1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bạo lực học đường từ góc nhìn của học sinh, giáo viên và phụ huynh

126 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh về bạo lực học đường Một trong những công trình nghiên cứu cần phải kể đến trong hướng nghiên cứu này là luận văn của tác giả Lại Phương Dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-PHẠM THỊ HUYỀN TRANG

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TỪ GÓC NHÌN

CỦA HỌC SINH, GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH

(Nghiên cứu trường hợp Trường THPT Hoàng Văn Thái,

huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

 Hà Nội - 2014 

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-PHẠM THỊ HUYỀN TRANG

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TỪ GÓC NHÌN CỦA HỌC SINH, GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH (Nghiên cứu trường hợp Trường THPT Hoàng Văn Thái,

huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội

Mã số: 60.90.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh

 Hà Nội - 2014 

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Bạo lực học đường từ góc nhìn của học sinh,

giáo viên và phụ huynh” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Các kết quả

trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2014

Tác giả luận văn

Phạm Thị Huyền Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội với

đề tài: “Bạo lực học đường từ góc nhìn của học sinh, giáo viên và phụ huynh”, bên

cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình, tâm huyết của các thầy cô và bạn bè

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Xã hội học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh – người đã tâm huyết chỉ dạy thêm cho tôi những tri thức khoa học, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh trường THPT Hoàng Văn Thái trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu tại trường

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, chia sẻ, khích lệ, động viên để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo,

cô giáo, các bạn và những người quan tâm đến nghiên cứu này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2014

Học viên

Phạm Thị Huyền Trang

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8

3 Ý nghĩa của đề tài 16

4 Câu hỏi nghiên cứu 17

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 17

6 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 17

7 Phương pháp nghiên cứu 17

8 Phạm vi nghiên cứu 19

9 Cấu trúc luận văn 20

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH 21

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 21

1.1 Các khái niệm công cụ 21

1.2 Bạo lực học đường từ góc nhìn của lý thuyết xã hội hóa cá nhân và lý thuyết học hỏi xã hội 24

1.3 Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Hoàng Văn Thái, Tiền Hải, Thái Bình 27

CHƯƠNG 2: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA TRẢI NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH, GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH 29

2.1 Biểu hiện của bạo lực học đường 29

2.2 Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường 58

2.3 Hậu quả của bạo lực học đường 76

2.4 So sánh vai trò của giáo viên chủ nhiệm với vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học 86

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92

1 Kết luận 92

2 Khuyến nghị 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Tài liệu tiếng Việt 97

Trang 6

Tài liệu tiếng Anh 99

PHỤ LỤC 101

QUY ĐỊNH CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT HỌC SINH 101

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH 103

HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU HỌC SINH 104

BẢN GHI PHỎNG VẤN SÂU 107

Trang 7

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên những năm gần đây, theo thông tin từ các kênh truyền thông đại chúng thì hiện tượng này diễn ra với những tính chất vô cùng phức tạp, mức độ ngày càng nghiêm trọng và được dư luận xã hội rất quan tâm, chú ý

Chúng ta chỉ cần gõ từ khóa “bạo lực học đường” vào trang tìm kiếm google thì chỉ sau 0,23 giây, kết quả trả về là 14.000.000 kết quả Đây thực sự là vấn đề bức xúc của xã hội, là một thực trạng đáng lo ngại, trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra

Bạo lực học đường ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn và dường như xảy ra ở các cấp học Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa giáo viên với học sinh và ngược lại

Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò, mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, công tác giảng dạy của thầy cô và các hoạt động giáo dục của nhà trường Bạo lực học đường hầu như xảy ra ở các cấp học nhưng tập trung nhất là ở lứa tuổi học sinh ở cuối cấp trung học cơ sở (THCS) và đầu cấp trung học phổ thông (THPT)

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, năm học 2009 – 2010 trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, nhiều vụ có tính chất nguy hiểm, gây thương tích thậm chí tử vong (năm học 2009-2010 xảy ra 7 vụ, năm học 2010-2011 xảy ra 4 vụ học sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở trong và ngoài trường học) Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1 558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh Theo số lượng trường học và học sinh hiện nay thì cứ 5.260 học sinh lại xảy ra một vụ đánh nhau, và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ đánh nhau Cứ 10.000 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật khiển trách,

cứ 5.555 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau, cứ 11.111 học sinh thì có 1 học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau [22, tr.2]

Trang 8

Trong thời gian qua, nhiều vụ việc về bạo lực học đường diễn ra được các phương tiện truyền thông làm rõ, đã ít nhiều khiến các bậc phụ huynh lo lắng về sự

an toàn cho con cái khi đến trường và khiến dư luận băn khoăn về cách ứng xử của thế hệ trẻ hiện nay

Đi sâu nghiên cứu bạo lực học đường là một vấn đề cấp bách và ngày càng trở nên cấp thiết hiện nay Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bạo lực học đường thuộc các lĩnh vực như tâm lý học, giáo dục học, xã hội học Tuy nhiên, những nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam trong lĩnh vực công tác xã hội vẫn còn vắng bóng Việc nhìn nhận, phân tích những quan niệm của học sinh, giáo viên và phụ huynh về bạo lực học đường từ tiếp cận công tác xã hội có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta có thể định hướng và đưa ra những giải pháp cụ thể để góp phần giảm bạo lực học đường Với ý nghĩa đó,

tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Bạo lực học đường từ góc nhìn của học sinh,

giáo viên và phụ huynh” – nghiên cứu trường hợp Trường THPT Hoàng Văn Thái,

huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

2.1.1 Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường

Năm 2008, nghiên cứu “Bạo lực nữ sinh: Xu hướng và bối cảnh” (Violence

by Teenage: Trends and Context) do J Robert Flores cùng với các cộng sự thực hiện tại Mỹ với sự tài trợ của Sở Tư pháp Hoa Kỳ Nghiên cứu đã khắc họa một bức tranh tổng quát về hiện tượng bạo lực lứa tuổi thanh thiếu niên của những học sinh

nữ Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự khác nhau về giới tính trong bắt nạt học đường, cụ thể, học sinh nam có nhiều khả năng là thủ phạm và là nạn nhân của sự bắt nạt trực tiếp, những hành vi bạo lực thể chất, ngôn từ hoặc những cử chỉ bạo lực Ngược lại, học sinh nữ thường là thủ phạm và là nạn nhân của sự bắt nạt gián tiếp hoặc những mối quan hệ mang tính gây hấn, đơn cử như là việc loan truyền tin đồn Thêm vào đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, học sinh nam thường xuyên là thủ phạm gây ra các hành vi bắt nạt hơn, còn học sinh nữ thường là nạn nhân [26]

Năm 2008, một cuộc điều tra toàn quốc mang tên “Nhận thức về bạo lực học đường” (Underdstanding school vilolence) được tiến hành hai năm một lần bởi Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh (Centers for Disease Control and

Trang 9

Prevention – CDC) qua khảo sát các học sinh trung học ở Hoa Kỳ Nghiên cứu sử dụng khái niệm: “Bạo lực học đường là bạo lực của những thanh thiếu niên xảy ra trong khuôn viên nhà trường, trên đường từ nhà đến trường hoặc từ trường về nhà, trong các sự kiện do nhà trường tổ chức hoặc trong một sự kiện cụ thể nào đó mà nhà trường tổ chức Một thanh thiếu niên có thể là một nạn nhân, một thủ phạm, hoặc một nhân chứng của bạo lực học đường” [25, tr.1]

Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực học đường là một vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng Và ở đây, bạo lực là việc cố ý sử dụng vũ lực hoặc sức mạnh

có khả năng gây tổn hại về thể chất hoặc tâm lý đối với những người khác, nhóm hoặc cộng đồng Bạo lực thanh thiếu niên bao gồm các hành vi như bắt nạt, tát, hoặc đánh đập,… có thể gây ra tổn hại về mặt tâm lý, tình cảm nhiều hơn tổn hại về thể chất Các hình thức bạo lực khác như bạo lực ở các băng đảng và tấn công (có hoặc không có vũ khí),… có thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng về thể chất, thậm chí là gây tử vong [25]

Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng, bạo lực thanh thiếu niên và bạo lực học đường có thể dẫn đến một loạt các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe như sử dụng rượu, ma túy và tự tử Trầm cảm, lo âu, sợ hãi và nhiều vấn đề tâm lý khác cũng có thể là hậu quả của bạo lực học đường Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của một thanh niên tham gia vào bạo lực học đường như: lịch sử của bạo lực; ma tuý, rượu, hoặc sử dụng thuốc lá; gia đình nghèo khó; trường học thiếu thốn; cộng đồng nghèo, Tuy nhiên, sự hiện diện của những yếu tố này không có nghĩa là một thanh thiếu niên nào cũng sẽ trở thành người phạm tội [25, tr.2]

Nghiên cứu cũng đã đưa ra các chiến lược ngăn chặn và can thiệp, không để bạo lực học đường xảy ra ở 4 cấp độ: các chiến lược ngăn chặn ở cấp độ xã hội; các chiến lược trong trường học; chương trình ngăn chặn hướng tới cải thiện các quan

hệ gia đình, chương trình ngăn chặn, can thiệp tập trung và các chiến lược cấp độ cá nhân Tất cả các chương trình này được thực hiện qua 4 bước: (1) xác định vấn đề; (2) xác định các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ; (3) xây dựng và thử nghiệm các chiến lược phòng chống; (4) áp dụng rộng rãi [25, tr.2]

2.1.2 Nghiên cứu về các hình thức biểu hiện của bạo lực học đường

Công trình nghiên cứu của Wang.J và cộng sự năm 2009 được tiến hành tại

Mỹ với đề tài: “Bắt nạt học đường tuổi thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất, ngôn

từ, quan hệ thực và quan hệ trên mạng truyền thông” (School Bullying Among US

Trang 10

Adolescents: Physical, Verbal, Relational and Cyber) Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bắt nạt học đường là một hành vi xảy ra ở thanh thiếu niên, ảnh hưởng đến thành tích học tập, kỹ năng xã hội, tâm lý lành mạnh cho cả nạn nhân và thủ phạm Bắt nạt thường được định nghĩa như một hình thức của những hành vi cố ý, lặp đi lặp lại

và liên quan đến một sự chênh lệch quyền lực giữa nạn nhân và thủ phạm Nghiên cứu đã tập trung vào tìm hiểu bốn hình thức của hành vi bắt nạt là thể chất (đánh đập, xô đẩy, đấm đá, ); ngôn từ (chế giễu, trêu chọc,…); xem xét mối liên quan của bắt bạt học đường với các đặc điểm về mặt nhân học xã hội, sự hỗ trợ của cha mẹ và bạn bè trong mỗi hình thức Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh nam thường tham gia vào các hình thức bắt nạt trực tiếp là thể chất và ngôn từ; còn học sinh nữ thường tham gia vào các hình thức bắt nạt gián tiếp đó là loại trừ xã hội thông qua các mối quan hệ và loan truyền tin đồn Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, bắt nạt học đường ở học sinh nam có tỷ lệ cao hơn bắt nạt học đường ở học sinh nữ và hành

vi bắt nạt có xu hướng đạt mức cao nhất trong trường trung học, sau đó giảm dần Hình thức bắt nạt thông qua hệ thống công nghệ - điện tử mà cụ thể là qua mạng internet như email, tin nhắn tức thời hoặc điện thoại di động,… đang ngày càng trở nên phổ biến Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cha mẹ và bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đối với hành vi bắt nạt học đường ở các học sinh [28]

Kết quả nghiên cứu “Bạo lực học đường” (Violence scolaire) của tác giả Bellon Jean-Pierre và Gardette Bertrand năm 2010 đã chỉ ra rằng, đặc tính đầu tiên của bạo lực trong học đường, đó là sự lặp đi lặp lại và thời gian kéo dài của nó có thể làm cho cuộc sống của nạn nhân khó khăn hơn rất nhiều Tác giả không chắc chắn về thời gian chính xác xảy ra bạo lực học đường mà các nạn nhân phải gánh chịu, cũng như mốc thời gian mà kể từ đó nạn bạo lực học đường bắt đầu Nghiên cứu chỉ ra rằng những hành động quấy rối có thể lan rộng ra theo một cách lặp đi lặp lại trong ít nhất một năm học [24]

“Bạo lực, bắt nạt và hành vi nguy cơ của học sinh tại các trường học ở Nam Phi” (Bullying, Violence and Risk Behavior in South African School Students) là tên một đề tài nghiên cứu về bạo lực học đường được LiangH và cộng sự được tiến hành bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Nghiên cứu đã kiểm tra tỉ lệ hành vi bắt nạt của 5.074 học sinh vị thành niên đang học lớp 8 và lớp 11 tại 72 trường học

ở Cape và Durban, Nam Phi Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng hơn một phần ba học sinh tham gia vào hành vi bắt nạt Tác giả kết luận rằng, tỷ lệ học sinh nam là chủ thể và nạn nhân của bắt nạt học đường cao hơn học sinh nữ, những học

Trang 11

sinh nam ít tuổi hơn thường là nạn nhân Tác giả cũng kết luận rằng, bắt nạt học đường là vấn đề phổ biến ở độ tuổi vị thành niên tại Nam Phi Hành vi này có thể coi là một chỉ số về bạo lực, chống đối xã hội hoặc hành vi nguy cơ [29]

2.1.3 Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường

Trong một bài viết mang tên “Tám nguyên nhân của bạo lực học đường” (Eight Causes of School Violence), Jim Moore cho rằng, “gốc rễ của tất cả các vấn

đề đó là tinh thần”, ông đưa ra 8 nguyên nhân chủ yếu của bạo lực học đường, đó là: (1) Trước khi đứa trẻ ra đời, các bậc cha mẹ của chúng đã có sự lạm dụng ma túy Chính điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ, trẻ sẽ bị lệch lạc về nhận thức cũng như đạo đức và có khả năng phản ứng với bất cứ sự khiêu khích nào (2) Lạm dụng trong gia đình: đây cũng là một vấn đề khá lớn, một hành động đơn giản như

đá, đánh đập hoặc tra tấn một con chó cũng vô hình tạo nên hành vi hung hãn của những đứa trẻ (3) Thuốc chống trầm cảm cho trẻ: chính những viên thuốc này cũng

có thể dẫn đến khuynh hướng tự tử và giết người ở cả người lớn và trẻ em (4) Bắt nạt học đường: chính những hành vi bắt nạt, đe dọa như dùng súng hoặc những vật dụng có liên quan khác là nguyên nhân gây ra bạo lực học đường (5) Các phương tiện truyền thông như âm nhạc, truyền hình, phim bạo lực, phim viễn tưởng, có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của trẻ (6) Thiếu sự giáo dục tôn giáo trong gia đình (7) Cuộc tấn công trường học tồi tệ nhất trong lịch sử được thực hiện bởi một thành viên hội đồng nhà trường với một nửa tấn thuốc nổ 18 tháng năm 1927 ở Bath, MI với 45 người chết và 58 người bị thương (8) Ép buộc đi theo một đảng phái chính trị thứ hai hoặc tra tấn niềm tin chính trị của họ cũng là nguyên nhân gây nên những hành vi bạo lực [27]

Có thể nói rằng, các công trình nghiên cứu kể trên đã tập trung tìm hiểu biểu hiện, thực trạng, nguyên nhân, một số hành vi lệch chuẩn dẫn đến bạo lực học đường Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã đề ra những chiến lược ngăn chặn và can thiệp phù hợp với bối cảnh của quốc gia mình để bạo lực học đường không xảy

ra Điều này thể hiện được sự quan tâm, chú ý của các nhà khoa học xã hội, các nhà giáo dục cũng như các quốc gia tới vấn đề bạo lực học đường Vấn đề đặt ra ở đây là những chiều cạnh trên của bạo lực học đường đã được quan tâm nghiên cứu đến đâu ở Việt Nam

2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Dưới đây, chúng ta sẽ điểm lại những công trình đáng lưu ý theo các hướng như sau

Trang 12

2.2.1 Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường

Nghiên cứu Lê Thị Hồng Thắm và Tô Gia Kiên với đề tài: “Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường tại trường THCS Lê Lai Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009” Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và bảng hỏi tự điền để thu thập thông tin từ các học sinh có hành vi bạo lực, thầy cô và phụ huynh học sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh có hành vi bạo lực luôn muốn thể hiện bản thân và đây cũng là những học sinh thường xuyên

bị cha mẹ quát mắng, đánh đập mỗi khi phạm sai lầm Đặc biệt hơn, chính cha mẹ

là người ủng hộ con em mình thực hiện hành vi bạo lực khi bị người khác xúc phạm Nghiên cứu này cũng khẳng định, nhà trường chưa tổ chức được chương trình phòng chống bạo lực học đường và không đồng nhất trong cách xử lý các hành

vi sai phạm của học sinh, đôi khi chính các thầy cô cũng có hành vi bạo lực đối với học sinh [14]

Tác giả Nghiêm Thị Phiến tiến hành nghiên cứu với đề tài “Ảnh hưởng của nhóm bạn bè tới hành vi lệch chuẩn của học sinh” qua khảo sát 31 học sinh thiếu niên cá biệt tại trường THCS Thịnh Quang, Hà Nội Nghiên cứu đã chỉ ra những hành vi lệch chuẩn của nhóm học sinh này và những nguyên nhân dẫn đến các hành

vi đó Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tượng bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những hành vi lệch chuẩn ở học sinh [12]

Nguyễn Thị Hoa với công trình nghiên cứu “Hành vi có vấn đề của trẻ vị thành niên: những ảnh hưởng của bố mẹ” Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân cách

và mối quan hệ của bố mẹ có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi có vấn đề của trẻ vị thành niên Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra rằng cách ứng xử của bố mẹ với con cái trong xã hội hiện nay chủ yếu theo hai xu hướng: bố mẹ thiếu quan tâm, chăm sóc con cái hoặc quá nuông chiều con cái Tác giả kết luận rằng, trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi có vấn đề của trẻ ở lứa tuổi này, bố mẹ phải chịu một phần trách nhiệm và vấn đề đặt ra là cần có sự quan tâm và giáo dục đúng mực từ phía cha mẹ của các em [7]

2.2.2 Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh về bạo lực học đường

Một trong những công trình nghiên cứu cần phải kể đến trong hướng nghiên cứu này là luận văn của tác giả Lại Phương Dung với đề tài “Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh Trung học phổ thông về bạo lực học đường (Nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyến và THPT Dương Tự Minh, Thành

Trang 13

phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)” Luận văn này đã trình bày những quan niệm, thái độ và hành vi của học sinh THPT về bạo lực học đường, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực của học sinh THPT Kết quả nghiên cứu cho thấy, bạo lực

ở học sinh THPT luôn tồn tại Phần lớn học sinh nhận thức được nguyên nhân và những ảnh hưởng tiêu cực của bạo lực học đường nhưng cho rằng những hành vi đó chỉ mang tính chất phòng vệ bản thân, không nhận thức rõ được những ảnh hưởng lâu dài của nó Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh có thái độ khác nhau trước những hành vi bạo lực học đường, nhiều học sinh chọn cách ứng xử thờ ơ trước hành vi bạo lực của những người khác nhưng sẵn sàng có phản ứng bạo lực nếu có liên quan đến bản thân hoặc bạn bè Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến vai trò của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục học sinh để phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu bạo lực học đường Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị đối với nhà nước và các cơ quan chức năng cần có những chính sách, chương trình hành động

để không chỉ học sinh mà toàn xã hội nhận thức và phòng tránh bạo lực học đường [2]

Năm 2008, tác giả Hoàng Bá Thịnh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu

“Hành vi bạo lực của nữ sinh trung học”, qua khảo sát 200 phiếu tại hai trường THPT thuộc quận Đống Đa Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết học sinh khẳng định có hiện tượng nữ sinh đánh nhau trong trường học Phần lớn các em nữ đã có hành vi đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường” và “chấp nhận được” Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn Về phương tiện sử dụng, 33% học sinh khi đánh nhau thường dùng các “chiêu thức võ công” như túm tóc, cào cấu, xé áo Việc sử dụng “võ mồm” kết hợp với tay chân tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân khi bị chửi rủa hết sức tục tĩu, hoặc bị xé tung áo giữa đám đông Những phương tiện khác được sử dụng khi đánh nhau như dép, guốc; gậy gộc; gạch đá; dùng dao lam, ống tuyp nước,… tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây nên tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học Nghiên cứu còn chỉ ra nguyên nhân xảy ra bạo lực giữa các học sinh nữ, xuất phát

từ những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cơ sở để các em đụng tay đụng chân như thấy ghét thì đánh, bạn dám nhìn đểu, trả thù tình, người khác nhờ đánh và không

có lý do gì cũng đánh,… Về hậu quả của bạo lực học đường, phần lớn những học sinh nữ đã có hành vi đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường” và

Trang 14

“chấp nhận được” Mặc dù hầu hết học sinh nhận thức được hậu quả của bạo lực là gây tổn thương về tinh thần và thể xác hay làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái nhưng vẫn còn có ý kiến cho rằng hành vi bạo lực không gây ra hậu quả

gì [15]

Nguyễn Thị Thùy Dung với nghiên cứu “Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP Vinh, Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường” đã tiến hành dựa trên phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhìn chung học sinh đã có những hiểu biết nhất định về bạo lực học đường, thông qua việc nhận diện được các hành vi gây ra bạo lực như: đánh nhau có hung khí (gậy gộc, dao, mác, mã tấu, kiếm, côn ); “đấm, đá, đạp vào bạn khác”; “có lời nói hăm dọa, cảnh cáo bạn khác”; “đe dọa để lấy tiền của học sinh khác”… Tuy nhiên, trong các câu trả lời của học sinh, sự giới hạn của khái niệm bạo lực học đường chỉ gói gọn đơn giản ở những hành vi gây tổn thương đến cơ thể

mà ít nhiều có sử dụng đến hung khí Một bộ phận học sinh còn hiểu phiến diện về bạo lực học đường, không xếp các hành vi làm tổn thương về mặt tinh thần là bạo lực Một số học sinh khác cho rằng những hành vi bạo lực xảy ra bên ngoài khuôn viên nhà trường cũng không phải là bạo lực học đường, số ít học sinh còn cho rằng

“đấm, đá, đạp vào bạn khác” không phải là bạo lực học đường [3]

Tác giả Lê Thị Lan Anh với nghiên cứu “Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT” đã tiến hành dựa trên cácphương pháp điều tra bằng bảng hỏi (200 học sinh tại trường THPT Xuân Đỉnh,

Từ Liêm, Hà Nội, trong đó: 100 học sinh khối lớp 11, 100 học sinh khối lớp 12) và phương pháp phỏng vấn sâu (05 học sinh có hành vi bạo lực học đường, 02 giáo viên đang giảng dạy tại trường, trong đó mỗi khối bao gồm 1 giáo viên) Kết quả khảo sát cho thấy học sinh THPT đã từng có những hành vi bạo lực với bạn bè của mình và ngược lại Các hành vi bạo lực này chủ yếu là bạo lực về mặt tinh thần, đơn

cử như gán ghép bạn bè bằng những biệt hiệu xấu dẫn đến việc bạn bè xấu hổ, e ngại; bịa ra những tin đồn ác ý cho bạn bè; chửi rủa bạn bằng những ngôn từ xúc phạm; khai trừ, cô lập, tránh tiếp xúc với bạn một cách có chủ ý,… Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính vì nhận biết các hành vi bạo lực thể chất dễ dàng hơn nên học sinh không hoặc ít khi sử dụng các hành vi bạo lực này với bạn bè của mình và ngược lại, các em cũng nhận được ít hơn các hành vi này từ phía bạn bè của mình Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những cảm xúc tiêu cực như tức giận, thất vọng

có liên quan rất lớn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT, khi những

Trang 15

cảm xúc này xuất hiện thì xu hướng gây ra hành vi bạo lực ở học sinh là rất lớn Những tình huống làm xuất hiện cảm xúc tức giận, thất vọng và gây ra hành vi bạo lực ở học sinh đó là khi học sinh bị đánh giá, xúc phạm về nhân phẩm, danh dự Khi học sinh bị đánh giá về vẻ bề ngoài, ngoại hình sẽ có một số hành vi đáp trả được học sinh lựa chọn như im lặng, bỏ qua hay thương thuyết Bên cạnh yếu tố tâm lý cá nhân, các yếu tố tâm lý xã hội như giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, mối quan

hệ bạn bè, hoạt động vui chơi, giải trí mà học sinh tham gia cũng có ảnh hưởng tới hành vi bạo lực của học sinh Nghiên cứu cũng cho rằng có thể làm giảm hành vi bạo lực học đường ở học sinh THPT thông qua biện pháp tham vấn tâm lý [1]

Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khắc phục hiện tượng bạo lực trong trường THPT ở Thái Bình”

2010 với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng bạo lực trong các trường THPT ở Thái Bình xảy ra có chiều hướng gia tăng

về số lượng và tính chất phức tạp Các biểu hiện bạo lực diễn ra trong các mối quan

hệ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên, thậm chí giữa phụ huynh với học sinh, giữa phụ huynh với giáo viên Đặc biệt, hiện tượng nữ sinh trong trường THPT ở Thái Bình đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều và phần lớn các vụ này có nguyên nhân xuất phát từ tình yêu nam nữ Kết quả nghiên cứu chỉ ra năm nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường: (1) đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo, khả năng kiềm chế không cao nên dễ có những phản ứng nông nổi; (2) môi trường xã hội bên ngoài như phim ảnh, game online, truyện tranh mang tính chất bạo lực tác động tiêu cực đến nhận thức và hành vi của học sinh; (3) thiếu sự quan tâm, chăm sóc của những người thân trong gia đình, các thầy cô trong nhà trường; (4) công tác quản lý và giáo dục học sinh của các nhà trường chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, trách nhiệm của thầy cô đối với công tác quản

lý và giáo dục học sinh chưa cao; và (5) công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức trong xã hộ với cơ quan chức năng trong việc giáo dục và xử lý học sinh có hành vi bạo lực chưa được thường xuyên, ở một số nhà trường, sự phối kết hợp chỉ mang tính chất hành chính hoặc giải quyết theo hướng đơn giản hóa những vụ bạo lực đã xảy ra Nghiên cứu cũng khẳng định hiện tượng bạo lực học đường không chỉ gây ra những hậu quả cho học sinh về mặt tinh thần, thể xác, thậm chí cả về tính mạng mà còn gây hậu quả không tốt cho ngành giáo dục, cho cộng đồng và xã hội Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, nhận thức của các cơ quan hữu quan trong các trường THPT ở Thái Bình về bạo lực học đường còn thiếu sự thống

Trang 16

nhất và chưa được đề cao; một bộ phận không nhỏ giáo viên và phụ huynh học sinh vẫn coi bạo lực là một phương pháp giáo dục, coi một số hành vi bạo lực của học sinh như là một phần tất yếu đi cùng với tuổi học trò nên không quan tâm đúng mực tới các hành vi này [18]

Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu ở các lĩnh vực như xã hội học, tâm lý học, giáo dục học, tập trung tìm hiểu nhiều chiều cạnh khác nhau của bạo lực học đường Các công trình nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh về bạo lực học đường; thực trạng hành

vi bạo lực của nữ sinh trung học, một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT, những ảnh hưởng của nhóm bạn bè tới hành vi lệch chuẩn của học sinh; những ảnh hưởng của cha mẹ đến hành vi có vấn đề của trẻ vị thành niên; nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, đề xuất một số giải pháp khắc phục hiện tượng bạo lực học đường trong trường THPT tại một địa phương cụ thể, Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, các nghiên cứu về bạo lực học đường từ góc nhìn của công tác xã hội cho đến nay vẫn còn vắng bóng Vì vậy, nghiên cứu này dưới góc nhìn của công tác xã hội sẽ chỉ ra biểu hiện, phân tích nguyên nhân, hậu quả, đề xuất giải pháp đối với bạo lực học đường qua nghiên cứu

sự trải nghiệm, đánh giá của học sinh, giáo viên và phụ huynh trường THPT Hoàng Văn Thái, Tiền Hải, Thái Bình Đồng thời, nghiên cứu này cũng so sánh vai trò của giáo viên chủ nhiệm với vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Ý nghĩa khoa học của đề tài được thể hiện qua việc vận dụng các lý thuyết về

xã hội hóa cá nhân, lý thuyết học hỏi xã hội để phân tích bạo lực học đường nhằm cung cấp thêm một góc nhìn đối với bạo lực học đường từ tiếp cận công tác xã hội

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài được thể hiện qua hai khía cạnh sau:

Thứ nhất, từ kết quả nghiên cứu thực địa, đề tài làm rõ về bạo lực học đường qua nghiên cứu tại một địa bàn cụ thể, từ đó đề xuất giải pháp góp phần giảm bạo lực học đường

Thứ hai, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu học tập, tham khảo cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và những ai quan tâm nghiên cứu về bạo lực học đường

Trang 17

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Bạo lực học đường biểu hiện như thế nào?

- Câu hỏi 2: Những nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?

- Câu hỏi 3: Hậu quả của bạo lực học đường như thế nào?

- Câu hỏi 4: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm có điểm gì tương đồng so với vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học?

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này tìm hiểu góc nhìn của học sinh, giáo viên và phụ huynh về bạo lực học đường – một vấn đề khá nóng bỏng đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra

Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn lấy đó làm cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số khuyến nghị cụ thể góp phần làm hạn chế, giảm tình trạng bạo lực học đường hiện nay dưới góc độ của công tác xã hội

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài triển khai các nhiệm vụ sau đây:

- Tìm hiểu biểu hiện của bạo lực học đường

- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

- Đánh giá những hậu quả của bạo lực học đường

- So sánh vai trò của giáo viên chủ nhiệm với vai trò của nhân viên công tác

xã hội trong trường học

6 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: bạo lực học đường

- Khách thể nghiên cứu: học sinh, giáo viên và phụ huynh trường THPT Hoàng Văn Thái, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm khai thác những tài liệu sẵn có trên các bài báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến

Trang 18

“bạo lực học đường”, “yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT”, “nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT”, “hành vi bạo lực của nữ sinh trung học”, Những tài liệu này, sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan từ những nghiên cứu đi trước về vấn đề bạo lực học đường Những công trình nghiên cứu này, bao gồm cả tài liệu trong nước và tài liệu nước ngoài Việc phân tích đó sẽ giúp tác giả đưa ra những so sánh tương quan giữa các nghiên cứu khác nhau của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam về bạo lực học đường

xã Tây Phong, xã Tây Sơn, xã Tây Tiến; quan sát trong thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học tại các hành lang lớp học, khuôn viên nhà trường, quan sát một số tiết sinh hoạt của các lớp Trong quá trình này, tác giả đã quan sát cách thức giao tiếp, những hoạt động học tập, vui chơi của học sinh, các mối quan hệ, các buổi sinh hoạt lớp, các tiết giảng dạy kỹ năng sống của giáo viên, Cách thức quan sát được kết hợp giữa quan sát tham dự và quan sát không tham dự

Ở đây, tác giả đã ghi chép lại các thông tin do người được phỏng vấn cung cấp, hoàn toàn không can thiệp vào các dữ liệu của nghiên cứu bằng cái nhìn chủ quan của bản thân

âm lại toàn bộ các cuộc phỏng vấn và sau đó tiến hành gỡ băng ghi âm để có được thông tin dạng văn bản

Trang 19

Trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện 75 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó

có 30 học sinh: 10 học sinh lớp10 (trong đó: 02 nữ học lực Khá, 03 nữ học lực Trung bình, 02 nam học lực Khá, 03 nam học lực Trung bình); 10 học sinh lớp11 (trong đó: 03 nữ học lực Trung bình, 02 nữ học lực Khá, 02 nam học lực Khá, 02 nam học lực Trung bình, 01 nam học lực Yếu), 10 học sinh lớp 12 (trong đó: 02 nữ học lực Khá, 02 nữ học lực Trung bình, 02 nam học lực Khá, 03 nam học lực Trung bình, 01 nam học lực Yếu); 15 giáo viên (trong đó: 09 thầy giáo; 06 cô giáo), 30 phụ huynh học sinh (18 nữ, 12 nam) của trường THPT Hoàng Văn Thái

Trong quá trình phỏng vấn, tác giả đã được người cung cấp thông tin cho phép ghi âm lại toàn bộ cuộc phỏng vấn với mục đích phục vụ cho nghiên cứu, đồng thời để đảm bảo tính khuyết danh, tác giả đã đổi tên và sử dụng những tên giả gán cho từng trường hợp phỏng vấn Do đó, tên của những người trả lời phỏng vấn

và những người được đề cập đến trong các phỏng vấn sâu không phải là tên thật

7.4 Phương pháp thảo luận nhóm

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thảo luận 4 nhóm: 1 nhóm giáo viên, 3 nhóm học sinh thuộc 3 khối lớp 10, lớp 11, lớp 12 được chọn để nghiên cứu Một thảo luận nhóm với giáo viên được tiến hành từ 8h00 – 9h30 ngày 2/4/2013 với 20 thầy cô giáo hiện đang giảng dạy trực tiếp tại trường Ba thảo luận nhóm được tiến hành từ 10h00 – 11h00 ngày 4/4/2013 với 12 học sinh khối 10; 16h30 -17h30 ngày 4/4/2013 với 12 học sinh khối 11, 10h30 – 11h30 với 12 ngày 5/4/2013 học sinh khối 12 Hoạt động thảo luận nhóm được tiến hành trước để cho tất cả các thành viên có thể đưa ra ý kiến của mình về vấn đề bạo lực học đường Sau đó, dựa trên kết quả thảo luận nhóm, tác giả chọn lọc những ý chính và tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu

8 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Trường THPT Hoàng Văn Thái, huyện Tiền Hải, tỉnh

Thái Bình

- Về thời gian: từ tháng 10/2012 – 09/2013

- Về nội dung: Luận văn này, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu biểu hiện,

nguyên nhân, hậu quả của bạo lực học đường dưới góc nhìn của học sinh, giáo viên và phụ huynh; so sánh vai trò của giáo viên chủ nhiệm với vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học

Trang 20

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 02 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm 03 nội dung: các

khái niệm công cụ; bạo lực học đường từ góc nhìn của lý thuyết xã hội hóa cá nhân

và lý thuyết học hỏi xã hội; địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Hoàng Văn Thái, Tiền Hải, Thái Bình

Chương 2: Bạo lực học đường qua trải nghiệm, đánh giá của học sinh, giáo

viên và phụ huynh với 04 nội dung như sau: biểu hiện của bạo lực học đường; nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, giáo viên và phụ huynh; hậu quả của bạo lực học đường; so sánh vai trò của giáo viên chủ nhiệm với vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học

Trang 21

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm bạo lực

Bạo lực là một khái niệm có nội hàm rộng, có mối liên hệ mật thiết với khái niệm bạo lực học đường Cho đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bạo lực Có thể điểm qua một số khái niệm đáng lưu ý sau Theo Từ điển Tiếng Việt thì bạo lực được hiểu là: “Sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ” [23, tr.55] Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành

xử trong các quan hệ xã hội nói chung Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em,… Từ điển xã hội học do Gunter Endruweit và Gisela Trommsdorf chủ biên viết: “Bạo lực là các hành vi có khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực trong khuôn khổ quan hệ trên – dưới, một chiều dựa trên ưu thế bên ngoài, không có sự thừa nhận của người yếu thế” [30, tr.304] Còn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì cho rằng: “Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát” [41] Tác giả Lê Thị Quý viết: “Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với người khác hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát” [13, tr.17]

Như vậy, có thể hiểu bạo lực là việc làm gây tổn thương cho người khác cả

về thể xác và tinh thần Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung làm rõ cả hai hình thức bạo lực trên được phản ánh từ góc nhìn của học sinh, phụ huynh và giáo viên, trong đó bạo lực thể xác là những hành vi mà chủ thể gây ra bạo lực thường sử dụng

cơ bắp hoặc công cụ/hung khí gây nên sự đau đớn, tổn hại về thân thể đối với nạn nhân; bạo lực tinh thần là những lời nói, cử chỉ, thái độ mang tính chất lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, đe dọa với mục đích cảnh cáo, răn đe, phô trương thanh thế hoặc làm tổn thương tâm lý, khủng hoảng tinh thần cho đối phương

Trang 22

1.1.2 Khái niệm bạo lực học đường

Trước khi đưa ra khái niệm bạo lực học đường, tác giả muốn đề cập đến một khái niệm mang tính chất tương đồng mà nhiều người trên thế giới và ở Việt Nam thường sử dụng, đó là khái niệm bắt nạt học đường Ở các nước phương Tây, bắt nạt học đường cũng là một phần của bạo lực học đường và thậm chí nhiều khi họ còn đồng nhất giữa bắt nạt với bạo lực học đường

Tác giả Dan Olweus đã đưa ra định nghĩa theo một cách chung nhất, “bắt nạt trong trường học là những hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân” [34, tr.19] Bộ Dịch vụ sức khỏe và Nhân sinh Hoa

Kỳ (U.S Department of Health & Human Services) cho rằng “bắt nạt là hành vi gây hấn, hành vi không mong muốn ở những đứa trẻ đang độ tuổi đến trường có liên quan đến sự mất cân bằng về quyền lực hay nhận thức Các hành vi này được lặp đi lặp lại hoặc có khả năng lặp lại theo thời gian Cả những người bắt nạt và bị bắt nạt đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài” [39]

Như vậy, có thể hiểu bắt nạt học đường là hành vi thể hiện sức mạnh (về thể chất hoặc tinh thần) để đe dọa hoặc thực hiện các hành vi làm tổn thương người khác, nhằm mục kiểm soát và duy trì quyền lực với người bị bắt nạt, hành vi bắt nạt không xảy ra một lần mà lặp đi lặp lại theo thời gian giữa những bạn trong độ tuổi đến trường

Vậy khái niệm bạo lực học đường được hiểu như thế nào? Dưới đây, tác giả

sẽ đưa ra một số quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu đi trước

Xét từ góc độ văn hóa, “bạo lực học đường là một hiện tượng phản văn hóa, thể hiện lối ứng xử coi thường luật pháp, không chấp hành nội quy trường học, đi ngược lại và làm hoen ố những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong xã hội, trong nhà trường” [5, tr.27] Xét từ góc độ giáo dục, “bạo lực học đường là sự phản ánh kết quả giáo dục không được như mong muốn, là thước đo gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lượng ngược chiều với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống theo chuẩn mực văn hóa” [5, tr.28] Tác giả Oilchange cho rằng: “Bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở trường học Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn,… Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường Tuy nhiên,

Trang 23

trường hợp cực đoan như bắn và giết người cũng đã được liệt kê như là bạo lực học đường” [33]

Hiện nay, các nhà nghiên cứu còn nhiều tranh luận và chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra một định nghĩa, khái niệm cụ thể mang tính khoa học về bạo lực học đường Kế thừa những quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước, nghiên cứu

này sử dụng quan niệm, bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo

lực diễn ra trong môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc tinh thần cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường, hoặc giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau

1.1.3 Khái niệm công tác xã hội

Công tác xã hội có vai trò, vị trí rất quan trọng và mang ý nghĩa to lớn trong giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia Chính vì vậy, với lịch sử phát triển hơn 100 năm tại các nước Âu Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới, công tác xã hội đã được công nhận là một nghề quan trọng Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về công tác xã hội, có thể điểm qua một số định nghĩa tiêu biểu sau: Theo Lê Văn Phú (2004) thì Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW) cho rằng: “Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó” [21, tr.25] Tác giả còn liệt kê thêm khái niệm của Cơ sở thực hành công tác xã hội (Foundation of Social Work Practice): “công tác xã hội là một khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua khó khăn của họ và đạt được vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội Công tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu

đã được chứng minh, nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn cho công tác xã hội và xây dựng những kĩ năng chuyên môn hoá” [21, tr.25]

Hiệp hội các nhân viên xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW) cho rằng: “Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã

Trang 24

hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề” [32]

Như vậy, có thể hiểu công tác xã hội là một khoa học, một nghề thực hành, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế nhằm nâng cao năng lực, tăng cường hoặc khôi phục việc thực hiện các chức năng

xã hội của họ và tạo điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó

1.1.4 Khái niệm nhân viên công tác xã hội

Trong các tài liệu nước ngoài, thuật ngữ này có tên chung là Social worker Hiện nay, có rất nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng như: nhân viên xã hội, cán

sự xã hội, người trợ giúp, nhân viên công tác xã hội, Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010) thì Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp Quốc tế IASW (International Association of Social Workers) cho rằng: “Nhân viên công tác xã hội

là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ

có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống, tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa các cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn” [11,tr.143]

Như vậy, có thể hiểu nhân viên công tác xã hội là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về công tác xã hội, họ sử dụng những kiến thức và kỹ năng của mình để giúp cho xã hội thấy rõ trách nhiệm của họ đối với sự phát triển chung của xã hội, trợ giúp thân chủ tăng cường khả năng giải quyết và đối phó với các vấn

đề của mình thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội, tiếp cận các nguồn lực, thiết lập những mối quan hệ thuận lợi giữa thân chủ và môi trường của họ

1.2 Bạo lực học đường từ góc nhìn của lý thuyết xã hội hóa cá nhân và lý thuyết học hỏi xã hội

1.2.1 Bạo lực học đường từ góc nhìn của lý thuyết xã hội hóa cá nhân

Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội hóa, hay cụ thể hơn

là xã hội hóa cá nhân Có thể điểm qua một số định nghĩa đáng lưu ý như sau: tác

Trang 25

giả David Popenoe cho rằng “xã hội hóa là một quá trình, thông qua đó cá nhân phát triển nhân cách và học hởi được hành vi, lối sống của một xã hội hoặc một nhóm” [37] Từ điển Xã hội học của Nhà xuất bản Oxford viết: “Xã hội hóa là quá trình thông qua đó chúng ta học để trở thành những thành viên của xã hội, bằng cách tiếp thu những giá trị, chuẩn mực của xã hội và học tập đóng các vai trò xã hội” [40] Tác giả G.Andreeva thì cho rằng: “Xã hội hóa là quá trình hai mặt Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các mối quan hệ xã hội Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các

hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội” [4, tr.258-259]

Khi nhắc đến xã hội hóa cá nhân, không thể không đề cập đến môi trường xã hội hóa Đó chính là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác xã hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội [4, tr.260] Trong cuốn sách Xã hội học, tác giả Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng đã bàn đến các môi trường quan trọng của xã hội hóa cá nhân như gia đình, nhà trường, nhóm thành viên, thông tin đại chúng, nơi làm việc và nhà nước Nghiên cứu khái quát quan điểm của các tác giả về môi trường xã hội hóa cá nhân, tác giả luận văn nhận thấy

có những nội dung quan trọng như sau Thứ nhất, gia đình là môi trường xã hội hóa

đầu tiên và quan trọng bậc nhất của mỗi cá nhân bởi hầu hết mỗi cá nhân đều sinh

ra và lớn lên trong môi trường gia đình, có mối quan hệ tương tác mật thiết với các thành viên khác; từ đó các cá nhân dần hình thành nên nhân cách, giá trị của riêng bản thân thông qua việc học hỏi các kinh nghiệm, kỹ năng và tái tạo lại chúng trong

đời sống sinh hoạt hàng ngày Thứ hai, trường học là con đường chính thức, nơi mà

các cá nhân có thể tiếp thu các tri thức, kỹ năng lao động quan trọng, mở rộng dần

các mối quan hệ xã hội thông qua các mối tương tác như thầy cô, nhóm bạn,… Thứ

ba, nhóm thành viên là môi trường quan trọng thứ hai sau gia đình, là nơi mà các cá

nhân có thể thu nhận các kinh nghiệm xã hội theo cả con đường chính thống và không chính thống thông qua sự tương tác với các thành viên có cùng vị thế với mình Chính nhóm thành viên là nơi mà các cá nhân có thể dễ dàng chia sẻ cũng như dễ chịu ảnh hưởng về quan điểm, lối sống, kinh nghiệm, các giá trị, chuẩn mực, cách ứng xử,… V.C.Merlin đã khẳng định sự tác động của nhóm đối với cá nhân là thành viên của nó: “Đặc điểm của mối quan hệ đặc trưng trong nhóm có ý nghĩa

quyết định đối với sự hình thành nhân cách cá nhân” [4, tr.155] Thứ tư, thông tin

đại chúng cũng là nhân tố ngày càng chiếm vai trò quan trọng với các cá nhân bởi

Trang 26

thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta thu nhận được nguồn thông tin dồi dào, phong phú về các vấn đề, sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cho nên mỗi cá nhân ít nhiều đều bị ảnh hưởng bởi các định hướng, quan điểm trong đó, nhất là với thời điểm hiện nay, khi mà thông tin đại chúng đang trở

thành món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗi cá nhân Thứ năm, nơi làm việc (cơ

quan, công sở, tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội,…) là không gian thiết yếu đối với mỗi cá nhân bởi đây là nơi mà mỗi cá nhân phải hoàn thành các vai trò xã hội chính thức của mình thông qua việc tiếp nhận những kinh nghiệm xã hội và tái tạo lại

chúng Thứ sáu, nhà nước cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng trong

quá trình xã hội hóa cá nhân Nhà nước là nơi điều hành, điều tiết hoạt động của các

cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc Nhà nước ban hành các văn bản về luật pháp, các quy định, chính sách để định hướng hành vi cá nhân, có tác động không nhỏ đến đời sống của mỗi cá nhân [4]

Từ quan điểm của các tác giả kể trên, có thể khẳng định rằng, bản chất của xã hội hoá cá nhân là quá trình làm chuyển biến con người từ thực thể sinh học thành thực thể xã hội, quá trình hội nhập của cá nhân vào đời sống xã hội Đó là quá trình hình thành nhân cách, trong đó xảy ra sự cọ xát và thích ứng của cá nhân với các giá trị, chuẩn mực và các khuôn mẫu hành vi xã hội, qua đó cá nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội Như vậy, xã hội hóa không phải là quá trình một chiều chỉ tác động lên cá nhân, mà là một quá trình ảnh hưởng qua lại, thích nghi dần dần vào các môi trường xã hội hóa ở từng giai đoạn cụ thể trong vòng đời của mỗi cá nhân

để tiếp thu, luyện tập, học hỏi những chuẩn mực, những giá trị xã hội,… và làm tốt các vai trò xã hội, thực hiện sự hòa hợp vào đời sống cộng đồng

Trong nghiên cứu này, từ góc độ xã hội hóa cá nhân, tác giả tìm hiểu thông qua môi trường xã hội hóa như gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè, thông tin đại chúng… các cá nhân học hỏi các tri thức, kinh nghiệm xã hội như thế nào và vận dụng những điều đã được học trong cuộc sống ra sao Từ đó, tác giả có cơ sở khoa học để lý giải các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

1.2.2 Bạo lực học đường từ góc nhìn của lý thuyết học hỏi xã hội của Albert Bandura

Học hỏi xã hội là tập hợp nhiều lý thuyết của nhiều tác giả khác nhau, trong

đó nổi bật nhất là Albert Bandura Lý thuyết này tổng hợp cả hai mẫu học tập điều

Trang 27

kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa thao tác, đồng thời chú ý tới sự tương tác giữa người và môi trường Các lý thuyết này giải thích hành vi của con người như là kết quả của một quá trình học tập của các cá nhân thông qua sự tương tác giữa 3 yếu tố: nhận thức (kiến thức, mong đợi, thái độ), hành vi (kỹ năng, thực hành, hiệu quả bản thân) và môi trường (chuẩn mực xã hội, khả năng tiếp cận,…) Lý thuyết này cho rằng con người học hỏi được những điều mới là do nhận thức và tư duy về những điều mà họ trải nghiệm bằng cách sao chép từ hành vi của những người xung quanh [8, tr.2]

Theo Albert Bandura, học tập là kết quả của các mối quan hệ của một người với những người khác, ông đã làm những thí nghiệm để chứng minh rằng học tập xuất phát từ việc quan sát tích cực và bắc chước hành vi của những người khác Hay nói cách khác, quá trình học tập của con người dựa trên sự tiếp nhận và chọn lọc thông tin theo nhu cầu, khả năng riêng của mỗi cá nhân Từ những kinh nghiệm nghiên cứu Bandura thiết lập một hệ thống thao tác thực nghiệm bao gồm 04 bước cho toàn bộ quá trình học tập như sau: (1) Chú ý: nhận ra một hành vi nhất định nào

đó trong môi trường; (2) Lưu giữ trong trí nhớ: lưu giữ thông tin về hành vi trong trí nhớ; (3) Thực hiện: cá nhân lặp lại hành vi qua hành động; (4) Ðộng cơ: cảm nhận kết quả từ hành vi đã thực hiện hoặc hình dung đã thực hiện từ đó hình thành động

cơ để tiếp tục hoặc từ bỏ hành vi [8, tr.2]

Từ quan điểm của Bandura, trong nghiên cứu này, tác giả tập trung đi sâu tìm hiểu môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi bạo lực học đường của các cá nhân, các cá nhân đã tiếp xúc, lĩnh hội, học hỏi được những gì

từ môi trường xung quanh và áp dụng những điều mình học học hỏi ra sao

1.3 Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Hoàng Văn Thái, Tiền Hải, Thái Bình

Trường THPT Hoàng Văn Thái (tên gọi trước đây là Trường THPT Bán công Tây Tiền Hải) nằm ở khu 4, thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải - một huyện ven biển ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Bình Năm 2011, Trường được đổi tên thành Trường THPT Hoàng Văn Thái theo Quyết định số 1028/QĐ-UBND ngày 30/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Trường được thành lập theo chủ trương xã hội hóa giáo dục theo hướng mở rộng quy mô và các loại hình trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của con em nhân dân các xã khu Tây, khu

Nam và khu Đông của huyện Tiền Hải Mỗi năm nhà trường tuyển sinh trung bình

Trang 28

khoảng 250 em học sinh đến từ 35 xã trong huyện với mức điểm chuẩn thấp hơn so với 3 trường chính của huyện là trường THPT Tây Tiền Hải, trường THPT Nam

Qua tìm hiểu và quan sát thực địa, tác giả nhận thấy nhà trường có hệ thống

cơ sở vật chất khá khang trang Theo thông tin từ website chính thức của nhà trường: trường có dãy phòng học nhà 3 tầng xây mới kiên cố với 18 phòng học và 1 dãy nhà học 1 tầng 6 phòng, đảm bảo diện tích, bàn ghế, ánh sáng, quạt mát Nhà trường có hệ thống các phòng chức năng phục vụ hiệu quả hoạt động dạy và học như: phòng máy tính thực hành tin học, phòng thư viện điện tử, thư viện truyền thống, phòng thiết bị, đồ dùng, phòng y tế,… và các công trình phụ trợ khác như nhà ăn, nhà bếp một chiều, máy phát điện công suất lớn,… Nhà trường có đội ngũ giáo viên cơ hữu trẻ, nhiệt tình, đội ngũ giáo viên thỉnh giảng luôn tâm huyết với nghề, có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy và quản lý học sinh Với đội ngũ hơn 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trong đó có 1 thạc sĩ, 2 giáo viên đang theo học sau đại học) đều đạt chuẩn trở lên là điểm tựa tin cậy cho các học sinh nhà trường Nhà trường có hệ thống các tổ chức, đoàn thể, hoạt động tích cực như: Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Ban đại diện cha mẹ học sinh, đặc biệt là hoạt động của các câu lạc văn hoá, thể thao, giới tính, Nhà trường thực hiện giảng dạy theo chương trình chuẩn giáo dục THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dưới sự quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình Với phương châm giáo dục thực, chất lượng thực, giáo dục gắn liền với đời sống, nhà trường còn lồng ghép các chương trình, các hoạt động giáo dục kỹ năng, giáo dục hướng nghiệp, các lớp luyện thi đại học, chú trọng giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức làm người cho học sinh Nhà trường còn được tổ chức “Đông – Tây hội ngộ” thuộc Ngân hàng Thế giới và Hội khuyến học tỉnh Thái Bình cấp học bổng cho học sinh nghèo trong 3 năm học THPT Năm học 2011-1012 có 50 em được nhận học bổng này Mỗi suất học bổng được 90USD/1 năm học Hàng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp của trường khá cao khoảng trên 90% Đặc biệt, năm học 2010-2011 tỷ lệ tốt nghiệpTHPT lên tới 99,37% Đội tuyển học sinh giỏi văn hoá thi chung khảo toàn tỉnh Thái Bình, xếp thứ 3 Đầu vào thấp, nhưng kỳ thi Đại học năm 2011 đã có 30 học sinh đỗ đại học Đây chính là những tín hiệu đáng mừng và khả quan về chất lượng giáo dục của nhà trường và định hướng ban đầu mà trường đã đặt ra [20]

Trang 29

CHƯƠNG 2: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG QUA TRẢI NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ

CỦA HỌC SINH, GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH

2.1 Biểu hiện của bạo lực học đường

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu, phân tích quan niệm của học sinh, giáo viên

và phụ huynh về biểu hiện của bạo lực học đường, tác giả sẽ trình bày một câu chuyện về bạo lực học đường giữa học sinh đã ghi nhận được trong quá trình nghiên cứu Câu chuyện này cho chúng ta thấy nhiều vấn đề đặt ra đối với bạo lực học đường

và hỏi chuyện thì mới biết em bị đánh Tuy nhiên, em không nói lý do tại sao và dặn người nhà không được bảo ai vì đó là chuyện bạn bè, nếu nói ra em sẽ không dám

đi học nữa vì sợ bị đánh tiếp

Sau khi khám ở Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải, em được giới thiệu chuyển lên tuyến trên là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình Các bác sĩ kết luận em phải nhập viện và mổ vì chẩn đoán có máu tụ ở đầu Gia đình em rất bức xúc nhưng

vì lo lắng cho con trai nên cũng chỉ xin phép nhà trường nghỉ học cho con Biết chuyện, Công an huyện Tiền Hải và nhà trường đã vào cuộc để điều tra và tìm hiểu căn nguyên sự việc trên Nhà trường cũng đã xử lý kỷ luật với hình thức đuổi học vĩnh viễn với Hoàn, Duy và Phong Phụ huynh của Hoàn, Duy, Phong thường xuyên đến bệnh viện thăm Huy và khóc lóc xin gia đình Huy không làm đơn mà để

Trang 30

hai bên gia đình tự hòa giải Hoàn cảnh của gia đình Hoàn, Duy, Phong đều có chút đặc biệt: bố Phong mất sớm, mẹ là giáo viên, vì mải lo cuộc sống cho gia đình nên

ít có thời gian quan tâm đến con cái Gia đình Hoàn và Duy cũng có nhiều trục trặc,

bố mẹ hay xảy ra mâu thuẫn, xung đột Hoàn, Duy, Phong cũng rất hối hận về những hành vi sai trái của mình Các em đều không nghĩ sự việc lại đi xa đến thế, vốn dĩ Phong rủ Duy và Hoàn đánh Huy chỉ với mục đích dằn mặt, cảnh cáo Huy

do Huy thích một bạn cùng lớp – là người yêu cũ của Phong Duy và Hoàn là bạn của Phong nên khi được Phong nhờ cậy thì đồng ý luôn Lúc đầu, cha mẹ Huy cũng rất bực bội, muốn làm căng nhưng thấy các gia đình đều chủ động nhận lỗi, lại mỗi nhà một hoàn cảnh và cũng chi trả toàn bộ chi phí điều trị cũng như chăm sóc Huy rất chu đáo nên gia đình Huy cũng nguôi ngoai và bỏ qua, không làm đơn để truy tố nữa

Sau 2 tuần điều trị, Huy được đưa về nhà Hiện nay, vết thương tuy đã lành nhưng để lại một vết sẹo dài trên đầu Điều này càng làm em trầm tính hơn trước, ít giao lưu và tiếp xúc với bạn bè hơn

Câu chuyện trên cho thấy, bạo lực học đường là vấn đề có thực, đang tồn tại

ở trường THPT Hoàng Văn Thái, và được nhiều người quan tâm Từ câu chuyện thực tế này, tác giả muốn tìm hiểu sâu quan niệm của học sinh, giáo viên và phụ huynh về biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực học đường tại một trường THPT cụ thể Đồng thời, tác giả cũng sẽ so sánh vai trò của người giáo viên chủ nhiệm với vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học

2.1.1 Quan niệm về bạo lực học đường

2.1.1.1 Quan niệm về bạo lực học đường của học sinh

Về quan niệm của học sinh đối với bạo lực học đường Kết quả nghiên cứu

chỉ ra rằng, nhìn nhận của học sinh về bạo lực học đường rất khác nhau Thứ nhất,

nhiều học sinh hiểu biết khá tốt về bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh Điều này được minh chứng cụ thể qua nhiều phỏng vấn sâu Một số trích đoạn phỏng vấn sâu sau đây minh họa điều đó:

“Theo em, đó là việc học sinh gây gổ, đánh chửi nhau để trả thù, dằn mặt,

bêu xấu hình ảnh của nhau trước mặt người khác Bọn em cũng từng chứng kiến nhiều vụ rồi, đôi lúc cũng thấy sợ sợ” (PVS nữ sinh lớp 11, học lực Khá)

Trang 31

“Cái từ bạo lực học đường nghe hơi lạ chị à, em nghĩ đó là việc gây gổ đánh

nhau giữa các bạn học sinh gây thương tích trên cơ thể, cũng có bạn bị nặng quá phải phải đi viện đấy chị ạ Con trai bọn em thường đánh nhau nhiều hơn con gái, con gái chỉ chửi nhau, túm tóc hoặc tát nhau thôi” (PVS nam sinh lớp 11, học lực

Trung bình)

“Bạo lực học đường là việc các bạn ấy đánh nhau hoặc gây sự với nhau, em

chỉ nghe thôi chứ chưa xem nên cũng không rõ nữa ạ” (PVS nữ sinh lớp 10, học lực

Khá)

Như vậy, kết quả cho thấy, nhiều học sinh có những hiểu biết nhất định về bạo lực học đường Học sinh cho rằng bạo lực học đường là những lời nói mang tính chất miệt thị, xúc phạm nhân phẩm của người khác, là những hành vi diễn ra trong môi trường học đường gây tổn hại cả về thể chất lẫn tinh thần Khi được phỏng vấn thì đa số học sinh đều trả lời là đã tận mắt chứng kiến hoặc được biết về các vụ bạo lực học đường qua lời kể của bạn bè

Thứ hai, số ít học sinh cho rằng bên cạnh việc học sinh sử dụng sức mạnh

của cơ thể hoặc ngôn từ để gây bạo lực với nhau, còn có một số giáo viên trong trường sử dụng bạo lực với học sinh như đánh đập, mắng chửi,… và ngược lại, cũng có một số học sinh có sử dụng bạo lực với thầy cô như ném gạch đá với mục

đích trả thù Bàn về điều này, một học sinh nữ tâm sự: “Theo em, bạo lực học

đường là những hành động của các bạn học sinh với nhau để giải quyết mâu thuẫn, xích mích ví dụ như gây gổ, đánh nhau, hoặc dùng những lời nói để làm xấu hình ảnh của nhau trước mặt mọi người, cũng có lúc các bạn kéo người quen hoặc người nhà đến đánh, có những bạn sợ quá còn không dám đi học nữa đấy ạ Ngoài ra, cũng có khi thầy giáo đánh chửi học sinh hoặc học sinh ném gạch đá vào thầy cô giáo để trả thù” (PVS nữ sinh lớp 12, học lực Khá) Học sinh này quan niệm rằng

bạo lực học đường xảy ra giữa học sinh để giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng bằng các hành động như đánh nhau, rủ rê người quen hoặc người nhà đến đánh nạn nhân hoặc dùng những lời nói để xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nạn nhân Bên cạnh

đó, học sinh này còn đề cập đến hình thức bạo lực của giáo viên với học sinh như việc mắng chửi học sinh trong các giờ học Thêm vào đó, hình thức học sinh trả thù bằng cách ném gạch đá vào giáo viên trên đường khi họ không chú ý cũng được người cung cấp thông tin đề cập đến

Trang 32

Một học sinh khác chia sẻ: “Bạo lực học đường là những sự việc đánh lộn

lẫn nhau, chửi nhau của giữa học sinh với nhau, cũng có khi giáo viên chửi mắng học sinh hoặc cầm thước đánh học sinh khi học sinh hư hay học kém, không chịu nghe giảng, làm bài” (PVS nam sinh lớp 12, học lực Khá) Ngoài việc đề cập đến

hình thức đánh, chửi nhau giữa các học sinh với nhau, học sinh này còn nhắc đến việc giáo viên dùng bạo lực với học sinh trong các giờ học đối với những học sinh chưa ngoan, những học sinh có học lực yếu, kém, lười học, hay phá quấy trong giờ bằng các hình thức khác nhau như mắng chửi, đánh đập,…

Từ các thông tin định tính trên cho thấy, quan niệm của số ít học sinh cho rằng bạo lực học đường không chỉ là những hành vi gây gổ, đánh nhau, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm giữa học sinh với học sinh mà còn là những hành vi như quát mắng, đánh đập,… của một số giáo viên với học sinh hoặc các hành vi của học sinh như ném gạch đá để trả thù các giáo viên Có thể thấy rằng, bạo lực học đường đã

và đang diễn ra tại địa bàn nghiên cứu giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh và học sinh với giáo viên

Thứ ba, không có học sinh nào đề cập đến bạo lực giữa học sinh với cán bộ

công nhân viên trong nhà trường và ngược lại, hoặc giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau

Như vậy, có thể kết luận rằng, có sự khác nhau trong quan niệm của học sinh

về bạo lực học đường Tác giả nhận thấy có ba nội dung chính được đề cập đến

Thứ nhất, nhiều học sinh hiểu biết khá tốt về khái niệm bạo lực giữa các học sinh

với nhau Các em cho rằng bạo lực học đường là những lời nói mang tính chất miệt thị, xúc phạm nhân phẩm của người khác, là những hành vi bạo lực diễn ra trong

môi trường học đường gây tổn hại cả về thể chất lẫn tinh thần Thứ hai, số ít học

sinh quan niệm rằng một số giáo viên trong trường có sử dụng bạo lực với học sinh như đánh đập, mắng chửi,… và ngược lại, cũng có một số học sinh quan niệm rằng

học sinh có sử dụng bạo lực với thầy cô như ném gạch đá với mục đích trả thù Thứ

ba, không có học sinh nào đề cập đến bạo lực giữa học sinh với cán bộ công nhân

viên trong nhà trường và ngược lại, hoặc là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau

2.1.1.2 Quan niệm về bạo lực học đường của giáo viên

Tác giả nhận thấy quan niệm của giáo viên về bạo lực học đường có một số điểm tương đồng so với quan niệm của học sinh Do hầu hết các thông tin phỏng

Trang 33

vấn sâu thu được ở mục này là khá trùng lặp nên tác giả sẽ trích dẫn một phỏng vấn

sâu tiêu biểu: “Bạo lực học đường là các hành vi xâm phạm có chủ ý nhằm xúc

phạm nhân phẩm hoặc gây tổn thương đến thể chất hoặc tinh thần của người khác; không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà còn xảy ra bên ngoài nhà trường, hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở nhóm học sinh, có cả nam với nam, nữ với nữ Chúng tôi cũng cho rằng, nếu các thầy cô giáo mà mắng chửi, xúc phạm nhân phẩm của học sinh hoặc đánh đập, hành hạ các em thì cũng là một hình thức của bạo lực học đường và ngược lại, học sinh mà có ý đồ hành hung giáo viên thì cũng

là bạo lực” (TLN giáo viên) Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, hầu hết giáo viên có

hiểu biết kỹ càng về bạo lực học đường Các giáo viên đều đồng tình với quan niệm bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chủ ý nhằm gây tổn thương về thể chất hoặc tinh thần với các nạn nhân ở trong khuôn viên nhà trường hoặc ngoài trường học Bên cạnh đó, các giáo viên còn nhận định được các hành vi của bạo lực học đường một cách khá đầy đủ, đó là các hành vi như đánh đập, hành hạ, mắng chửi giữa học sinh – học sinh, học sinh – giáo viên và ngược lại Tuy nhiên, trong suốt quá trình thu thập thông tin tại thực địa, tác giả nhận thấy, không có giáo viên nào đề cập đến hình thức bạo lực giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau

Từ những thông tin thu thập được từ các giáo viên, tác giả nhận thấy có hai

điểm nổi bật sau Thứ nhất, giáo viên nhận diện được khá đầy đủ, kỹ càng về bạo

lực học đường Các giáo viên quan niệm rằng bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chủ ý giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh và ngược lại, xảy ra cả trong và ngoài khuôn viên nhà trường nhằm xúc phạm nhân phẩm, gây tổn

hại đến thể chất và tinh thần của người khác Thứ hai, không có giáo viên nào đề

cập đến vấn đề bạo lực giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau Ở điểm này, quan niệm của học sinh và giáo viên đã có sự tương đồng

2.1.1.3 Quan niệm về bạo lực học đường của phụ huynh

Thứ nhất, nhiều phụ huynh cho rằng bạo lực học đường là những biểu hiện

về mặt hành vi mang tính đe dọa, khủng bố người khác, để lại những thương tích

trên cơ thể, tạo cú sốc tinh thần cho các nạn nhân Một phụ huynh chia sẻ: “Chúng

tôi thường gọi đó là đánh nhau chứ ít khi nói đến từ bạo lực học đường Ở các trường học thì năm nào chẳng có đánh nhau, các trường cấp 3 thì thường xảy ra nhiều vào khoảng đầu năm, ma cũ bắt nạt các ma mới” (PVS nữ, 48 tuổi) Người

cung cấp thông tin này thường sử dụng từ “đánh nhau” thay cho từ bạo lực học

Trang 34

đường bởi nó gần gũi với đời sống hàng ngày của họ Phụ huynh này cho rằng hiện tượng “đánh nhau” thường xảy ra trong các trường học nhưng tập trung nhiều hơn ở khối THPT và đặc biệt là những học sinh mới nhập học thường là nạn nhân của bạo lực học đường nhiều hơn

Một phụ huynh khác chia sẻ: “Khi bị các bạn khác đánh đập hoặc bị nhóm

thanh niên khác ngoài trường đánh đập các em về cũng rất sợ hãi, không dám đi học những buổi sau, cô cũng lo lắm, hồi đó phải nhờ xe ô tô của xã để cho em nó đi nhờ mới yên tâm đấy” (PVS nữ, 43 tuổi) Người cung cấp thông tin này cho rằng

bạo lực học đường là việc các học sinh, nhóm thanh niên ngoài trường sử dụng vũ lực đối với học sinh gây nên tổn thương về thể chất và cú sốc về tinh thần đối với nạn nhân

Qua những thông tin định tính trên, có thể thấy rằng hầu hết phụ huynh học sinh nhận diện về bạo lực học đường chủ yếu qua các hình thức biểu hiện bên ngoài

về mặt hành vi, có thể quan sát được qua những vết bầm tím, xây xát trên cơ thể của nạn nhân Bạo lực học đường xảy ra chủ yếu giữa học sinh với học sinh hoặc học sinh hoặc nhóm thanh niên khác với học sinh trong trường

Thứ hai, trong quá trình thu thập thông tin, tác giả nhận thấy không có phụ

huynh nào đề cập đến bạo lực giữa thầy cô giáo với học sinh và ngược lại hoặc các cán bộ, giáo viên trong trường với nhau

Những thông tin trên cho thấy, có sự khác nhau về quan niệm của phụ huynh

với học sinh và giáo viên Thứ nhất, phụ huynh học sinh cho rằng bạo lực học

đường chỉ là những hành vi gây tổn hại về mặt thể chất cho học sinh diễn ra cả trong và ngoài khuôn viên trường học Đây là điểm khác biệt với quan niệm của học

sinh và giáo viên Thứ hai, không phụ huynh nào đề cập đến hành vi bạo lực giữa

thầy cô giáo bạo lực với học sinh và ngược lại hoặc các cán bộ, giáo viên trong trường với nhau Điểm này, có sự tương đồng so với quan niệm của giáo viên

2.1.2 Hình thức biểu hiện của bạo lực học đường

2.1.2.1 Hình thức biểu hiện của bạo lực học đường từ góc nhìn của học sinh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác nhau trong quan niệm của học sinh

về hình thức biểu hiện của bạo lực học đường Thứ nhất, nhiều học sinh cho rằng

bạo lực học đường là việc học sinh gây gổ, đánh nhau,… gây tổn thương về mặt thể chất Một số phỏng vấn sâu sau nói lên điều đó:

Trang 35

“Em thấy nhẹ thì các bạn đánh, đấm, đạp nhau là chuyện bình thường, làm

gì có vụ nào mà không như thế ạ, nặng là cầm dao, côn đánh nhau” (PVS nam sinh

lớp 11, học lực Trung bình)

“Bạo lực học đường là việc các bạn ấy đánh nhau hoặc gây sự với nhau Em

chỉ nghe thôi chứ chưa xem nên cũng không rõ nữa ạ” (PVS nữ sinh lớp 10, học lực

Khá) Ý kiến của học sinh này khá trùng lặp với ý kiến của nhiều bạn khác, học sinh này nhìn nhận hình thức của bạo lực học đường là việc gây gổ đánh nhau giữa học sinh với học sinh Tuy nhiên, nữ sinh này chưa chứng kiến trực tiếp cảnh bạo lực

mà chỉ nghe kể gián tiếp qua những người khác

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh đã nhận diện khá rõ ràng các hình thức biểu hiện của bạo lực học đường về mặt thể chất Sở dĩ như vậy, bởi những hành vi trên thường xảy ra trong hoặc ngoài khuôn viên nhà trường với tần suất nhiều vào khoảng thời gian đầu năm học mới và giữa năm học Nhiều học sinh đều cho rằng bạo lực học đường là các hành vi như gây gổ, đánh nhau (đấm, đá, tát, ) do mâu thuẫn giữa các bạn học sinh Sở dĩ học sinh có thể trả lời khá rõ ràng

về các hành vi bạo lực thể chất là do tư duy, nhận thức của các em lứa tuổi học sinh THPT đã khá đầy đủ, hoàn thiện Hơn thế nữa, thời gian gần đây các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi, internet cũng đề cập khá nhiều đến vấn đề này Điều này cho thấy, học sinh có thể nhận diện được vấn đề bạo lực học đường

từ nhiều kênh thông tin khác nhau Nhưng nếu chỉ dừng lại ở những hành vi đánh nhau có sử dụng hoặc không sử dụng hung khí, gây tổn thương đến nạn nhân về mặt thể chất, mới được gọi bạo lực học đường thì chưa đầy đủ

Thứ hai, nhiều học sinh nhận diện được hình thức bạo lực về mặt tinh thần

Một học sinh chia sẻ: “Có nhiều bạn muốn làm xấu hình ảnh của nhau bằng cách

nói đểu, nói châm chọc trước mặt mọi người, thậm chí còn chụp ảnh dìm hàng các bạn rồi truyền cho các bạn khác xem” (PVS nam sinh lớp 12, học lực Trung bình)

Người được phỏng vấn này đã đề cập thêm một hình thức khác của bạo lực học đường Đó là những hành vi bạo lực về mặt tinh thần nhằm trấn áp tinh thần của những nạn nhân như nói châm chọc, cạnh khóe, chụp những bức ảnh về nạn nhân

để bôi nhọ nhân phẩm, danh dự của nạn nhân,… Đây cũng là điểm tương đồng với quan niệm của nhiều học sinh khác Trên thực tế, những hành vi này đã và đang diễn ra với mức độ ngày càng tăng, nghiêm trọng mà truyền thông gần đây đề cập

Trang 36

đến rất nhiều Vì vậy, cũng rất dễ hiểu vì sao học sinh nhận diện được hình thức bạo lực tinh thần này

Thứ ba, gần một nửa số học sinh được phỏng vấn có đề cập đến hình thức đe

dọa của nhóm thanh niên ngoài trường với mục đích trục lợi Một số phỏng vấn sâu sau minh họa điều đó:

“Hồi mới vào học, em còn bị mấy anh chặn đường rồi xin luôn đôi dép, may

là lúc đó trong túi em cũng chẳng có đồng nào không thì cũng bị xin luôn rồi” (PVS

nam sinh, lớp 10, học lực Trung bình)

Một nam sinh lớp 10 khác chia sẻ: “mấy anh ấy chỉ hay xin xỏ những ma mới

như chúng em thôi, ở gần nhà em có mấy anh chị học trên em một lớp có bị sao đâu Hôm đấy em cũng bị chặn lại giữa đường nhưng em xin và bảo em không có tiền, nhà em nghèo lắm nên các anh ấy cho đi luôn” (PVS nam sinh lớp 10, học lực

Từ những thông tin thu thập ở trên, tác giả nhận thấy quá trình nhận thức của học sinh về các hình thức bạo lực học đường còn sơ sài, chưa đầy đủ, chưa nắm được bản chất của hiện tượng Học sinh chủ yếu chỉ nhận diện được các hình thức bạo lực học đường qua quan sát trực tiếp những tổn thương về mặt thể chất đối với nạn nhân Số lượng học sinh nhận thức được những hành vi gây tổn thương về tinh thần, kinh tế chiếm tỉ lệ không nhiều do những hậu quả tác động tới cảm xúc, suy nghĩ của đối tượng chịu bạo lực học đường khó có thể nhìn thấy được ngay tức thời

Có thể kết luận rằng, nhiều học sinh cho rằng hình thức biểu hiện của bạo lực

học đường gồm ba loại Thứ nhất, hình thức bạo lực học đường về mặt thể chất, đó

là những hành vi gây gổ đánh nhau gây thương tích Thứ hai, hình thức bạo lực về

mặt tinh thần với những biểu hiện cụ thể như dùng ngôn từ để châm chọc, miệt thị,

quay video clip “dìm hàng”,… Thứ ba, hình thức đe dọa để lấy đi tiền bạc, vật dụng

của học sinh của các thanh niên ngoài trường

Trang 37

2.1.2.2 Hình thức biểu hiện của bạo lực học đường từ góc nhìn của giáo viên

Khác với quan niệm của học sinh, giáo viên trường THPT Hoàng Văn Thái nhận diện về các hình thức biểu hiện của bạo lực học đường khá rõ ràng, đầy đủ Có

bốn khía cạnh được đề cập đến, cụ thể là: thứ nhất, biểu hiện về mặt thể chất Hầu

hết các giáo viên được phỏng vấn đều đề cập đến hình thức này Dưới đây là một vài phỏng vấn sâu minh họa điều đó:

“Hiện tượng bạo lực học đường ở nhà trường không phức tạp lắm vì nhà

trường làm rất quyết liệt, chỉ là những dạng xô xát nhỏ, bạt tai nhau, chứ còn đánh gây thương tích thì không có Nhà trường làm quyết liệt thì đưa ra ngoài đánh nhau” (PVS thầy giáo, 57 tuổi) Theo ý kiến của một lãnh đạo nhà trường thì các

biểu hiện của bạo lực xảy ra trong trường thường là những xô xát nhỏ giữa những học sinh với nhau nên không xảy ra các hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất, nếu như trong trường các em không giải quyết được mâu thuẫn với nhau thì một số em

có xu thế sử dụng bạo lực ngoài khuôn viên nhà trường

Một thầy giáo khác nói: “Trường này chưa có hiện tượng dùng dao, xé quần

xé áo mà chỉ dằn mặt nhau, những năm trước, cũng có những hiện tượng học sinh đánh nhau đi viện, cách đây vài năm thì có 1 học sinh đi viện 103” (PVS thầy giáo

45 tuổi) Thầy giáo này khẳng định rằng, trong trường chưa xuất hiện hình thức sử dụng các phương tiện nguy hiểm trong các vụ bạo lực Tuy nhiên, người được phỏng vấn có đề cập đến những bạo lực để lại hậu quả nghiêm trọng vào thời điểm trước khi tác giả tiến hành nghiên cứu Có thể nói rằng, bạo lực học đường đã từng tồn tại ở ngôi trường này với tính chất phức tạp, nguy hiểm

Như vậy, theo quan niệm của các giáo viên thì hình thức biểu hiện của bạo lực về mặt thể chất giữa học sinh với học sinh tại ngôi trường này chỉ là những hành

vi xô xát nhỏ, bạt tai nhau với mục đích “dạy dỗ” “dằn mặt” các nạn nhân hoặc để

“khẳng định mình” Các vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng cũng được một số giáo viên đề cập đến nhưng lại xảy ra trước thời điểm tác giả tiến hành nghiên cứu một vài năm Tuy nhiên, vụ việc xảy ra đối với Huy – nhân vật được nhắc đến trong câu chuyện phía trên thì hầu như các giáo viên đề không đề cập đến, chỉ khi tác giả chủ động phỏng vấn riêng thì giáo viên mới nhắc đến nhưng những thông tin thu thập được rất chung chung Như vậy, có thể nói rằng đối với những vụ việc để lại hậu quả nặng nề như của trường hợp của Huy tuy xảy ra rất ít tại ngôi trường này nhưng

Trang 38

các giáo viên có xu hướng lảng tránh, không muốn đề cập đến vì sợ ảnh hưởng đến

uy tín chung của nhà trường

Thứ hai, biểu hiện về mặt tinh thần Có nhiều ý kiến xoay quanh chiều cạnh

này Các phỏng vấn sâu dưới đây làm rõ điều đó:

“Thỉnh thoảng, cũng có những em mắng chửi, xúc phạm nhau để bôi xấu

danh dự, hiện tượng này xảy ra với nữ là nhiều” (PVS cô giáo, 38 tuổi)

“Các em nó ghen ghét nhau, không đánh nhau được thì xúc phạm nhau, chì

chiết nhau để hạ thấp giá trị bản thân của nhau Hiện tượng này thường xuyên xảy

ra với các em nữ vì con gái ít đánh nhau lắm, thỉnh thoảng chúng tôi mới phải xử lý một vụ đánh nhau của các em nữ” (PVS cô giáo, 41 tuổi)

Có thể thấy rằng, biểu hiện của bạo lực học đường về mặt tinh thần, là những lời nói mang tính chất nhục mạ, xúc phạm nhân phẩm của nạn nhân Theo các ý kiến chia sẻ của giáo viên thì hình thức này xảy ra với các học sinh nữ là chủ yếu

Như đã đề cập ở trên, giáo viên đã nhận diện đúng các hình thức biểu hiện của bạo lực học đường về mặt thể chất và tinh thần bởi tư duy, nhận thức của các giáo viên rất sâu rộng Hơn thế nữa, nhà trường cũng luôn quán triệt sâu sắc về bạo lực học đường để nhằm hạn chế, giảm thiểu đến mức tối đa tác động tiêu cực của vấn đề này

Thứ ba, hình thức bạo lực giữa các thanh niên bên ngoài trường với học sinh

trong trường Những phỏng vấn sau minh họa điều đó:

“Hiện tượng các thanh niên bên ngoài đánh học sinh vào giờ tan học chỉ vì

ngứa mắt cũng còn nhiều, thậm chí còn sử dụng gậy gộc hoặc dao bấm để hăm dọa Chúng tôi cũng rất khó kiểm soát được điều này, có những em còn bị chặn đường

để xin tiền bạc hoặc đồ dùng” (PVS cô giáo, 38 tuổi)

“Hiện tượng những nam thanh niên ngoài trường chặn đường các em học

sinh trên đường đi học về để trêu đùa, dọa dẫm hay xin xỏ tiền bạc, đồ dùng hàng năm vẫn xảy ra, nhà trường chúng tôi đã cố gắng tìm biện pháp hạn chế nhưng mỗi năm lại có nhóm khác nhau và diễn ra ở các địa điểm khác nhau nên rất khó để loại trừ hiện tượng này” (PVS thầy giáo, 47 tuổi)

Theo các thông tin đã thu thập được, ngoài hình thức bạo lực giữa học sinh trong trường với nhau thì các thầy cô giáo còn đề cập đến một hiện tượng khác Đó

là việc thanh niên bên ngoài trường học thường xuyên chặn đường, gây bạo lực với

Trang 39

học sinh Hành vi này xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau như trêu đùa, dọa nạt, đánh đập, “xin tiền” hoặc “lấy đồ dùng” của các em học sinh trong trường trên đường đi học về

Thứ tư, hình thức móc nối tìm sự hỗ trợ của các em học sinh trong trường với

những thanh niên khác ngoài trường Một thầy giáo chia sẻ: “Đôi khi học sinh trong

trường mâu thuẫn với nhau rồi nhờ thanh niên xấu bên ngoài đón đường đánh nên nhà trường phải ngăn chặn điện thoại di động rất quyết liệt để hạn chế trường hợp các em trong trường móc nối với thanh niên hư bên ngoài đánh đập, gây ảnh hưởng nặng nề đến các em học sinh và nhà trường” (PVS thầy giáo 57 tuổi) Người cung

cấp thông tin đã đề cập đến một hình thức biểu hiện khác đó là việc móc nối, tìm sự

hỗ trợ Một số học sinh trong trường do không giải quyết được những mâu thuẫn, xích mích nên đã sử dụng điện thoại di động để nhờ nhóm thanh niên ngoài trường

sử dụng bạo lực với các nạn nhân

Tổng hợp lại các ý kiến của giáo viên về hình thức biểu hiện của bạo lực học

đường, tác giả thấy nổi lên bốn điểm chính Thứ nhất, bạo lực học đường về mặt thể

chất, là những hình thức biểu hiện như những xô xát nhỏ, bạt tai nhau, đánh nhau,…

Thứ hai, bạo lực học đường về mặt tinh thần là những biểu hiện như mắng chửi, xúc

phạm nhau ở các học sinh nữ Thứ ba, hình thức hăm dọa của những thanh niên

ngoài trường để lấy đi tiền bạc, tư trang của học sinh Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ba quan niệm này của giáo viên khá trùng lặp với các ý kiến chia sẻ của học

sinh Thứ tư, hình thức liên hệ, móc nối của những học sinh trong trường với nhóm

thanh niên ngoài trường để nhờ giải quyết mâu thuẫn Đây là điểm khác biệt so với quan niệm của học sinh

2.1.2.3 Hình thức biểu hiện của bạo lực học đường từ góc nhìn của phụ huynh

Qua tìm hiểu quan niệm của phụ huynh về hình thức biểu hiện của bạo lực

học đường, tác giả nhận thấy phụ huynh có hai quan niệm chính Thứ nhất, phần lớn

phụ huynh học sinh đều nhận diện được các hình thức biểu hiện của bạo lực học đường về mặt thể chất bởi họ thường chú ý, quan sát đến những vết xây xát, bầm tím trên cơ thể của con em mình (nếu là nạn nhân của bạo lực học đường), rất ít phụ huynh đề cập đến bạo lực về mặt tinh thần bởi họ rất ít khi chứng kiến, khó có thể

quan sát được các biểu hiện của nạn nhân Một phụ huynh chia sẻ: “Thực tế, tôi

cũng chỉ được nghe kể lại chứ có bao giờ chứng kiến các vụ học sinh đánh nhau

Trang 40

đâu Chủ yếu chúng nó đánh nhau dùng sức mạnh cơ thể là chính hoặc giày dép hoặc sách vở để đánh đập nhau, cũng có lần cháu kể là nhóm thanh niên ngoài trường dùng ống típ để săn đánh các học sinh trong trường trên đường đi học về”

(PVS nữ, 45 tuổi) Phụ huynh này cho rằng bạo lực học đường biểu hiện chủ yếu là việc sử dụng sức mạnh cơ thể hoặc một số vật dụng hỗ trợ như giày dép, sách vở, ống típ,… để đánh nhau Ở đây, người cung cấp thông tin còn đề cập đến hình thức bạo lực của nhóm thanh niên ngoài trường học thường sử dụng bạo lực với các học sinh trên đường đi học về

Một người khác chia sẻ thêm: “Trường nào cũng có đánh chửi nhau đấy

cháu ạ Cấp một, cấp hai, cấp ba đều thế Học sinh là vậy mà, chúng nó bồng bột lắm Đánh nhau chán thì thôi” (PVS nam, 47 tuổi) Phụ huynh này cho rằng việc

học sinh sử dụng bạo lực với nhau là chuyện bình thường bởi các em còn rất non nớt, bồng bột, chưa chín chắn trong việc giải quyết các vấn đề

Thứ hai, hình thức bạo lực về mặt tinh thần Nhiều phụ huynh cho rằng đó là

chuyện thường gặp và không gây hậu quả nghiêm trọng Phỏng vấn sâu sau đây nói

lên điều đó: “Trẻ con chúng nó mắng chửi nhau, xúc phạm nhau là chuyện bình

thường, chẳng có hậu quả gì nghiêm trọng đâu, nói xong rồi đâu lại vào đấy Chúng tôi lúc nóng giận còn mắng chửi nữa là” (PVS nam, 43 tuổi) Phụ huynh này

cho rằng, việc học sinh sử dụng những ngôn từ để nhục mạ, xúc phạm nhân phẩm không phải là bạo lực học đường mà chỉ là những hiện tượng thường nhật, không xảy ra hậu quả nghiêm trọng

Theo các thông tin định tính thu thập được, tác giả nhận thấy hầu hết các bậc phụ huynh chỉ nhận diện được hình thức biểu hiện của bạo lực học đường về mặt thể chất, còn về mặt tinh thần như việc mắng chửi, xúc phạm thì ít người đề cập đến Tuy nhiên, những người này cho rằng là chuyện bình thường như việc họ mắng chửi con em mình lúc nóng giận chứ không coi đó là hình thức biểu hiện của bạo lực học đường

Qua xử lý các thông tin định tính thu thập được, tác giả nhận thấy phụ huynh

có hai quan niệm cơ bản sau Thứ nhất, hình thức biểu hiện của bạo lực học đường

về mặt thể chất, đó là việc học sinh hoặc nhóm thanh niên ngoài trường sử dụng sức

mạnh của cơ bắp để gây thương tích đối với học sinh khác Thứ hai, phụ huynh học

sinh có đề cập đến một số biểu hiện về bạo lực tinh thần của học sinh với học sinh

Ngày đăng: 20/03/2015, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Lan Anh (2012), Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT - nghiên cứu tại trường THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT
Tác giả: Lê Thị Lan Anh
Năm: 2012
2. Lại Phương Dung (2013), Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về bạo lực học đường (Qua nghiên cứu trường hợp trường THPT Lương Ngọc Quyến và THPT Dương Tự Minh, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về bạo lực học đường
Tác giả: Lại Phương Dung
Năm: 2013
3. Nguyễn Thị Thùy Dung (2012), Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP Vinh, Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP Vinh, Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường
Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dung
Năm: 2012
4. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chỉ biên) (2010), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học
Tác giả: Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chỉ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
5. Đoàn Văn Định (2012), Bạo lực học đường qua báo chí, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực học đường qua báo chí
Tác giả: Đoàn Văn Định
Năm: 2012
6. Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội – những vấn đề lý luận, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xã hội – những vấn đề lý luận
Tác giả: Trần Hiệp
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 1996
7. Nguyễn Thị Hoa (2005), Một số đặc điểm tâm lý có nguy cơ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên, Tạp chí Tâm lý học, Số 8, tr.27-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm tâm lý có nguy cơ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2005
8. Trương Trọng Hoàng (2006), Các cơ sở tâm lý học giải thích Hành vi sức khỏe (kỳ 4), Tạp chí Sức khỏe gia đình, TP HCM, số 10, tr.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các cơ sở tâm lý học giải thích Hành vi sức khỏe (kỳ 4)
Tác giả: Trương Trọng Hoàng
Năm: 2006
9. Phan Mai Hương (2009), Viện Tâm lý học, Thực trạng bạo lực học đường hiện nay, Hội thảo “Nhu cầu, định hướng đào tạo tâm lí học đường tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội, tr. 28 – 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng bạo lực học đường hiện nay", Hội thảo “Nhu cầu, định hướng đào tạo tâm lí học đường tại Việt Nam
Tác giả: Phan Mai Hương
Năm: 2009
10. Nguyễn Văn Lƣợt (2009), Bạo lực học đường: nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế, Hội thảo khoa học toàn quốc: “Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc”, TP. Hồ Chí Minh, tr. 9 – 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực học đường: nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế", Hội thảo khoa học toàn quốc: “Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc
Tác giả: Nguyễn Văn Lƣợt
Năm: 2009
11. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn công tác xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2010
12. Nghiêm Thị Phiến (2000), Ảnh hưởng của nhóm bạn bè tới hành vi lệch chuẩn của học sinh trên 31 học sinh thiếu niên cá biệt tại trường THCS Thịnh Quang (Hà Nội), Tạp chí giáo dục, số 12, tr.11-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của nhóm bạn bè tới hành vi lệch chuẩn của học sinh
Tác giả: Nghiêm Thị Phiến
Năm: 2000
13. Lê Thị Quý (2000), Bạo lực gia đình - bất bình đẳng trong quan hệ giới, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4, tr.17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình - bất bình đẳng trong quan hệ giới
Tác giả: Lê Thị Quý
Năm: 2000
15. Hoàng Bá Thịnh và cộng sự (2008), Hành vi bạo lực của nữ sinh trung học, khảo sát 200 phiếu tại hai trường THPT thuộc Quận Đống Đa - Hà Nội. Truycập từ http://nt-foundation.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1434 (truy cập ngày 10 tháng 05 năm 2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi bạo lực của nữ sinh trung học
Tác giả: Hoàng Bá Thịnh và cộng sự
Năm: 2008
16. Hoàng Bá Thịnh (2009), Bạo lực học đường: một vấn đề xã hội hiện nay, Hội thảo “Nhu cầu, định hướng đào tạo tâm lí học đường tại Việt Nam”, Hội thảo Khoa học quốc tế, Hà Nội, tr.16 – 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực học đường: một vấn đề xã hội hiện nay", Hội thảo “Nhu cầu, định hướng đào tạo tâm lí học đường tại Việt Nam
Tác giả: Hoàng Bá Thịnh
Năm: 2009
17. Nguyễn Thị Nhƣ Trang (2012), Bạo lực học đường ở Hà Nội, Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ chuyên ngành xã hội học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực học đường ở Hà Nội, Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Nhƣ Trang
Năm: 2012
19. Trần Đình Tuấn (2010), Công tác xã hội: Lý thuyết và thực hành, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội: Lý thuyết và thực hành
Tác giả: Trần Đình Tuấn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2010
20. Trường THPT Hoàng Văn Thái, Giới thiệu trường THPT Hoàng Văn Thái, http://thpthoangvanthai.thaibinh.edu.vn/index.php/vi/about/Gioi-thieu-truong-THPT-Hoang-Van-Thai/ (truy cập ngày 10 tháng 05 năm 2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu trường THPT Hoàng Văn Thái
21. Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội
Tác giả: Lê Văn Phú
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
22. Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa VIII (2012), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008-2010, ngày 11 tháng 5 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008-2010
Tác giả: Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa VIII
Năm: 2012

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w