Hoạt động huy động vốn của NHTM nhận tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, trong đó nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn và có tính ổn định, dài hạn cao. Hoạt động huy động vốn chịu ảnh hưởng lớn của năng lực tài chính của dân cư. Người dân có thu nhập càng cao thì lượng tiền dành cho tiết kiệm có thể càng tăng. Tuy nhiên, họ có nhiều lựa chọn có thể tích trữ dưới dạng tiền mặt, vàng, ngoại tệ hay mua các tài sản khác thay vì đem gửi ngân hàng. Lượng tiền nhàn rỗi có được gửi vào NHTM hay không còn phụ thuộc vào tâm lý tiêu dùng của người dân.
Việt Nam là nước có thu nhập bình quân đầu người thuộc vào diện thấp so với các nước trong khu vực, chưa hoàn toàn thoát hẳn khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp và là nước có nền kinh tế sử dụng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu nên thói quen sử dụng tiền mặt chưa thể thay đổi, thêm vào đó là do phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta chưa thực sự hoàn thiện và chưa tiếp cận đầy đủ với mọi người dân (nhất là dịch vụ thanh toán thẻ). Trên đây là những nguyên nhân chính gây trở ngại cho hoạt động huy động vốn trong dân cư của ngân hàng. Một nguyên nhân nữa khiến họat động huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn, trở ngại là do tâm lý e ngại trong việc công khai thu nhập qua tài khoản.
Để thu hút được nguồn tiền tiết kiệm từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội, các NHTM cần hiểu được nhu cầu, thói quen của người gửi tiền để đưa ra những chính sách và giải pháp phù hợp để có được quy mô và cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Đối với tiền gửi từ dân cư, tùy thuộc tình hình đặc điểm của từng vùng dân cư mà ngân hàng có các chính sách thích hợp. Đối với tổ chức kinh tế xã hội, mục đích gửi tiền của các doanh nghiệp thường là nhờ ngân hàng quản lý, bảo lãnh, tài trợ vốn hoặc thanh toán… thông thường có kỳ hạn ngắn nhưng bù lại lượng tiền này của doanh nghiệp rất lớn.
Người gửi có nhu cầu hưởng lãi họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng có mức lãi suất cao. Người gửi có nhu cầu hưởng các dịch vụ của ngân hàng sẽ gửi tiền vào ngân hàng có các dịch vụ hiện đại, nhanh chóng, thuận tiện. Ngân hàng càng thỏa mãn được nhiều nhu cầu của các khách hàng thì càng thu hút được nhiều vốn. Có thể nói tâm lý, độ thỏa dụng của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM CP Á CHÂU - ACB 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHTM CP Á CHÂU
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt hơn 17 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:
- Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).
- Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.
- Giai đoạn 2001 – 2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở.
Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.
- Giai đoạn 2006 đến 2009: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.
- Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấutrúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức. Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009 ” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
Ngân hàng Á Châu (ACB) đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (Nghị định 59/2009/NÐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ, Thông tư 06/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010).
Hội đồng quản trị: Dưới đây là danh sách các thành viên của Hội đồng Quản
trị nhiệm kỳ 2008 - 2012 đã được Đại hội cổ đông bầu ra và nhất trí thông qua theo quyết định ngày 22 tháng 3 năm 2008. Hội đồng Quản trị bao gồm 11 thành viên, trong đó có một chủ tịch và ba phó chủ tịch.
HĐQT không tham gia điều hành trực tiếp, mà họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Hội đồng có vai trò xây
dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập như Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ, Hội đồng Tín dụng, Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có, và Hội đồng Đầu tư, v.v.
Ban điều hành:Ban điều hành gồm có Tổng giám đốc điều hành chung và bảy Phó Tổng giám đốc phụ tá cho Tổng giám đốc.
Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.
Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ: Ban Kiểm soát Nội bộ được chính thức
thành lập ngày 13/03/1996, nay đổi tên là Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ. Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống ACB về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của ACB. Qua đó, Ban Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro, nếu có.
Hội đồng Tín dụng: Hội đồng Tín dụng được thành lập từ năm 1995. Hội đồng
là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện xét duyệt việc phân phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vay của Ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí.
Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có: Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ
và Tài sản Có (ALCO) được chính thức thành lập vào ngày 05/07/1997. Hiện nay, Hội đồng gồm có 11 người là thành viên HĐQT, ban Tổng giám đốc, giám đốc khối. Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất; và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Hội đồng Đầu tư: Hội đồng Đầu tư được chính thức thành lập ngày
11/01/1996. Hiện nay, Hội đồng có mười người là thành viên HĐQT, Ban điều hành, trưởng Ban pháp chế và giám đốc đầu tư. Nhiệm vụ của Hội đồng là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư mà ACB quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và quyết định các vấn đề khác liên quan đến hoạt động đầu tư.
Cơ cấu tổ chức bao gồm sáu khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh
nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực; bốn ban: Kiểm toán nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng; và hai phòng: Tài Chính, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc).
Mạng lưới kênh phân phối: Gồm 311 chi nhánh và phòng giao dịch tại những
vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc. Tại khu vực phía Bắc: 15 chi nhánh và 63 phòng giao dịch; Tại khu vực miền Trung: 12 chi nhánh và 26 phòng giao dịch; Tại khu vực miền Tây: 9 chi nhánh, 11 phòng giao dịch; Tại khu vực miền Đông: 4 chi nhánh và 21 phòng giao dịch. Trên 1.800 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động; 1003 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union .
2.1.3. Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu hàng thương mại cổ phần Á Châu
Cũng như các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khác, NHTM CP Á Châu hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực tiền tệ: huy động vốn, tín dụng và thanh toán đối với các tổ chức kinh tế, dân cư; và thực hiện các dịch vụ khác như: mua bán ngoại tệ, chuyển tiền… của một NHTM.
Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi triển khai thực hiện chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thuờng xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.
Bảng 2.1. Tổng quát hoạt động kinh doanh của ACB các năm 2008 - 2010
Đơn vị: - So sánh: %; - Số tiền: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh
Số tiền Số tiền Số tiền 2009/2008 2010/2009
Tổng TS 105.306.130 167.881.047 205.102.950 159,42 122,17 Vốn điều lệ 6.355.813 7.814.138 9.376.965 122,94 120,00 Cho vay 34.832.700 62.357.978 87.195.105 179,02 139,83 Huy động 91.173.530 134.502.210 183.132.170 147,52 136,16 TN lãi và các khoản tương tự 10.497.846 9.613.889 14.960.336 91,58 155,61 CP lãi và các khoản tương tự 7.769.589 6.813.361 10.796.566 87,69 158,46 TN lãi thuần 2.728.257 2.800.528 4.163.770 102,65 148,68 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 2.648.573 3.125.608 3.329.658 118,01 106,53 CP dự phòng rủi ro tín dụng 87.993 287.444 227.410 326,67 79,11 LNTT 2.560.580 2.838.164 3.102.248 110,84 109,30 LNST 2.210.682 2.201.204 2.334.794 99,57 106,07 ROA 0,02 0,01 0,01 62,46 86,82 VCSH 7.766.468 10.106.287 11.376.757 130,13 112,57 ROE 0,28 0,22 0,21 76,52 94,22
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của NHTMCP Á Châu)
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển tương đối ổn định trong cả 3 năm, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng ở mức cao. Giá trị tổng tài sản tăng lên 59,42% trong năm 2009 so với năm trước, và đến năm 2010 tuy không giữ được mức tăng trưởng đó, nhưng tốc độ tăng cũng đạt 22,17%. Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng trong 3 năm cũng tăng lên rõ rệt, năm 2008 tổng vốn huy động là 91.173.530 triệu đồng, đã tăng lên gấp đôi, đạt 183.132.170 triệu đồng vào năm 2010. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động các năm 2009 so với 2008 và 2010 so với 2009 lần lượt đạt