được trợ giúp tâm lý
+ Mong đợi của học sinh đối với các chuyên gia tâm lý học đường
Trang 39CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Tổ chức nghiên cứu
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở hai trường THPT là trường THPT Hàn Thuyên Thành phố Bắc Ninh và trường THPT Tiên Du I huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh mới thành lập vào năm 1997 sau khi tách ra từ tỉnh Hà Bắc cũ Không chỉ là cái nôi của nền văn hoá Kinh Bắc lâu đời nơi có làn điệu dân ca quan họ làm say đắm lòng người, Bắc Ninh ngày nay còn là một địa bàn năng động đang trên đà phát triển nhanh chóng về mọi mặt văn hoá, kinh tế, chính trị Từ trung tâm tỉnh Bắc Ninh đến Hà Nội chỉ có vỏn vẹn hơn 30km, là nơi tập trung nhiều các khu công nghiệp, các công ty lớn như Sam sung, Canon…Bắc Ninh đã trở thành một tỉnh công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao trong cả nước
Trường THPT Hàn Thuyên Bắc Ninh nằm giữa cái nôi Bắc Ninh – Kinh Bắc giàu truyền thống yêu nước và khoa bảng Tiền thân là Trường Thành Chung Bắc Ninh, Trường trung học Bắc Ninh, từ tháng 2-1946 nhà trường chính thức mang tên danh nhân văn hóa Hàn Thuyên Nằm trong địa bàn thành phố Bắc Ninh, trải qua 64 năm xây dựng và trưởng thành, trường
đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng đào tạo, nhiều thế hệ giáo viên, học sinh của trường đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhà trường có rất nhiều học sinh đạt giải cấp tỉnh (dẫn đầu khối các trường THPT không chuyên của tỉnh Bắc Ninh), học sinh đạt giải Quốc gia, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 99% trở lên, tỷ lệ đỗ vào các trường ĐH, CĐ, THCN luôn đạt trên 60% Năm 2008, trường nằm trong top 200 trường có tỷ lệ đỗ đại học cao nhất Trường cũng đã nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến và tiên tiến xuất sắc của tỉnh, được UBND tỉnh, Bộ GD-ĐT và các cơ quan ban nghành tặng Bằng khen và cờ thi đua, được nhà
Trang 40nước trao tặng huân chương độc lập hạng ba năm 2006 Hiện nay nhà trường đang phấn đấu xây dựng trường thành trường chuẩn quốc gia cũng như trường điểm của tỉnh Hàng năm, nhà trường cũng luôn chú ý tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động Đoàn, các cuộc thi Olimpic môn học, các cuộc thi tìm hiểu về Đoàn, Đảng, Bác Hồ …và được đông đảo học sinh nhiệt tình tham gia Ngoài ra nhà trường đã đưa công nghệ thông tin vào việc giảng dạy
và học tập của nhà trường Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã chú ý đến việc tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn mùa thi cho các em học sinh để nhằm giúp các em có được định hướng đúng trong việc chọn trường, tổ chức cho học sinh đi tham quan giao lưu với trường bạn để học hỏi kinh nghiệm ví dụ như vào ngày 3/4/2009 nhà trường đã tổ chức cho một đoàn học sinh sang thăm và giao lưu với trường đại học FPT Buổi giao lưu thực sự hết sức bổ ích và là động lực để các em học sinh phấn đấu học tốt để có thể phấn đấu đạt được ước mơ của mình
Trường THPT Tiên Du I, Huyện Tiên Du là một trường phổ thông công lập của huyện, nằm trong địa bàn dân cư phần lớn là làm nông nghiệp Trường có 2400 học sinh và 120 giáo viên Tuy là trường ở vùng nông thôn nhưng nhà trường cũng có một cơ sở vật chất khang trang tạo điều kiện cho học sinh có môi trường học tập tốt Hàng năm, nhà trường cũng tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh tham gia Năm học 2009 – 2010 này nhà trường đang cố gắng sẽ có các buổi tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh cuối cấp
Tại hai trường mà chúng tôi nghiên cứu đều chưa có các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường Phần lớn học sinh khi gặp khó khăn về tâm lý đều tự mình giải quyết vấn đề hoặc chia sẻ với người thân Các thầy cô cũng như ban giám hiệu khi được hỏi đến vấn đề này đều cho rằng nó chưa thực sự cần thiết hoặc nếu có thì học sinh cũng không có thời gian tham gia vì giờ học đã chiếm khá nhiều thời gian của các em