Bối cảnh hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu trong những năm tới

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (Trang 81 - 82)

trong những năm tới

Trước bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, giá cả leo thang như hiện nay, Bộ Chính trị yêu cầu triển khai thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng, linh hoạt để tiến tới kiềm chế lạm phát cao, góp phần ổn định giá trị tiền đồng Việt Nam, tăng dần dự trữ ngoại hối. Nhanh chóng xây dựng các cơ chế, chính sách tăng cường quản lý thị trường ngoại tệ (đô la) và vàng, khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép. Theo đó, có những lộ trình và biện pháp phù hợp cho từng thời kỳ, quan tâm đúng mức nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân, tránh tạo ra các "cú sốc" về tâm lý gây bất ổn xã hội; khuyến khích, không gây trở ngại cho việc thu hút các nguồn ngoại tệ từ nước ngoài về nước, tổ chức lại thị trường kinh doanh vàng. Tăng cường quản lý hoạt động các ngân hàng thương mại, tránh rủi ro về nợ xấu, bảo đảm tính thanh khoản; khắc phục những bất hợp lý về lợi nhuận và thu nhập trong lĩnh vực này.

Về tài chính và đầu tư cần thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước và nợ công ở mức phù hợp; kiểm soát chặt chẽ đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đối với thị trường bất động sản, cần có giải pháp đồng bộ chấn chỉnh thị trường bất động sản, không để trở thành nhân tố tác động gây ra lạm phát cao và nền kinh tế bong bóng. Việc kiểm soát, hạn chế dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản cần có lộ trình, bước đi và giải pháp phù hợp; chống đầu cơ nhưng cũng tránh gây sốc, làm đóng băng thị trường bất động sản, gây tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội.

Thực tế trên không chỉ mang lại khó khăn cho các tổ chức kinh tế xã hội nói chung, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của hệ thống các NHTM. Ngân hàng Á Châu không phải là một trường hợp ngoại lệ. Tình trạng giá vàng và giá đôla Mỹ biến động cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán của ngân hàng. Nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm, cản trở xuất khẩu và các nguồn thu đôla Mỹ ròng từ cán cân vốn đang chậm lại so với các năm trước, thâm hụt cán cân tổng thể tăng. Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khiến cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Việc NHNN kiên quyết nâng những hệ số an toàn tối thiểu lên cao hơn cũng làm lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm phần nào. Chính phủ cũng ban hành nghị định yêu cầu các ngân hàng phải nghiêm túc thực hiện, nội dung nghị định đề cập mức vốn điều lệ của các ngân hàng phải đạt ít nhất 3000 tỷ đồng

trước 31/12/2010. Không chỉ vậy, chính sự bấp bênh của thị trường chứng khoán, bất động sản cũng khiến nhiều nhà đầu tư trở nên rụt rè, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cùng với sự khó khăn trong công tác tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu cũng có nguy cơ gia tăng trong điều kiện kinh tế không mấy thuận lợi kể trên. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao thì ngân hàng lại càng phải chú ý trích lập dự phòng rủi ro, điều đó góp phần làm giảm lợi nhuận của ngân hàng xuống. Không chỉ đối diện với những khó khăn kể trên, ACB còn phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng khác, các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Vì vậy, để có thể tiếp tục đứng vững trên thị trường và phát triển hơn nữa thì ACB cần phân tích thật kỹ lưỡng bối cảnh kinh tế hiện tại và những năm tới, từ đó hoàn thiện chiến lược kinh doanh và đưa ra những bước đi, giải pháp phù hợp, có tính nhảy vọt để luôn đi trước, đón đầu, gặt hái thành công.

Bên cạnh những khó khăn đã đề cập thì ACB cũng tìm thấy một tín hiệu lạc quan từ nền kinh tế sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng ngành ngân hàng, đó là triển vọng phát triển của ngành. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, NHNN tiếp tục triển khai các chương trình hành động cụ thể bao gồm:

- NHNN xem xét giảm lãi suất Chính phủ để các ngân hàng tập trung vốn cho vay doanh nghiệp.

- Hình thành đồng bộ khung pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các loại hình TCTD và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực ngân hàng.

- Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với năng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống.

- Cải cách văn bản triệt để nhằm phát triển hệ thống các TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD, có quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh, tạo nền tảng xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực, áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và thế giới.

- Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD theo hướng tăng vốn tự có, nâng cao chất lượng tài sản và khả năng sinh lời. Từng bước cổ phần hóa các NHTM nhà nước theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các ngân hàng hàng đầu thế giới mua cổ phần và tham gia quản trị, điều hành các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (Trang 81 - 82)