1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Phân viện báo chí và tuyên truyền

90 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 43,58 MB

Nội dung

MỤC LỤCTrang Nâng cao chất lượng trước hết là đảm bảo chất lượng 11Các yếu tố tác động đến chất lượng giảng dạy, học tập 12 2 : Chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - 20 Lê

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Nâng cao chất lượng trước hết là đảm bảo chất lượng 11Các yếu tố tác động đến chất lượng giảng dạy, học tập 12

2 : Chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - 20 Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Phân viện Báo chí và

Tuyên truyền - thực trạng và nguyên nhân

Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - hoạt động đào tạo

qua từng chặng đường lịch sử

Những bước đi đầu tiên tự khẳng định vị trí, chức năng

của mình - thời kỳ 1962 - 1969

Trường tiến lên đào tạo đại học chính quy và bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng của Đảng - thời kỳ

1969- 1990

Nhà trường chính thức được công nhận là một cơ sở đào 23tạo đại học và trên đại học, chuyên đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ văn hóa - tư tưởng của Đảng - thời kỳ 1990 đến nay

Thực trạng chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa 25học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh ở Phân viện Báo

chí và Tuyên truyền - nguyên nhân

Mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giáo 25duc - đào tao

Trang 3

2.2.2 Những vấn đề về quản lý, cơ chế quản lý, các loại quy 35

chế, cách tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng

2.2.3 Đ ội ngũ giảng viên và động lực của đội ngũ này 392.2.4 Sinh viên và động lực học tập của sinh viên 45

Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giảng dạy, 56

học tập các môn khoa học Mác • Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền

3.1 Đ ổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các môn khoa 56

học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh

3.1.1 Đổi mới nội dung môn học bằng việc gắn lý luận với thực 56

tiễn

3.1.2 Vận dụng lin h hoạt các phương pháp dạy học, chú trọng 63

những phương pháp theo hướng lấy người học làm trung

Trang 4

PHẨN M Ở ĐẦU

1 T ính cấp thiết của đề tài

Những năm đầu của thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới đang mở ra những thời cơ, vận hội mới cho V iệt Nam hội nhập và phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi chúng ta phải ứng phó với những khó khăn, thách thức không nhỏ Dân tộc V iệt Nam đã viết nên bản anh hùng ca chói lọ i trong thế kỷ X X bằng chiến thắng lẫy lừng trước thực dân Pháp và đế quốc M ỹ, bằng những thành tựu của hơn 25 năm kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm v i cả nước, của 15 năm đổi mới toàn diện đất nước, nay lại tiếp tục tiến những bước mạnh mẽ, vững chắc vào thế kỷ X X I với thế và lực mới

Lịch sử đấu tranh cách mạng V iệt Nam đã là những minh chứng hùng hồn cho một sự thật không gì có thể phủ nhận: chính sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng cộng sản V iệt Nam đã đưa con thuyền cách mạng

V iệt Nam vượt qua muôn vàn bão táp phong ba đi từ thắng lợ i này đến thắng lợ i khác, đã đoàn kết cả dân tộc đồng tâm chung sức lập nên bao kỳ tích V iệ t Nam có được những thành tựu quan trọng và rất đáng tự hào như ngày hôm nay là vì V iệt Nam có Đảng cộng sản mạnh Đảng cộng sản V iệt Nam mạnh vì Đảng luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

M inh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí M inh thực sự là thứ vũ khí lý luận sắc bén của Đảng ta, của nhân dân ta

Điều này không chỉ nhân dân V iệt Nam hiểu, bạn bè năm châu hiểu

mà ngay cả các thế lực phản động, thù địch cũng hiểu rất rõ Chính vì vậy

mà đây là một trọng điểm tấn công của các thế lực thù địch khi chống phá cách mạng nước ta Hơn 1/4 thế kỷ qua kẻ địch chưa một ngày từ bỏ dã tâm nhòm ngó, xâm chiếm nước ta Từ sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào khủng hoảng, sụp đổ, V iệt Nam trở thành mục tiêu tiếp theo của các thế lực phản động quốc tế Những năm gần đây, lợ i dụng chủ trương mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, bọn phản động trong và ngoài nước cũng đẩy mạnh những hoạt động chống

Trang 5

phá quyết liệ t sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

V iệ t Nam Trong chiến lược “ Diễn biến hòa bình” với những âm mưu, thủ

đoạn thâm độc, kẻ địch rất chú trọng đến lĩnh vực tư tưởng văn hóa, tìm mọi cách phá hoại hòng làm cho cách mạng V iệt Nam mất phương hướng, làm cho Đảng cộng sản mất vai trò lãnh đạo xã hội, tiến tới các hoạt động bạo loạn, lật đổ khi có thời cơ Phục vụ cho mưu đồ này, kẻ địch đã ra sức tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo, đòi V iệt Nam phải từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin

và tư tưởng Hồ Chí M inh - nền tảng tư tưởng của cách mạng V iệt Nam

Trước thực tế đó, để đối phó có hiệu quả với những âm mưu, thủ đọan của kẻ thù, để thực hiện thắng lợ i nhiệm vụ của cách mạng V iệt Nam trong thời kỳ phát triển mới, cần thấm nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí M inh để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong tất cả các lĩn h vực của đời sống xã hội Đây chính là vũ khí lý luận sắc bén - thứ vũ

kh í mà sức mạnh, tính đúng đắn, khoa học và cách mạng của nó đã được kiểm nghiệm bằng chính lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của V iệt Nam qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp, chống M ỹ và qua thực tiễn xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa những năm qua Việc học tập, nghiên cứu, quán triệt những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và

tư tưởng Hồ Chí M inh vì thế vừa được coi là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài Nhiệm vụ này càng phải được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc cho đối tượng học sinh - sinh viên - những chủ nhân tương la i của đất nước Cũng vì vậy mà một trong bốn quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của “ Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 20J0” đã

nêu rõ: ''Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng

H ồ Chí M inh làm nền tảng” Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định

số 494/QĐ - TTg ngày 24/6/2002 phê duyệt Đề án “ M ột số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác

Lê nin, tư tưởng Hồ Chí M inh trong các trường đại học, cao đẳng môn chính

nhấn mạnh: các môn Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin,

Trang 6

Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và Tư tưởng

Hồ Chí M inh là những môn học bắt buộc đối với sinh viên cao đẳng, đại học thuộc tất cả các ngành, kể cả khoa học xã hội và nhân văn hay khoa học

tự nhiên N ội dung của một trong các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng

Hồ Chí M inh là một trong những nội dung thi tốt nghiệp đối với bậc đại học, cao đẳng

Quan điểm chỉ đạo này xuất phát từ việc ý thức một cách sâu sắc rằng các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh là hệ thống quan điểm lý luận chính trị toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng V iệt Nam, vì thế có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc hình thành thế giới quan cách mạng cho những chủ nhân tương lai của đất nước Con thuyền cách mạng V iệt Nam ngày mai có đi đúng hướng hay không, có vượt qua được những thác ghềnh, bão táp phong ba để cập bến thắng lợ i hay không phụ thuộc vào việc những thanh niên hôm nay có nắm chắc và biết vận dụng sáng tạo thứ vũ khí lý luận sắc bén đó hay không

Trên thực tế hiện nay, đại đa số sinh viên các trường đại học, cao đẳng vẫn chưa ý thức được đầy đủ vị trí, vai trò của các môn khoa học Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh Cho nên đã nảy sinh tình trạng sinh viên chưa thực sự hứng thú với các môn học này chỉ học thụ động, miễn cưỡng qua loa, chiếu lệ, học mang tính chất đối phó, hầu như không có khả năng ứng dụng, vận dụng trong thực tiễn Nhìn chung, chất lượng giảng dạy, học tập các môn học này chưa ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra

Tình trạng này cũng diễn ra ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Ở

Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - cái nôi đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị tỉnh, thành trong cả nước - việc đảm bảo chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh càng được coi là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên và lâu dài

Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, tăng :ính hấp dẫn của các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh, tạo lứng thú để sinh viên khắc phục tình trạng thụ động, kích thích tính chủ

Trang 7

động trong học tập các môn học này ở các trường đại học, cao đẳng nói chung ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng - đó là vấn đề đã

nhiều lần được đặt ra, được các cấp lãnh đạo Phân viện và các giảng viên, nghiên cứu viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền hết sức quan tâm và đang nỗ lực tìm giải pháp Đó cũng là vấn để thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục đào tạo - chuyên ngành mà tác giả luận văn đang theo đuổi V ới những

lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn và thực hiện “ M ột số giả i pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyển” làm đề tài luận

văn tốt nghiệp Cao học, chuyên ngành Quản lý giáo dục

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh trong các trường đại học, cao đẳng trở thành vấn đề ngày càng thu hút sự quan tâm của các cấp, ngành có liên quan, của nhiều nhà khoa học, nhất là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V I,khi Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo)

có chủ trương cụ thể chỉ đạo việc thực hiện đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo trong toàn ngành, trong đó các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh được đặc biệt chú ý Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp với Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương tổ chức H ội nghị toàn quốc về dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh trong các trường đại học, cao đẳng (tháng 6/1998) Bộ

Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, nắm tình hình cụ thể ở các trường, kịp thời ra các văn bản chỉ đạo các trường trong toàn ngành giữ vững kỷ cương dạy và học các môn học này M ới đây nhất, ngày 24/6/2002,Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 494/QĐ - TTg phê duyệt đề án M ột số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh trong các trường Đ ại học, Cao đẳng, môn Chính trị trong các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

Trang 8

Trong những năm gần đây, rất nhiều nhà khoa học đã thông qua các tạp chí khoa học để lên tiếng luận bàn về thực trạng cũng như đóng góp các

ý kiến nhằm nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, học tập các môn học này Trong số này, đáng chú ý có các bài viết sau:

- Tiến sĩ Lê Hữu Á i (Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Đà Nẵng) - G iải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học

M ác - Lê nin ở các trường đại học - Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 1 năm

2000

- Tiến sĩ Nguyên Văn Nam và cử nhân Lê Xuân Hòa (Phân viện Đà Nấng) - Trao đổi vê' phương pháp giảng dạy lý luận Mác - Lê nin - Tạp chí

Giáo dục lý luận số 10 năm 2000

- Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hùng (Đại học Đà Nấng) - Góp phẩn đổi mới giảng dạy các môn khoa học M arx - Lenin - Tạp chí Giáo dục số 8,tháng

M inh Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về đề tài này

3 M ục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Mục đích của luận văn: Từ thực trạng hoạt động giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh ở Phân viện Báo chí

và Tuyên truyền, phân tích nguyên nhân của thực trạng và đề xuất, luận chứng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn học này

Trang 9

- Để thực hiện mục đích đó, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụsau:

M ột là, làm rõ những vấn đề cơ bản vể lý luận và quan điểm trong

việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh

H ai là, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng dạy và học các môn khoa

học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, chỉ ra những nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm

Ba là, xác định mục tiêu, phương hướng, đề xuất và luận chứng các

giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền

- Đối tượng nghiên cứu: vấn đề chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh của các lớp khóa 20, khóa 21 ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (ứng với thời gian của năm học 2000 - 2001,2001 - 2002 và học kỳ 1 năm học 2002 - 2003) Các số liệu dùng để phân tích thực trạng được tác giả khảo sát tháng 6/2003

và tổng hợp theo báo cáo thi đua hàng năm, báo cáo sơ kết th i đua qua từng học kỳ của các khoa, bộ môn và của trường trong các năm học 2000 - 2001,

2001 - 2002,2002 - 2003

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở quan niệm rằng vấn đề thái độ học tập các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh của sinh viên nói chung, của sinh viên, học viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng là một hiện tượng xã hội, do đó chịu tác động của các quy luật vận động xã hội, tác giả cho rằng phương pháp luận của luận văn là nghiên cứu xã hội học kết hợp với nghiên cứu sử học Do đó phương pháp nghiên cứu đề tài là kết hợp các phương

Trang 10

pháp lôgic và lịch sử, nghiên cứu tài liệu, tóm tắt, tổng hợp, điểu tra xã hội học, phân tích, đối chiếu, so sánh

tư tưởng Hồ Chí M inh ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền.

- Đưa ra các giải pháp chủ yếu có tính khả thi, góp phần xác định phương hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh ở Phân viện Báo chí vầ Tuyên truyền

6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

- Cung cấp căn cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền

- Những giải pháp được đề xuất và luận chứng trong luận văn có thể ứng dụng ở các trường đại học, cao đẳng khác.

7 K ết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương với 7 tiết

Chương 1 : Chất lượng giảng dạy, học tập - những vấn đề lý luận và quan điểm

Chương 2: Chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - thực rạng, nguyên nhân

Chương 3: Những giải pháp chủ yếu

Trang 11

từ tư duy về chất lượng N ói chung, ngay từ thời xa xưa người ta đã nhận thức được rằng chất lượng tốt sẽ làm cho cuộc sống phong phú, hạnh phúc

và ổn định hơn

Cho đến ngày nay thì vấn đề chất lượng càng được coi trọng và trở thành m ối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ nếu họ muốn tồn tại và phát triển Đảm bảo chất lượng là vấn đề sống còn của m ỗi doanh nghiệp Chất lượng được duy trì ổn định mới có thể tạo lòng tin trong khách hàng, và doanh nghiệp mới có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình

Mặc dù ai cũng nhận thức được chất lượng là vấn đề có tầm quan trọng lớn, và người ta thường xuyên sử dụng thuật ngữ “ chất lượng” khi cần phải đưa ra lờ i nhận xét, đánh giá về một loại sản phẩm nào đó, nhưng bản thân chất lượng là một khái niệm động nhiều chiểu, mỗi người lạ i hiểu chất lượng theo cách riêng của mình, cho nên đến nay vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh, chưa có cách xác định thống nhất về chất lượng

Và thực ra, khó có thể tìm một định nghĩa hoàn chỉnh, một quan niệm chính xác về chất lượng Dưới đây tác giả luận văn xin giới thiệu một vài cách tiếp cận khác nhau về khái niệm chất lượng:

- Theo khái niệm truyền thống về chất lượng, “ một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật

Trang 12

liệu quỷ hiếm và đắt "ế n ’’[15; 6] Thuật ngữ “ chất lượng” theo cách hiểu

này mang ý nghĩa tuyệt đối Và nếu lấy những sản phẩm có chất lượng tuyệt đối này làm khuôn mẫu thì sẽ rất khó đánh giá, khó xếp hạng cho các sản phẩm khác, bởi sản phẩm có chất lượng tuyệt đối cũng đồng nghĩa

là sản phẩm đó đạt được những chuẩn mực rất cao không thể vượt qua Quan niệm này giống như việc phân định rõ hai màu đen trắng, nếu không đạt chất lượng tuyệt đối cũng có nghĩa là không có chất lượng Trong khi trên thực tế, chúng ta sử dụng khái niệm chất lượng với nhiều tầng bậc, nhiều lớp

- Quan niệm chất lượng theo nghĩa tương đối: “ sán phẩm hoặc dịch

vụ được coi là có chất lượng khi chúng đạt những chuẩn mực nhất định được quy định trước Chất lượng không được coi là cái đích mà nó được coi là phương tiện, theo đó sản phẩm hoặc dịch vụ được đánh g/á” [44;

33]

Theo quan niệm này, chất lượng được phân chia thành các thang bậc

từ thấp đến cao với một hệ những chuẩn mực đã được quy định, sản phẩm nào thoả mãn được càng nhiều những chuẩn mực ấy thì sản phẩm đó càng được xếp ở nấc thang cao hơn của chất lượng, và theo đó, giá trị của sản

phẩm cũng cao tương ứng

- Quan niệm “ chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng"

[15; 8] thực chất là việc nhìn nhận vấn đề chất lượng từ góc độ của người

sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ Quan niệm này căn cứ vào yêu cầu, mong muốn của người sử dụng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ để đánh giá chất lượng, và vì vậy mà nó mang tính động, biến thiên theo thời gian và yêu cầu thực tiễn của người sử dụng trong từng thời điểm cụ thể, theo từng mục đích sử dụng nhất định Cho nên người quyết định sản phẩm hoặc

dịch vụ có chất lượng hoặc không đạt chất lượng ở mức nào chính là

khách hàng Tại thời điểm sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể theo người sản xuất thì sản phẩm đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn để được đánh giá là sản phẩm có chất lượng, nhưng thực tế sản phẩm không phù hợp với yêu cầu của người sử dụng thì vẫn bị coi là sản phẩm không có

Trang 13

chất lượng Có nghĩa là cách đánh giá, xác định chất lượng sản phẩm này chịu tác động nhiều của nhân tố chủ quan.

được nhiều người tán đồng hơn cả Theo đó, “ chất lượng được đánh giá bởi mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được mục đích đã tuyên b ố của «ó,[15; 7] Có nghĩa là để xác định được chất lượng của một sản phẩm hoặc dịch vụ thì điểu quan trọng đầu tiên là phải xác định được bộ tiêu chí mà sản phẩm hoặc dịch vụ này cần phải đáp ứng Bộ tiêu chí này không mang tính hằng số mà số lượng các tiêu chí, mức độ yêu cầu đối

vớ i từng tiêu chí sẽ thay đổi thường xuyên theo thời gian, theo điều kiện lịc h sử cụ thể, theo đặc thù của từng cơ sở sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ Để xây dựng có hiệu quả bộ tiêu chí này thì cần chú trọng đến việc nghiên cứu nhu cầu, th ị hiếu của những đối tượng người sử dụng khác nhau, gọi chung là khách hàng, sao cho những mục đích của nhà sản xuất trùng khớp với những nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng Có như vậy, sản phẩm làm ra m ới chiếm lĩn h được th ị trường, mới đem lại lợ i nhuận cho nhà sản xuất

Trên cơ sở những phân tích nói trên, tác giả cũng tán đồng quan niệm coi “ chất lượng là sự phù hợp với mục đích” và lấy đó làm cơ sở để

thực hiện luận văn

1.1.2 Chất lượng giảng dạy, học tập

Chất lượng luôn là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với bất kỳ tổ chức nào, hoạt động trong bất kỳ lĩn h vực nào Đ ối với một trường học cũng vậy Sản phẩm của nhà trường chính là những con người được đào tạo Nhà trường có tạo dựng và giữ vững được uy tín của mình hay không,

có thu hút được nhiều người học hay không, sản phẩm đào tạo của nhà trường có đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hay không , tất cả đều phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của người dạy, chất lượng học tập của người học - gọi chung là chất lượng đào tạo của nhà trường

Đ ối với bậc đại học, mục đích chung của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã

Trang 14

hội đất nước Chính vì vậy, chất lượng đào tạo "liê n quan chặt chẽ với yêu cầu kinh tế xã hội của đất nước, sản phẩm đào tạo được xem là có chất lượng cao khỉ nó đáp ứng tốt mục tiêu đào tạo mà yêu cầu của kinh t ế - xã hội đặt ra …” [11; 1],

1.1.3 Nâng cao chất lượng trước hết là đảm bảo chất lượng

Trong những thập kỷ trước, việc kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm được tiến hành sau khi đã hoàn tất quá trình sản xuất, có nghĩa là chỉ kiểm tra thành phẩm và sự kiểm tra này hoàn toàn tách rờ i với quá trình sản xuất Các sản phẩm không đạt chất lượng thì phải mất công sức, thờ i gian, nguyên liệu để sửa chữa lạ i hoặc phải loại bỏ Điều này đặt nhà sản xuất trước những vấn đề nan giải: nếu kiểm tra chặt chẽ và chỉ xuất xưởng những sản phẩm đạt chất lượng thì số sản phẩm bị loại bỏ sẽ làm chi phí sản xuất tăng, đẩy giá thành sản phẩm lên cao Nhưng nếu kiểm tra qua loa, chấp nhận tung ra th ị trường ngay cả những sản phẩm kém chất lượng thì sẽ đồng thời không giữ được khách hàng cũ, không thu hút thêm khách hàng mới, tự đánh mất uy tín của mình Cả hai con đường này đều làm giảm sức cạnh tranh của cơ sở sản xuất trên th ị trường Vấn

để đặt ra là để có thể phát triển, cần phải cung cấp cho th ị trường những sản phẩm vừa có chất lượng, vừa có giá cả hợp lý Giải pháp chính là việc giảm lượng hàng xấu, kém chất lượng - có nghĩa là phải nâng cao chất lượng sản phẩm

Qua các phân tích, nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng cần phải có những tác động cả trước và trong quá trình thực hiện sản xuất để phòng ngừa những sai phạm có thể xảy ra ngay từ những bước đầu tiên và trong suốt cả quá trình sản xuất Chất lượng phải là mục đích đặt ra và phải đạt được trước và trong suốt quá trình sản xuất chứ không phải chỉ ở giai đoạn

cuối cùng Nâng cao chất lượng, theo đó, được hiểu là đảm bảo để sản phẩm làm ra đáp ứng được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đã định trước, giảm đến mức tố i thiểu những sai phạm trong bất kỳ khâu nào của quá trình sản xuất, sao cho sản phẩm làm ra ngày càng tinh v i hơn, ít mắc lỗ i hơn Và để nâng cao chất lượng thì trách nhiệm trước tiên và trực tiếp

Trang 15

thuộc về người sản xuất chứ không phải người kiểm tra, đánh giá

Trong trường hợp cụ thể về hoạt động giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, thuật ngữ “ nâng cao chất lượng,,cũng được sử dụng theo nghĩa của “ đảm bảo chất lượng” Đó là vì qua những hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích, đối chiếu và tổng hợp, tác giả đi đến kết luận rằng việc giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh

ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã có rất nhiều cố gắng và đã đạt được những thành công nhất định, song vẫn chưa đáp ứng dược những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, chưa đạt được những kết quả, hiệu quả như mong muốn N ói cách khác, hoạt động này chưa đạt được chất lượng như dự tính Những giải pháp nâng cao chất lượng được đề xuất ở đây là nhằm nâng chất lượng hiện có của hoạt động này lên một tầm cao m ới, thỏa mãn ngày càng nhiều hơn những mục tiêu đã đề ra khi tiến hành hoạt động này,

có nghĩa là đảm bảo chất lượng Trên cơ sở đảm bảo chất lượng mới có thể tiếp tục những giải pháp khác để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, học tập

1.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP

Chất lượng đào tạo là cái đích cuối cùng và cũng là cái đích cao nhất của m ọi hoạt động diễn ra trong một nhà trường Có nghĩa là mọi hoạt động của nhà trường đều góp phần vào quá trình hình thành, duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, tuy vai trò và sự đóng góp của mỗi thành tố trong hệ này có khác nhau Cụ thể là có 8 lĩn h vực với 26 tiêu chí được tập hợp lại để đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng của một trường đại học:

L ĩn h vực 1: T ổ chức và quản lý của trường:

Tổ chức và quản lý xét đến cùng là việc lập kế hoạch, tổ chức phân

bổ, chỉ đạo việc sử dụng nhân lực, tài lực, vật lực và các nguồn lực khác của nhà trường, kiểm tra và có những tác động phù hợp để điều chỉnh sao cho các nguồn lực phát huy tố i đa hiệu quả sử dụng nhằm đạt được mục

Trang 16

tiêu đã để ra Cùng có những nguồn lực như nhau, điều kiện hoạt động như nhau nhưng sự phát triển của mỗi trường ra sao lại phụ thuộc vào việc trường đó được tổ chức và quản lý như thế nào Đây là lĩn h vực quan trọng hàng đầu, bởi những hoạt động này có thể nhân lên hoặc làm tiêu hao đi những nguồn lực cho sự phát triển, cho duy trì và đảm bảo chất lượng các hoạt động của nhà trường Lĩnh vực này gồm các tiêu chí cơ bản sau:

Tiêu chí ỉ : “ Việc xác định sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu của một trường đại học là kim chỉ nam chi phối mọi hoạt động có kế

hoạch, có chất lượng của trường đó Xác định sứ mạng rõ ràng, đề ra nhiệm vụ chiến lược với các mục tiêu cụ thể là bằng chứng quan trọng về đảm bảo chất lượng” [15; 44] Đây chính là cái đích để mọi hoạt động trong nhà trường nhằm vào đó mà tiến tới Và như đã nói ở trên, sản phẩm

đào tạo của nhà trường có đạt được chất lượng hay không trước hết phụ thuộc vào việc trường có thực hiện đúng như sứ mạng đã tuyên bố của mình hay không, có xác định đúng mục tiêu đào tạo theo sứ mạng và những yêu cầu cụ thể của kinh tế - xã hội đất nước đặt ra hay không N ói tóm lại, đây là khâu định hướng đầu tiên cho mọi hoạt động của một nhà trường, phác thảo nên con đường để nhà trường đi tới đích

T iêu chí 2: "'''Công tác lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực và đánh giá các hoạt động là một tiêu chí thể hiện việc quản lý và tổ chức chặt chẽ của

trường để đảm bảo từng bước thực hiện được các mục tiêu do trường để ra

Kế hoạch càng chi tiết, cụ thể và khả th i thì càng đảm bảo việc thực hiện thành công các chương trình hành động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

và nghiên cứu khoa học của trường,[15; 45]

Tiêu chí 3: “ Cơ cấu tổ chức và quản lý hiệu quả là tiền đề đảm bảo

các hoạt động của trường thực hiện được kế hoạch và mục tiêu chất lượng

Trang 17

Lĩnh vực 2: Đội ngũ cán bộ:

Chủ tịch Hồ Chí M inh đã dạy: “ Cán bộ là cái gốc của mọi công viêc^ [41; 25] “ Công việc thành công hoặc thất bại do cán bộ tốt hay kém” Điều này cũng thể hiện khá rõ trong ngành giáo dục với sự tổng kết:

thầy nào trò ấy Tiềm lực và khả năng của đội ngũ cán bộ giảng dạy là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng đào tạo Không những phải giỏi

về chuyên môn nghiệp vụ, nhà giáo - kỹ sư tâm hồn - cũng cần phải được chuẩn hóa cả về tinh thần, thái độ, nhân cách, phẩm giá, sao cho người thầy đứng trên bục giảng thực sự là khuôn mẫu cho học sinh, sinh viên lấy

đó mà noi theo Phải có đội ngũ nhà giáo giỏi mới có thể có những người trò giỏi Chất lượng đội ngũ cán bộ được xác định dựa trên những tiêu chí sau đây:

Tiêu chí 5: Tỷ lệ sinh viên trên cán bộ giảng dạy là tiêu chí đảm bảo

hiệu quả và hiệu suất đào tạo Tỷ lệ cao sẽ giảm chất lượng, tỷ lệ thấp quá

sẽ giảm hiệu suất đào tạo

Tiêu chí 6: Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị là tiêu chí cơ

bản đảm bảo về chuyên môn và nghiệp vụ trong giáo dục đại học

Tiêu chí 7: Quy định vê chức trách chung của cán bộ giảng dạy

quy định nhiệm vụ, chức trách rõ ràng, chi tiết cho cán bộ giảng dạy là một giải pháp quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả và là một tiêu chí để đảm bảo chất lượng giảng dạy của cán bộ

Tiêu chí 8: Tỷ lệ cán bộ giảng dạy trên tổng số cán bộ của trường

phản ánh tổ chức của bộ máy nhà trường Tỷ số này cao hay thấp tùy thuộc vào việc áp dụng các công nghệ mới trong đào tạo cũng như quản lý [15; 47]

Tiêu chí 9: Quy trình đánh giá cán bộ và cán bộ giảng dạy: đánh

giá cán bộ thường xuyên là một giải pháp quản lý nguồn nhân lực hiệu quả

vì kết quả đánh giá là cơ sở để điều chỉnh đội ngũ cán bộ đáp ứng sự phát triển của nhà trường trong quá trình thực hiện sứ mạng của mình

Tiêu chí 10: Nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn và nghiệp

Trang 18

vụ của cán bộ: Bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn - nghiệp vụ để nâng

cao chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ của trường Đây chính là tiêu chí để thực hiện Nghị quyết Trung ương II khóa V III về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Lĩnh vực 3: Đội ngũ sinh viên:

Sinh viên là đối tượng được kiểm tra để đánh giá chất lượng đào tạo

Có thầy giỏi, có trường lớp với đầy đủ điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động dạy - học cũng chưa đủ để đảm bảo chất lượng đào tạo Chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều ở chất lượng sinh viên - đối tượng trực tiếp tiếp nhận quá trình đào tạo, cụ thể là:

Tiêu chí 11: Chất lượng sinh viên tuyển vào là một trong các yếu tố

quyết định chất lượng đào tạo Tuy nhiên để đảm bảo công bằng xã hội và đào tạo nguồn nhân lực cho các cùng sâu và vùng xa, trường cần có chính sách ưu tiên tuyển chọn

Tiêu chí 12: Đánh giá năng lực của sinh viên là khâu chính trong

đánh giá chất lượng đào tạo [15; 48]

Tiêu chí 13: Xếp lo ạ i đạo đức của sinh viên: phẩm chất nhân văn

của sản phẩm đào tạo được thể hiện đầu tiên qua đạo đức của sinh viên Xếp loại đạo đức của sinh viên có tác dụng thúc đẩy việc rèn luyện tư cách đạo đức và tác phong trong nhà trường của sinh viên và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Lĩnh vực 4: Giảng dạy và học tập:

Hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên là khâu trọng yếu và có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường Suy cho cùng thì mọi hoạt động diễn ra trong nhà trường đểu nhằm phục vụ cho hoạt động dạy - học và hướng tớ i mục tiêu chất lượng dạy - học Trong lĩn h vực giảng dạy và học tập, những tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo là:

Tiêu chí 14: Chương trình học và tà i liệu chuyên môn: sự phù hợp

của chương trình đào tạo với sứ mạng và mục tiêu đào tạo của trường và

Trang 19

của ngành học.

Tiêu chí 15: Phương pháp giảng dạy và học tập: tiêu chí về phương

pháp giảng dạy và học tập nhằm thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp dạy - học phù hợp đạt hiệu quả và chất lượng cao trong đào tạo

Tiêu chí 16: Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập: tiêu chí về kiểm

tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp kiểm tra và đánh giá chính xác, khách quan và công bằng [15; 49]

Tiêu chí 17: Chỉ số về tả i trọng giảng dạy của giáo viên cho biết

cường độ lao động của đội ngũ giáo viên Cường độ hợp lý sẽ tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian nghiên cứu, có nguồn lực cải tiến và nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ của mình, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Lĩnh vực 5: Nghiên cứu khoa học:

Song song với nhiệm vụ đào tạo, trường đại học còn phải là một trung tâm nghiên cứu khoa học, nhà giáo đồng thời phải là nhà nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là yêu cầu không thể thiếu đối với nhà giáo đại học Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học có chất lượng của nhà giáo được ứng dụng vào giảng dạy sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Và sự say mê nghiên cứu khoa học của người thầy cũng sẽ là tấm gương cho trò, động viên, hướng dẫn họ, khơi gợi trong họ niềm say

mê, nhiệt tình khoa học Đó là cơ sở cho tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện của sinh viên để sau này, khi đã tốt nghiệp đại học họ vẫn có thể tiếp tục trau dồi thêm vốn tri thức của mình, trên cơ sở đó thích ứng được

với những biến đổi không ngừng và yêu cầu ngày càng cao của xã hội Đáp ứng được yêu cầu của xã hội - đó chính là biểu hiện cụ thể nhất của chất lượng đào tạo Cho nên hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường đại học phải được coi trọng đúng mức, tương xứng với v ị trí, vai trò của nó, thể hiện ở những tiêu chí cụ thể sau:

Tiêu chí 18: Đề tà i nghiên cứu khoa học là thước đo hoạt động

Trang 20

nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên.

Tiêu chí 19: Công trình xuất bản là thước đo hoạt động sáng tạo và

cũng là tiêu chí thể hiện chất lượng của đội ngũ cán bộ của trường

Tiêu chí 20: Hoạt động khoa học phục vụ xã hội (tư vấn và chuyển

giao công nghệ): là khâu triển khai các kết quả nghiên cứu, kết quả sáng tạo của đội ngũ giáo viên Tiêu chí của các hoạt động này phản ánh chất lượng nghiên cứu và chất lượng giáo viên [15; 50]

Lĩnh vực 6: Cơ sở vật chất:

Việc tạo dựng và duy trì một cảnh quan, m ôi trường sư phạm với đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học là yếu tố hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho việc tiến hành các hoạt động giáo dục đạt kết quả tốt Trong bối cảnh hiện nay, các trường đại học đều cố gắng hướng tớ i việc trang bị không những đầy đủ mà còn phải hiện đại hóa các trang thiết bị, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học , đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảm bảo

cơ sở vật chất cho các hoạt động của nhà trường nghĩa là đảm bảo đầy đủ các tiêu chí sau:

Tiêu chí 21 : Hệ thống hạ tầng cơ sở bao gồm giảng đường, lớp học,

phòng th í nghiệm, khu thực hành thực tập, diện tích sàn và trang thiết bị cho các hoạt động thực hành thực nghiệm, nghiên cứu và văn hóa thể thao của cán bộ và sinh viên

Tiêu chí 22: Hệ thống thư viện tốt, đảm bảo cho cán bộ và sinh viên

tra cứu nhanh chóng, cập nhật các tư liệu cho học tập và nghiên cứu là yếu

tố đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học

L ĩnh vực 7: Tài chính:

N hiều chuyên gia giáo dục đại học nước ngoài đã vô cùng ngạc nhiên kh i biết chi phí đào tạo cho 1 sinh viên của V iệt Nam vào khoảng

380 - 400 USD/năm [11; 110], trong khi chi phí này ở các nước là hàng

vạn USD V ớ i một tỷ lệ kinh phí như thế, những gì giáo dục đại học V iệt Nam đạt được quả rất đáng tự hào Trong điều kiện ngân sách Nhà nước

Trang 21

còn quá hạn hẹp thì dù đã đặt giáo dục ở v ị trí “ quốc sách hàng đầu", dù

đã tăng đầu tư cho giáo dục lên 15% tổng chi ngân sách thì vẫn chỉ như

m uối bỏ bể Cho nên điều quan trọng là chỉ với ngân sách eo hẹp đó, các trường phải lựa chọn và xác định ưu tiên các khoản chi sao cho ngân sách được sử dụng hiệu quả nhất để có chất lượng và đảm bảo chất lượng Điều này phụ thuộc vào các tiêu chí sau:

Tiêu chí 23: Kinh phí hàng năm từ ngân sách và các nguồn thu khác

là tiêu chí điều kiện tiên quyết đảm bảo các hoạt động đào tạo có chất lượng và hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ xã hội của trường đại học [15; 51]

Tiêu chí 24: Tỷ lệ thực chi tính theo đầu sinh viên hàng năm phản

ánh sự phân bố tài chính cho các hoạt động đào tạo và là tiêu chí để đảm bảo chất lượng đào tạo

Lĩnh vực 8: N hững lĩnh vực khác:

Các hoạt động quan hệ quốc tế và hỗ trợ phục vụ giáo viên và sinh viên là những mảng hoạt động góp phần đảm bảo chất lượng và phát triển đào tạo Trong bối cảnh toàn cầu hóa không chỉ các hoạt động kinh tế thuần túy mà cả các nguồn lực để phát triển kinh tế, đặc biệt là khi nước ta hướng sự phát triển tới nền kinh tế tri thức thì các hoạt động kể trên đối với giáo dục đại học hết sức quan trọng

Tiêu chí 25: các hoạt động quan hộ quốc tế phục vụ đào tạo và

nghiên cứu khoa học

Tiêu chí 26: các hoạt động hỗ trợ, phục vụ giáo viên và sinh viên.

Như vậy có thể thấy chất lượng đào tạo đại học chịu tác động của rất nhiều yếu tố, và việc đánh giá chất lượng đào tạo của một trường đòi hỏi phải hết sức khách quan, toàn diện Song tựu chung lại thì chất lượng đào tạo chịu tác động của 6 yếu tố chủ yếu sau:

“ 1 M ục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục - đào

tạ o

2 Những vấn đề về quản lý, cơ chế quản lý, các quy chế, cách tổ

Trang 22

chức kiểm tra, đánh giá.

3 Đ ội ngũ giáo viên và động lực của đội ngũ này

4 Sinh viên và động lực học tập của sinh viên

Báo chí và Tuyên truyền

Trang 23

TẠO QUA TỪNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊC H s ử

Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - tiền thân là trường Tuyên giáo Trung ương - được thành lập ngày 16/01/1962 theo Nghị quyết 36/NQ -

TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa III Hơn 40 năm qua, để phù hợp với từng giai đoạn cách mạng của đất nước và vai trò, nhiệm vụ của mình, trường đã hợp nhất với nhiều trường Đảng khác và đã mang nhiều tên: Trưcmg Tuyên huấn TW ,Trường Tuyên huấn I, Trường Đại học Tuyên giáo

và Phân viện Báo chí và Tuyên truyền như ngày nay

2.1.1 Những bước đi đầu tiên tự khẳng định vị trí, chức năng của mình - thời

kỳ 1962 -1969

Nghị quyết 36/NQ - TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa III ngày 16/01/1962 đã hợp nhất 3 trường - Trường Tuyên huấn, Trường Đại học Nhân dân và Trường Nguyễn Á i Quốc phân hiệu II - thành một trường

m ới, lấy tên là Trường Tuyên giáo Trung ương Nhiệm vụ của Trường Tuyên giáo Trung ương cũng đã được nêu cụ thể trong nghị quyết: 'Trường Tuyên giáo Trung ương là đơn vị thuộc hệ thống trường Đảng, cố nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo ở Trung ương và địa phương từ trình độ sơ cấp trở lên về lý luận và nghiệp vụ Ban Bí thư giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương phụ trách trường n à ÿ \

Lúc đó, tổng số cán bộ công nhân viên trong trường có 172 người,

Trang 24

trong đó chỉ có 43 giảng viên Nhà trường gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ

sở vật chất, cả về quy hoạch mô hình đào tạo lẫn nội dung giảng dạy Vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, lớp lý luận trung cấp dài hạn (27 tháng) đầu tiên được triệu tập chỉ sau ngày thành lập trường 3 tháng 462 học viên đầu tiên là những cán bộ nòng cốt của những binh chủng cơ bản trên mặt trận tư tưởng: huấn học, tuyên truyền, báo chí 1/3 trong số này được đào tạo giảng viên Nhiệm vụ đầu tiên của nhà trường đã thể hiện rõ ý đồ chiến lược của Trung ương là mở rộng đào tạo đội ngũ giảng viên lý luận Mác - Lênin chuyên trách và kiêm chức, phục vụ sát nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước

Từ năm 1965 - 1968,trong bối cảnh đế quốc M ỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, trường sơ tán về nông thôn, mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, kịp thời phục vụ tình hình, nhiệm vụ mới Lần thứ nhất, trường sơ tán về các xã Đại Thắng và T rị Quận huyện Phù Ninh, Phú Thọ, đổi tên công khai thành Trường Huấn luyện sản xuất Từ tháng 9/1966,do giặc M ỹ tăng cường leo thang đánh phá miền Bắc, để tiện cho việc đi lạ i mở lớp, trường đã chuyển từ Phú Thọ về các thôn Độc Tín, K im Bôi, Vạn Phúc,Đông Bình, H ội Xá, Đục Khê thuộc huyện M ỹ Đức tỉnh Hà Tây Ở nơi sơ tán, trường vẫn mở hàng loạt lớp bồi dưỡng cho cán bộ tuyên huấn về đường lố i chống M ỹ cứu nước, các chủ trương đối nội, đối ngoại, chuyển hướng kinh tế, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, xuất bản, tuyên truyền Trong 3 năm hoạt động ở nơi sơ tán, trường đã liên tục mở được 29 lớp bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng của Đảng Những lớp học này đã đáp ứng đúng, kịp thời nhu cầu của đội ngũ cán bộ tuyên huấn, góp phần quan trọng vào thắng lợ i chung của cách mạng, khẳng định được vị trí và bước phát triển vững vàng ban đầu của trường Tuyên giáo Trung ương Cũng trong thời kỳ này, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra N ghị quyết số 116/NQ - TW ngày 02/08/1967 khẳng định:

“ Trường Tuyên giáo Trung ương từ nay trực thuộc Trung ương Đảng và Trung ương ủy nhiệm cho Ban Tuyên giáo Trung ương trực tiếp chỉ đạo vế mọi mặt”

Trang 25

2.1.2 Trường tiến lên đào tạo đại học chính quy và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng của Đảng - thời kỳ 1969 -1990

Thắng lợ i của cách mạng miền Nam mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 đã buộc đế quốc M ỹ phải xuống thang, tạm ngừng bắn phá miền Bắc Công tác tuyên huấn cũng như các công tác khác của Đảng lúc này phải tính đến kế hoạch lâu dài, chuẩn bị lực lượng cho các hoạt động văn hóa tư tưởng sau khi chiến tranh kết thúc Để phù hợp với điều kiện mới, trường được đổi tên thành Trường Tuyên huấn Trung ương và có nhiệm vụ tích cực chuẩn bị về mọi mặt để mở các lớp dài hạn đào tạo cán bộ tuyên huấn Thời kỳ này, bộ máy của trường cũng được

ổn định với 10 khoa và 4 phòng trực thuộc Giám đốc, tổng số cán bộ, công nhân viên là 219 người, trong đó 42% là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu viên

Đ ội ngũ cán bộ, giảng viên này là nòng cốt để nhà trường tiến hành mở rộng quy mô và loại hình đào tạo Bên cạnh việc tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, các lớp đào tạo cơ bản, nhà trường bắt đầu đào tạo bậc đại học và sau đại học theo 8 chuyên ngành: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Báo chí, Xuất bản, Chính trị học về công tác tư tưởng Tính tớ i năm 1975,nhà trường đã cung cấp gần 1000 cán bộ cho hệ thống các trường Đảng các cấp, các trường Đại học, Ban Tuyên huấn các cấp và chuẩn bị lực lượng cán

bộ cho sự nghiệp phát triển lâu dài của công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận sau chiến tranh

Ngày 02/01/1983,theo Quyết định số 15/QĐ - TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trường Tuyên huấn Trung ương được hợp nhất với Trường Nguyễn Á i Quốc V thành trường Tuyên huấn Trung ương I Trường lại tiếp tục làm nhiệm vụ đào tạo giảng viên lý luận chính trị có trình độ đại học và sau đại học cho hệ thống trường Đảng các cấp, các trường đại học, trường ngành và đoàn thể; tiếp tục đào tạo phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản ở trình độ đại học của cả hai hệ ngắn hạn và dài hạn Đến năm 1990,Trường Tuyên huấn Trung ương I đã đào tạo và bồi dưỡng được hơn

3400 cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị, hàng ngàn phóng viên, biên tập viên báo chí - xuất bản có trình độ đại học.• A • • •

Trang 26

2.Ỉ.3 Nhà trường chính thức được công nhận là một cơ sở đào tạo đại học và trên đại học, chuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa - tư tưởng của Đảng -

thời kỳ 1990 đến nay

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V I (1986),đất nước ta bắt tay vào thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội thế giới có những biến động to lớn và lâm vào thoái trào, sụp

đổ ở nhiều nước Tình hình đó dẫn đến những diễn biến phức tạp trong đời sống tư tưởng - văn hóa của nhân dân, thậm chí đã làm nảy sinh cả những hoang mang, dao động trong một bộ phận không nhỏ những cán bộ, đảng viên Hơn bao giờ hết, đội ngũ cán bộ tư tưởng của Đảng phải được nâng cao về phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn nghiệp vụ để góp phần

ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, thực hiện thắng lợ i sự nghiệp đổi mới

Ngày 01/03/1990,theo Quyết định số 103/QĐ - TW của Ban Bí thư, trường Tuyên huấn Trung ương I được đổi tên thành Trưòfng Tuyên giáo Cũng cuối năm này, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 406 - HĐBT ngày 20/11/1990 công nhận trường Tuyên giáo là trường đại học, lấy tên là Trường Đại học Tuyên giáo Trường trực thuộc Ban Bí thư Trung Liơng Đảng và có nhiệm vụ “ dâo tạo, bồi dưỡng ở trình độ đại học các ụảng viên lý luận chính trị của các trường Đảng và đoàn thể, phóng viên :ác báo, tạp chỉ chủ yếu của các cấp uỷ Đảng, đoàn thể ở Trung ương và địa phương, bồi dưỡng lý luận, đường lố i chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiệp vụ lý luận, công tác cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư fưởng và văn hóa các cap'".

Nhà trường trở thành một trường đại học đầu tiên nằm trong hệ thống rường Đảng, thực hiện quy chế đào tạo đại học chính quy của Bộ Giáo dục /à Đào tạo Trường tiếp tục mở chuyên ngành đào tạo thứ 9 là Xã hội học /à đào tạo bậc cao học ở 3 chuyên ngành: Triết học, Chính trị học về công

ác tư tưởng, Báo chí

Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục, đào tạo theo tinh thần các

^ỉghị quyết Trung ương Đảng các khóa V I,V II,V III, nhà trường đã thực

Trang 27

hiện đa dạng hóa loại hình, hiện đại hóa nội dung đào tạo, thực hiện nghiêm túc Quy chế đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Cùng với các lớp đại học dài hạn 4 năm, Trường đã mở hệ đào tạo 2,5 năm cấp bằng đại học thứ 2 Bên cạnh hệ chính quy tập trung tại trường, Trường còn phối hợp với các địa phương, các ngành mở các lớp đào tạo tại chức dài hạn ở các tỉnh Hàng năm, Trường cũng mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, lớp tập huấn theo chuyên đề cho các cơ sở và địa phương có nhu cầu.

Ngày 10/03/1993, thực hiện Quyết định số 61/QĐ - TW của Bộ Chính trị, nhà trường được đổi tên thành Phân viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí M inh Phân viện tiếp tục làm

nhiệm vụ “ dào tạo và bồi dưỡng bậc đại học, cao học những cán bộ làm

công tác báo chí, xuất bản, tuyên truyền Đào tạo bậc đại học một số chuyên ngành lý luận Mác - Lénin” Quyết định số 27/QĐ - TW ngày

20/10/1999 của Bộ Chính trị và Thông tri 06/TT - TW ngày 20/10/1999 của

Thường vụ Bộ Chính trị khẳng định Phân viện Báo chí và Tuyên truyền có nhiệm vụ “ đào tạo và bồi dưỡng ở bậc đại học, sau đại học những cán bộ chủ chốt trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, tuyên truyền, xã hội học; đào tạo giảng viên bậc đại học các chuyên ngành lý luận Mác - Lênin và tư tưởng

Hỏ Chí M in h '

Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ này, đội ngũ cán bộ, giảng viên Phân viện ngày càng được bổ sung và tăng cường về chất lượng Tính đến tháng 3/2003, Phân viện có 353 cán bộ, công nhân viên, trong đó cán bộ nghiên :ứu, giảng dạy chiếm 75% Số cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Trường có :rình độ từ thạc sĩ trở lên chiếm tỷ lệ hơn 70%, trong đó có 8 phó Giáo sư,

53 Tiến sĩ, 106 Thạc sĩ và 17 người có trình độ tương đương thạc sĩ, 3 Griảng viên cao cấp và 98 giảng viên chính Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu /iên của Phân viện cũng đã cùng nhau xây dựng nhà trưòng thành một rung tâm nghiên cứu khoa học về công tác tư tưởng - văn hóa, về khoa học ruyền thông Từ năm 1991 đến nay, Phân viện đã chủ trì nghiên cứu thành

;ông 42 đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, 2 Dự án hợp tác quốc tế,

192 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, gần 80 đề tài nghiên cứu độc lập do sinh

dên chủ trì thực hiện với sự hướng dẫn của giảng viên Các tập thể, cá nhân

Trang 28

nhà khoa học đã biên soạn, xuất bản hơn 100 giáo trình, viết 134 đề cương bài giảng lưu hành nội bộ, trong đó nhiều giáo trình môn học lần đầu tiên được biên soạn và giảng dạy ở Việt Nam Các khoa, phòng trong Phân viện cũng chủ động phối hợp với các địa phương và các đơn vị khác thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, tổng kết thực tiễn được đánh giá cao.

Đ ội ngũ cán bộ, giảng viên Phân viện đã hoàn thành tốt những nhiệm

vụ chuyên môn được giao phó, góp phần vào thành tích đào tạo chung của nhà trường Tính đến giữa năm 2003, nhà trường đã đào tạo được 13.414 học viên • ở hệ đại học tập trung, 129 học viên hệ sau đại học và cao học,• • • • X , • » • • • ,

3.938 học viên hệ đào tạo đại học tại chức, sản phẩm đào tạo của nhà trường đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao Nhiều học viên, sinh viên cũ của trường đã và đang được giao phó những trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương.

Kết quả phấn đấu và trưởng thành của nhà trường đã được Đảng, Nhà iước và nhân dân ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý: 1 Huân :hương độc lập hạng II (năm 1992),1 Huân chương Độc lập hạng Nhất lăm 2002,1 Huân chương Lao động hạng III cho cán bộ, đoàn viên Công loàn nhà trường năm 2000, 3 Huân chương Độc lập hạng Ba và nhiều Bằng chen của các cơ quan cấp trên Nhiều cá nhân, đoàn thể trong trường cũng ỉược Nhà nước trao tặng nhiều Huân, Huy chương các loại và các phần hưởng cao quý

Những thành tựu và truyền thống tốt đẹp của nhà trường hơn 40 năm ]ua đã và đang là động lực đưa Phân viện Báo chí và Tuyên truyền vững )ước tiến vào thế kỷ X X I trong sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng những chiến sĩ rên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng

t.2 THỰC TRẠNG CHÂT LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC MÔN

Œ O A HỌC MÁC • LÊNIN, TƯ TƯỞNG H ổ CHÍ MINH Ở PHÂN VIỆN

ỈÁO C H Í VÀ TUYÊN TRUYỂN - NGUYÊN NHÂN

Ĩ.2.I Mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo

Như trên đã nói, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền là một trường đại 1ỌC thuộc h ệ th ố n g Học v iệ n Chính trị quốc gia Hồ Chí M inh Chính v ì v ậ y

Trang 29

mà bên cạnh những nét chung như ở các trường đại học, cao đẳng khác

trong cả nước, hoạt động đào tạo ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền còn

có những nét đặc thù riêng, nhất là trong lĩnh vực giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh Nhìn chung, việc giảng dạy, học tập các môn học này rất được coi trọng ở Phân viện Báo chí và

Tuyên truyền Thực tế này xuất phát từ mục tiêu đào tạo của Phân viện: đào tạo nên những cán bộ của Đảng, Nhà nước công tác trên mặt trận tư tưởng văn hóa, trực tiếp truyền đạt những quan điểm, đường lố i của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân Hơn ai hết, những cán bộ này phải được học tập, nghiên cứu, quán triệt thấm nhuần những tư tưởng, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh, trên

cơ sở đó mới có thể làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình Mục tiêu này

đã được công bố rõ ràng, được quán triệt đến từng cán bộ, giảng viên, nhờ

đó đã tạo được sự nhất trí cao, sự phối hợp, đồng tâm chung sức của cán bộ, giảng viên toàn trường để phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất, có chất

lượng nhất mục tiêu đã đề ra

V ớ i hệ đào tạo chính quy tập trung (4 năm) cấp bằng cử nhân thứ nhất, từ trước năm học 2003 - 2004, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền có

2 đối tượng người học ứng với 2 nhiệm vụ đào tạo chủ yếu của nhà trường:

- Đ ố i tượng thứ nhất: sinh viên các khối Báo chí, Xuất bản, Xã hội

nọc (gọi tắt là sinh viên khối nghiệp vụ).

Nguồn tuyển sinh cho khối nghiệp vụ là học sinh tốt nghiệp phổ :hông trung học, là đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí M inh hoặc íảng viên Đảng cộng sản V iệt Nam Sau 4 năm học ở Phân viện Báo chí và

ĩuyên truyền, những sinh viên này sẽ được cấp bằng cử nhân Báo chí, Xuất )ản,Xã hội học và phải tích lũy được những kiến thức cơ bản sau:

+ Những tri thức cơ bản về khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Vlinh, tri thức về Đảng và đường lố i của Đảng, về khoa học xã hội và nhân /ăn, khoa học tự nhiên; nắm vững hệ thống tri thức khoa học về ngành và

二huyên ngành cụ thể, biết vận dụng phương pháp và kỹ năng nghề nghiệp, )ước đầu sử dụng được tri thức và phương tiện hiện đại phục vụ nghề

Trang 30

nghiệp (ngoại ngữ, máy vi tính, camera, máy ảnh )

+ Có trình độ giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp vững vàng Có

ý thức dân tộc sâu sắc, đạo đức trong sáng Có thái độ dũng cảm trong cuộc đấu tranh bảo vệ đường lố i, chính sách của Đảng và Nhà nước Chống lại những âm mưu phá hoại chế độ, những tệ nạn xã hội, cổ vũ và hướng dẫn quần chúng tham gia xây dựng và bảo vệ sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc trên cơ sở nhận

thức đầy đủ về ý nghĩa xã hội - chính trị to lớn của hoạt động báo chí, xuất bản

Những sinh viên ngành Báo chí, Xuất bản sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành những phóng viên, biên tập viên công tác tại các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, các biên tập viên tại các nhà xuất bản ở Trung ương, địa phương trong cả nước Các sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học sẽ có khả năng công tác tại các viện, các trung tâm nghiên cứu xã hội học hoặc các viện, trung tâm có sử dụng cán bộ xã hội tiọc Họ cũng có khả năng làm tư vấn cho các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã bội, các đơn vị kinh tế, các ngành, các cấp trong việc ứng dụng xã hội học tiay tham gia giảng dạy ở bậc đại học, tham gia hoặc chủ trì các đề tài khoa

1ỌC phù hợp chuyên môn được đào tạo

Chương trình giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ [Uií M inh ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền cho đối tượng sinh viên này

:huộc khối kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Các tri thức trong các môn học này đóng vai trò đặt cơ sở cho việc lình thành thế giớ i quan và nhân sinh quan cho người học Thế giới quan và ìhân sinh quan được xây dựng qua việc học tập các môn học này là thế giới Ịuan duy vật và nhân sinh quan cách mạng (Tuy nhiên điều đó không có Ìghĩa là chỉ các môn học này mới làm nhiệm vụ nói trên mà các môn học chác, những môn chuyên môn, nghiệp vụ trong chừng mực, phạm vi, mức

iộ nhất định cũng góp phần tích cực vào việc hình thành thế giới quan,

Trang 31

nhân sinh quan và nhân cách cho sinh viên) Đồng thời những môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh còn giúp xác lập phương pháp luận đúng đắn cho người học - hình thành nên hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung làm cơ sở, nền tảng để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Như vậy, nội dung chương trình, giáo trình và thời lượng, mức độ yêu cầu đối với đối tượng sinh viên này khi học các môn khoa học Mác - Lênin,

Tư tưởng Hồ Chí M inh cơ bản giống với ở các trường đại học khác cùng nhóm ngành Cụ thể là sinh viên khối nghiệp vụ được học 75 tiết môn Triết học Mác - Lênin (tương đương với 5 đơn vị học trình); 75 tiết môn K inh tế :hính trị Mác - Lênin (5 đơn vị học trình); 75 tiết môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (5 đơn v ị học trình); 75 tiết Lịch sử Đảng cộng sản V iệt Nam (5 3ơn vị học trình) và 60 tiết môn Tư tưởng Hồ Chí M inh (4 đơn vị học trình)

V ới thời lượng chương trình như vậy, giảng viên và sinh viên Phân /iện Báo chí và Tuyên truyền đều sử dụng đề cương bài giảng các môn choa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh đã được Bộ Giáo dục và Đào

ạo điểu chỉnh theo những quan điểm trong các văn kiện chính thức của Đại

lộ i V I và đưa vào thực hiện từ năm học 1991 - 1992 đến nay Sau khi Giáo rình quốc gia môn Triết học Mác - Lênin, K inh tế chính trị Mác - Lênin lược Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn bộ giáo trình quốc gia về các nôn học này nghiệm thu, ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cùng các cơ Ịuan có liên quan tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình mới theo nội lung giáo trình quốc gia Chương trình, giáo trình hai môn học này đã được ìưa vào giảng dạy ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền ngay từ năm học

>002 - 2003 Các môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng

íồ Chí M inh cho đến nay vẫn chưa có giáo trình quốc gia, việc dạy và học :ác môn này vẫn căn cứ vào các cuốn đề cương bài giảng và giáo trình lưu lành nội bộ

- Đ ối tượng thứ hai: học viên khối lý luận các ngành Triết học, Kinh

ế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Xây lựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Chính trị học (gọi tắt là học viên khối

Trang 32

lý luận) Đây là đối tượng được đào tạo để trở thành giảng viên lý luận

chính trị cho hệ thống các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trung tâm bồi dưỡng chính trị của các quận, huyện, thị trên cả nước, giảng viên lý luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng, các trường đoàn thể hoặc cán bộ công tác ở các Ban xây dựng Đảng các cấp Nguồn tuyển sinh cho

đối tượng này là những cán bộ trong biên chế Nhà nước hoặc cán bộ hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế, là đảng viên Đảng cộng sản V iệ t Nam hoặc đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí M inh Những người này phải được các cơ quan tổ chức tỉnh ủy, tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố và tương đương cử dự tuyển Các cán bộ được cử đi học được hưởng lương và kinh phí đào tạo từ ngân sách Nhà nước (không phải nộp học phí) và phải :am kết quay lại công tác theo sự phân công của cơ quan cử đi học sau khi k;ết thúc quá trình học tập tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (đào tạo :heo địa chỉ) Yêu cầu cụ thể về năng lực chuyên môn với đối tượng học /iên này là sau 4 năm được đào tạo tại trường, họ sẽ trở thành những người:

+ Có tri thức rộng về chuyên ngành cùng với năng lực sư phạm để có

hể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp kỹ thuật /à dạy nghề, các trường chính trị của địa phương và đoàn thể, đồng thời có chả năng vươn lên để được đào tạo ở trình độ cao hơn.

+ Có khả năng nghiên cứu khoa học đối với những vấn đề chính trị -

íã hội nảy sinh trong thực tiễn Có thể tham gia hoặc chủ trì các đề tài khoa 1ỌC tại địa phương và cơ sở, đồng thời có khả năng làm công tác tư tưởng, uyên truyền vận động quần chúng, hoặc có thể tham gia công tác quản lý rong cơ quan Đảng, chính quyền Nhà nước các cấp

+ Có lập trường giai cấp vững vàng, gắn liền yêu nước với yêu chủ Ìghĩa xã hội, nhạy bén về những quan điểm lý luận, chính trị, gắn lý luận 'à đường lố i của Đảng với thực tiễn cách mạng và đời sống xã hội; mẫu nực trong lố i sống, luôn phấn đấu để trở thành nhà chính trị, khoa học và

ihà giáo dục của Đảng

Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của khối lý luận, việc giảng dạy, học

ập các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh đối với đối

Trang 33

tượng người học này cũng có những nét đặc thù riêng, v ề cơ bản, học viên khối lý luận cũng được học đầy đủ các môn học Triết học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh, nhưng chương trình học, giáo trình, thời lượng từng môn có sự chuyên sâu hơn tùy theo từng ngành đào tạo Cụ thể là trong 2 năm đầu bậc đại học:

+ Học viên ngành Triết học được học các môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản V iệt Nam, K inh tế chính trị Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh với thời lượng, giáo trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo So với sinh viên khối nghiệp vụ thì học viên ngành Triết tiọc được học môn K inh tế chính trị Mác - Lênin với thời lượng nhiều hơn, íược tách thành 2 học phần, mỗi học phần gồm 4 đơn vị học trình với tổng :hời gian học là 120 tiết Riêng môn Triết học không thuộc khối kiến thức ịiá o dục đại cương mà được đưa vào các học phần chuyên ngành thuộc chối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Cụ thể là học viên sẽ được học 70

í ơn v ị học trình của 16 học phần: Lịch sử triết học phương Đông, Lịch sử riết học phương Tây, Lịch sử triết học Mác, Tác phẩm kinh điển C.Mác -

)h.Ảngghen, Tác phẩm kinh điển Lênin, Triết học phi Mác, Phương pháp ịiảng dạy và nghiên cứu Triết học Mác - Lênin, Chuyên đề duy vật biện :hứng, Chuyên đề duy vật lịch sử

+ Học viên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học được học K inh tế chính

rị Mác - Lênin, Triết học Mác - Lênin với thời lượng mỗi môn 120 tiết, ách thành 2 học phần, mỗi học phần gồm 4 đơn vị học trình Các môn Lịch

;ử Đảng cộng sản V iệt Nam, Tư tưởng Hồ Chí M inh theo quy định của Bộ jiá o dục và Đào tạo về thời lượng, chương trình, giáo trình N ội dung môn rhủ nghĩa xã hội khoa học được nghiên cứu sâu hơn với các học phần :huyên ngành thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Lịch sử tư ưởng xã hội chủ nghĩa, Lịch sử tư tưởng V iệt Nam, Chuyên đề chủ nghĩa :ã hội khoa học, Tác phẩm C.Mác - Ph.Ảngghen về chủ nghĩa xã hội khoa IỌC, Tác phẩm Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học, Hổ Chí M inh và Văn :iện Đảng cộng sản V iệt Nam về chủ nghĩa xã hội khoa học, Phương pháp

;iảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học

Trang 34

+ Học viên ngành K inh tế chính trị Mác - Lênin được học 120 tiết Triết học Mác - Lênin (gồm 2 học phần, mỗi học phần tương đương 4 đơn

vị học trình), 75 tiết Lịch sử Đảng cộng sản V iệt Nam, 75 tiết Chủ nghĩa xã hội khoa học, 60 tiết Tư tưởng Hồ Chí M inh Học viên ngành K inh tế chính trị được nghiên cứu kỹ về kinh tế chính trị qua các học phần chuyên ngành thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Kinh tế chính trị chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, Lịch sử kinh tế thế giới, Lịch sử kinh tế V iệt Nam, Lịch sử các học thuyết kinh tế, Kinh tế chính trị chủ nghĩa tư bản độc quyền, K inh tế chính trị thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở V iệt Nam,

Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy kinh tế chính trị

+ Học viên ngành Lịch sử Đảng được học Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Triết học Mác - Lênin, mỗi môn 120 tiết chia thành 2 học phần, môn Chủ nghĩa xã hội khoa học 75 tiết theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào :ạo Hai môn Lịch sử Đảng cộng sản V iệt Nam và Tư tưởng Hồ Chí M inh íược đưa vào khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, các học phần chuyên Igành và được nghiên cứu sâu, tỷ mỷ hơn Cụ thể là học viên ngành Lịch sử E)ảng được học các học phần: Lịch sử V iệt Nam, Lịch sử thế giới, Cuộc vận ỉộng thành lập Đảng, Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945), Đảng lãnh đạo bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống Pháp

1945 - 1954),Đảng lãnh đạo thực hiện hai chiến lược cách mạng (1954 - 1975), Đảng lãnh đạo cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội (1975 - 1985),

二ông cuộc đổi mới (1986 - 1995),Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy nôn Lịch sử Đảng; Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí M inh, Tư tưởng

iồ Chí M inh về dân tộc và giải phóng dân tộc, Tư tưởng Hồ Chí M inh về

:ách mạng xã hội chủ nghĩa, Tư tưởng Hồ Chí M inh về Nhà nước, Tư tưởng

iồ Chí M inh về Đảng cộng sản, Tư tưởng nhân văn, đạo đức Hồ Chí M inh,

rư tưởng Hồ Chí M inh về đoàn kết, Tư tưởng Hồ Chí M inh về quân sự, Tư ưởng Hồ Chí M inh về văn hóa, Phương pháp cách mạng Hồ Chí M inh,

•hương pháp nghiên cứu, giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí M inh

+ Học viên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, ngành rhính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng học đầy đủ các môn Chủ ghĩa xã hội khoa học (75 tiết), Lịch sử Đảng cộng sản V iệt Nam (75 tiết),

Trang 35

Tư tưởng Hồ Chí M inh (60 tiết), K inh tế chính trị Mác - Lênin và Triết học Mác - Lênin mỗi môn học 120 tiết (tương đương với 2 học phần, mỗi học phần gồm 4 đơn vị học trình).

Về cơ bản, học viên k h ố i lý luận vẫn sử dụng cùng loại giáo trình với sinh viên khối nghiệp vụ Bên cạnh đó, học viên được hướng dẫn tham khảo thêm các tác phẩm kinh điển, các giáo trình lưu hành nội bộ do giảng viên Phân viện Báo chí và Tuyên truyền hoặc giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí M inh biên soạn

Như vậy, về mức độ nội dung, chương trình học và yêu cầu đối với từng loại đối tượng người học ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền có sự khác biệt đáng kể Trong quá trình tiến hành giảng dạy ở những lớp sinh

viên, học viên thuộc các đối tượng khác nhau, giảng viên các khoa, bộ môn nói chung và giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng đều cố gắng căn cứ vào mục tiêu đào tạo mà xác định, lựa :họn phương pháp giảng dạy và đưa ra yêu cầu cụ thể của môn học, bài học :ho phù hợp với đối tượng người học

Tuy nhiên, do đặc thù nội dung môn học mà nhìn chung, các môn íhoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh có chung phương pháp giảng iạy Ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền cũng vậy Phương pháp vẫn được

íp dụng lâu nay trong giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng

íồ Chí M inh thường là giảng viên thuyết trình, giải thích vấn để, gợi mở

/ấn đề cho sinh viên suy nghĩ, nghiên cứu Sinh viên ghi chép những nội

iung được giảng dạy trên lớp về nghiên cứu để hiểu và nhớ, đọc thêm sách ham khảo theo hướng dẫn của giảng viên Tùy theo chuyên đề, giảng viên

ổ chức và chủ trì cho sinh viên trao đổi, thảo luận theo những chủ đề đã :ho sẵn dưới hình thức những buổi seminar, tổ chức cho sinh viên làm bài dểm tra học trình theo quy chế đào tạo, vừa củng cố lạ i cho sinh viên về dến thức mới được học, vừa đánh giá sơ bộ về khả năng nắm bắt, vận dụng

ri thức của họ Cuối học kỳ, sinh viên trả bài bằng hình thức viết tiểu luận nôn học, hoặc thi viết theo ngân hàng đề thi cho trước với những nội dung ihất định mà chương trình môn học yêu cầu phải nắm vững

Trang 36

v ề cơ bản, việc trao đổi, thảo luận, giao lưu giữa thầy và trò ít được

thực hiện Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, chẳng hạn do khối lượng tri thức môn học cần truyền đạt ngày càng nhiều, trong khi thời gian giảng dạy của giảng viên và thời gian học tập của sinh viên dành cho những môn khoa học Mác - Lênin không thay đổi, nếu không muốn nói là ít đi Cũng vì thế mà nội dung các bài giảng của giảng viên có xu hướng chỉ dừng lại ở những nguyên lý, những quan điểm cơ bản mà ít có sự liên hệ thực tiễn, hướng dẫn vận dụng, khiến cho các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh vốn đã mang tính lý luận, trừu tượng lại càng trở nên khó hiểu, sinh viên ngại, thậm chí

sợ phải đề cập đến những vấn đề mà họ chỉ hiểu một cách lơ mơ, đại khái Cũng có những nguyên nhân do lớp quá đông, sinh viên lười suy nghĩ, lười nghiên cứu, hoặc do tâm lý ngại ngần, mặc cảm của người học đã lớn tuổi :đối tượng là học viên các lớp lý luận) nên việc trao đổi ít hiệu quả, thậm :hí nếu không khéo có thể làm hỏng cả buổi học khi không khí lớp học trở lên căng thẳng bởi những câu hỏi của giảng viên V ì thế, giảng viên chủ /ếu chỉ thuyết trình độc thoại, sinh viên nghe và ghi chép, tiếp thu vấn đề

"nột cách thụ động, một chiều Mặt khác, do phần lớn sinh viên chưa quen /ớ i cách học tự ghi chép mà cứ chăm chăm đợi thầy đọc cho ghi nên làm

;hậm tiến độ bài giảng V ới những thầy không đọc mà yêu cầu sinh viên Ìghe và tự tóm lược ý chính để ghi thì tâm lý chung của sinh viên là cố Ịắng ghi tất cả những gì thầy nói, sợ rằng mình sẽ bỏ sót những điều quan rọng Những đoạn thầy nói nhanh không ghi kịp thì họ để cách rồi mượn

ỉà bạn chép lại Và nếu bạn ghi sai thì người chép lại cũng chép sai theo

)ạn, học theo cái sai đó Việc ghi chép dở dang, không đầy đủ, không logic

chiến cho việc học tập ở nhà của sinh viên bị hạn chế rất nhiều Sinh viên

:ũng không vượt qua được sự tự ti, không dám hỏi lại thầy những điều mình :hưa rõ mà phải đợi đến tận buổi cuối cùng của môn học - buổi thầy lên lớp

lệ thống, giải đáp thắc mắc, thậm chí phải đến tận lúc trả thi, thầy m ới phát tiện và chỉ được cho trò những chỗ trò đã chép sai, hiểu sai và học thuộc heo những điều sai một cách máy móc Sinh viên hầu như không có sự suy Lghĩ độc lập, cân nhắc, tự suy xét xem vấn đề thầy giảng đúng sai đến đâu,

Trang 37

không hiểu được vấn đề một cách cặn kẽ.

Về phía thầy, do thiếu giao lưu với người học nên chính thầy cũng không thấy được những điểm yếu trong nội dung, lập luận của mình để kịp thời có những điều chỉnh thích hợp, cũng như không có điều kiện giúp trò sửa lại những lỗ i sai

Nhìn chung, do mải mê với việc ghi chép từ tiết học này sang tiết học khác, từ buổi học này qua buổi học khác mà đa số sinh viên thấy việc học :ác môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh quá nặng nề, khô khan Nhất là khi phải tham khảo những tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ảngghen, V I.Lênin, Hồ Chí M inh thì việc học tập các môn học này trở lên khô khan, khó ghi nhớ và dễ gây nản lòng cho sinh viên

Hiện nay ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, với các bộ môn khoa

1ỌC Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh nhìn chung giảng viên chưa có ìhững phương pháp giảng dạy riêng cho từng đối tượng người học mà chủ /ếu vẫn áp dụng phương pháp thuyết trình - với phấn, bảng, lờ i nói là ìhương tiện dạy học chủ yếu Có khác chăng chỉ là ở thời lượng của các nôn học này cho sinh viên khối lý luận được bố trí tăng thêm chút ít (môn Cinh tế chính trị Mác - Lênin, Triết học Mác - Lênin - mỗi môn 120 tiết),

lo đó có thêm thời gian cho các buổi seminar Nhưng nói chung các buổi íeminar còn ít phát huy tác dụng, bởi lẽ sinh viên chưa thực sự chủ động, ích cực nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, phân tích vấn đề, chưa có sự :huẩn bị chu đáo và thực sự có trách nhiệm cho buổi học Trong nhiều rường hợp, vai trò chủ trì, điều khiển, hướng dẫn thảo luận của giảng viên :hông thực hiện được, giảng viên phải giảng dạy lại phần mà học viên chưa liểu trong những buổi học trước đó Đây là một thực tế khá phổ biến do đặc

hù của các môn học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh mang tính lý luận

rà trừu tượng, khó nắm bắt Cũng vì thế mà học tập các môn này càng trở hành thách thức không nhỏ đối với sinh viên khối nghiệp vụ khi cả 1 học thần cố gắng lắm mới có thể bố trí được 1 buổi seminar - với chức năng

;iải đáp thắc mắc cho sinh viên Và việc sinh viên chuyên cần, chăm chỉ

!ến lớp nghe giảng những môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh

ì do những nội quy, quy chế quản lý học viên, sinh viên của trường hết sức

Trang 38

chặt chẽ chứ không phải vì bài giảng của giảng viên có sức thu hút họ đến lớp.

2.2.2 Những vấn đề về quản lý, cơ chế quản lý, các loại quy chế, cách tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng

Như trên đã nói, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền vừa là trường đại học, vừa là trường Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Do vậy, trường vừa chịu sự quản lý theo Quy chế đào tạo đại học :ủa Bộ Giáo dục và đào tạo, vừa chịu sự quản lý trực tiếp theo quy chế :rường Đảng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí M inh Cán bộ, giảng kdên Phân viện là những người được Đảng giao trọng trách trong lĩn h vực ìào tạo đội ngũ cán bộ công tác trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng

trình độ cử nhân trở lên Để đảm bảo chất lượng cho đội ngũ cán bộ láy của Đảng, công tác quản lý cán bộ, giảng viên và quản lý học viên, ỉinh viên ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền được xác định là hai nội iung đặc biệt quan trọng của công tác quản lý

Trong những năm qua, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền hết sức :hú trọng đến việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng ,iên Phân viện Hàng năm, nhà trường đều có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ ìhư: tổ chức các lớp bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ, về phương pháp ỊÌảng dạy đại học cho những giảng viên trẻ Giảng viên các khoa, cán bộ :ác phòng ban đều được hưởng chế độ đi nghiên cứu thực tế tại địa )hương, cơ sở mỗi năm 1 lần, thời gian từ 7 - 15 ngày, kinh phí do nhà rường thanh toán Những cán bộ giảng dạy trẻ, có khả năng đều được sắp :ếp cử đi học nâng cao trình độ với nhiều hình thức: học tập chính quý tập rung, chính quy không tập trung, đi đào tạo tại nước ngoài Nhà trường

ất tích cực trong việc mở rộng quan hệ với các trường đại học k h á c

iước ngoài, các tổ chức quốc tế, các quỹ học bổng để tìm nguồn tài trợ cử

án bộ đi học, đi thực tập nước ngoài Trung bình m ỗi năm đều có ít nhất

ì cán bộ của Phân viện được đi học, đi thực tập nước ngoài Những cán bộ

ti học theo hệ chính quy tập trung thì được nghỉ công tác nhưng vẫn ưỏfng lương và các khoản tiền thưởng, được thanh toán toàn bộ học phí, iền tài liệu, được bình xét danh hiệu th i đua nếu kết quả học tập đạt loại

Trang 39

giỏi trở lên Đ ối với cán bộ đi học theo hình thức chính quy không tập trung thì được trừ 75% số giờ chuẩn hàng năm, được cấp học phí, tiền tài liệu Tất cả những nội dung này đều được ghi rõ trong Quy định về chế

độ công tác của cán bộ giảìĩg dạy do Giám đốc Phân viện ký ban hành

ngày 17/12/1998 và được công bố công khai đến tất cả các khoa, phòng, đến từng cán bộ giảng viên, mọi người lấy đó làm căn cứ thi hành Quy định này cũng nêu rõ chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh công tác, trong đó cán bộ giảng dạy phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ song ỉong: giảng dạy và tham gia nghiên cứu khoa học Hoàn thành tốt cả hai ihiệm vụ này, giảng viên mới được bình xét danh hiệu th i đua của từng 1ỌC k ỳ v à c ủ a năm h ọ c

Tuy nhiên, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ giảng dạy của )hân viện Báo chí và Tuyên truyền đang rơi vào tình trạng thiếu và có xu ìướng già hóa Chỉ tiêu tuyển sinh vào Phân viện ngày càng tăng, Phân /iện cũng mở thêm một số ngành đào tạo mới, phối kết hợp với các địa )hương, các Bộ, ngành có nhu cầu để mở các lớp đào tạo tại chức tại địa )hương, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng , Ìghĩa là khối lượng công việc ngày càng tăng Trong khi đó, chỉ tiêu biên

:hế lại rất hạn chế, số được tuyển mới thường chỉ vừa đủ, thậm chí không

ỉủ để thay thế số giảng viên đến tuổi về nghỉ hưu theo chế độ Chế độ ương, thưởng, các chế độ đãi ngộ khác mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, ong vẫn chưa có sức thu hút những người thực sự giỏi về công tác tại rường Cho nên đã xảy ra trường hợp cán bộ mới được tuyển về trường

:hưa kịp ổn định công tác đã xin chuyển đi cơ quan khác Kết quả là hiện lay, tỷ lệ sinh viên/giảng viên của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền là ',6/1 (trong khi tỷ lệ chuẩn để đảm bảo chất lượng đào tạo ở các nước châu

lu là 10/1 và của M ỹ là 15/1) Ở các khoa lý luận Mác - Lênin, tư tưởng

ỉồ Chí M inh, tỷ lệ này càng cao hơn nhiều: 34/1 Tỷ lệ này quá cao cũng

ó nghĩa là giảng viên phải giảng dạy quá nhiều giờ, không có hoặc có rất

t thời gian dành cho tự học, tự bồi dưỡng, cho hoạt động nghiên cứu khoa

ọc, vì vậy mà chất lượng các hoạt động nghiên cứu khoa học cũng chưa gang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện

Trang 40

v ề công tác quản lý học viên, sinh viên, nhà trường đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khoa chủ quản, các khoa, tổ bộ môn, các phòng Đào tạo, Phòng Công tác chính trị, Phòng quản lý K ý túc xá sinh viên, Đảng

ủy, Đoàn thanh niên, giảng viên trực tiếp giảng dạy, cán sự lớp Nhìn chung, công tác quản lý học viên, sinh viên được thực hiện theo đúng Quy

chẻ về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp cho các hệ

Quyết định số 3968/QĐ - ĐH ngày 14/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo Jục và Đào tạo Bên cạnh đó là hàng loạt các quy chế, quy định do Giám íốc Phân viện Báo chí và Tuyên truyền ký ban hành trên cơ sở điều kiện

;ụ thể của Phân viện để tăng cường quản lý học viên, sinh viên Sự phối lỢp nhịp nhàng, nghiêm túc này đã giúp đảm bảo và duy trì được kỷ :ương, nền nếp sinh hoạt và học tập của học viên, sinh viên Phân viện, ở )hân viện Báo chí và Tuyên truyền hầu như không xảy ra tình trạng học /iên, sinh viên bỏ giờ, trốn tiết, tham gia các tệ nạn xã hội Tuy nhiên, /iệc vi phạm quy chế th i học phần của sinh viên vẫn chưa được khắc phục.Cho tớ i nay, hình thức thi phổ biến để đánh giá kết quả học tập của

ất cả các môn học ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn là hình thức

hi viết (tự luận) V ới một số môn học, nếu có điều kiện về thời gian, đủ ịiảng viên, đủ phương tiện thì có thể áp dụng các hình thức th i khác như

h i vấn đáp, th i thực hành, viết tiểu luận Riêng với các môn khoa học 4ác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí M inh, hình thức th i viết vẫn là phổ biến, 'ỉguyên nhân chính là do sinh viên đông, giảng viên lạ i quá thiếu

V ới hình thức thi viết, thông thường, để tạo điều kiện cho việc học

rà ôn tập của sinh viên, các ngân hàng đề th i được chuyển cho sinh viên Igay khi bắt đầu môn học Sinh viên lấy đó làm căn cứ để xác định trọng

âm của từng bài Cũng có sinh viên học xong bài nào thì căn cứ vào ngân làng câu hỏi mà soạn luôn đáp án cho phần câu hỏi có liên quan đến bài

tó Trước khi kết thúc học phần, giảng viên bao giờ cũng dành 1 buổi lên 5p hệ thống lạ i toàn bộ chương trình môn học và giải đáp thắc mắc cho inh viên Đây cũng là dịp để thầy có điều kiện gợi ý cho trò hướng trả lờ i

lộ t số câu hỏi khó cũng như dặn dò thêm về cách thức làm bài thi Bài thi

Ngày đăng: 17/03/2015, 07:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w