Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (Trang 97 - 100)

- NHNN cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp khả thi để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt một mặt giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông khi thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, mặt khác nó làm tăng khả năng tạo tiền của toàn hệ thống NHTM, tăng tốc độ tăng trưởng vốn. Ngoài ra, NHNN thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu và thấy được những tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng.

- Hiện nay, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản mà theo đó các NHTM tự ấn định lãi suất cho vay dựa trên lãi suất cơ bản và cung cầu về vốn thị trường và uy tín

của ngân hàng. NHNN thiết lập mức lãi suất cơ bản để định hướng lãi suất thị trường, theo đó, NHNN phải xác định được những mục tiêu cụ thể trên cơ sở định lượng cụ thể về lạm phát, tăng trưởng, hoặc lãi suất ngắn hạn mà tại đó nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng.Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản – làm cơ sở định hướng chuẩn cho lãi suất thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ là một việc cần thiết phải thực hiện trong thời gian này.

Trên cơ sở mức lãi suất cơ bản, hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo, như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở nhằm chủ động điều tiết lãi suất thị trường và các hành vi cho vay, đi vay của các thành viên trên thị trường tiền tệ. Lượng tiền cung ứng sẽ được điều tiết hợp lý để đảm bảo các mức lãi suất mục tiêu. Đối với lãi suất huy động, việc duy trì mức lãi suất trần trong giai đoạn này là cần thiết để bình ổn mặt bằng lãi suất. Tuy nhiên về lâu dài, khi các xu hướng đầu tư đã rõ nét, nền kinh tế dần ổn định thì việc tháo dỡ trần lãi suất huy động cũng nên được thực hiện nhằm tuân thủ các nguyên tắc trên con đường tự do hóa lãi suất đã lựa chọn.

- Trong thời gian này, NHNN cần tích cực hỗ trợ thanh khoản đối với NHTM với kỳ hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn so với trước đây, hỗ trợ thông qua tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ và chỉ đạo các NHTM nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn và điều chỉnh lãi suất giảm dần phù hợp diễn biến nền kinh tế.

- Bên cạnh sự nỗ lực của toàn ngành ngân hàng, cũng rất cần thiết phải có sự chỉ đạo sát sao của NHNN, của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ ngành hữu quan trong việc cơ cấu lại thị trường tài chính, giảm dần cho vay với lãi suất ưu đãi, phát triển các thị trường nợ một cách có hiệu quả, từ đó sẽ giảm bớt gánh nặng cho khu vực ngân hàng trong việc cung cấp vốn phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế của cả nước.

- NHNN cần tiếp tục kiểm soát và điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho nền kinh tế tăng trưởng cao trong thế ổn định; giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong mức cho phép đối với các NHTM để các NHTM có nhiều vốn hơn trong hoạt động cho vay và đầu tư.

KẾT LUẬN

Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, nó đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng mọi hoạt động của ngân hàng. Nhận thức được điều đó, dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, tác giả đã tập trung nghiên cứu tương đối kỹ lưỡng một số vấn đề lý luận về hoạt động huy động vốn của NHTM cũng như thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTM CP Á Châu – ACB. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ được các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM. Từ đó, luận văn tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả huy động vốn của ACB căn cứ vào những số liệu thực tế đã được khai thác, tính toán một cách trung thực và chính xác nhất. Những phân tích và đánh giá đó cùng đi đến một kết luận rằng hoạt động huy động vốn của ACB đã đạt hiệu quả cao, cụ thể là quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng đều trong các năm 2008 – 2010, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện tốt các nghiệp vụ cho vay, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, …mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng; ngân hàng chú trọng huy động cả ba nguồn tiền ngắn, trung, dài hạn và tốc độ tăng trưởng của các nguồn này đều cao và tương đối ổn định; mặc dù hoàn cảnh kinh tế, môi trường kinh doanh ba năm qua không mấy tốt đẹp nhưng lãi thu được từ kinh doanh vốn của ngân hàng vẫn đạt mức cao; cùng với đó là tính thanh khoản của vốn cũng đạt mức khá, khối lượng vốn huy động luôn luôn đủ để đáp ứng nhu cầu vốn đầu ra của ngân hàng; và tỷ lệ nợ xấu của các khoản cho vay luôn ở mức thấp.

Bên cạnh những hiệu quả đạt được nêu trên thì vẫn còn những yếu tố hạn chế làm giảm hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, cụ thể là tình trạng ứ đọng vốn do ngân hàng sử dụng không hết số vốn huy động được. Để huy động được vốn, ngân hàng đã phải bỏ ra rất nhiều chi phí và công sức, vậy mà số vốn đó lại không được dùng vào mục đích sinh lời, không tạo ra lợi nhuận bù đắp chi phí nên đây là một hạn chế cần khắc phục càng sớm càng tốt. Ngoài ra, một hạn chế nữa đó là cơ cấu vốn theo phương phức huy động của ACB bị nghiêng về tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Khoản tiền này luôn phải huy động với lãi suất cao hơn so với các phương thức khác, ngân hàng cũng cần xem lại. Còn về chi phí huy động thì ACB chưa tối thiểu hóa được tổng chi phí huy động vốn. ACB cũng chưa phát huy triệt để hình thức huy động vốn thông qua việc phát hành giấy tờ có giá….

Từ những bất cập đó tác giả đã đề xuất một số những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Á Châu - ACB như xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, phát triển các dịch vụ liên quan đến huy động vốn, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng…

Với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng còn có hạn nên trong quá trình thực hiện luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý tận tình của thầy cô, và toàn thể các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. TS. Lê Vinh Danh(1996), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nxb Chính trị Quốc gia.

2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà(2009), Ngân hàng Thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

3. PGS.TS. Ngô Hướng(2002), Quản trị và kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống Kê. 4. TS. Nguyễn Minh Kiều(2008), Nghiệp vụ Ngân hàng, Nxb Thống kê.

5. NHTM CP Á Châu (2008, 2009, 2010), Bản cáo bạch năm 2008,2009, 2010.

6. NHTM CP Á Châu (2008,2009,2010), Báo cáo cân đối huy động, sử dụng vốn năm 2008, 2009, 2010.

7. NHTM CP Á Châu, Báo cáo kiểm toán hợp nhất thường niên của năm 2008, 2009, 2010.

8. NHTM CP Á Châu, Báo cáo quyết toán niên độ của năm 2008, 2009, 2010. 9. NHTM CP Á Châu, Báo cáo chiến lược kinh doanh của giai đoạn 2011-2015.

10. Quốc hội - Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các Tổ chức Tín dụng. 11. PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài (2006), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Thống kê. 12. TS. Nguyễn Văn Tiến(2002), Quản trị rủi ro trong kinh doanh

ngân hàng, Nxb Tài Chính.

13. TS. Lê Văn Tư (2005), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính.

TIẾNG ANH

1. David Cox(1997), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia. 2. Dwighi S.Ritter(2002), Giao dịch ngân hàng hiện đại-Kỹ năng phát triển sản

phẩm, Nxb Thống kê

3. Edward W.Reek và Edward K.Gill(1993), Ngân hàng thương mại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Frederik S.Mishkin (1995), Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nxb Tài chính.

5. Peter S.Rose (2001) - Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Tài chính

WEBSITE

1. Website của Ngân hàng TMCP Á Châu: http://www.acb.com.vn.

2. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn. 3. Website: http://www. laisuat .vn .

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (Trang 97 - 100)