Huy động vốn tiền gửi theo đối tượng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (Trang 57 - 59)

Nguồn vốn Ngân hàng TMCP Á Châu huy động chủ yếu từ vốn tiền gửi của ba đối tượng là: các tổ chức kinh tế xã hội, các khách hàng cá nhân trong dân cư và các tổ chức tín dụng khác. Xét trong tổng vốn huy động được thì vốn tiền gửi huy động của khối khách hàng cá nhân là chiếm tỷ trọng cao hơn cả so với hai đối tượng còn lại.

Bảng 2.10. Huy động vốn tiền gửi theo đối tượng tại ACB các năm 2008 - 2010

Đơn vị: - So sánh: %

- Số tiền: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh

Số tiền Số tiền Số tiền 2009/2008 2010/2009 Vốn tiền gửi 85.014.734 119.441.612 166.010.725 140,50 138,99

TCKT 7.732.056 15.289.229 16.450.078 197,74 107,59 Dân cư 67.380.787 93.702.555 121.430.684 139,06 129,59 TCTD 9.901.891 10.449.828 28.129.963 105,53 269,19

(Nguồn: Báo cáo quyết toán niên độ NHTM CP Á Châu từ năm 2008 đến 2010)

Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng vốn tiền gửi theo đối tượng tại ACB các năm 2008 – 2010

`

Nhìn chung, khối khách hàng dân cư giữ một vai trò rất quan trọng đối với nguồn vốn huy động tiền gửi của ngân hàng. Nếu thiếu vắng đối tượng khách hàng này thì có thể nói ngân hàng không thể thành công trong công tác huy động vốn. Trong cả ba năm, số vốn huy động được từ khối này đều chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng với tốc độ ổn định, đạt 30% trở lên. Năm 2008, số vốn huy động được từ khối dân cư là 67.380.787 triệu đồng, gấp hơn 09 lần so với con số huy động được từ khối các tổ chức kinh tế xã hội và gấp hơn 07 lần của khối các tổ chức tín dụng. Và cũng tương tự như vậy, năm 2009, con số này của khối dân cư gấp hơn 06 lần khối tổ chức kinh tế xã hội, gấp hơn 09 lần khối tổ chức tín dụng. Còn năm 2010, các con số lần lượt là hơn 07 lần, và hơn 03 lần so với các đối tượng so sánh. Đạt được những thành tích đáng kể như vậy là nhờ sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng Á Châu, họ đã làm việc, phục vụ tận tình, chu đáo theo đúng chủ trương mà lãnh đạo và nhân viên họ xây dựng lên, bên cạnh một nguồn vốn nhàn rỗi khổng lồ trong dân cư. Còn với khối khách hàng là các tổ chức kinh tế xã hội thì con số huy động được từ khối này không thực sự cao và tốc độ tăng trưởng cũng không ổn định. Tổng vốn huy động từ tiền gửi của đối tượng này chỉ giao động từ 7.732.056 triệu đồng năm 2008 đến 16.450.078 triệu đồng năm 2010. Tốc độ tăng trưởng biến động lớn, giảm xuống đột ngột ở năm 2010: chuyển từ 97,74% năm 2009 xuống 7,59% năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn

vốn nhàn rỗi của các đơn vị sản xuất kinh doanh khan hiếm, các giao dịch kinh tế, thanh toán trở lên thưa vắng hơn nên số tiền các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng cũng ít hơn. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động được từ nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng lại có sự tăng lên vượt bậc: tăng từ 5,53% năm 2009 lên 169,19% năm 2010 (Xem bảng 2.10). Không giống như các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức tín dụng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vốn, họ vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là một trung gian tài chính và việc gửi tiền tại ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán chéo giữa các khách hàng vẫn được chú trọng và phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (Trang 57 - 59)